intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre" nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác BHYT; nghiên cứu thực trạng công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre; đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ HỮU NHÂN CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 1: TS. Lê Bảo Phản biện 2: PGS.TS. Lê Quốc Hội Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế tại Đại học Đà Nẵng ngày 22 tháng 07 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Con người trong cuộc sống, cũng như trong quá trình lao động luôn phải chịu ảnh hưởng và chịu sự tác động của môi trường. Môi trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, nên ốm đau bệnh tật là khó ai tránh khỏi. Chính vì vậy được bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ là một nhu cầu tất yếu của mọi người xã hội. Bến Tre là một tỉnh còn nghèo, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, ngoài việc phát triển nền kinh tế xã hội nâng cao mức sống người dân, thì tỉnh còn chú trọng quan tâm đến việc chăm lo sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Xuất phát từ yêu cầu thực tiển đó, em đã chọn đề tài “Công tác Bảo hiểm y tế cho người nghèo tỉnh Bến Tre” làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác BHYT. - Nghiên cứu thực trạng công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre. - Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác BHYTcho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: BHYT cho người nghèo - Phạm vi nghiên cứu: BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre từ năm 2008 đến 2013. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu, việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh …
  4. 2 Cách tiếp cận: Thu thập số liệu từ cơ sở dữ liệu tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre, Chi cục Thống kê, Sở Y tế... 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài góp phần nhằm hoàn thiện công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre, qua đó đưa ra một số khuyến nghị và đề xuất một số giải pháp trong công tác BHYT cho người nghèo 6. Tổng quan tài liệu Trong thời gian qua đã có không ít đề tài, bài viết nghiên cứu xung quanh vấn đề về BHYT và công tác BHYT. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau. 7. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận văn - Chỉ ra thực trạng, những ưu điểm, hạn chế, khó khăn và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác BHYTcho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre - Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường, hoàn thiện hơn trong công tác BHYT cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Bến Tre hiện nay. 8. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về BHYT cho người nghèo - Chương 2: Thực trạng về BHYT cho người nghèo tại Bến Tre - Chương 3: Một số giải pháp nhằm thực hiện tốt công tác BHYT cho người nghèo tại Bến Tre
  5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ 1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BẢO HIỂM Y TẾ 1.1.1.Khái niệm, bản chất và nguyên tắc của BHYT a. Khái niệm Chính sách về BHYT được Đảng và Nhà nước ta tổ chức thực hiện từ năm 1992. Ngày 14/11/2008 Luật BHYT được Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua. Khái niệm về BHYT được hiểu là:“BHYT là hình thức bảo hiểm được áp dụng trong lĩnh vực CSSK, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện và các đối tượng có trách nhiệm phải tham gia theo quy định của Luật BHYT”. b. Bản chất BHYT là một phần thuộc hệ thống BHXH Việt Nam. BHYT sẽ đảm bảo cho những người tham gia BHYT phòng tránh bệnh tật, chữa trị và khôi phục sức khỏe sau bệnh tật. BHYT giúp người tham gia BHYT khắc phục sự thiếu hụt về tài chính, đáp ứng nhu cầu KCB của mọi người dân. BHYT góp phần nâng cao chất lượng và công bằng trong KCB. BHYT góp phần giảm gánh nặng cho NSNN thông qua việc đóng góp vào quỹ BHYT. BHYT mang tính cộng đồng và chia sẽ rủi ro rất cao, nó thể hiện sự đoàn kết tương trợ lẫn nhau. c. Nguyên tắc - Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia;
  6. 4 - Mức đóng BHYT theo tỷ lệ % của tiền lương, tiền công, tiền lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội hoặc mức lương tối thiểu; - Mức hưởng BHYT theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng, trong phạm vi quyền lợi của người tham gia BHYT; - Chi phí KCB do quỹ BHYT và người tham gia cùng chi trả, - Quỹ BHYT được quản lý tập trung thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ. 1.1.2. Đặc điểm của công tác BHYT đối với người nghèo - Người nghèo nên thường không có tiền mua BHYT. Do đó BHYT là hết sức cần thiết cho họ có thể chăm sóc sức khỏe. - Người nghèo thường có trình độ thấp nên ít am hiểu về các thủ tục hành chính, lợi ít được hưởng của người tham gia BHYT. - Người nghèo thường hay bị đau ốm và dễ bị tác động và tổn thương do họ không có điều kiện để chăm sóc sức khỏe. - Người nghèo tham gia BHYT thông qua trợ cấp từ ngân sách Nhà nước. Người nghèo thường có tâm lý chủ quan trong việc CSSK 1.1.3. Vai trò của BHYT Thứ nhất BHYT chính là biện pháp để xoá đi sự bất công giữa người giàu và người nghèo trong việc KCB. Thứ hai: BHYT giúp cho người tham gia khắc phục khó khăn cũng như ổn định về mặt tài chính khi không may gặp phải rủi ro ốm đau. Thứ ba: Bảo hiểm y tế mang tính nhân đạo và đoàn kết theo phương châm: “Lá lành đùm lá rách”. Thứ tư: BHYT làm tăng chất lượng khám chữa bệnh và quản lý y tế thông qua hoạt động quỹ BHYT đầu tư.
  7. 5 Thứ năm: BHYT còn có tác dụng góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước. Thứ sáu: Chỉ tiêu phúc lợi xã hội trong mỗi nước cũng biểu hiện trình độ phát triển của nước đó. Thứ bảy: BHYT còn góp phần đề phòng và hạn chế những bệnh hiểm nghèo theo phương châm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Thứ tám: BHYT còn góp phần đổi mới cơ chế quản lý y tế. 1.1.4. Mối quan hệ giữa BHYT và chế độ chăm sóc y tế cho người nghèo Chăm sóc sức khỏe nghĩa là nhằm giải quyết những vấn đề sức khoẻ có tính phổ biến và quan trọng của cộng đồng. Phương châm là thực hiện kết hợp phòng bệnh (chăm sóc sức khoẻ ban đầu, y tế dự phòng) với điều trị bệnh tật (khám, chữa bệnh). Nếu công tác chăm sóc khoẻ ban đầu làm tốt, phòng bệnh đạt hiệu quả cao thì tỉ lệ bệnh tật và tử vong giảm xuống, các chi phí khám, chữa bệnh cũng giảm và làm ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động BHYT. 1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI NGHÈO 1.2.1. Tổ chức việc cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo. - Người nghèo phải được rà soát chặt chẽ, đúng đối tượng . Việc lập danh sách phải đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ số lượng. Công tác cấp phát thẻ được thể hiện rõ qua trình tự sau: Trình tự thực hiện: được thực hiện qua 5 bước. Bước 1: Khảo sát, bình xét hộ nghèo Bước 2: UBND xã phường, thị trấn lập danh sách... Bước 3: UBND các huyện, thành phê duyệt danh sách chuyển về Sở Lao động - TB và XH
  8. 6 Bước 4: Sau khi Sở Lao động - TB và XH thẩm định, phê duyệt thị chuyển sang BHXH tỉnh in cấp thẻ BHYT. Bước 5: Sau 05 ngày UBND các huyện, thành thị nhận thẻ về cấp phát cho đối tượng. Bước 6: Sở Lao động - TB và đề nghị chuyển kinh phí cho Bảo hiểm xã hội tỉnh. 1.2.2. Tổ chức mạng lưới BHYT tạo thuận lợi cho người nghèo Những năm qua Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác BHYT cho người nghèo. BHYT ra đời đáp ứng được nhu cầu và nguyện vọng của người dân của người nghèo, đảm bảo và tạo tính công bằng cho người dân trong việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. 1.2.3. Nâng cao chất lượng về công tác BHYT và chăm sóc sức khỏe cho đối tượng BHYT Hiện nay, trong quá trình tiến tới BHYT toàn dân, một trong những giải pháp được đặt ra hàng đầu là phải đẩy mạnh và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, thái độ phục vụ, đáp ứng nhu cầu KCB ngày một tăng lên theo sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội người dân. Cải cách thủ tục hành chính trong việc khám chữa bệnh, trong thanh toán chi phí KCB. Tạo điều kiện tốt nhất cho người nghèo và người dân không phải chờ đợi lâu, mất thời gian. Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, phối hợp chặt chẽ với các cơ sở KCB hướng dẫn người bệnh thực hiện đúng, đủ các thủ tục khám, chữa bệnh BHYT. 1.2.4. Quản lý việc sử dụng thẻ BHYT của người nghèo
  9. 7 Trong các năm gần đây thì công tác BHYT cho người nghèo đã và đang mang lại nhiều kết quả rất tốt, qua đó đáp ứng nhu cầu KCB của người nghèo. Công tác xác định và lập danh sách cho người nghèo ở một số địa phương còn diễn ra chậm, còn thiếu soát. Phải thưởng xuyên tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện công tác BHYT cho người . - Công tác cấp thẻ BHYT được tiến hành chặt chẽ đãm bảo thẻ BHYT đến tận tay người nghèo đúng lúc, đủ số lượng . 1.2.5. Tăng cường công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người nghèo Trên thực tế thẻ BHYT đã và đang chưa phát quy hết vai trò và lợi ích của nó, đặc biệt là công tác thẻ BHYT cho người nghèo Đẩy mạnh công tác tuyên tuyền đa dạng với nhiều hình thức, như báo, đài, phương tiện thông tin đại chúng…Nội dung tuyên tuyền phải đảm bảo, nội dung phải ngắn gọn, dễ hiễu, dễ nhớ. Bên cạnh đó cần mở các cuộc tiếp xúc trực tiếp ở các vùng sâu, vùng xa để người nghèo và người dân có thể giúp họ giải quyết các vấn đề thắc mắc.Lòng ghép và đưa công tác giáo dục ý thức vào các cuộc họp tổ nhân dân tự quản, hội Nông dân, hội Cụ chiến binh. 1.2.6. Xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo Xã hội hóa bao gồm: đa dạng hóa các hình thức cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe (Nhà nước, tập thể, dân lập, tư nhân... ) trong đó y tế Nhà nước có vai trò chủ đạo, cho phép nhiều lực lượng có hiểu biết và kinh nghiệm nghề nghiệp tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
  10. 8 dưới sự quản lý của Nhà nước, nhằm cung ứng dịch các vụ y tế ngày càng thuận tiện cho người dân. 1.3. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO 1.3.1. Tiêu chí đánh giá về công tác BHYT cho người nghèo - Phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo được cấp thẻ BHYT là 100%. Tất cả người nghèo cỏ thẻ BHYT để KCB và chăm sóc sức khỏe. - Đảm bảo 100% các trạm y tế cơ sở có bác sĩ, để tạo điều kiện cho người dân và người nghèo trong việc KCB và chăm sóc sức khỏe. - Đảm bảo và đáp ứng cho người nghèo, được hưởng các chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục và trợ giúp pháp lý kịp thời, đầy đủ và đúng quy định.. Để người nghèo ngày càng được chăm lo sức khỏe tốt hơn thì đòi hỏi phải cần được sự quan tâm hơn nữa của các ngành các cấp và toàn xã hội. 1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác BHYT cho người nghèo - Nhân tố về điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên. - Nhân tố về điều kiện kinh tế: tình hình phát triển, cơ cấu kinh tế. - Nhân tố về điều kiện xã hội: Nhân khẩu, tập quán, tôn giáo, truyền thống và trình độ nhận thức của từng cộng đồng dân cư… Trình độ đội ngũ công chức đóng vai trò rất quan trọng trong công tác BHYT đặc biệt là BHYT cho người nghèo. 1.3.3. Kinh nghiệm bảo đảm BHYT cho người nghèo tại một số địa phương
  11. 9 a. Tỉnh Tiền Giang b. Tỉnh Vĩnh Long c. Bài học kinh nghiệm đối với tỉnh Bến Tre Việc mua thẻ BHYT cho người nghèo là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, hợp lòng dân để người nghèo chẳng may bị ốm đau được KCB ở các tuyến dễ dàng nhất là các trường hợp bệnh nặng rất tốn kém nhưng cũng được BHYT lo đầy đủ. Vì vậy cần tạo môi trường thuận lợi hơn để người nghèo được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ y tế, góp phần làm cho chính sách BHYT cho người nghèo phát huy hết ý nghĩa. Qua đó từng bước hoàn thiện để tiến tới lộ trình BHYT. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI BẾN TRE 2.1. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA TỈNH BẾN TRE ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Bến Tre là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là 2.360 km2, được hợp thành bởi cù lao An Hóa, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ thành (sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên). Bến Tre cách thành phố Hồ Chí Minh 86 km, cách thành phố Cần Thơ 120 km, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, phía Tây và phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, phía Đông giáp biển Đông. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế
  12. 10 Bến Tre là tỉnh có nhiều lợi thế về nguồn lợi thủy sản, với 65 km chiều dài bờ biển nên thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, tạo ra nguồn tài nguyên biển phong phú với các loại tôm, cua, cá, mực, …Đây còn là vùng đất phù sa trù phú, sản sinh ra vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long và nhiều loại nông sản mang lại hiệu quả kinh tế cao.Đặc biệt, Bến Tre nổi tiếng với quê hương xứ Dừa Việt Nam, nơi có diện tích trồng dừa lớn nhất cả nước khoảng 51.560 ha. Cây dừa đã góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh, có thể nói là cây xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, đồng thời góp một phần đáng kể vào ngân sách địa phương. Toàn tỉnh hiện có trên 2.886 doanh nghiệp và hơn 44.000 hộ kinh doanh cá thể đăng ký hoạt động trên các lĩnh vực. Bến Tre đã hình thành Khu công nghiệp Giao Long và Khu công nghiệp An Hiệp đưa vào hoạt động thu hút nhiều dự án đầu tư vào tỉnh. Qua các năm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của tỉnh không ngừng gia tăng cụ thể như sau: Bảng 2.1: Giá trị sản xuất các lĩnh vực của tỉnh Bến Tre từ năm 2008 – 2013 Đơn vị: tỷ đồng Nông - lâm Công Năm Tổng TM-DV - thủy sản nghiệp 2013 56.568 25.334 17.828 13.406 2012 51.352 23.091 15.553 12.708 2011 46.006 20.965 13.148 11.893 2010 42.496 20.767 11.449 10.280 2009 38.531 19.469 10.135 8.927 2008 34.486 17.632 8.977 7.897
  13. 11 “Nguồn: Niên giám thống kê 2013” Tuy qua các năm gần đây kinh tế Bến Tre đều có sự tăng trưởng, nhưng Bến Tre vẫn là một tỉnh còn nghèo so với mặt bằng chung của cả nước. Bên cạnh sự phát triển kinh tế Bến tre cũng tập trung cải thiện, nâng cao đời sống người dân, công tác xóa đói giảm nghèo luôn được chú trọng. 2.1.3. Đặc điểm xã hội - Dân cư và nguồn lao động: Tỉnh Bến Tre trong năm 2013 có khoảng 1,275 triệu người với 64,5% dân số trong độ tuổi lao động, Bên cạnh đó, tỉnh có hai trường Cao đẳng và trên 60 cơ sở dạy nghề. Hàng năm tỉnh đã đào tạo và giới thiệu việc làm cho khoảng 30.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 36%. Bến Tre hiện có 31 trường trung học với 40.000 học sinh, trong đó có khoảng 12.000 học sinh trung học phổ thông tốt nghiệp hàng năm và khoảng 3.000 học sinh bước vào các trường Đại học, Cao đẳng. Trong đó có hơn năm 2013 toàn tỉnh có hơn 111.823 người nghèo. Bến Tre là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, tàn dư của chiến tranh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người dân và nguyên nhân dẫn đến sự nghèo đói, như bệnh tật, người tàn trật, tài sản bị tàn phá... Để hiểu rõ hơn về tình hình người nghèo qua các năm ta có bảng số liệu sau:
  14. 12 Bảng 2.2: Tình hình người nghèo tỉnh Bến Tre từ năm 2008 – 2013 Tỷ lê Tỷ lệ Tổng số Số người Tỷ lệ nghèo Năm nghèo dân nghèo % nông thôn thành thị % % 2013 1,275,548 11.823 8.77 5.23 11.64 2012 1,258,501 158,948 12.63 6.78 13.29 2011 1,257,670 195,945 15.58 7.93 16.43 2010 1,256,707 147,556 11.74 6.12 10.57 2009 1,256,136 145,461 11.58 6.97 12.60 2008 1,263,328 164,864 13.05 6.20 13.36 “Nguồn: niên giám thống kê năm 2013” Từ bảng 2.2 trên ta thấy tình hình người nghèo qua các năm giảm xuống đáng kể từ năm 2008 số người nghèo là 164.864 đến năm 2013 số người nghèo còn 111.823 người. Tổng số dân qua các năm liên tục giảm xuống năm 2008 là 1.263.328 đến năm 2012 là 1.275.548 người. Với những số liệu cụ thể trên từ năm 2008 - 2013 thì có thể nói công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh Bến Tre được thực hiện rất tốt. Công tác Kế hoạch hóa gia đình, kiểm soát dân của tỉnh Bến tre được thực rất có hiệu quả. Tuy số người nghèo và tổng số dân của tỉnh được giảm xuống nhưng nhìn chung tỷ lệ người nghèo và số dân của tỉnh vẫn còn cao so với mặt bằng chung của cả nước. Do đó Bến Tre cần cố gắng hơn nữa trong việc giảm nghèo và kiểm soát tốc độ tăng dân số, tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân.
  15. 13 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TẠI TỈNH BẾN TRE THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng việc cung ứng thẻ BHYT cho người nghèo. Cụ thể ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Tình hình Cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo năm 2008 - 2013 Năm Tổng số thẻ Số thẻ người nghèo Tỷ lệ% 2013 853.524 109,862 12.87 2012 704,666 132,704 18.81 2011 424,277 184,101 43.39 2010 327,828 138,982 42.41 2009 325,173 121,714 37.43 2008 243,666 83,191 34.14 (Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre) Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy tình hình cung ứng thẻ BHYT cho người nghèo qua các năm từ 2008 đến 2013 tăng lên đáng kể. Năm 2008 từ 83.191 thẻ thì đến năm 2013 tăng lên 110.816 thẻ. Tuy số thẻ BHYT cấp ra nhiều hằng năm đều tăng lên nhưng tỷ lệ người nghèo qua các năm đều giảm đáng kể, cụ thể là năm 2008 số thẻ phát cho người nghèo chiếm 34,14 % so với tổng số thẻ phát ra, đến năm 2013 thì giảm còn 12,98% tổng số thẻ phát ra. Từ những số liệu bảng 2.3 trên ta thấy được số người nghèo qua các năm đều được kéo giảm, tỷ lệ người nghèo được cấp phát thẻ BHYT ngày càng cao. Từ đó ta có thể kết luận là việc cung ứng thẻ BHYT cho người nghèo của tỉnh Bến Tre trong các năm
  16. 14 qua được thực hiện rất có hiệu quả, đáp ứng đầy đủ, kịp thời cho nghèo trong tỉnh. 2.2.2. Thực trạng tổ chức mạng lưới BHYT tạo thuận lợi cho người nghèo. Thực trạng việc tổ chức mạng lưới BHYT cho người nghèo trong tỉnh Bến Tre nhiều năm qua được triển khai thực hiện đã và đang mang lại nhiều kết quả. Do vậy mạng lưới BHYT được triển khai và tổ chức rất chặt chẽ từ tỉnh đến đại phương, từ đó số lượng người nghèo có thẻ luôn được cải thiện thiện, đảm bảo 100% người nghèo có thẻ BHYT, cụ thể ta có bảng số liệu 2.4: Từ bảng số liệu 2.4 ta thấy tình hình cấp thẻ BHYT cho người nghèo qua các năm liên tục tăng lên từ năm 2008 số thẻ BHYT được cấp là 83.191 đến năm 2013 nó được tăng lên đáng kể 109.862 thẻ BHYT. Tỷ lệ người nghèo có thẻ BHYT qua các năm tăng dần, năm 2008 số người nghèo có thẻ BHYT chiếm 50.46% đến năm 2013 tăng lên 98.25 %.. để cụ thể hơn ta có bảng số liệu sau: 2.2.3. Thực trạng chất lượng về công tác BHYT và chăm sóc sức khỏe cho người nghèo, đối tượng BHYT. Bảng 2.6: Số lượt KCB người nghèo giai đoạn 2008 - 2013 Số lượt KCB Số tiền chi KCB Năm Mức chi BQ/lượt của người ngèo cho người nghèo 2013 370.842 52.833.908.901 142.470 2012 334.922 48.051.719.002 143.471 2011 275.626 27.450.191.522 99.592 2010 352.172 28.406.193.520 80.660 2009 200.519 13.326.988.560 66.462 2008 125.003 11.216.036.520 89.726 “Nguồn: Bảo hiểm xã hội tỉnh Bến Tre”
  17. 15 Bảng 2.7: Số lượt khám nội trú và ngoại trú từ năm 2008 -2013 Số lượt khám Số lượt khám BQ số ngày Năm nội trú ngoại trú điều trị nội trú 2013 126.537 244.305 8,73 2012 93.458 241.464 8,89 2011 82.857 192.769 9,49 2010 102.581 249.591 9,32 2009 69.742 130.777 8,43 2008 39.855 85.146 7,85 “Nguồn: Phòng Giám định BHYT – BHXH Bến Tre” Qua hai bảng số liệu 2.6 và 2.7 ta thấy công tác chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh của người nghèo được thực hiện tương đối tốt. Cụ thể hàng năm số lượt khám chữa bệnh của người nghèo đều tăng lên từ năm 2008 số lượt khám chữa bệnh là 125.003 thì đến năm 2013 là 370.842. Trong quá trình thực hiện công tác người nghèo ngoài những kết quả đạt được thì còn nhiều khó khăn tư nhiều phía theo cả chủ quan và khách quan. 2.2.4. Thực trạng công tác quản lý sử dụng thẻ BHYT của người nghèo Để công tác quản lý sử dụng thẻ BHYT cho người nghèo hiệu quả hơn thì công tác quản lý là hết sức quan trọng, phải được kiểm tra giám sát một cách thường xuyên đồng bộ và chặt chẽ từ tỉnh đến cơ sỡ, từng khâu, từng bộ phận.
  18. 16 Thực tế trong nhiều năm qua thì công tác kiểm tra luôn được tiến hành một cách thường xuyên cụ thể ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.6: Công tác kiểm tra, thanh tra bên lĩnh vực y tế và các cơ sở khám chửa bệnh từ năm 2009 - 2013 Chi tiêu Số lần kiểm tra, tỷ lệ Năm giao thanh tra đạt % 2009 10 11 110 2010 10 11 110 2011 11 12 109.9 2012 13 14 107.7 2013 14 15 107.1 “Nguồn: Số liệu từ phòng Kiểm tra BHXH Bến Tre” Tuy công tác kiểm tra đối chiếu vẫn được tiến hành thường xuyên nhưng vẫn còn tồn tại và khó kiểm soát được một số vấn đề sau như: tình trạng kê khống đơn thuốc, chiếm dụng quỹ BHYT tại một số bệnh viện vẫn còn gây thất thoát ngân sách và âm quỹ BHYT tế. Từ đó làm ảnh hưởng chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh của người nghèo và người dân, gây khó khăn cho công tác quản lý sử dụng thẻ BHYT của người nghèo nói riêng và BHYT cho các đối tượng khác nói chung. 2.2.5. Thực trạng công tác giáo dục ý thức trách nhiệm cho người nghèo - Người nghèo vẫn chưa phát quy và hiểu hết vai trò của thẻ BHYT trong khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe. Ngoài việc chưa phát quy vai trò của thẻ BHYT thì người nghèo, thì một số vần đề của người nghèo cần phải được giải quyết, giáo dục ý
  19. 17 thức. Trong đó công tác tuyên truyền là hết sức quan trọng đóng vai trò rất lớn trong việc nâng cao ý thức người dân. Cụ thể ta có bảng số liệu sau: Bảng 2.9: Công tác tuyên tuyền bên lĩnh vực BHYT giai đoạn 2008 - 2013 Số đợt Năm tuyên Hình thức tuyên tuyền tuyền Phát tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh, pano..Thi tiểu phẩm 2013 4 về lĩnh vực BHYT, đối thoại trực tiếp… Phát tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh, pano.. Tổ chức cuộc 2012 4 thi tìm hiểu về BHYT, BHXH… Phát tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh, pano, phát hành sổ 2011 3 tay về BHXH, BHYT.. Phát tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh, pano, phát hành sổ 2010 2 tay về BHXH, BHYT.. 2009 2 Phát tờ rơi, tờ gấp, tranh ảnh, pano.. “Nguồn: Số liệu từ BHXH tỉnh Bến Tre” 2.2.6. Thực trạng xã hội hóa công tác chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Xã hội hóa (XHH) công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là sự kết hợp chặt chẽ giữa việc huy động sự tham gia ngày càng nhiều của nhân dân và sự phối hợp các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội... cụ thể ta có bảng số liêu sau: Bảng 2.10: Bệnh viện, phòng khám ngoài công lập Bác sĩ thu hút Năm Bệnh viện Phòng khám ngoài tỉnh 2011 1 5 3 2012 1 5 4 2013 1 6 5 “Nguồn: Sở y tế Bến Tre”
  20. 18 Bảng 2.11: Số lượt KCB của người nghèo ở các bệnh viện, phòng khám ngoài công lập Số lượt khám của Năm Tổng lượt khám Tỷ lệ % người nghèo 2011 273.675 76.657 28,01 2012 286.235 79.983 27,94 2013 297.834 87.234 29,29 “Nguồn: Số liệu báo cáo tổng hợp – sở y tế” Qua hai bảng số liệu 2.10 và 2.11 ta thấy công tác XHH cũng góp phần rất lớn trong việc tạo điều kiện cho người dân trong việc. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BHYT CHO NGƯỜI NGHÈO TỈNH BẾN TRE 2.3.1.Những kết quả đạt được Công tác BHYT cho người nghèo ra đời đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của ngưởi nghèo, giúp người nghèo có thể tiếp cận với các dịch vụ y tế hiện đại. Nó là chiếc phao giúp nghèo và đảm bảo cho họ trong việc KCB và giảm bớt gánh nặng về kinh tế. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế - Việc xác định và lập danh sách người nghèo ở tuyến cơ sở diễn ra rất chậm, còn thiếu soát, sai lệch. -Người nghèo có tâm lý chủ quan trong KCB và CSSK - Do ngân sách Nhà nước về BHYT cho người nghèo còn hạn hẹp. Người nghèo phải cùng chi trả 5% chi phí khám chữa bệnh. - Các thủ tục hành chính còn phức tạp, rờm rà, thời gian giải quyết còn mất nhiều thời gian. 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2