intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu đề tài là khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức không gian kiến trúc chợ ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời gian qua. Đề xuất tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kiến trúc: Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- BÙI NGỌC LINH TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NINH HIỆP, HUYỆN GIA LÂM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KIẾN TRÚC HÀ NỘI – 2016
  2. LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tới khoa sau đại học - Trường đại học kiến trúc Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành xong luận văn của mình. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới PGS.TS.KTS Lê Quân, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn, cùng toàn thể các thầy cô trong tiểu ban hướng dẫn đã đóng góp những ý kiến quý báu, đưa ra những phương pháp, tìm ra hướng đi, giúp tôi hoàn thành luận văn này. Sau cùng, tôi xin cám ơn nhà trường, cơ quan công tác và toàn thể bạn bè đã giúp đỡ tôi tìm kiếm, thu thập tài liệu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Ngọc Linh
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ: “ Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Ngọc Linh
  4. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu Danh mục các hình vẽ, sơ đồ A- PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................... 1  Lý do chọn đề tài: ..................................................................................... 1  Mục tiêu nghiên cứu:................................................................................ 2  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 2  Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 3  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ............................................... 3  Cấu trúc luận văn ..................................................................................... 3 B- PHẦN NỘI DUNG ................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HIỆN TRẠNG CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NINH HIỆP, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI TRONG QUÁ TRÌNHĐÔ THỊ HÓA ............................................................................... 4 1.1. Thực trạng chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm: ............... 4 1.1.1. Giới thiệu chung về xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm: .............................. 4 1.1.2. Thực trạng không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp: ........ 5 1.1.3. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật tại huyện Gia Lâm: ................................ 15 1.2. Thực trạng chợ tại các tuyến xã trong quá trình đô thị hóa tại Việt Nam: ........................................................................................................ 24 1.3. Thực trạng chợ trong phạm vi nghiên cứu: .......................................... 25 1.4. Hệ thống chợ ở các nước khu vực: ........................................................ 25 1.4.1. Hệ thống chợ ở Singapore ( chợ Tekka, khu chợ Chinatown ): ........... 25 1.4.2. Hệ thống chợ ở Thái Lan: ( chợ Chutuchak, chợ đêm Bangkok) ........ 27
  5. CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC NGHIÊN CỨU ĐỂ THỰC HIỆN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA ................................................................................................... 31 2.1. Cơ sở pháp lý tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa: ...................................................................................... 31 2.1.1. Hệ thống văn bản pháp luật: ................................................................. 31 2.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế chợ: ......................................................................... 32 2.1.3. Các tiêu chuẩn- quy phạm liên quan:.................................................... 34 2.2. Cơ sở lý luận tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa: ...................................................................................... 34 2.2.1. Các khái niệm chợ:[20] .......................................................................... 34 2.2.2. Phân loại chợ: ......................................................................................... 35 2.2.3. Vai trò và đặc điểm của chợ: ................................................................. 38 2.2.4. Khái niệm đô thị hóa: ............................................................................. 39 2.2.5. Phân loại đô thị hóa:............................................................................... 39 2.3. Cơ sở thực tiễn tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình ĐTH: .............................................................................................. 40 2.3.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình ĐTH tại xã Ninh Hiệp: ............................................. 40 2.3.2. Nhu cầu và mục tiêu phát triển không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm: ................ 48 CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ NINH HIỆP, HUYỆN GIA LẦM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI PHÙ HỢP VỚI QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA .......................................................... 50 3.1. Xây dựng quan điểm và định hướng tiếp cận trong nghiên cứu về tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa: ...... 50 3.1.1. Quan điểm tiếp cận nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình ĐTH: .................................................................. 50 3.1.2. Định hướng tiếp cận trong nghiên cứu tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình ĐTH: ........................................................... 51
  6. 3.2. Nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa: ............................................................................................... 54 3.2.1. Các nguyên tắc tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình ĐTH: .............................................................................................. 54 3.2.2. Xây dựng quy mô chợ đô thị hóa:.......................................................... 54 3.2.3. Hệ thống phân loại chức năng chợ đô thị hóa: ..................................... 57 3.2.4. Xây dựng hệ thống vệ sinh môi trường phát triển bền vững. .............. 58 3.3. Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa:............................................................................... 58 3.3.1. Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng: .................................................... 58 3.3.2. Giải pháp thiết kế kiến trúc: .................................................................. 67 3.3.3. Giải pháp hệ thốngkỹ thật: .................................................................... 84 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: .................................................................... 92 1. Kết luận: ....................................................................................................... 92 2. Kiến nghị: ..................................................................................................... 93 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. 1 A- PHẦN MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài: Từ xa xưa, chợ được xem như là nơi trao đổi, mua bán hàng hoá của người dân.Ra đời từ rất sớm trong lịch sử loài người, chợ luôn gắn liền với cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân. Bên cạnh việc trao đổi, mua bán thông thường, chợ còn là nơi giao lưu văn hoá, kinh tế, xã hội, thoả mãn nhu cầu về thể chất và tinh thần của người dân địa phương. Cũng là nơi thể hiện bộ mặt và trình độ phát triển của cả vùng miền. Vậy nên, chợ là một nét văn hoá “ văn hoá kẻ chợ” mang trong mình biểu trưng của sự hội tụ và chắt lọc, vừa cũ xưa, dung dị, hồn hậu lại vừa mới mẻ, tươi tắn bởi sự sôi động, ồn ào. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay, đô thị hóa là một quá trình tất yếu khách quan.Quá trình đô thị hóa đang diễn ra sôi động trên khắp cả nước, đặc biệt là ở các vùng ngoại thành ven đô Hà Nội. Cùng với quá trình phát triển của Thủ Đô, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm cũng chịu sự ảnh hưởng của đô thị hóa mạnh mẽ. Những năm qua, kinh tế xã Ninh hiệp ngày càng phát triển ổn định và đạt mức tăng trưởng khá.Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra quá nhanh chóng, thúc đẩy sự phát triển của ngành nghề thủ công, ngành nghề thương maị và những làng nông nghiệp phát triển có tích lũy thặng dư nông sản.Từ đó, những trung tâm kinh tế, văn hóa hình thành với cư dân có hoạt động phi nông nghiệp càng cao, sự trao đổi hàng hóa ngày càng có tốc độ nhanh. Quá trình đô thị hóa đã góp phần làm thay đổi diện mạo cho các huyện, xã nông thôn hiện nay.Làm rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành phố.Các hình thái kiến trúc cũng được thay thế, biến đổi để phù hợp với quá trình đô thị hóa. Cơ sở hạ tầng được nâng cấp, bê tông hóa các con đường làng, nhà ở mang dáng dấp đô thị, nhà văn hóa thôn, bưu điện, chợ, … đang
  8. 2 dần được thay đổi để phù hợp với quá trình đô thị hóa. Sự gia tăng mật độ xây dựng, biến đổi về dân số,tăng trưởng kinh tế phần nào làm rõ hơn sự đô thị hóa. Trong những năm qua, mạng lưới chợ ở nước ta đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế- xã hội.Chợ là nới tiêu thụ cũng như cung cấp hàng hóa tiêu dùng, lương thực thực phẩm chủ yếu cho các khu vực dân cư. Trong quá trình đô thị hóa như hiện nay, việc mở rộng hay tăng thêm số lượng chợ, cũng như nâng cấp chất lượng hoạt động chợ là việc cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Qua khảo sát sơ bộ, có thể thấy hầu hết các hệ thống chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội đều xuống cấp, hoạt động không hiệu quả, tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm và chưa phù hợp với quá trình đô thị hóa. Kiến trúc đóng một vai trò cần thiết trong việc cải tạo nâng cấp chất lượng chợ.Do đó, nghiên cứu và đề xuất về việc quy hoạch, xây dựng và tổ chức không gian chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa nhằm nâng cao chất lượng hệ thống chợ, phát huy và mang lại hiệu quả, lợi ích sử dụng cho người dân, việc chọn đề tài “Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đô thị hóa.” là thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn.  Mục tiêu nghiên cứu: - Khảo sát, đánh giá thực trạng việc tổ chức không gian kiến trúc chợ ở xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội trong thời gian qua. - Đề xuất tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Không gian kiến trúc chợ ( chợ dân sinh/ chợ cũ/ chợ mới/ chợ cóc, )
  9. 3 - Phạm vi nghiên cứu: khu vực xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.  Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập thông tin, tài liệu có liên quan đến đánh giá tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm- Thành phố Hà Nội - Phân tích, tổng hợp và đề xuất tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: - Ý nghĩa khoa học: bổ sung, hoàn thiện phương pháp luận về tổ chức không gian kiến trúc chợ trong quá trình xây dựng đô thị hóa - Ý nghĩa thực tiễn : đề xuất mô hình kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Nội dung nghiên cứu đề tài làm căn cứ áp dụng vào thực tiễn trong quá trình quy hoạch và nâng cao chất lượng xây dựng các công trình chợ ở nông thôn trong giai đoạn hiện tại và tương lai.  Cấu trúc luận văn Chương 1: Tổng quan về tình hình hiện trạng chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, TP Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Chương 2: Cơ sở khoa học nghiên cứu để thực hiện tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa . Chương 3: Tổ chức không gian kiến trúc chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội phù hợp với quá trình đii thị hóa.
  10. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  11. 92 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: 1. Kết luận: Hệ thống chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội đã được hình thành và phát triển cùng quá trình phát tiển kinh tế xã hội qua một thời gian dài. Chợ có vai trò hết sức quan trọng trong việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển giao thương kinh tế sản xuất của người dân vùng ven sông Hồng nói chung và người dân xã Ninh Hiệp nói riêng. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, sự tăng trưởng dân số và mở rộng vùng miền đã thúc đẩy quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng.Mức sống của người dân ngày được nâng cao, đòi hỏi nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng.Công trình chợ đứng trước quá trình đô thị hóa đó đã có những thay đổi về phương thức hoạt động, hình thái kiến trúc chợ.Bên cạnh những thay đổi tích cực, cũng đã xuất hiện những bất cập không thế tránh khỏi cần phải giải quyết. Đề tài luận văn đi sâu vào nghiên cứu cách tổ chức không gian kiến trúc chợ để phù hợp với quá trình đô thị hóa của xã Ninh Hiệp. Nhằm khắc phục sự tồn tại bất cập hiện nay tại các chợ cũ, không gian kinh doanh chợ xuống cấp, giao thông đi lại trong chợ chật hẹp, không đảm bảo về phòng cháy chữa cháy, cơ sở hạ tầng còn nhiều bất cập. Trong khi nhu cầu về hàng hóa đa dạng, khối lượng lớn hàng tiêu thụ ngày càng nhiều. Do vậy, thông qua quá trình khảo sát hiện trạng hệ thống chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, luận án đã đưa ra những quan điểm, nguyên tắc và tiêu chí tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa. Qua đó đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa tại xã Ninh Hiệp.
  12. 93 2. Kiến nghị: Để góp phần nâng cao chất lượng công tác tổ chức không gian kiến trúc chợ phù hợp với quá trình đô thị hóa xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội, tôi xin kiến nghị một số nội dung sau: - Nhà nước cần đưa ra các chính sách quản lý, định hướng quy hoạch, cần có sự chú trọng nhiều hơn về vị trí, quy mô cho các công trình chợ đô thị hóa. - Các khu chợ tự phát cần phải được cải tạo lại để đáp ứng với nhu cầu phát triển đô thị hóa, thích ứng với bối cảnh phát triển kinh tế toàn cầu hóa. - Các khu chợ phải được quy hoạch tổng thể, phân khu chức năng, quản lý xây dựng hạ tầng kỹ thuật đến hình thức kiến trúc công trình. Ưu tiên sử dụng vật liệu xây dựng địa phương. - Đề xuất đưa ra các mẫu thiết kế tiêu chuẩn cho loại hình kiến trúc chợ. cần phân loại, đánh giá lại hệ thống chợ tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
  13. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ ĐTH Đô thị hóa KT-XH Kinh tế - xã hội KTS Kiến trúc sư PCCC Phòng cháy chữa cháy VLXD Vật liệu xây dựng TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam CTCC Công trình công cộng BQL Ban quản lý
  14. DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Trang Hình 1.1 Sơ đồ vị trí hệ thống chợ trên địa bàn xã Ninh Hiệp 6 Hình 1.2 Hiện trạng chợ Nành Ninh Hiệp 7 Hình 1.3 Hiện trạng chợ Nành Ninh Hiệp 9 Hình 1.4 Hiện trạng chợ thôn 2 10 Hình 1.5 Mặt bằng phân khu chức năng chợ thôn 2 10 Hình 1.6 Hiện trạng chợ thôn 5 11 Hình 1.7 Hiện trạng chợ thôn 5 12 Hình 1.8 Mặt bằng phân khu chức năng chợ thôn 5 12 Hình 1.9 Hiện trạng chợ thôn 7 13 Hình 1.10 Hiện trạng chợ thôn 8 14 Hình 1.11 Mặt bằng phân khu chức năng chợ thôn 8 14 Hình 1.12 Tuyến đường giao thông liên thôn 17 Hình 1.13 Hiện trạng chợ tuyến xã Việt Nam 24 Hình 1.14 Chợ Tekka 26 Hình 1.15 khu chợ Chinatown 27 Hình 1.16 Chợ Chutuchak 28 Hình 1.17 Một số hình ảnh kinh doanh tại Chợ Chutuchak 28 Hình 1.18 Một số hình ảnh kinh doanh tại Chợ Chutuchak 29 Hình 1.19 Một số hình ảnh chợ đêm Bangkok 29 Hình 1.20 Một số hình ảnh chợ đêm Bangkok 30 Hình 3.1 Sơ đồ liên hệ vùng 51 Hình 3.2 Sơ đồ công năng chợ 59 Hình 3.3 Giải pháp tổng mặt bằng phân khu chức năng chợ 62 Nành Ninh Hiệp
  15. Hình 3.4 Giải pháp tổng mặt bằng phân khu chức năng chợ 63 thôn 2 Hình 3.5 Giải pháp tổng mặt bằng phân khu chức năng chợ 64 thôn 5 Hình 3.6 Giải pháp tổng mặt bằng phân khu chức năng chợ 65 thôn 7 Hình 3.7 Giải pháp tổng mặt bằng phân khu chức năng chợ 66 thôn 8 Hình 3.8 Chi tiết thiết kế quầy, sạp hàng 69 Hình 3.9 Mặt bằng bố trí giao thông trong chợ 70 Hình 3.10 Chiều rộng các tuyến giao thông trong chợ 70 Hình 3.11 Thống kê nhu cầu mua sắm các loại hàng hóa 79 Hình 3.12 Thống kê phương tiện đi chợ 80 Hình 3.13 Giải pháp tổ chức không gian kiến trúc chợ Ninh 82 Hiệp
  16. DANH MỤC BẢNG BIỂU Số hiệu Tên hình Trang Bảng 1 Thống kê các chợ đang hoạt động trên địa bàn xã 7 Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm Bảng 2 Thống kê số điểm kinh doanh trong chợ 8 Bảng 3 Bảng thông số kỹ thuật các trạm 110KV cấp điện 19 cho huyện Gia Lâm Bảng 4 Bảng tổng hợp hệ thống cấp điện tại huyện Gia 21 Lâm Bảng 5 Tỷ lệ % kiểu loại nhà 44 Bảng 6 Thống kê đánh giá quy mô chợ 55 Bảng 7 Thống kê phân loại chợ ĐTH 57 Bảng 8 Chỉ tiêu quy hoạch 59 Bảng 9 Chiều rộng lối đi giữa các dãy quầy 71 Bảng 10 Khoảng cách xa nhất đến cửa( hay thang) thoát 71 hiểm gần nhất Bảng 11 Tiêu chuẩn diện tích các bộ phận chức năng trong 75-77 nhà chợ chính Bảng 12 Chiều rộng của lối đi, hành lang cửa, vế thang trên 87 đường thoát nạn trong nhà
  17. D.TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt: 1. UBND huyện Gia Lâm, 2015. Báo cáo đề xuất phương án chuyển đổi mô hình khai thác kinh doanh, vận hành quản lý và mở rộng xây dựng chợ Nành, xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm 2. UBND huyện Gia Lâm, 2015. Kế hoạch đầu tư xây dựng, quản lý và phát triển chợ trên địa bàn huyện Gia Lâm, giai đoạn 2016- 2020. 3. Đinh Ngọc Bách (1996): kiến trúc chợ nội thành hà Nội “ tồn tại và phát triển”. 4. Nguyễn Lê Hưng (2000): nghiên cứu nâng cao hiệu quả không gian kiến trúc để phù hợp với công nghệ trong chợ cấp 1 ở Hà Nội. 5. Trần Nguyễn Hoàng( 2004): Không gian kiến trúc chợ thích ứng với điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong đô thị Việt Nam. 6. Ngô Minh Hậu ( 2007): Giải pháp không gian linh hoạt công trình kiến trúc chợ trong đô thị. 7. Trần Gia Linh ( 2008): “Chợ quê Việt Nam”, Nhà xuất bản Giáo dục. 8. Chủ biên PGS.TS Đỗ Thị Hảo (2010): “Chợ Hà Nội Xưa và Nay”, NXB Phụ nữ. 9. Lại Thành Tín( 2015): Tổ chức không gian kiến trúc chợ phiên vùng cao, tại các điểm du lịch thuộc công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn- tỉnh Hà Giang. 10. Tuyển tập nghiên cứu khoa học- viện nghiên cứu kiến trúc 11. Tuyển tập quy chuẩn xây dựng Việt Nam 12. Từ điển tiếng Việt. 13. Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ( Bộ Xây dựng, 1997) 14. Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam ( Bộ Xây dựng, 1997)
  18. 15. TCVN 5670:1993- Hệ thống chữa cháy- Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt sử dụng. 16. TCVN 2622: 1995- Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình công cộng 17. TCVN 6161: 1996- Phòng cháy chữa cháy. Chợ và trung tân thương mại- Yêu cầu thiết kế. 18. TCVN 9211: 2012 Chợ- Tiêu chuẩn thiết kế. 19. http://gialam.gov.vn/ 20. https://vi.wikipedia.org 21. http://www.xaydung.gov.vn 22. http://www.yoursingapore.com/ 23. www.ivivu.com
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2