intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quan niệm về dân sinh của Hồ Chí Minh vào việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân sinh, từ thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng, luận văn "Vận dụng quan niệm về dân sinh của Hồ Chí Minh vào việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng" đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học Xã hội và Nhân văn: Vận dụng quan niệm về dân sinh của Hồ Chí Minh vào việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội ở thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LƯU VĂN PHONG VẬN DỤNG QUAN NIỆM VỀ DÂN SINH CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC ĐẢM BẢO CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Triết học Mã số: 60.22.80 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN Đà Nẵng - Năm 2014
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN HỒNG LƯU Phản biện 1: TS. NGÔ VĂN HÀ Phản biện 2: TS. TRẦN VIẾT QUÂN Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 05 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội gắn chặt với vấn đề dân sinh, Người luôn coi trọng và thực hiện ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ phương thức, biện pháp để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề dân sinh. Đó là thực hành tiết kiệm, phát triển sản xuất, gắn phát triển kinh tế với chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những luận điểm sâu sắc của Người về dân sinh là sự thể hiện tập trung và thiết thực tư tưởng “lấy dân làm gốc” trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Quán triệt tư tưởng dân sinh đó của Hồ Chí Minh trong hơn 25 năm đổi mới vừa qua Đảng ta đã luôn chủ trương thực hiện chính sách dân sinh mà nổi bật là chính sách An sinh xã hội (ASXH) đảm bảo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Chính sách xã hội nói chung, chính sách ASXH nói riêng từ chỗ chỉ xem là phần còn lại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đã được Đảng ta nâng tầm lên ngang bằng với các chính sách khác. Chính nhờ đó đến nay chính sách ASXH đã đạt được một số thành tựu rất đáng trân trọng, thể hiện được tính nhân văn của chính sách này. Hòa chung với cả nước, hơn 15 năm qua kể từ khi trở thành thành phố trực thuộc trung ương, thành phố Đà Nẵng đã luôn gắn kết chặt chẽ tăng trưởng kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bẳng xã hội, thực hiện nhiều chính sách ASXH độc đáo, hiệu quả, nhất là chương trình “5 không”, chương trình “3 có”. Trong những năm tiếp theo, thành phố Đà Nẵng cần tiếp tục phát huy những thành tựu đã đạt được, khắc phục những vướng mắc đang tồn tại trong quá trình thực hiện đảm bảo ASXH để xây dựng thành phố thực sự trở thành
  4. 2 “thành phố đáng sống”. Để thực hiện tốt điều đó, thành phố Đà Nẵng nhất thiết phải quán triệt sâu sắc quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân sinh và hệ thống quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về ASXH. Với tính cấp thiết đó, tác giả chọn đề tài “Vận dụng quan niệm về Dân sinh của Hồ Chính Minh vào việc đảm bảo các chính sách An sinh xã hội ở Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ triết học. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân sinh, từ thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng, luận văn đề ra các giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Để thực hiện mục tiêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau: - Làm rõ quan điểm Dân sinh của Hồ Chí Minh. - Phân tích chính sách ASXH nước ta cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, qua đó nêu lên hiện trạng thực hiện các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng những năm gần đây. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện tốt các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về vấn đề Dân sinh, ASXHở nước ta nói chung, thành phố Đà Nẵng nói riêng. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu việc vận dụng quan điểm Dân sinh của Hồ Chí Minh trong thực hiện các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay. Do đó, các số liệu về thành phố Đà Nẵng được đề tài sử dụng chủ yếu giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay.
  5. 3 4. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ quan điểm của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và các tư tưởng chủ đạo của Đảng ta về vấn đề ASXH, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu: Trừu tượng hóa khoa học, phân tích, tổng hợp, thống kê, thu thập số liệu, so sánh, đối chiếu để rút ra các kết luận, nhận định khoa học. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài - Luận văn góp phần làm rõ nội dung quan điểm của Hồ Chí Minh về vấn đề Dân sinh, làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam, nhất là ở thành phố Đà Nẵng. - Luận văn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách ASXH ở Đà Nẵng trong những năm đến. - Khi đã hoàn thành, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc thực hiện chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 QUAN NIỆM VỀ DÂN SINH CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 1.1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN SINH 1.1.1. Cơ sở hình thành quan niệm dân sinh của Hồ Chí Minh Xuất phát từ truyền thống gia đình, quê hương. Tình hình xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Xuất phát từ những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
  6. 4 Truyền thống yêu nước Truyền thống lấy dân làm gốc Truyền thống đoàn kết Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Trí tuệ thiên tài, nhân cách, phẩm chất Hồ Chí Minh và hoạt động thực tiễn của người. 1.1.2. Nội dung quan niệm của Hồ Chí Minh về vấn đề dân sinh Hồ Chí Minh chưa một lần dành riêng một tác phẩm, một bài viết hay một bài phát biểu để trình bày quan niệm dân sinh, triết lý nhân sinh của Người. Quan niệm đó, triết lý đó ở Hồ Chí Minh được toát ra, được thể hiện sinh động từ toàn bộ cuộc đời đấu tranh cách mạng không mệt mỏi và từ cuộc sống hàng ngày rất đỗi đời thường của Người. Trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. Luận điểm này đã phản ánh một cách cô đọng, súc tích quan điểm của Hồ Chí Minh về dân sinh hạnh phúc. Chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh là sự thể hiện tập trung ở quan niệm dân sinh, triết lý nhân sinh của Người - suốt đời cống hiến hết mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng con người, giải phóng giai cấp và giải phóng nhân loại; đấu tranh không mệt mỏi để xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, mọi bất công, phi lý; giành độc lập, tự do vì quyền được phát triển bình đẳng cho dân tộc, cho nhân loại; đem lại cho mỗi con người, cho dân tộc và cho cả cộng đồng nhân loại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ trách nhiệm của Đảng và Nhà nước là:
  7. 5 Phải hết sức quan tâm đến đời sống của nhân dân. Phải lãnh đạo, tổ chức, giáo dục nhân dân tăng gia sản xuất, tiết kiệm. Dân đủ ăn, đủ mặc thì những chính sách của Đảng và Chính phủ đưa xuống sẽ dễ dàng thực hiện. Nếu dân đói rét, dốt, bệnh thì chính sách của ta dù có hay mấy cũng không thực hiện được. Từ những quan điểm trên, chúng ta thấy rằng Hồ Chí Minh đã xem dân sinh là vấn đề quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia, là vấn đề cốt lõi trong đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước. Quan niệm dân sinh của Hồ Chí Minh thể hiện ở việc phấn đấu mang lại quyền độc lập, quyền tự do, quyền làm chủ của nhân dân. Quan niệm dân sinh của Hồ Chí Minh thể hiện thông qua việc thường xuyên thực hiện các chính sách xã hội để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho toàn thể nhân dân. Hồ Chí Minh cũng đề cập đến vấn đề dân sinh với tư cách là mục đích, đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Về kế sách lâu dài để thực hiện dân sinh, theo Hồ Chí Minh là phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tích cực tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế. Quan niệm dân sinh của Hồ Chí Minh biểu hiện cụ thể như sau: Đối với những người đã dũng cảm hy sinh một phần xương máu của họ trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc, Đảng và Chính phủ phải tìm mọi cách làm cho họ có nơi ăn, chốn ở yên ổn, phải mở những lớp dạy nghề thích hợp cho họ để họ có được hành trang cần thiết bước vào cuộc sống tự lập, tự lực cánh sinh. Đối với những người đã anh dũng hy sinh, mỗi địa phương cần xây dựng vườn hoặc bia kỷ niệm để mãi mãi ghi nhớ công lao của họ, để đời đời giáo dục tinh thần yêu nước cho nhân dân ta. Khi gia đình, người thân của họ thiếu sức lao động, gặp khó khăn, chính quyền địa phương cần phải giúp đỡ họ có công ăn việc làm thích hợp, “quyết
  8. 6 không để họ bị đói rét”. Đối với những người còn trẻ, có nhiều cống hiến trong các lực lượng vũ trang và thanh niên xung phong, Đảng và Chính phủ cần chọn một số người ưu tú nhất để đào tạo họ thành những người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật giỏi, có tư tưởng, lập trường cách mạng vững vàng và lấy đó làm đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng xã hội mới. Đối với phụ nữ, Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch bồi dưỡng, cất nhắc, giúp họ tiến bộ, trở thành những người lãnh đạo và đem lại quyền bình đẳng thực sự cho họ. Đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ, Đảng và Chính phủ cần kết hợp giáo dục với sử dụng luật pháp để cải tạo, giúp đỡ họ trở thành những người lao động lương thiện. Đối với nông dân, Đảng và Chính phủ cần có kế hoạch thực hiện miễn thuế nông nghiệp một năm cho họ để “đồng bào hỉ hả, mát dạ, mát lòng, thêm niềm phấn khởi, đẩy mạnh sản xuất” [44, tr. 503]. Với Hồ Chí Minh, cái quý giá nhất không chỉ là con người - “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân” [43, tr. 276], mà còn là độc lập và tự do - “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” [44, tr.108]. Chính tư tưởng độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân này đã cấu thành quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh, tạo nên bản chất cao quý trong chủ nghĩa nhân đạo, tư tưởng nhân văn của Người. Xây dựng chủ nghĩa xã hội, với Hồ Chí Minh, không chỉ gắn liền với độc lập dân tộc, là con đường, cách thức để giữ vững độc lập dân tộc, mà còn là con đường, cách thức để thực hiện dân sinh, an sinh xã hội Khẳng định đó càng cho thấy rõ, trong quan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa xã hội trước hết phải là xã hội vì con người, đem lại cho con người bản chất Người đích thực; và ở đó, không chỉ dân sinh, mà cả an sinh xã hội được thực hiện và đảm bảo bền vững. Niềm tin vững chắc đó ở Hồ Chí Minh, chắc chắn là đã được
  9. 7 hình thành từ quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh thấm đượm chủ nghĩa nhân đạo và tư tưởng nhân văn mà Người đã dày công vun đắp trong suốt cuộc đời hoạt động và đấu tranh cách mạng - quan điểm dân sinh, triết lý nhân sinh hành động: động viên, tổ chức và giáo dục toàn dân hành động, dựa vào dân mà hành động và vì dân mà hành động. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân sinh có ý nghĩa làm rõ thêm một số vấn đề lý luận liên quan đến: Đời sống con người, nhất là quyền được sống, quyền được mưu cầu hạnh phúc, quyền được học hành...(quyền con người). Chính sách chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, trí tuệ và thể chất cho nhân dân. Quyền làm chủ xã hội của nhân dân. Quan niệm đó có ý nghĩa thực tiễn: là cơ sở để Đảng ta vận dụng, đề ra các chính sách xã hội phù hợp với thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới. Quan niệm của Hồ Chí Minh về dân sinh là thực chất, cốt lõi cho chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. 1.2. VẤN ĐỀ AN SINH XÃ HỘI 1.2.1. Khái niệm an sinh xã hội - Khái niệm về An sinh xã hội: Trong thực tiễn, do sự đa dạng về nội dung, phương thức và góc độ tiếp cận nên hiện nay còn có nhiều quan điểm khác nhau về ASXH. - Theo Ngân hàng Thế giới (WB). - Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO). - Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA). - Trong Hiến chương Đại Tây Dương. Nhiều học giả nước ngoài đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về ASXH. Theo Compton
  10. 8 Theo J. Romanyshyn: Ở Việt Nam, mặc dù ASXH là một lĩnh vực còn nhiều mới mẻ nhưng cũng đã dành được sự quan tâm của nhiều học giả và các nhà quản lý nghiên cứu về vấn đề này. + Theo nghĩa rộng: “An sinh xã hội là sự đảm bảo thực hiện các quyền để con người được an bình, đảm bảo an ninh, an toàn trong xã hội” [5, tr. 21]. + Theo nghĩa hẹp: “An sinh xã hội là sự đảm bảo thu nhập và một số điều kiện thiết yếu khác cho cá nhân, gia đình và cộng đồng khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc mất việc làm; cho những người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật, những người yếu thế, người bị thiên tai địch hoạ” [5, tr, 22]. Từ những quan điểm trên, trong nội dung luận văn này chúng tôi cho rằng: An sinh xã hội là những can thiệp của Nhà nước và xã hội bằng các biện pháp kinh tế để hạn chế, phòng ngừa và khắc phục rủi ro cho các thành viên trong cộng đồng do bị mất hoặc giảm thu nhập bởi các nguyên nhân ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết; đồng thời, bảo đảm chăm sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình đông con. - Bản chất và ý nghĩa của vấn đề dân sinh, An sinh xã hội Theo từ điển tiếng Việt thì dân sinh là đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung. Theo chúng tôi, dân sinh là các yếu tố đảm bảo cuộc sống thực tại thường xuyên của con người trong xã hội về kinh tế, văn hóa, chính trị,…. ở một xã hội nhất định. Như vậy khi nói đến dân sinh hay ASXH theo chúng tôi thực chất là nói đến những vấn đề nhằm đảm bảo đời sống cho nhân dân. Mà các chính sách ASXH là những điều kiện cơ bản của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng phòng ngừa, hạn chế và khắc phục rủi ro, bảo
  11. 9 đảm an toàn thu nhập và cuộc sống cho các thành viên trong xã hội do đó nó vừa có tính kinh tế, vừa có tính xã hội và nhân đạo sâu sắc. Có thể thấy rõ bản chất của an sinh xã hội từ những khía cạnh sau: Thứ nhất, ASXH là biểu hiện rõ rệt của quyền con người. Thứ hai, ASXH thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp. Thứ ba, ASXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tương thân tương ái của cộng đồng. 1.2.2. Các bộ phận và vai trò của an sinh xã hội Về mặt cấu trúc, trên giác độ khái quát nhất, an sinh xã hội gồm những bộ phận cơ bản là: Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), cứu trợ xã hội (Bảo trợ xã hội), ưu đãi xã hội….. Bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế (BHYT) Cứu trợ xã hội (bảo trợ xã hội) Ưu đãi xã hôi Trợ giúp xã hội Trợ cấp gia đình Các quỹ tiết kiệm xã hội Các dịch vụ xã hội được tài trợ bằng nguồn vốn công cộng Dịch vụ xã hội khác Trên cơ sở phân tích vị trí của an sinh xã hội trong hệ thống chính sách kinh tế - xã hội, chúng tôi cho rằng an sinh xã hội có những vai trò cơ bản sau: - Thứ nhất, đối với xã hội - Thứ hai, đối với các gia đình 1.2.3. Đặc trưng của chính sách an sinh xã hội ở Việt Nam Bảo đảm ASXH đã trở thành vấn đề trung tâm trong chiến lược phát triển đất nước, bởi vì việc chăm lo, không ngừng nâng cao
  12. 10 đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân là mục tiêu cao nhất của sự nghiệp xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Các chính sách và giải pháp bảo đảm ASXH được triển khai đồng bộ trên cả 3 phương diện: Trong xã hội Việt Nam cận đại và đương đại, những nội dung của ASXH cũng đã được thực hiện, đó là BHXH đối với công nhân, viên chức Nhà nước (trước năm 1995); là cứu trợ xã hội đối với những người nghèo, người không may bị rủi ro trong cuộc sống; là ưu đãi xã hội đối với những người có công với đất nước… Khi Đảng và Nhà nước thực hiện đổi mới, đưa nền kinh tế nước ta vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các hoạt động ASXH có sự thay đổi về cơ bản. Nổi bật nhất trong các bộ phận ASXH của Việt Nam hiện đại đó là BHXH. Bộ phận quan trọng khác trong hệ thống ASXH đó là các hoạt động cứu trợ/trợ giúp xã hội. ASXH ở nước ta được thực hiện trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Những bất cập về ASXH đòi hỏi cần giải quyết: Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ và chưa hoàn thiện. Thứ hai, mức tham gia bảo hiểm xã hội thấp hoặc không có khả năng tham gia hệ thống ASXH; hệ thống chính sách trợ giúp về việc làm, thất nghiệp, xóa đói, giảm nghèo... chậm được nối kết vào hệ thống tổng thể về ASXH dẫn đến sự trùng chéo, chưa đáp ứng được yêu cầu. Thứ ba, năng lực tổ chức thực hiện chính sách ASXH chưa theo kịp với yêu cầu.
  13. 11 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 Chương 1 tác giả đã trình bày và phân tích có chọn lọc quan niệm dân sinh của Hồ Chí Minh và những vấn đề lý luận chung về ASXH; khái niệm ASXH; bản chất và ý nghĩa của vấn đề dân sinh, ASXH, các bộ phận và vai trò của ASXH; đặc trưng của chính sách ASXH ở Việt Nam. CHƯƠNG 2 CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 2.1. CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI 2.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội truyền thống văn hóa, con người thành phố Đà Nẵng - Về điều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa, con người. - Bối cảnh kinh tế-xã hội của thành phố. - Truyền thống văn hoá, lịch sử và đặc điểm con người. 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và chủ trương, chính sách của thành phố đối với công tác an sinh xã hội - Chức năng, nhiệm vụ thành phố đối với công tác ASXH. - Chủ trương, chính sách địa phương về an sinh xã hội. 2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 2.2.1. Những thành tựu đạt được - Trong việc thực hiện phát triển thị trường lao động, đào tạo nghề, tạo việc làm cho người lao động đảm bảo thu nhập và giảm nghèo.
  14. 12 Bảng 2.1: Tạo việc làm, nâng cao thu nhập giai đoạn 1997- 2012 Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu Đơn vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Tỷ lệ thất nghiệp % 5,42 5.4 5.02 4.8 4.75 4.6 Tỷ lệ thất nghiệp thành thị % - - - - - - Tỷ lệ việc làm khu vực chính thức % - - - - - - Tỷ lệ việc làm trong nông nghiệp % - - - - - - Lao động được đào tạo việc làm 1000 người 14.5 16.77 33.18 32.2 33 28.38 mới mỗi năm Lao động nông nghiệp được hỗ trợ 1000 người chuyển đổi việc làm Lao động đi làm việc theo hợp 1000 người 0.588 0.212 0.164 0.387 0.338 đồng có thời hạn ở nước ngoài Người nghèo được vay vốn tạo 1000 người 28 19.03 5.551 4.63 6.822 việc làm Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Bảng 2.2: Hiện trạng bảo đảm thu nhập tối thiểu và giảm nghèo giai đoạn 1997 - 2012 Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu Đơn vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân % 1.65 3.56 3.7 3.57 2.58 một năm Tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân một năm tại các huyên, xã có tỷ % 1.9 5.83 5.35 6.06 3.66 lệ nghèo cao Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo thành phố khu 1000 đồng 90 90 300 500 500 500 vực thành thị Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo thành phố khu 1000 đồng 70 70 200 400 400 400 vực nông thôn 1000 12,84 13,99 13,94 Đối tượng bảo trợ xã hội khác 842 1,497 4,936 người 0 9 0 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
  15. 13 - Kết quả thực hiện chính sách ASXH trong trong lĩnh vực bảo hiểm. Bảng 2.3: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu về BHXH giai đoạn 1997-2012 Đơn Hiện trạng năm TT Nhóm chỉ tiêu vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Tỷ lệ lực lượng 1 lao động tham gia % - 19.5 30.3 34.46 37.2 38.3 BHXH Trong đó, BHXH % - 19.5 30.3 34.4 37.1 38.2 2 bắt buộc Trong đó, BHXH % - - - 0.06 0.1 0.11 3 tự nguyện Tỷ lệ lực lượng lao động tham gia % - - - 31 33.6 34.6 4 BH thất nghiệp Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng - Trợ giúp xã hội thường xuyên, trợ giúp xã hội đột xuất Trợ giúp xã hội thường xuyên. Bảng 2.4: Trợ giúp xã hội cho người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu Đơn vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Trợ giúp xã hội thường xuyên Số người hưởng trợ giúp xã hội thường xuyên 1000 người 1,263 2,215 6,262 17,084 24,855 25,637 Trong đó: - Người cao tuổi không có thu nhập và trợ cấp xã hội 1000 người 421 718 1,326 4,244 10,856 11,697 - Đối tượng bảo trợ xã hội khác 1000 người 842 1,497 4,936 12,840 13,999 13,940 Trợ giúp xã hội đột xuất Tỷ lệ người dân được hỗ trợ khi gặp rủi ro % 11.5 9.8 8.7 8.3 7.1 7.2 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
  16. 14 Công tác cứu trợ đột xuất - Đảm bảo mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản Về lĩnh vực y tế: Bảng 2.5: Hiện trạng thực hiện Bảo đảm y tế tối thiểu giai đoạn 1997 - 2012 Đơn Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Tuổi thọ trung bình tuổi - 74.6 76.1 77.9 78 78.1 Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế % - - 62.2 80 88 91.6 Tỷ lệ phụ nữ mang thai được tiêm phòng uốn ván % - - 99.75 100 100 100 Tỷ lệ phụ nữ mang thai được khám thai từ 3 lần trở lên % - 96.8 99.6 97.9 99.5 98 Tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % - 25.9 12.9 7.8 6 5.8 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi ‰ - 8.98 10.43 4 7.3 4.52 Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ‰ - 9.82 12.45 4.77 7.91 4.81 Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ % - - 84.63 100 100 99.5 Mực giảm số người mắc bệnh lao % - +3,6 0 -15 -5,2 -9,8 Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
  17. 15 Về lĩnh vực giáo dục: Bảng 2.6: Hiện trạng phát triển giáo dục tối thiểu giai đoạn 1997 – 2012 Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu Đơn vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Phổ cập giáo dục mầm non tuổi - - - 100 100 100 Tỷ lệ đi học tiểu học đúng tuổi % - 88.4 89.3 97 96.5 94.7 Tỷ lệ đi học trung học cơ sở - 85 89 95 98 98.5 đúng tuổi % Tỷ lệ đạt trình độ phổ thông - 83 87 92.5 94 95 trung học % Tỷ lệ trẻ khuyết tật đi học % - 69 70.5 71.5 75 79.5 Tỷ lệ sinh viên trên 1 vạn dân người - - 884 1102 1253 1533 Tỷ lệ lao động qua đào tạo % - - 48.77 31.84 30.4 37.71 Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề % - - 30.5 37 39 41 Tỷ lệ người biết chữ trong độ - 100 100 100 100 100 tuổi từ 15 tuổi trở lên % Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Về đảm bảo nhà ở và nước sạch Bảng 2.7: Hiện trạng nhà ở tối thiểu giai đoạn 1997 - 2012 Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu Đơn vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Bảo đảm nhà ở tối thiểu Hộ nghèo được hỗ trợ cải 1000 hộ - 0.492 2.039 0.595 1.07 0.48 thiện nhà ở Diện tích xây dựng nhà xã hội cho người có thu nhập m2 - - - 55 55 55 thấp ở đô thị Tỷ lệ học sinh sinh viên được đáp ứng nhu cầu nhà % - - - - - - ở Tỷ lệ công nhân lao động tại các khu công nghiệp % - - - - - - được đáp ứng nhu cầu nhà ở Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng
  18. 16 Về Hệ thống cấp nước: Bảng 2.8: Hiện trạng bảo đảm nước sạch giai đoạn 1997 - 2012 Đơn Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh % - 68.65 83.24 85 90.13 96.58 hoạt hợp vệ sinh Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước % - 53.25 65.58 68.52 70.35 73.36 sạch theo tiêu chuẩn của bộ y tế Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Về tiếp cận thông tin Bảng 2.9: Hiện trạng thực hiện tiếp cận thông tin cho người nghèo, vùng nghèo giai đoạn 1997 - 2012 Hiện trạng năm Nhóm chỉ tiêu Đơn vị 1997 2000 2007 2010 2011 2012 Tỷ lệ xã miền núi, vùng sâu, vùng xã, biên giới, hải % - - 100 100 100 100 đảo phủ sóng phát thanh truyền hình mặt đất Tỷ lệ xã miền núi, vùng sâu, vùng xã, biên giới, hải % - - 100 100 100 100 đảo có đài truyền thanh xã Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng 2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục Việc thực hiện ASXH ở vẫn còn nhiều bất cập và yếu kém: Giảm nghèo chưa bền vững, phân hoá giàu nghèo ngày càng lớn. Tình trạng thiếu việc làm còn nhiều (tỉ lệ thất nghiệp năm 2012 là 4.6 %) Nguồn lực để thực hiện ASXH còn hạn chế, chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước, với diện bao phủ và mức hỗ trợ còn thấp, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Các hình thức bảo hiểm chưa đáp ứng được nhu cầu
  19. 17 đa dạng của người dân; chất lượng các dịch vụ nhìn chung còn thấp, vẫn còn không ít tiêu cực, phiền hà; Hệ thống chính sách ASXH của thành phố vận hành chưa tập trung, việc tạo việc làm và giảm nghèo chưa bền vững, tỉ lệ hộ tái nghèo còn cao; Mức trợ cấp xã hội còn thấp, chính sách đã ban hành còn những điểm bất cập, chồng chéo; Công tác phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT mặc dù tăng đều qua các năm song số người tham gia BHXH bắt buộc so với số người thuộc đối tượng quy định vẫn chưa cao; Quản lý nhà nước về BHXH, BHYT chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng khám chữa bệnh BHYT ở một số nơi, nhất là tuyến cơ sở còn yếu, dẫn đến tâm lý e ngại về chất lượng cũng như thái độ phục vụ của các cơ sở y tế. Tình trạng lạm dụng quỹ khám chữa bệnh BHYT, người lao động lạm dụng chính sách bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn; Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn hạn chế: Tính đến hết năm 2012 mới chỉ đạt 34.6% trên tổng số lao động; Giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển; nhiều cơ sở giáo dục thiếu thốn về cơ sở vật chất, và các điều kiện giảng dạy. Đội ngũ cán bộ làm công tác ASXH còn mỏng, chất lượng chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai nhiệm vụ từ cơ sở đến cấp thành phố. Công tác thông tin, truyền thông còn hạn chế, vẫn còn những đối tượng chưa được biết các chính sách ASXH của nhà nước. Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất dành cho người yếu thế còn thấp, nhất là các cấp quận - huyện, xã - phường. Công tác cứu trợ xã hội đột xuất luôn là vấn đề cấp bách, song
  20. 18 vấn đề tổng hợp số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra về hạ tầng cơ sở, sản xuất và đời sống dân sinh còn chậm, thiếu chính xác, gây khó khăn cho việc xử lý, đề xuất phương án trợ giúp phù hợp. Việc thực hiện xét hỗ trợ sau thiên tai bão lụt vẫn còn thiếu khách quan, công bằng. TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 Trên cơ sở lý luận chung về quan niệm dân sinh của Hồ Chí Minh và những vấn đề lý luận chung về ASXH ở chương 1. Trong chương 2 tác giả đã khái quát chính sách ASXH: Qua việc khái quát những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội truyền thống văn hóa, con người thành phố Đà Nẵng. Chức năng, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách của thành phố đối với công tác ASXH. Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện các chính sách ASXH ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, đồng thời nêu ra những hạn chế trong việc thực hiện các chính sách ASXH. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẢM BẢO CÁC CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở ĐÀ NẴNG HIỆN NAY 3.1. CƠ SỞ CỦA ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH AN SINH XÃ HỘI Ở THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1.1. Quan điểm, chính sách của Đảng và chính sách của Nhà nước về an sinh xã hội Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, đã chỉ rõ: “Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân” [14, tr. 65]. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đề ra là: “Tạo bước tiến bộ rõ rệt về thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo; cải thiện điều kiện chăm sóc sức khỏe cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2