Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Hệ thống giải pháp kiến trúc, quy hoạch góp phần bảo tồn nghề lụa làng Vạn Phúc - Hà Nội
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá thực trạng làng nghề thủ công lụa Vạn Phúc - Hà Đông - Hà Nội. Xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn từ đó đề xuất một số giải pháp kiến trúc, quy hoạch nhằm bảo tồn nghề truyền thống lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Hệ thống giải pháp kiến trúc, quy hoạch góp phần bảo tồn nghề lụa làng Vạn Phúc - Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRẦN VŨ THẮNG HỆ THỐNG GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH GÓP PHẦN BẢO TỒN NGHỀ LỤA LÀNG VẠN PHÚC - HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SỸ KIỄN TRÚC HÀ NỘI - 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- TRẦN VŨ THẮNG kho¸ 2014-2016 líp cao häc CH2014K1 HỆ THỐNG GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH GÓP PHẦN BẢO TỒN NGHỀ LỤA LÀNG VẠN PHÚC - HÀ ĐÔNG - HÀ NỘI. LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: KIẾN TRÚC MÃ SỐ:: 60.58.01.02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGÔ THỊ KIM DUNG HÀ NỘI - 2016
- LỜI CẢM ƠN Luận văn " Hệ thống giải pháp kiến trúc , quy hoạch góp phần bảo tồn nghề lụa làng Vạn Phúc - Hà Nội " được hoàn thành nhờ có sự chỉ bảo và giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, cô giáo; các bạn đồng nghiệp; các cơ quan và gia đình. Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, khoa Sau đại học trường Đại học Kiến trúc đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình cao học và bản Luận văn tốt nghiệp này. Xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn khoa học –TS. NGÔ THỊ KIM DUNG đã tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành bản Luận văn này. Xin chân thành cảm ơn toàn thể các giáo sư, tiến sỹ cùng toàn thể các thầy cô giáo của khoa Sau đại học, cũng như của trường đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian học tập và làm luận văn tốt nghiệp tại trường. Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Vũ Thắng
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Trần Vũ Thắng
- Mục lục PHẦN NỘI DUNG......................................................................................................................... 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÀNG NGHỀ LỤA VẠN PHÚC, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI ............ 4 1.1 Lịch sử hình thành phát triển làng nghề truyền thống lụa Vạn Phúc........................................ 4 1.1.1. Tổng quan về làng nghề lụa Vạn Phúc........................................................................ 4 1.1.2. Qúa trình phát triển của nghề dệt lụa Vạn Phúc.......................................................... 5 1.2. Cấu trúc không gian làng nghề Vạn Phúc. ............................................................................... 7 1.2.1.Khu trung tâm công cộng và các công trình tôn giáo tín ngưỡng. ............................... 8 1.2.2. Không gian nhà ở - sản xuất:..................................................................................... 17 1.3. Thực trạng sản xuất nghề truyền thống. ................................................................................. 23 1.3.1. Sản phẩm và biến động sản phẩm của làng nghề. ..................................................... 25 1.3.2. Quy mô làng lụa Vạn Phúc thời gian qua.................................................................. 26 1.3.3. Quy trình dệt lụa........................................................................................................ 28 1.3.4. Không gian sản xuất .................................................................................................. 33 1.3.5. Môi trường sinh thái.................................................................................................. 41 1.4. Yếu tố du lịch gắn với quá trình bảo tồn và phát triển làng nghề dệt lụa Vạn Phúc............... 42 1.5 Đặc điểm, giá trị của các làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc. ..................................... 44 1.5.1. Giá trị làng nghề truyền thống Vạn Phúc. ................................................................ 44 1.5.2 Đặc điểm của làng nghề truyền thống Vạn Phúc. ...................................................... 50 CHƯƠNG II CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC QUY HOẠCH BẢO TỒN & PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VẠN PHÚC ................................. 52 2.1 Cơ sở pháp lý........................................................................................................................... 52 2.1.1. Chính sách bảo tồn và phát triển làng nghề thủ công truyền thống.......................... 52 2.1.2. Các văn bản pháp lý. ................................................................................................. 53 2.2 Các yếu tố tác động đến việc bảo tồn , phát huy giá trị cấu trúc không gian làng nghề truyền thống. ............................................................................................................................................. 54 2.2.1 Điều kiện tự nhiên khí hậu. ........................................................................................ 54 2.2.2 Cơ sở văn hóa truyền thống........................................................................................ 55 2.2.3 Điều kiện kinh tế xã hội. ............................................................................................ 58 2.2.4 Trình độ khoa học kỹ thuật......................................................................................... 60 2.3. Bài học kinh nghiệm............................................................................................................... 61 2.3.1. Kinh nghiệm trong nước. .......................................................................................... 61 2.3.2. Kinh nghiệm nước ngoài. .......................................................................................... 64
- CHƯƠNG III ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH NHẰM GÓP PHẦN BẢO TỒN & PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG DỆT VẠN PHÚC ......................... 72 3.1 Định hướng chung. ................................................................................................................. 72 3.2 Hệ thống giải pháp kiến trúc ,quy hoạch nhằm bảo tồn & phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan làng nghề Vạn Phúc...................................................................................................... 73 3.2.1 Giải pháp quy hoạch................................................................................................... 73 3.2.2. Giải pháp về kiến trúc ............................................................................................... 84 3.2.3 Giải pháp kỹ thuật. ..................................................................................................... 85 3.2.4.Hiện đại hóa công nghệ cổ truyền. ............................................................................. 90 3. 3. Chính sách quản lý Nhà nước với phát triển sản phẩm làng nghề Vạn Phúc ........................ 92 3.3.1. Quản lý Nhà nước ..................................................................................................... 92 3.3.2. Chính sách quản lý Nhà nước với phát triển sản phẩm làng nghề Vạn Phúc.......................... 92 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..................................................................................................... 95 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 96
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Viết đầy đủ TCTT Thủ công truyền thống LNTT Làng nghề truyền thống KT - XH Kinh tế - xã hội GĐ Giai đoạn KCN Khu công nghiệp WTO Tổ chức thương mại Thế giới CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa KH-KT Khoa học kỹ thuật HĐND, UBND Hội đông nhân dân, Ủy ban nhân dân GTSX Giá trị sản xuất TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TTCN Tiểu thủ công nghiệp
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Quy mô sản xuất của các hộ dệt lụa tơ tằm trong làng nghề truyền thống Vạn Phúc và số mẫu điều tra. ................................................................................... 24 Bảng 1.2. Số lượng các hộ kinh doanh và sản xuất lụa tại làng nghề ...................... 27 Bảng 1.3 Quy trình công nghệ dệt thủ công và bán thủ công không gian sản xuất . 38 [B¶ng 3.1]B¶ng chØ tiªu mét sè c«ng tr×nh c«ng céng tíi n¨m 2020. ...................... 74 [B¶ng 3.2]B¶ng dù kiÕn sö dông ®Êt tíi n¨m 2020 .................................................. 75 [b¶ng 3.3]B¶ng chØ tiªu mét sè c«ng tr×nh c«ng céng tíi n¨m 2020........................ 76 [b¶ng 3.4]B¶ng dù kiÕn sö dông ®Êt tíi n¨m 2020 . ................................................. 76
- DANH MỤC HÌNH VẼ [Hình 1.1]Vị trí Làng Vạn Phúc ................................................................................. 7 [Hình 1.2] Chùa Vạn Phúc.......................................................................................... 9 [Hình 1.3] Đình làng Vạn Phúc ................................................................................ 10 [Hình 1.4] Cổng làng Vạn Phúc. .............................................................................. 11 [Hình 1.5] Đền thờ tổ nghề lụa làng Vạn Phúc ........................................................ 12 [Hình 1.6] Miếu cổ làng Vạn Phúc........................................................................... 12 [Hình 1.7] Nhà Văn Hóa Vạn Phúc .......................................................................... 13 [Hình 1.8] Trạm y tế Vạn Phúc ................................................................................ 13 [Hình 1.9] Một khu kinh doanh lụa trong làng......................................................... 14 [Hình 1.10] Trường tiểu học Vạn Phúc .................................................................... 14 [Hình 1.11] Trường mầm non Vạn Phúc.................................................................. 15 [Hình 1.12] Cổng nhà cổ của người dân làng Vạn Phúc .......................................... 19 [Hình 1.13] Một ngôi nhà được xây dựng rất hiện đại ............................................. 20 [Hình 1.14] Ngôi biệt thự của một gia đình trong làng ............................................ 21 [Hình 1.15]: Công đoạn dệt lụa. ............................................................................... 36 [Hình 1.16] : Công đoạn hấp lụa. ............................................................................. 37 [Hình 1.17]: Không gian sản xuất kết hợp kinh doanh đối với nhà mặt phố. ........ 39 [Hình 1.18]: Không gian sản xuất kết hợp kinh doanh........................................... 40 [Hình 1.15] Nguồn nước đã bị ô nhiễm khá nghiêm trọng ...................................... 42 [Hình 1.16] Ngôi nhà bác Hồ đã từng ở và làm việc................................................ 43 [Hình 1.17] Khu trưng bày khung dệt cổ.................................................................. 43 [Hình 1.18] Du khách nước ngoài tham quan mô hình dệt lụa truyền thống ........... 44 [Hình 3.1]Quy hoạch theo hướng phân tán .............................................................. 78 [ Hình 3.2]Quy hoạch theo hướng tập trung.................................................................. 79 [Hình 3.3] Đề xuất khu sản xuất tập trung mới.............................................................. 80 [Hình 3.4] Khu trung tâm hành chính mới. ................................................................... 81 [ Hình 3.5] Khu sản xuất mới....................................................................................... 82
- [ Hình 3.6 ] Đề xuất tuyến phố ven sông Nhuệ phục vụ kinh doanh sản phẩm nghề. .................................................................................................................................. 83 [ Hình 3.7] Mô hình sản xuất kếp hợp không gian ở................................................ 86 [ Hình 3.8] Mô hình sản xuất + kinh doanh kết hợp ở ............................................ 87 [Hình 3.9]Sơ đồ cơ cấu không gian ở + sản xuất xưởng sát mặt đường .................. 88
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cư truyền thống lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam Quy mô làng truyền thống thường nhỏ hơn một nghìn dân, làng lớn cũng nhỏ hơn năm nghìn dân. Khi dân số tăng cao sẽ tách làng, lập làng mới có quy mô vừa phải để tự quản bằng hương ước. Làng thường là nơi ở, còn sản xuất là nghề nông ( ruộng, vườn, ao…). Nghề thủ công ban đầu chỉ mang tính thời vụ để tận dụng nhân lực lúc nông nhàn, về sau trở thành thường xuyên. Ban đầu chỉ một phần dân làm nghề thủ công phục vụ nhu cầu tại chỗ, sau trở thành nghề truyền thống thu hút đa số dân thoát ly sản xuất nông nghiệp để làm thủ công. Nghề thủ công xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử, được truyền từ đời này sang đời khác cho con cháu trong làng và còn tồn tại cho đến ngày nay. Do sự tiến bộ của khoa học, các công nghệ hiện đại đã dần thay thế được sức người nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và đặc biệt sản phẩm làm ra vẫn thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của dân tộc. Làng nghề truyền thống khác với những làng bình thường khác là không gian ở và sinh hoạt kết hợp cùng với không gian sản xuất, làm nghề.Văn hóa ở, sinh hoạt luôn thống nhất và song hành cùng văn hóa sản xuất, văn hóa nghề. Làng nghề truyền thống có cấu trúc thống nhất mang tính đặc thù phản ánh văn hóa sinh hoạt và văn hóa nghề của một cộng đồng để hình thành, ổn định và vẫn đang vận hành trong thực tế có cả phần “xác” và phần “hồn”. Làng nghề truyền thống là di sản “sống” đang tồn tại, vẫn giữ được sự hợp nhất của văn hóa ở, sinh hoạt và văn hóa nghề. Với đà phát triển kinh tế như hiện nay thì việc đô thị hóa nông thôn cũng đang lan rộng không có sự kiểm soát và định hướng. Làng nghề truyền thống có nguy cơ bị tan rã và bị hủy hoại làm mất đi những giá trị đặc trưng. Do đó làng nghề truyền thống cần được bảo tồn như một đối tượng di sản văn hóa.Nếu như công tác bảo tồn, bảo tu chỉ dừng lại ở tính chất “cứu vớt” thì có thể giữ được vật chất mà không giữ được thần. Hàng loạt trống đồng, tượng phật, sắc phong Thành Hoàng, gươm, giáo, chiêng, kèn… hoặc được cất giữ trong tủ hoặc đôi khi đưa ra trưng bày trên giá thảm đỏ thành hàng, thành lối, tưởng chừng rất trang trọng mà thực vô hồn, hoặc như trong chùa khi không có hương khói, không tiếng chuông, tiếng mõ và lời tụng niệm đều đều thì cũng mất đi một phần hồn. Cho nên “Bảo
- 2 tồn một hiện tượng văn hóa phải bảo tồn tổng thể, đặt vật trong trường của nó thì mới giữ được vật lẫn hồn”. Ngày nay, làng quê Việt Nam, nơi lưu giữ những tinh hoa, vốn quý giá của văn hóa dân tộc Việt, cái nôi tinh thần, là di sản văn hóa của người dân Việt Nam bao gồm trong đó có làng nghề truyền thống, với sự biến đổi như hiện nay trở thành đối tượng bảo tồn. Như vậy có thể nhận thấy nội dung bảo tồn ở các làng nghề truyền thống không chỉ dừng lại ở một công trình hay tập hợp công trình, mà còn phải gìn giữ trạng thái nối kết của chúng. Bên cạnh việc bảo vệ tối đa các công trình vẫn còn giữ được nguyên đặc tính gốc thì tất cả các bộ phận khác của làng, trong đó có thể có cả các ngôi làng, các yếu tố không có giá trị lịch sử, văn hóa đáng kể đều được quan niệm như những mắt xích quan trọng xâu kết nên giá trị hoàn chỉnh về cơ cấu và dáng vẻ đặc trưng của cả làng. Đó là một tấm gương phản chiều sự phát triển hữu cơ của môi trường nhân tạo qua nhiều giai đoạn lịch sử. Phải nhận định rằng không phải tất cả các công trình kiến trúc trong quần thể đều có giá trị về mặt kiến trúc, song có vai trò quan trọng tạo ra “phông kiến trúc- trường vật chất”tạo nền cho các di tích kiến trúc tiêu biểu, nếu mất đi cái “phông kiến trúc- trường vật chất” ấy thì cả quần thể kiến trúc mất đi sự hoàn chỉnh của cả quần thể. Như vậy: các công trình kiến trúc bình thường trong làng cần được quan tâm bảo vệ, có cách ứng xử thích hợp trong công tác bảo tồn làng nghề truyền thống. Tuy nhiên các yếu tố cấu thành nên giá trị lịch sử, văn hóa của làng nghề truyền thống không chỉ dừng lại ở các yếu tố vật chất mà còn cả yếu tố phi vật chất. Thăng Long - Hà Nội là một vùng văn hóa có truyền thống đặc biệt. Cho đến hết thế kỷ 16, Thăng Long - Đông Đô- Đông Kinh là đô thị độc nhất vô nhị của châu thổ sông Hồng - nền văn hóa lúa nước, nền văn minh sông Hồng. Ngoài nghề gốc là trồng lúa, hoa màu, các nghề thủ công mỹ nghệ vốn chỉ là nghề phụ, nghề làm thêm trong lúc nông nhàn đã làm cho làng quê trở nên nổi tiếng. Hà Nội có một kho di sản kiến trúc văn hóa lịch sử vô giá. Đó cũng đặt ra yêu cầu bức thiết để bảo tồn và phát huy hết các giá trị của làng nghề truyền thống . Vì vậy, bảo tồn làng nghề truyền thống là một công việc phức tạp: giải quyết tốt công tác bảo tồn di sản văn hóa vật thể - dung hòa giữa bảo tồn và phát triển, giữa yếu tố gốc và yếu tố mới bổ sung. Đồng thời tìm hướng đi cho cư dân sống trong làng nghề truyền thống mới có thể bảo tồn được các giá trị văn hóa phi vật thể.
- 3 Chính vì vậy đề tài" Hệ thống giải pháp kiến trúc, quy hoạch góp phần bảo tồn nghề lụa làng Vạn Phúc - Hà Nội"là thực sự cần thiết 2. Mục đích nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng làng nghề thủ công lụa Vạn Phúc- Hà Đông- Hà Nội. - Xây dựng cơ sở lý luận thực tiễn từ đó đề xuất một số giải pháp kiến trúc, quy hoạch nhằm bảo tồn nghề truyền thống lụa Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. - Đối tượng nghiên cứu: nghề truyền thống Vạn Phúc. - Phạm vi nghiên cứu : Làng Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập tài liệu; - Phương pháp nghiên cứu có chọn lọc các tài liệu và kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài nghiên cứu khoa học và các dự án khác có liên quan; - Phương pháp hệ thống hóa, phân tích, so sánh, tổng hợp đề đưa ra các giải pháp. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. - Ý nghĩa khoa học: Góp phần nâng cao lý luận về bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống trong các đô thị. - Ý nghĩa thực tiễn: Là tài liệu tham khảo cho các nhà chuyên môn, các nhà quản lý và người dân trong việc bảo tồn nghề dệt lụa làng Vạn Phúc. 6. Cấu trúc luận văn. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính luận văn có ba chương gồm: - Chương I: Tổng quan về làng nghề truyền thống , thực trạng làng nghề lụa Vạn Phúc , Hà Đông Hà Nội. - Chương II:Cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp kiến trúc, quy hoạch góp phần bảo tồn làng nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội. - Chương III: Đề xuất giải pháp kiến trúc, quy hoạch góp phần bảo tồn phát triển nghề truyền thống dệt lụa Vạn Phúc Hà Đông Hà Nội.
- THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- 95 KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN Nghề lụa Vạn Phúc đã tồn tại, phát triển từ hàng nghìn năm nay, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và toàn TP. Hà Nội nói chung. Sự phát triển của làng nghề đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, làm thay đổi bộ mặt của quận. Giải quyết được một số lượng lao động lớn, đời sống kinh tế, văn hóa, tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Sự phát triển của làng nghề Vạn Phúc đã mang lại những nguồn thu nhập cho người dân trên địa bàn phường và đóng góp đáng kể vào Ngân sách của địa phương. Tỉnh và thành phố đã rất quan tâm tới sự phát triển bền vững của làng nghề Vạn Phúc. Tuy nhiên hiện nay, làng nghề đã bộc lộ một số những vấn đề bất cập như chất lượng tăng trưởng không cao, Qui mô làng nghề còn nhỏ, sản xuất manh mún, tự phát, tiêu thụ khó khăn, chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn giản, Việc ứng dụng và kết hợp giữa thiết bị, công nghệ truyền thống với thiết bị công nghệ hiện đại còn hạn chế, thu nhập của người lao động trong làng nghề còn thấp, việc đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động còn gặp nhiều khó khăn…Bên cạnh đó, các vấn đề về xã hội và ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm đúng mức, ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống của người dân, việc khai thác và sử dụng nguyên, nhiên vật liệu vẫn còn chưa hợp lý. Để phát huy hơn nữa và khai thác hợp lý các tiềm năng vốn có của làng nghề, cần có những giải pháp nhằm giúp làng nghề phát triển theo hướng bền vững . Việc này cần sự chung tay, thống nhất của mọi người dân trong làng nghề, cùng với đó là sự vào cuộc và quan tâm của các cơ quan chức năng.
- 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trao đổi nghiệp vụ : Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong công tác quy hoạch xây dựng đô thị ở Việt Nam. 2. Khóa luận tốt nghiệp : Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống sơn mài Chuyên Mỹ - Phú Xuyên – Hà Nội. – Phạm Thị Thanh Mai. 3. Kiến trúc và môi sinh – Nguyễn Huy Côn. 4. Môi trường và phát triển tại các làng nghề thủ công công nghiệp hóa – Michael Digregorio. 5. Thành phố và ngôi nhà – Hoàng Đạo Cung 6. Quy hoạch phát triển các ngành nghề Hà Nội. 7. Paris Đôi bờ sông Seine – Trần Hùng. 8. Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa – Ts. Dương Bá Phượng. 9. Luận án tiến sỹ : Bảo tồn và phát huy di sản Kiến trúc trung tâm lịch sử đô thị Hà Nội theo hướng du lịch văn hóa – Nguyễn Vũ Phương. 10. Luận văn tiến sỹ : Mô hình tổ chức không gian làng sinh thái ven đô Hà Nội – Nguyễn Thị Lan Phương. 11. Luận văn tiến sỹ : tổ chức không gian kiến trúc làng ngoại thành trong quá trình đô thị hóa ở Hà Nội đến năm 2020 với việc giữ gìn và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống – Hoàng Đình Tuấn. 12. Luận văn thạc sỹ : Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cho làng nghề đúc đồng Lộng Thượng – Xã Đại Đồng – Tỉnh Hưng Yên – Nguyễn Nam Thanh. 13. Luận văn thạc sỹ : Các giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề đúc đồng Đại Bái – Tỉnh Bắc Ninh – Phạm Thanh Huy. 14. Luận văn thạc sỹ : Đặc điểm và giá trị quy hoạch, kiến trúc làng nghề thổ hà – bắc giang trong quá trình phát triển – Lê Thành Trung. 15. Luận văn thạc sỹ : Tổ chức không gian kiến trúc làng nghề Mộc – Vạn Điểm – Thường Tín – Hà Nội trong điều kiện đô thị hóa đến năm 2030 – Nguyễn Quốc Trung. 16. Luận văn thạc sỹ : Một số giải pháp quản lý quy hoạch xây dựng cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với làng nghề ngoại thành Hà Nội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (địa điểm nghiên cứu : xã Liên Hà – Đông Anh) – Nguyễn Quốc Trung.
- 97 17. Luận văn thạc sỹ : Quy hoạch và phát triển hệ thống khu công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nông thôn huyện Thanh Trì – Hà Nội – Nguyễn Thi Vân Hương. 18. Luận văn thạc sỹ : Giải pháp bảo tồn và khai thác giá trị cảnh quan kiến trúc làng nghề truyền thống ngoại thành Hà Nội dưới tác động của đô thị hóa – Phạm Tuấn Anh. 19. Luận văn thạc sỹ : Bảo tồn và phát huy giá trị làng nghề truyền thống Bát Tràng – Vũ Thị Vân. 20. Luận văn thạc sỹ : Bảo tồn và phát triển không gian làng nghề Triều Khúc dưới tác động của đô thị hóa – Phạm Thị Thơ. 21. Luận văn thạc sỹ : Quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch mây tre đan Phú Vinh - Chương Mỹ - Hà Nội - Lê Quang Dũng. 22. Luận văn thạc sỹ : Giải pháp quy hoạch bảo tồn và phát triển làng nghề tạc tượng Sơn Đồng - Hoài Đức - Hà Nội - Đặng Việt. 23. Luận văn thạc sỹ : Bảo tồn và phát triển làng dệt truyền thống vùng Hà Nội – Nguyễn Ngọc Khanh. 24. Luận văn thạc sỹ : Phát huy giá trị di sản kiến trúc, cảnh quan làng gốm Bát Tràng – Hà Nội – Nguyễn Việt Thắng. 25. Luận văn thạc sỹ : Bảo tồn phát huy giá trị cấu trúc không gian làng nghề truyền thống Hà Tây cũ trong quá trình mở rộng Thủ đô Hà Nội – Vũ Vân Long. 26. Luận văn thạc sỹ : Bảo tồn, phát huy giá trị cảnh quan làng nghề truyền thống Phú Vinh – Chương Mỹ - Hà Nội – Vũ Thị Thùy Linh. 27. Luận văn thạc sỹ : Quản lý quy hoạch xây dựng làng cổ Đường Lâm để bảo tồn và phát triển bền vững – Hà Tuấn Anh. 28. Luận văn thạc sỹ : Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý xây dựng làng nghề truyền thống theo hướng phát triển du lịch tại Phùng Xa – Mỹ Đức – Hà Nội – Ngô Văn Sỹ. - Luận văn thạc sỹ : Tổ chức không gian khu công nghiệp làng nghề xã Chàng Sơn – Huyện thạch Thất – Tỉnh Hà Tây – Hoàng Quỳnh Anh. 29. Luận văn tạch sỹ : Tổ chức không gian Kiến Trúc cho các điểm công nghiệp làng nghề ở Hà Tây (Làng khảm trai Chuôn Ngọ - Huyện Phú Xuyên – Tỉnh Hà Tây) – Vũ Đức Duy. 30. Luận văn thạc sỹ : Khai thác giá trị không gian cảnh quan Kiến trúc làng nghề truyền thống phục vụ du lịch trên sông Hồng ở Hà Nội – Đinh Lệnh Bắc Tiến.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 541 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 232 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn