intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đặc điểm kiến trúc nhà thờ Công Giáo ở Tây Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:16

36
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích các đặc điểm của nhà thờ Công giáo ở Tây Nguyên. Qua những phân tích, rút ra bài học cần thiết về sự kết hợp của các nền văn hóa thế giới với văn hóa bản địa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Đặc điểm kiến trúc nhà thờ Công Giáo ở Tây Nguyên

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN VĂN QUÝ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO Ở TÂY NGUYÊN TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- NGUYỄN VĂN QUÝ ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO Ở TÂY NGUYÊN Chuyên ngành: KIẾN TRÚC Mã số: 858 01 01 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KIẾN TRÚC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. KTS. LÊ THANH SƠN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2019
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Đặt vấn đề: Việt Nam là một đất nước đa tôn giáo mà hầu hết là các tôn giáo du nhập. So với Phật giáo, Lão giáo và Khổng giáo thì Công giáo du nhập khá muộn ở những thập niên đầu của thế kỷ XVI. Vì vậy, quá trình tiếp nhận và hòa đồng của các yếu tố bản địa – nội sinh cũng gắn kết với những hoàn cảnh chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội khác biệt khác. Những đặc tính mềm mại trong văn hóa truyền thống cũng đã tác động ngược lại những giáo điều có phần cứng rắn của Công giáo. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài: Tây Nguyên là vùng đất đặc biệt mà những giá trị kiến trúc truyền thống cần được gìn giữ. Nhận thức được sự giao lưu văn hóa thông qua kiến trúc mang lại hệ lụy, hệ quả như thế nào so với các nước khác nhằm góp bài học kinh nghiệm chung với văn hóa kiến trúc thế giới. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài: - Trần Thiện (1970), Nghệ thuật kiến trúc công giáo, Nhà Chúa, Số 1 - Lê Thanh Sơn (1990), Kiến trúc & Hiện tượng cộng sinh văn hóa, T.P Hồ Chí Minh - Nguyễn Quang Hưng (1991), Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam - Ngô Duy Huỳnh (1997), Hình thức kiến trúc cổ điển thế giới – NXB Văn hóa dân tộc - Nguyễn Nghị, Nguyễn Quốc Thái, Khổng Thành Ngọc, Hoàng Minh Thức (2004), Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam kiến trúc –lịch sử (Catholic Churches in Viet Nam Architure – history) – NXB tp Hồ Chí Minh - Nguyễn Hồng Dương (2013), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. - Lưu Hùng - Nguyễn Văn Cự (2017) Nhà Rông Tây Nguyên - Trần Trọng Chi, Lược sử Kiến trúc thế giới, quyển 1, NHB XD Hà Nội 3. 3. Mục tiêu nghiên cứu: - Phân tích các đặc điểm của nhà thờ Công giáo ở Tây Nguyên - Qua những phân tích, rút ra bài học cần thiết về sự kết hợp của các nền văn hóa thế giới với văn hóa bản địa 4. 4. Nội dung nghiên cứu:
  4. 2 - Luận văn đánh giá về kiến trúc Công giáo du nhập vào Việt Nam từ giai đoạn Pháp thuộc thông qua các thành tố kiến trúc (Mặt bằng tổng thể, mô hình tổ chức không gian, giao thông, phân khu chức năng, cảnh quan, các không gian chức năng, hệ thống thờ cúng v.v…) - Phân tích đặc điểm kiến trúc nhà thờ công giáo Tây Nguyên. - Đánh giá và phân tích sự ảnh hưởng yếu tố bản địa đến nhà thờ Công giáo Tây Nguyên - Đánh giá sự gìn giữ và phát huy yếu tố kiến trúc truyền thống thông qua kiến trúc nhà thờ công giáo Tây Nguyên thời kỳ hiện đại hóa. 5. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu:  Đặc điểm của kiến trúc nhà thờ ở Tây Nguyên, trong đó nổi bật là sự khai thác văn hóa truyền thống vào kiến trúc hiện đại. - Phạm vi nghiên cứu:  Về không gian: 4 tỉnh Tây Nguyên  Về thời gian: Kiến trúc xây dựng từ đầu thế kỷ XX 6. 6. Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát điền dã, tra cứu tư liệu, so sánh, phân tích, tổng hợp
  5. 3 PHẦN NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: LƯỢC SỬ PHÁT TRIỂN NHÀ THỜ CÔNG GIÁO 7. Lược sử về đạo Công giáo Tây Nguyên: 1.1.1. Sự du nhập công giáo vào Việt Nam: Ở Việt Nam, năm 1533 có thể nói là thời điểm chính thức đạo Công giáo bắt đầu bén rễ. Tín ngưỡng mới mà ngày nay chiếm tới 8% dân số nước ta. Quá trình hình thành và phát triển của Công giáo đã mang lại nhiều hệ quả văn hóa – xã hội rất đáng chú ý. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn đầu biên soạn chữ Quốc ngữ của các thừa sai, công cụ để họ có bước tiến mạnh mẽ về truyền giáo. Tuy có nhiều biến động từ lúc còn là hình thức tôn giáo xa lạ đến khi phát triển mạnh thành một cộng đồng tôn giáo lớn như hiện tại, Công giáo đã thấm nhuần văn hóa, xã hội, con người Việt Nam và cùng tồn tại như một yếu tố cộng sinh hòa hợp. 1.1.2. Sự du nhập đạo Công giáo vào Tây Nguyên: Thời kỳ đầu chuyển hướng lên Tây Nguyên mở rộng địa bàn hoạt động, Công giáo đã nhận ra một số thuận lợi, tín ngưỡng duy nhất lúc này là tôn giáo cổ của địa phương. Tiêu biểu là: vấn đề chính trị, điều kiện tự nhiên quá khắc nghiệt, tiếp cận đồng bào và mức độ tin cậy, vấn đề lối sống, làng chính là linh hồn, vấn đề tín ngưỡng,
  6. 4 8. Kiến trúc nhà thờ Công giáo Tây Nguyên: 1.1.3. Kiến trúc nhà thờ Công giáo: Để đạt được khối lượng lớn về không gian chính phụ có phần phức tạp của nhà thờ Công giáo thời kỳ đầu, thì phải bàn đến sự cải tiến kỹ thuật xây dựng. Từ hai giai đoạn chính là kiến trúc Romaneseque và Gothic. 1.1.4. Kiến trúc nhà thờ Công giáo Việt Nam: Công giáo được du nhập từ châu Âu vào Việt Nam lần đầu tại miền Bắc vào khoảng thế kỷ XVI. Các nhà thờ đầu tiên được xây dựng mang hai phong cách chính là Romaneseque và Gothic. Có thể tóm gọn: hình thức nhà thờ ở VN giai đoạn đầu là một hiện tượng văn hóa mà yếu tố ngoại sinh áp đảo nội sinh. Điển hình cho các nhà thờ theo phong cách này là Nhà thờ Phát Diệm-Ninh Bình (1875). 1.1.5. Kiến trúc nhà thờ Công giáo Tây Nguyên: Trải qua quá trình phát triển, hình thức nhà thờ Công giáo ở Tây Nguyên cũng có những điểm tương đồng và những điểm làm nên sự khác biệt so với những vùng địa lý còn lại của Việt Nam và trên thế giới. Điển hình là Nhà thờ Gỗ KonTum (1918), Nhà thờ Mai Anh Đà Lạt (1943). Mang hình thức nguyên mẫu của kiến trúc Romaneseque – Gothic. Nhà thờ tòa giám mục Buôn Mê Thuột (1956) hay Nhà thờ CamLy (1960) là những ví dụ tiêu biểu kiến trúc kết hợp kiến trúc truyển thống 9. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1: Công giáo là một hình thức văn hóa. Các quá trình tiếp xúc văn hóa :Áp đặt tôn giáo – Xung đột tôn giáo – Giao lưu tôn giáo – Tiếp biến tôn giáo. Kiến trúc nhà thờ Tây được hình thành cơ bản theo 3 hình thức sau: áp đăt - điều chỉnh & tiếp biến.
  7. 5 CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG VIỆC NGHIÊN CỨU KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TÂY NGUYÊN 10. 2.1. Cơ sở lịch sử: 2.1.1. Kiến trúc nhà thờ Thiên Chúa giáo ở phương Tây: Theo dòng thời gian, nhà thờ Thiên Chúa giáo có nhiều hình thức kiến trúc khác nhau, nhưng nổi bật và có ảnh hưởng nhất vẫn là hai hình thức Kiến trúc Roman (Romanesque) và Kiến trúc Gothic (Gothic). 2.1.2. Kiến trúc truyền thống Việt Nam: 2.1.2.1. Kiến trúc nhà Rông: Nhà Rông của người Tây Nguyên có cách “dựng nhà” đã trở thành một thứ văn hóa bản địa được kiến tạo hàng ngàn năm 2.1.2.2. Kiến trúc nhà dài: Đặc điểm chính của nhà dài Ê Đê là thưòng rất dài 11. Cơ sở thực tiễn: Việc hình thành kiến trúc nhà thờ Công giáo không nằm khỏi quy luật mà theo Lê Thanh Sơn là quy luật phản hồi từ những “làn sóng văn hóa dưới nhiều hình thức khác nhau”. 2.1.3. Nhà thờ St. Mary Nhật Bản: Kiến trúc nhà thờ St Mary Nhật Bản cùng với sự cởi mở trong việc đón nhận yếu tố địa phương, các nhà thờ Công giáo cũng tiếp nhận đặc trưng văn hóa này 2.1.4. Nhà thờ Việt Nam: Yếu tố văn hóa truyền thống của Việt Nam chính là tính hỗn dung, không thuần nhất. Nhà thờ Phát Diệm – Ninh Bình là điển hình của sự giao thoa kiến trúc mà cái giá trị đạt được vẫn còn đươc khai thác đến ngày nay. 2.1.5. Nhà thờ Tây Nguyên mang nét bản địa Tây Nguyên: “mã đại chúng”, “mã dân gian” được thể hiện qua các yếu tố sau: hình khối công trình, hình thức mặt bằng, kết cấu chính, vật liệu cấu tạo, motif trang trí. 12. Cơ sở lý luận: 2.1.6. Tam nguyên trong kiến trúc:
  8. 6 Kenzo Tange đặc biệt thể hiện quan điểm kiến trúc cá nhân qua những “tuyên ngôn” quan trọng trong kiến trúc Chuyển hóa luận ở Nhật Bản. Kể từ đây, chúng ta có thể nhận diện kiến trúc, hình thành kiến trúc theo một tam nguyên mới đó là: Kiến trúc = vật thể Vật lý + vật thể Xã hội + vật thể Tinh thần. 2.1.7. Triết học cộng sinh: Học thuyết cộng sinh trong kiến trúc gắn liền với sự ra đời của trào lưu Chuyển hóa luận trong kiến trúc ở Nhật Bản. Đối lập với những nguyên tắc kiến trúc “cứng nhắc, đầy tính máy móc” của kiến trúc hiện đại, K. Kurokawa đã “vay mượn” những thuật ngữ của sinh học: chuyển hóa, cộng sinh… làm nền tảng để xây dựng học thuyết cộng sinh của mình.
  9. 7 13. KẾT LUẬN CHƯƠNG II Kiến trúc Công giáo du nhập vào Việt Nam giống như các nước thuộc địa khác, phong cách kiến trúc các nhà thờ thuở ban đầu là hai ngôn ngữ chính yếu: Romaneseque và gothic.
  10. 8 CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC NHÀ THỜ CÔNG GIÁO TÂY NGUYÊN 14. 3.1. Hình thức kiến trúc: 3.1.1. Bố cục mặt bằng:  Mặt bằng dạng chữ thập Latinh  Mặt bằng hình chữ nhật 3.1.2. Bố cục mặt đứng – mặt cắt:  Hình thức mặt đứng theo kiến trúc Romaneseque – Gothic - Nhà thờ Gỗ- Kontum - Nhà thờ Mai Anh  Hình thức mặt đứng khai thác văn hóa – kiến trúc bản địa - Nhà thờ Tòa giám mục (TGM) Buôn Mê Thuột - Còn ở Nhà thờ Camly, được xây dựng với ngôn ngữ kiến trúc đạt đến sự “kỷ hà hóa”. 3.1.4. Cấu kiện và hình thức trang trí:  Chi tiết ngôi tám cánh, chi tiết cầu thang, chi tiết hình vẽ trang trí, điêu Khắc, chi tiết bàn thờ, cây nêu. 15. 3.2. Đặc điểm văn hóa trong kiến trúc nhà thờ Công giáo Tây Nguyên: 3.2.1. Tôn giáo – Tín ngưỡng: Tây Nguyên cùng với một số vùng văn hóa khác trên thế giới, nó cũng có quá trình hình thành lịch sử phát triển hàng ngàn năm. Việc gầy dựng những giá trị đó đều được lịch sử kiến trúc nhà thờ Tây Nguyên ghi nhận và có tính chất truyền cảm hứng cho những lần thay đổi kiến trúc nhà thờ về sau. 3.2.2. Sự đa dạng – phong phú hóa sinh hoạt cộng đồng: Làng – nhà Rông – lễ hội của đồng bào các dân tộc thiểu số có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ. Vậy nên, kiến trúc nhà thờ không tự diễn biến riêng lẻ, mà dựa trên nhu cầu của cộng đồng. Mỗi một nhà thờ được xây dựng cũng mang theo nhiều giá trị được gửi gắm từ cư dân bản địa, như cái cách mà họ cùng nhau tôn tạo giá trị của nhà Rông. 16. 3.3. So sánh với một số kiến trúc nhà thờ Công giáo khác hiện nay:
  11. 9 Sự “dung nạp” nhiều ngôn ngữ hoặc “phi” ngôn ngữ từ các nhà thờ hiện nay cũng là điều tất yếu phản ánh xã hội. 17. KẾT LUẬN CHƯƠNG III Kiến trúc Công giáo ở Tây Nguyên là một hình thức Cộng sinh văn hóa. Nó mang lại nhiều hơn là giá trị về tôn giáo hay kiến trúc, nhà thờ Công giáo Tây Nguyên góp phần kết nối cộng đồng theo mội nội hàm tư tưởng tôn giáo mới mà không làm mất đi biểu hiện văn hóa truyền thống vốn hình thành hàng ngàn năm qua.
  12. 10 PHẦN KẾT LUẬN Trong suốt quá trình hình thành kiến trúc nhà thờ Công giáo trên toàn thế giới, mỗi một giai đoạn đều để lại cho nhân loại một ngôn ngữ hình thái riêng biệt. Công giáo Việt Nam qua ba thế kỷ thăng trầm cùng với đó là sự thích nghi của kiến trúc nhà thờ. Đối với Tây Nguyên, vùng văn hóa cổ xưa còn gìn giữ được đến ngày nay cũng tham gia vào tiến trình phát triển của Công giáo hơn một thế kỷ. Sau khi Công giáo du nhập, đặc biệt là kiến trúc nhà thờ đã để lại cho Tây Nguyên nhiều giá trị cần được khẳng định và phát huy. Vì vậy, có một số kết luận như sau: 1. Khi quá trình tiếp nhận Công giáo ở Tây Nguyên bắt đầu, thì những ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng mang phong cách kiến trúc chính: Romaneseque và Gothic. 2. Quá trình tiếp nhận và biến đổi của đạo Công giáo cũng nền tảng cho kiến trúc nhà thờ dần hình thành ngôn ngữ mới. Có thể khẳng định, sau quá trình kiến trúc nhà thờ du nhập, Công giáo có sự chấp nhận ngược lại văn hóa – tín ngưỡng bản địa. Do đó, kiến trúc nhà thờ Công giáo bắt đầu có sự cộng sinh với văn hóa bản địa – tâm thức dân gian. 3. Cùng với sinh hoạt trong cộng đồng Tây Nguyên, kiến trúc truyền thống Tây Nguyên hiện diện và trở thành đại diện văn hóa tín ngưỡng nơi đây. Hiểu rõ tâm thức này ở Tây Nguyên, Công giáo xây dựng ngôn ngữ kiến trúc nhà thờ mang tính chất đa nghĩa, hài hòa với hoạt động văn hóa Tây Nguyên. Việc sử dụng chức năng nhà thờ cũng có thể đan cài thêm chức năng văn hóa của cộng đồng hoặc cần thiết là linh động để biến đổi công năng sử dụng trong cùng một không gian của kiến trúc nhà thờ. Đó là sự song hành của văn hóa - kiến trúc bản địa và kiến trúc Công giáo phương Tây. 4. Vượt qua khái niệm về việc thích nghi văn hóa của Công giáo, việc xây dựng các nhà thờ Công giáo ở Tây Nguyên ngoài giá trị tôn giáo còn trở thành điểm nhấn trong tổng thể không gian kiến trúc tại địa điểm xây dựng. Cùng với kiến trúc truyền thống như nhà Rông, nhà Dài, ngôn ngữ kiến trúc nhà thờ Công giáo ở Tây Nguyên có vai trò làm đa dạng hóa và phong phú hóa đặc điểm văn hóa cộng cồng. 5. Có thể nhận biết những đặc điểm cơ bản nhất của các nhà thờ Công giáo Tây Nguyên đặc sắc qua các yếu tố sau: Hình khối kiến trúc: mang hình thức nhà Dài, nhà Rông. Hình thức đó được nhắc lại trong kiến trúc nhà thờ bằng thủ pháp điển hình hóa, không tả thực. Vật liệu: sử dụng vật liệu địa phương như gỗ, đá. Một số sử dụng thủ pháp ước lệ tính chất vật liệu bằng vật liệu khác.
  13. 11 Kết cấu: kế thừa và phát triển hình thức kết cấu gỗ cổ truyền đặc biệt là ở phần mái. Trang trí: sử dụng các hình vẽ với họa tiết điển hình truyền thống. Thường xuất hiện hình ảnh ngôi sao tám cánh.
  14. 12 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1] Cao Thế Trình (2000), Vài khía cạnh xung quanh tục thờ cúng tổ tiên của người Việt. Dân tộc học, 4-2000 [2] Chu Quang Trứ (2008), Kiến trúc dân gian truyền thống Việt Nam – NXB Mỹ thuật [3] Đặng Nghiêm Vạn (2001), Lý luận tôn giáo và tình hình tôn giáo Việt Nam, Nxb. ĐH Quốc Gia, Tp.HCM [4] Lê Thanh Sơn (1990), Kiến trúc & Hiện tượng cộng sinh văn hóa, T.P Hồ Chí Minh [5] Nguyễn Hồng Dương (2013), Nhà thờ Công giáo Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội. [6] Nguyễn Nghị và các cộng sự (2004), Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam, Nxb tổng hợp TP. HCM [7] Ngô Duy Huỳnh (1997), Hình thức kiến trúc cổ điển thế giới – NXB Văn hóa dân tộc [8] Nguyễn Quang Hưng (1991), Một số vấn đề lịch sử Thiên Chúa giáo ở Việt Nam [9] Nguyễn Nghị, Nguyễn Quốc Thái, Khổng Thành Ngọc, Hoàng Minh Thức (2004), Nhà thờ Công giáo ở Việt Nam kiến trúc –lịch sử (Catholic Churches in Viet Nam Architure – history) – NXB tp Hồ Chí Minh [10] Ngô Huy Quỳnh (1998), Kiến trúc Việt Nam – NXB tp Hồ Chí Minh [11] Nguyễn Văn Thọ (2007), Công giáo – nhận định mới về tín lý và giáo lý- NXB Giao điểm [12] Trần Thái Hiệp (1972), Cách sắp đặt và bài trí Thánh Đường, Phụng vụ, số 8 tháng 2- 1972 [13] Trần Trọng Chi (2003), Lược sử kiến trúc thế giới – NXB Xây dựng [14] Trần Thiện (1970), Nghệ thuật kiến trúc công giáo, Nhà Chúa, Số 1 [15] Steven J.Schloeder (2015), Kiến trúc nhà thờ Công giáo theo tinh thần Cộng đồng Vanticanoo II, Nxb Tôn giáo
  15. 13 [16] Phạm Hồng Lam, Lịch sử đạo Thiên Chúa giáo ở Việt Nam [17] Tôn Đại, “Những chặng đường phát triển nghệ thuật kiến trúc Việt nam 50 năm qua”, Tạp chí Kiến Trúc Số 1/1999 [18] Tôn Đại (2009), “Kiến trúc – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội [19] Nguyễn Thị Đảm, “Sự tiếp biến văn hóa Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX”, Đại học sư phạm Huế [20] Nguyễn Thúc Hoàng, “Di sản kiến trúc & Vấn đề bản sắc trong kiến trúc”, Tạp chí Kiến Trúc và Đời Sống Số 60/2001 [21] Lê Thanh Sơn (1999), “Kiến trúc & hiện tượng cộng sinh văn hóa”, Trường đại học kiến trúc TP.HCM [22] Lê Thanh Sơn, “Sự giao thoa văn hóa trong kiến trúc Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX”, Tạp chí Kiến Trúc Số 02/1999 [23] Lê Thanh Sơn (2000), luận án “Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc Việt Nam (từ cuối thế kỷ 19 – giữa thế kỷ 20)”, Trường Đại học kiến trúc TP.Hồ Chí Minh [24] Lê Thanh Sơn (2008), “Một số xu hướng kiến trúc đương đại nước ngoài”, Trường đại học kiến trúc TP.HCM [25] Lê Thanh Sơn (2003), “Kiến trúc Phương Tây thời kỳ cổ đại”, Trường đại học kiến trúc TP.HCM [26] Lê Thanh Sơn (2003), “Kiến trúc Phương Tây từ trung đại đến hiện đại”, Trường đại học kiến trúc TP.HCM [27] Lê Thanh Sơn, “Những vấn đề trong biểu hiện hình thức của kiến trúc Việt nam từ 1986 đến nay thông qua thực tiễn của tp. HCM”, Tạp chí Kiến Trúc Việt nam Số 09/2004 [28] Lê Thanh Sơn, “Lý luận phê bình kiến trúc vừa yếu vừa không chuyên nghiệp”, Tạp chí Kiến Trúc Số 152/2007
  16. 14 [29] Lê Thanh Sơn (2009), “Sự chuyển đổi và hành trình tái hội nhập của những giá trị văn hóa truyền thống trong kiến trúc Nam Bộ”, Trường đại học kiến trúc TP.HCM [30] Lê Thanh Sơn (2019), “Kiến trúc & Hiện tượng Cộng sinh Văn hóa”, Nhà xuất bản Xây Dựng [31] Nguyễn Đình Toàn (1998), luận án “Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hóa bản địa trong kiến trúc thời Pháp thuộc ở Việt Nam”, Trường Đại học kiến trúc TP.Hồ Chí Minh [32] Ngô Huy Trị (2001), “Từ cổ điển thế giới đến truyền thống Việt Nam”, tạp chí Người xây dựng, số 5/2001 TIẾNG ANH [1] Duncan Stroik, “The Roots of Modernist Church Architecture” The Adoremus Bulletin Online Edition, (October 1997). [2] 0k, “Remarks on Church Architecture” [4] Karnow, Stanley (1997), Vietnam: A history, New York: Penguin Books [5] Tucker, Spencer C (2000), Encycopedia ò the Vietnam War, Santa Barbara
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2