intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đình làng khu vực Cổ Loa, Đông Anh

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

81
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là góp phần đánh thức và làm rõ các giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa. Khảo sát đánh giá hiện trạng các kiến trúc đình làng trong phạm vi nghiên cứu. Đưa ra định hướng, giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích đình làng khu vực Cổ Loa, Đông Anh

  1.   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI VŨ NGỌC MINH KHÓA: 2009-2011, LỚP CHKT 2009K BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC DI TÍCH ĐÌNH LÀNG KHU VỰC CỔ LOA, ĐÔNG ANH Ngành: Kiến trúc Mã số: 60.58.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ KIM DUNG Hà Nội, năm 2011  
  2.   LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Vũ Ngọc Minh  
  3.   LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin bày tỏ long cảm ơn sâu sắc đên TS. Ngô Thị Kim Dung đã hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, Khoa sau đại học đã hỗ trợ và tạo điều kiện giúp tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cám ơn các thầy cô giáo, các bạn bè, các đồng nghiệp của tôi những giúp đỡ quý báu về tài liệu, tư liệu, sơ đồ, hình ảnh… Tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình đã động viên, khuyến khích, chia sẻ và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt nghiệp luận văn này. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2011 Vũ Ngọc Minh  
  4.   MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các hình vẽ MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………………...1 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài………………………………………………..2 Nội dung nghiên cứu………………………………………………………….2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………...2 Giới hạn của đề tài…………………………………………………………….3 Ý nghĩa khoa học của đề tài………………………………………………….3 Cấu trúc luận văn……………………………………………………………...3 NỘI DUNG…………………………………………………………………...5 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐÌNH LÀNG 1.1 Sơ lược quá trình hình thành và phát triển đình làng…………………..5 1.2 Chức năng đình làng và vai trò của nó trong đời sống tâm linh người Việt……………………………………………………………………………9 1.2.1 Vai trò………………………………………………………………….9  
  5.   1.2.2 Chức năng…………………………………………………………….10 1.3 Đặc điểm, giá trị kiến trúc đình làng…………………………………….13 1.3.1 Đặc điểm kiến trúc đình làng…………………………………………..13 a. Vị trí xây dựng và phân bố các ngôi đình…………………………………13 b. Nguyên tắc tổ chức và tổ hợp không gian………………………………...13 c. Các dạng bố cục mặt bằng………………………………………………...16 d. Tỷ lệ hình khối công trình………………………………………………...17 e. Hệ kết cấu, vật liệu………………………………………………………..18 f. Màu sắc , ánh sáng và nghệ thuật trang trí………………………………...21 1.3.2 Các giá trị đình làng…………………………………………………...24 a. Giá trị lịch sử - văn hóa…………………………………………………...24 b. Giá trị quy hoạch kiến trúc………………………………………………..25 c. Giá trị về kết cấu vật liệu………………………………………………….26 d. Giá trị sử dụng…………………………………………………………….27 1.4 Hiện trạng Kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa………………………...27 1.4.1 Đánh giá chung……………………………………………………….29 a) Hiện trạng kỹ thuật………………………………………………….29 b) Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan , môi trường……………………….29 c) Hiện trạng quản lý và khai thác sử dụng……………………………30  
  6.   1.4.2 Hiện trạng cụ thể từng ngôi đình……………………………………...30 a) Đình Ngự Triều Di Quy……………………………………………..30 -Hiện trạng kỹ thuật…………………………………………………32 -Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan , môi trường……………………...34 -Hiện trạng quản lý và khai thác sử dụng…………………………...41 b) Đình Mạch Tràng……………………………………………………41 -Hiện trạng kỹ thuật…………………………………………………42 -Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan , môi trường……………………...44 -Hiện trạng quản lý và khai thác sử dụng…………………………...48 c) Đình Thư Kưu………………………………………………………...48 -Hiện trạng kỹ thuật………………………………………………...48 -Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan , môi trường……………………..49 -Hiện trạng quản lý và khai thác sử dụng…………………………..52 d) Đình Cầu Cả…………………………………………………………..53 -Hiện trạng kỹ thuật………………………………………………...55 -Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan , môi trường……………………..57 -Hiện trạng quản lý và khai thác sử dụng…………………………..60 e) Đình Sằn………………………………………………………………61 -Hiện trạng kỹ thuật………………………………………………...61  
  7.   -Hiện trạng kiến trúc, cảnh quan , môi trường……………………61 -Hiện trạng quản lý và khai thác sử dụng…………………………61 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG KHU VỰC THÀNH CỔ LOA. 2.1 Các cơ sở pháp lý trong việc bảo tồn phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa…………………………………………………...................61 2.1.1 Luật xây dựng………………………………………………………….61 2.1.2 Luật di sản……………………………………………………………..62 2.1.3 Các cơ sở pháp lý khác………………………………………………...63 2.1.4 Hiến chương và công ước quốc tế………………….………………….64 2.1.5. Các đề tài, dự án liên quan tới bảo tồn khu di tích Cổ Loa…………...64 2.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực thành Cổ Loa…………………………………………….65 2.2.1 Tự nhiên………………………………………………………………..65 2.2.2 Kinh tế , văn hóa , xã hội………………………………………………66 2.2.3 Vai trò và mối quan hệ của các ngôi đình trong quần thể di tích Cổ Loa…………………………………………………………………………...68 2.3 Những khó khăn thách thức trong việc duy trì các công trình Tôn Giáo – Tín Ngưỡng trong đô thị Hà Nội…………………………………………….68 2.3.1 Áp lực của sự phát triển………………………………………………..68  
  8.   2.3.2 Áp lực của môi trường thiên nhiên…………………………………….69 2.3.3 Sự thay đổi phương thức sống người dân……………………………...70 2.3.4 Sự hạn chế về trình độ của các nhà quản lý và các nhà chuyên môn….71 2.3.5 Những khó khăn về tài chính…………………………………………..73 2.4 Kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản kiến trúc. 2.4.1 Kinh nghiệm trong nước……………………………………………….74 2.4.2 Kinh nghiệm nước ngoài ……………………………………………...76 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC CÁC NGÔI ĐÌNH KHU VỰC CỔ LOA. 3.1 Định hướng và nguyên tắc chung………………………………………..78 3.1.1 Định hướng bảo tồn …………………………………………………...78 3.1.2 Nguyên tắc……………………………………………………………..80 3.2 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các ngôi đình khu vực thành Cổ Loa…………………………………………………………………………...80 3.2.1 Tổ chức không tiếp giáp di tích ……………………………………….80 3.2.2 Giải pháp về kiến trúc ………………………………………………...84 3.2.3 Giải pháp về kỹ thuật hạ tầng………………………………………….85 3.2.4 Giải pháp về quản lý và khai thác sử dụng…………………………….84 3.3 Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị đình Cầu Cả………….…………..92  
  9.   DANH MỤC HÌNH ẢNH. Số hiệu hình Tên hình ảnh Trang Hình 1.1 Đình Mạch Tràng 8 Hình 1.2 Đình Ngự Triều Di Quy 8 Hình 1.3 Hội đình Kim Liên – Hà Nội 10 Hình 1.4 Một buổi hội đình 10 Hình 1.5 Sơ đồ cơ bản bố cục truyền thống của kiến trúc đình 15 Hình 1.6 Các dạng mặt bằng điển hình tòa đại đình 16 Hình 1.7 Tỉ lệ cột 18 Hình 1.8 Hệ kết cấu đình Đình Bảng 20 Hình 1.9 Một góc đao đình 22 Hình 1.10 Trạm khắc đình Ngự Triều Di Quy 24 Hình 1.11 Tổng mặt bằng đình Ngự Triều Di Quy 31 Hình 1.12 Nghi Môn đình Ngự Triều Di quy 35 Hình 1.13 Nhà khách đình Ngự Triều Di Quy 35 Hình 1.14 Đại đình Ngự Triều Di Quy 37 Hình 1.15 Hậu cung đình Ngự Triều Di Quy 38 Hình 1.16 Không gian tiền tế đình Mạch Tràng 43  
  10.   Hình 1.17 Mái đao đại đình đình Mạch Tràng 45 Hình 1.18 Đại đình Thư Kưu 51 Hình 1.19 Đình Cầu Cả 53 Hình 1.20 Nghi môn đình Cầu Cả 57 Hình 2.1 Phố cổ Hội An 75 Hình 2.2 Thành phố Queebec 76 Hình 2.3 Vườn cổ Tô Châu 78 Hình 3.1 Mối liên hệ giữa khoảng cách và chiều cao công 83 trình liền kề di tích Hình 3.2 Các hạng mục cần tu bổ, chỉnh trang đình Ngự 94 Triều Di Quy Hình 3.3 Các vị trí mái bị xô lệch, nứt vỡ đại đình đình Ngự 95 Triều Di Quy Hình 3.4 Mặt bằng đại đình và vị trí cột cần tu bổ 96  
  11.   3.3.1 Về tổ chức không gian…………………………………………………92 3.3.2 Về kiến trúc……………………………………………………………94 3.3.3 Về kỹ thuật hạ tầng…………………………………………………….97 3.3.4 Về quản lý và khai thác sử dụng………………………………………97 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: KẾT LUẬN………………………………………………………………….98 KIẾN NGHỊ…………………………………………………………………99 TÀI LIỆU THAM KHẢO. PHỤ LỤC.  
  12.   MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài. Trong di sản văn hóa nghệ thuật nói chung và kiến trúc nói riêng, ông cha ta đã để lại nhiều công trình vô giá đáng để ngày nay chúng ta tìm hiểu, tự hào và trân trọng bảo tồn. Công việc sưu tầm tài liệu, nghiên cứu về kiến trúc cổ và dân gian Việt Nam để hệ thống hóa, phân loại và đánh giá, bước đầu rút ra các bài học kinh nghiệm cổ truyền, giới thiệu cái hay cái đẹp của các công trình có giá trị trong di sản nghệ thuật kiến trúc dân tộc, phục vụ cho việc kế thừa và phát huy những truyền thống kiến trúc tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu những tiến bộ của kiến trúc thế giới. Hiện nay công việc bảo tồn và phát huy các giá trị các di sản kiến trúc cổ truyền còn tồn tại việc các di tích xuống cấp và bị xâm hại. Ngay cả công tác trùng tu tôn tạo cũng còn nhiều bất cập làm thay đổi, biến dạng các di sản. Đình làng là công trình kiến trúc cổ truyền được bảo tồn khá trọn vẹn những đặc điểm nghệ thuật kiến trúc trong sáng, độc đáo, tính dân tộc phong phú, đậm đà sắc thái dân gian, ít chịu ảnh hưởng ngoại lai hơn tất cả các loại hình kiến trúc cổ Việt Nam xây dựng trong xã hội phong kiến. Đình làng từ lâu đã gắn liền với đời sống cộng đồng dân cư làng xã, đây là trung tâm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng cộng đồng làng xã. Tuy nhiên do sự yếu kém về quản lý cũng như áp lực của quá trình đô thị hóa nên kiến trúc đình làng nói chung và các ngôi đình ở khu vực Cổ Loa nói riêng đang bị xuống cấp và lấn chiếm. Việc nghiên cứu về đình làng góp phần tìm hiểu về giá trị của thể loại công trình này và tầm quan trọng của nó trong nền kiến trúc dân gian cũng  
  13.   2 như ý nghĩa trong văn hóa làng xã Việt Nam, đề xuất những giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị là cần thiết và cấp bách. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Đề tài góp phần đánh thức và làm rõ các giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa. Khảo sát đánh giá hiện trạng các kiến trúc đình làng trong phạm vi nghiên cứu. Đưa ra định hướng, giải pháp cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa. Nội dung nghiên cứu. Nghiên cứu, phân tích, đánh giá tổng quan thực trạng không gian kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa trong quá trình phát triển kinh tế, đô thị hóa. Nêu ra các đặc điểm giá trị, đặc trưng kiến trúc đình làng khu vực này. Nhận biết và tìm ra các tác động ảnh hưởng đến việc bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc di tích đình làng khu vực Cổ Loa. Đề xuất các định hướng và giải pháp cơ bản về bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa trong giai đoạn phát triển, đổi mới làng xã hiện đại. Phương pháp nghiên cứu. Luận văn áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau : - Điều tra khảo sát hiện trạng các di tích khu vực Cổ Loa.  
  14.   3 - Nghiên cứu tài liệu, tư liệu khảo cổ, các sử liệu về các di tích khu vực thành Cổ Loa. - Kế thừa các nghiên cứu trước, xây dựng những cơ sở khoa học đề ra các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc di tích đình làng khu vực Cổ Loa. -Tổng hợp các phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị di tích, đánh giá và đưa ra phương pháp bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc di tích đình làng khu vực Cổ Loa. Giới hạn của đề tài. Khu vực nghiên cứu thuộc xã Cổ Loa huyện Đông Anh – Hà Nội. Các di tích nằm trong khu vực thành Cổ Loa được giới hạn bởi 3 vòng thành. Thành Ngoại, thành Trung, thành Nội. Số lượng gồm 5 kiến trúc đình làng bao gồm đình Thư Kưu, đình Cầu Cả, đình Mạch Tràng, đình Sằn, đình Ngự Triều Di Quy. Trong đó đình Cầu Cả là di tích có giá trị cao về kiến trúc và đã được xếp hạng di tích lịch sử, hiện nay đình đã xuống cấp. Vì vậy đề tài chọn đình Cầu Cả là ví dụ nghiên cứu cụ thể . Ý nghĩa khoa học của đề tài. Nghiên cứu của đề tài là tư liệu, căn cứ khoa học cho việc bảo tồn và phát huy các giá trị vật thể và phi vật thể của đình làng khu vực Cổ Loa nói riêng và di tích thành Cổ Loa nói chung. Cấu trúc luận văn. A. Phần mở đầu. B. Phần nội dung : gồm 3 chương.  
  15. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  16.   108 Các hệ thống đèn chiếu sáng sử dụng đèn hắt từ dưới lên, hoặc gắn ở trên những tán cây xung quanh sân vườn. Hệ thống điện cấp cho công trình là mạng lưới của xã, thiết kế phải phù hợp mỹ quan, không ảnh hưởng đến công trình. 3.3.4 Về quản lý và khai thác sử dụng. Đình Cầu Cả hiện đang được sử dụng làm công trình tôn giáo tín ngưỡng. Để phát huy giá trị công trình cần đưa thêm nhiều chức năng sử dụng khác vào công trình. Tổ chức các hoạt động văn hóa, đào tạo, giáo dục về lịch sử cho cộng đồng như: các buổi dạy về lịch sử địa phương, các buổi sinh hoạt giảng dạy về công trình kiến trúc cổ cho cộng đồng. Tạo điều kiện sinh hoạt cho các đoàn thể, các chi hội trong làng xã như : câu lạc bộ cờ, thơ, cây cảnh,….góp phần biến di tích thành công trình “sống”. Tổ chức các lễ tuyên dương, khuyến học tại đình làng, xây dựng niềm tự hào, tinh thần hướng thiện và truyền thống uống nước nhớ nguồn.. KẾT LUẬN: KẾT LUẬN. 1. Công trình tín ngưỡng-tôn giáo nói chung và công trình đình làng nói riêng là những di sản văn hóa vô cùng quý báu của dân tộc. Đình làng đã đi sâu vào tiềm thức của con người Việt nó có vai trò và chức năng rất quan trọng trong đời sống cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình làng mang những đặc điểm và giá trị kiến trúc to lớn, tuy nhiên vì là công trình cổ và quá trình phát triển đô thị hiện nay đang diễn ra với tốc độ chóng nhanh, đình làng không  
  17.   109 tránh khỏi bị hư hỏng, xâm phạm và có nguy cơ không giữ được nguyên vẹn các đặc điểm cũng như giá trị vốn có. 2. Cổ Loa là địa điểm lịch sử mang trong mình nhiều giá trị: Văn hóa, lịch sử, kiến trúc…Đình làng trong khu vực Cổ Loa là một thành phần không thể tách rời của hệ thống di tích thành Cổ Loa. 3. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố và những khó khăn thách thức. Tuy nhiên việc nghiên cứu về đình làng khu vực Cổ Loa là việc làm cần thiết để bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích thành Cổ Loa nói chung và di tích đình làng khu vực này nói riêng. 4. Việc nghiên cứu này cần dựa trên những căn cứ pháp lý của nhà nước, các hiến chương quốc tế về bảo tồn di sản, các lý thuyết bảo tồn và đúc kết những kinh nghiệm quý báu trong và ngoài nước. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa với những định hướng và nguyên tắc thống nhất, có lập trường sẽ đưa ra được giải pháp cụ thể đúng đắn để công việc này được thực hiện tốt nhất, có hiệu quả nhất. 5. Để duy trì và phát huy giá trị các di tích đình làng khu vực Cổ Loa cần triền khai đồng bộ các giải pháp về tổ chức không gian, kiến trúc, kỹ thuật hạ tầng cũng quản lý khai thác sử dụng công trình có hiệu quả. 6.Đình Cầu Cả là một di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật đặc biệt. Đây là một di tích nhỏ nhưng trong nó mang nhiều ý nghĩa về lịch sử và kiến trúc nghệ thuật đặc trưng của một thời đại. Để gìn giữ một di sản có giá trị đồng thời phát huy giá trị của di tích đình, chúng ta cần có các giải pháp tu bổ phục hồi kịp thời cho khu di tích và làm đẹp cảnh quan xung quanh và quảng bá rộng rãi nhằm thu hút khách tham quan du lịch cho khu di tích Cổ Loa.  
  18.   110 KIẾN NGHỊ. 1. Kiến nghị với nhà nước, thành phố: Để bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc cổ truyền nói chung và kiến trúc đình làng khu vực Cổ Loa noi riêng. Nhà nước và các cơ quan hữu trách cần có chính sách hợp lý kiên quyết để bảo vệ di tích. Đồng thời cần có cơ chế gắn liền quyền lợi trách nhiệm của người dân với di tích để nâng tầm giá trị di tích, và nâng cao ý thức cộng đồng. Nhà nước và các cơ quan hữu trách cần trao đổi, tiếp thu các ý kiến đóng góp của các nhà chuyên môn, tôn trọng quyền lợi của những người có liên quan đến di tích. 2. Kiến nghị với các nhà chuyên môn: Các nhà chuyên môn: nhà Văn hóa, lịch sử, khảo cổ, kiến trúc, các chuyên gia cần có sự trao đổi, tham khảo, phối hợp với nhau để có những định hướng, giải pháp tối ưu cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di tích cổ. Cần thấy rõ trách nhiệm của mình đối với công trình di tích nói riêng và di sản văn hóa của dân tộc noi chung. 3. Kiến nghị với địa phương: Địa phương nơi có di tích cần có trách nhiệm trong việc quản lý và khai thác sử dụng. Tránh các hoạt động có tác động tiêu cực đến di tích. Thường xuyên nâng cao ý thức cộng đồng, tăng cường công tác bảo vệ, gìn giữ di tích. 4. Kiến nghị với cộng đồng: Nhân dân sống trong khu vực di tích hay lân cận khu di tích cần thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình với việc tồn tại của di tích. Có ý thức bảo  
  19.   111 vệ tránh các hoạt động có ảnh hưởng đến di tích, tôn trọng các quy định của nhà nước, cơ quan quản lý và những ý kiến của các nhà chuyên môn. Khách du lịch cần có thái độ ứng xử văn hóa với di tích, có ý thức giữ gìn không làm ảnh hưởng đến di tích.  
  20.   PHỤ LỤC I: ĐÌNH CẦU CẢ. Hình I.1: Tiền đường, đình Cầu Cả.[Nguồn: Tác giả.] Hình I.2: Trạm lộng hệ vì Tiền đường.[Nguồn: Tác giả.]  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2