intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm nghèo ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

58
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Giải pháp giảm nghèo ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng" là làm rõ cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo; phân tích thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo của quận Liên Chiểu, tìm ra những nhân tố tác động đến nghèo trên địa bàn quận; đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần giảm nghèo trên địa bàn quận Liên Chiểu đến năm 2017.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Giải pháp giảm nghèo ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG BÙI ĐỨC HIỀN GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN Phản biện 2: PGS.TS. PHẠM THANH KHIẾT Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 16 tháng 12 năm 2013 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quận Liên Chiểu có diện tích tự nhiên 79,13 km2, dân số 147.472 người (năm 2012). Về đơn vị hành chính, quận Liên Chiểu có 05 phường: Hoà Minh, Hoà Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc. Những năm qua, chương trình mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn quận được triển khai thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đã tạo tiền đề để hộ nghèo cải thiện chất lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.Giai đoạn 2009-2012, bình quân mỗi năm giảm được 5,37% hộ nghèo theo chuẩn 500.000đ/người/tháng. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo trên địa bàn quận Liên Chiểu trong những năm qua chưa thật sự vững chắc, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh nhưng không ổn định, tình trạng phát sinh hộ nghèo còn diễn ra hàng năm; đời sống của một bộ phận nhân dân vẫn đang rất khó khăn; chuẩn nghèo của thành phố luôn được tăng lên cho phù hợp với chuẩn nghèo của cả nước cũng như tình hình vật giá, lạm phát và tình hình kinh tế xã hội của thành phố, vì vậy số lượng hộ nghèo luôn duy trì ở trong những giai đoạn nhất định. Qua kết quả điều tra và đã được Thành phố thống nhất danh sách, đầu năm 2013 quận Liên Chiểu có 4.018 hộ nghèo/39.020 hộ dân chiếm tỉ lệ 10,3% (Theo chuẩn nghèo của Thành phố Đà Nẵng là 800.000đ /người /tháng). Đây là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền quận trong việc thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới. Vì vậy, giảm nghèo là vấn đề đang được cả thành phố nói chung, quận Liên Chiểu nói riêng đặc biệt quan tâm. Việc đề xuất
  4. 2 những giải pháp giảm nghèo có tính khả thi nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình mục tiêu giảm nghèo ở quận Liên Chiểu là một yêu cầu cấp thiết hiện nay. Với lý do đó, tôi chọn đề tài: “Giải pháp giảm nghèo ở quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành kinh tế phát triển. 2. Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo. Phân tích thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo của quận Liên Chiểu, tìm ra những nhân tố tác động đến nghèo trên địa bàn quận. Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần giảm nghèo trên địa bàn quận Liên Chiểu đến năm 2017. 3. Câu hỏi nghiên cứu Để đánh giá chính xác về tình trạng nghèo và công tác giảm nghèo, đề tài cần trả lời các câu hỏi sau: - Nghèo là gì? - Giảm nghèo là gì? - Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở quận Liên Chiểu giai đoạn 2009 – 2012 như thế nào? - Các nhân tố nào tác động đến nghèo trên địa bàn quận? - Để giảm nghèo cần thực hiện những biện pháp nào? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: - Đề tài nghiên cứu những vấn đề về nghèo và công tác giảm nghèo. 4.2. Phạm vi nghiên cứu:
  5. 3 - Về thời gian: Luận văn nghiên cứu vấn đề nghèo và công tác giảm nghèo ở quận Liên Chiểu từ năm 2009 – 2012. Các giải pháp thực hiện chương trình giảm nghèo của quận đến năm 2017. - Về số liệu: Trong luận văn, tác giả kế thừa nguồn số liệu về thực trạng nghèo do các phường thuộc quận điều tra năm 2009, số liệu tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo giai đoạn 2009 - 2012 và số liệu điều tra cuối năm 2012 đầu năm 2013. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để xem xét vấn đề nghèo và giảm nghèo một cách khách quan, sát thực tiễn, luận dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước ta. 6. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, các danh mục có liên quan, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 03 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về nghèo và giảm nghèo. Chương II: Thực trạng nghèo và công tác giảm nghèo ở quận Liên Chiểu trong thời gian qua. Chương III: Một số giải pháp giảm nghèo ở quận Liên Chiểu trong thời gian đến. 7. Tổng quan tài liệu Mục tiêu xóa đói giảm nghèo luôn được đặt ra trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên thế giới và tại Việt Nam. Chính vì thế trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều đề tài, luận văn đề cập đến vấn đề này. Đồng thời, còn có nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu vấn đề xóa đói giảm
  6. 4 nghèo ở nhiều khía cạnh khác nhau. Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở nước ta là rất phong phú. Thành quả của những công trình đó đã cung cấp những luận cứ khoa học, thực tiễn cho việc xây dựng, triển khai công tác xóa đói giảm nghèo trên toàn quốc và từng địa phương.
  7. 5 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHÈO VÀ GIẢM NGHÈO 1.1.1. Những vấn đề chung về nghèo a. Quan niệm về nghèo - Quan niệm trên thế giới Theo quan điểm của Tổ chức Liên Hợp quốc (UN): Người nghèo là những người có thu nhập dưới đường ranh giới nghèo, được xác định bằng số tiền cho nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở,…mà trước mắt là lương thực, thực phẩm để duy trì sự sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng 2.100 - 2.300 Calo/người/ngày. - Quan niệm đói nghèo của Việt Nam Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đưa ra khái niệm đói nghèo ở Việt Nam như sau: Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Nghèo là tình trạng của một bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ bản của con người và có mức sống ngang bằng mức sống tối thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện Hộ đói là hộ cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, con cái thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, nhà cửa rách nát. Hộ nghèo là hộ thiếu ăn nhưng không đứt bữa, mặc không lành và không đủ ấm, không có khả năng phát triển sản xuất.
  8. 6 b. Tiêu chí xác định chuẩn nghèo (1) Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của các tổ chức thế giới: * Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) Phương pháp tính là: Đem chia dân số của một nước, một châu lục hoặc toàn cầu ra làm 05 nhóm, mỗi nhóm có 20% dân số bao gồm: Rất giàu, giàu, trung bình, nghèo và rất nghèo. * Ngân hàng Thế giới (WB): - Phương pháp ATLAS (năm 1990): Tức là tỷ giá hối đoái và tính theo USD. - Phương pháp PPP (Purchasing Power Parity) là phương pháp sức mua tương đương tính theo USD. (2) Tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam Chuẩn nghèo được dùng để đánh giá mức độ đói nghèo ở Việt Nam là tính theo thu nhập nhân khẩu một tháng hoặc một năm và được đo bằng giá trị hoặc hiện vật qui đổi. Bộ LĐ-TB&XH đã quyết định cũng như tham mưu cho Thủ tướng chính phủ ban hành các quyết định cho các giai đoạn cụ thể khác nhau. * Chuẩn nghèo của Đà Nẵng - Giai đoạn 2013-2017, quy định mức chuẩn nghèo như sau: + Khu vực nông thôn: những hộ có mức thu nhập bình quân 600.000 đồng/người/thángtrở xuống. + Khu vực thành thị: những hộ có mức thu nhập bình quân 800.000 đồng/người/tháng trở xuống. c. Các nguyên nhân dẫn đến nghèo * Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên: Thời tiết khắc nghiệt, bão lụt thiên tai. Hàng năm có số người cứu trợ đột xuất do thiên tai khoảng từ 1 – 1,2 triệu người.
  9. 7 Bình quân hàng năm số hộ vừa thoát khỏi đói nghèo vẫn còn lớn do không ít đang sống ở ngưỡng đói nghèo nên rất dễ bị tác động bởi các yếu tố rủi ro như thiên tai, mất việc làm. * Nguyên nhân về kinh tế: Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố cơ bản để nhà nước tăng các nguồn thu và tích luỹ tạo sức mạnh vật chất để hình thành và triển khai các chương trình hỗ trợ vật chất, tài chính và cho các xã khó khăn phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội. Người nghèo và cộng đồng nghèo nhờ đó có sự vươn lên thoát khỏi nghèo đói. Vì vậy, quy mô nền kinh tế lớn và tăng trưởng kinh tế cao, bền vững là điều kiện quan trọng để thực hiện XĐGN trên quy mô rộng. * Nguyên nhân về xã hội: Về y tế: Người nghèo có thu nhập thấp và thường tập trung ở vùng khó khăn nên ít có điều kiện chăm sóc sức khoẻ, bệnh tật phát sinh, sức lao động suy giảm làm ảnh hưởng trực tiếp đén thu nhập và chi tiêu của họ. Về giáo dục: Cùng với tác động của thu nhập thấp nên viecj đầu tư chăm lo cho con cái học hành của các hộ gia đình ít được quan tâm, trình độ học vấn thấp, ít được đào tạo nghề nên ít có cơ hội tìm kiếm việc làm dẫn đến đói nghèo. * Các nguyên nhân thuộc bản thân người nghèo Trình độ học vấn thấp, không có việc là hoặc việc làm không ổn định, thiếu vốn hoặc thiếu phương tiện sản xuất, do ốm đau bệnh tật... 1.1.2. Quan niệm về giảm nghèo
  10. 8 Giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn. Ở khía cạnh khác, giảm nghèo là tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn đề cải thiện đời sông mọi mặt của mỗi người. Trên thực tế, giảm nghèo là tăng các điều kiện sống cơ bản. 1.1.3. Sự cần thiết phải giảm nghèo Đói nghèo là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người. Do đó, XĐGN đóng một vai trò hết sức to lớn trong tất cả các mặt của đời sống xã hội, cụ thể như sau: a. XĐGN đối với sự phát triển kinh tế b. XĐGN đối với sự phát triển xã hội c. XĐGN đối với vấn đề chính trị, an ninh, xã hội d. Xóa đói giảm nghèo đối với vấn đề văn hóa 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ GIẢM NGHÈO 1.2.1. Nội dung cơ bản của công tác giảm nghèo Muốn giảm nghèo chúng ta cần thực hiện những nội dung giảm nghèo một cách có hiệu quả và công tác giảm nghèo bao gồm 5 nội dung: a. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người nghèo b. Thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi hộ nghèo c. Hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho hộ nghèo d. Thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo (1) Hỗ trợ vế y tế (2) Hỗ trợ về giáo dục
  11. 9 (3) Hỗ trợ về giáo dục (4) Trợ giúp pháp lý e. Chính sách bảo trợ xã hội 1.2.2. Một số tiêu chí phản ánh giảm nghèo a. Tăng thu nhập bình quân hộ nghèo Hiện nay, thu nhập của hộ vẫn là tiêu chí được sử dụng để đánh giá xem hộ có thuộc diện hộ nghèo hay không. Bởi vậy, thu nhập là một trong những tiêu chí quan trọng phản ánh giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay. b. Tăng số hộ thoát nghèo Số hộ thoát nghèo hàng năm tăng lên có ý nghĩa là công tác giảm nghèo tại địa phương có hiệu quả. Tuy nhiên, tiêu chí này cũng khó đạt được trong thời gian dài vì chuẩn nghèo thường xuyên thay đổi theo thời gian. c. Giảm tỷ lệ hộ tái nghèo Giảm nghèo đã khó, làm sao để tránh tình trạng tái nghèo lại càng khó hơn. Một tình trạng phổ biến ở các địa phương đó là khi có sự điều chỉnh tăng chuẩn nghèo thì số người tái nghèo tăng nhanh. Có những người chỉ mới thoát nghèo được vài năm đã tái nghèo trở lại. Do vậy, muốn đánh giá một cách toàn diện về giảm nghèo thì cần xem xét đến tỷ lệ tái nghèo. Mỗi địa phương cần có các chính sách cụ thể để giảm tối thiểu hộ tái nghèo. d. Tình trạng cải thiện nhà ở và sinh hoạt Khi hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở hay cấp kinh phí để sữa chữa nhà do hư hỏng. Họ sẽ có điều kiện “an cư lạc nghiệp”, sống trong những ngôi nhà kiên cố họ sẽ yên tâm hơn để tập trung vào việc tìm và tạo thu nhập cho gia đình.
  12. 10 e. Tình trạng chăm sóc sức khỏe và giáo dục Tỷ lệ hộ nghèo đến khám bệnh và chăm sóc sức khỏe định kỳ tại các sơ sở y tế cũng là một nhân tố để phản ánh mức độ tiếp cận các dịch vụ y tế của hộ nghèo. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO 1.3.1. Điều kiện tự nhiên 1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 1.3.3. Nguồn lực xóa đói giảm nghèo 1.3.4. Ý thức vƣơn lên thoát nghèo 1.4. KINH NGHIỆM XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO CỦA MỘT SỐ NƢỚC VÀ MỘT SỐ ĐỊA PHƢƠNG CỦA VIỆT NAM Kinh nghiệm xóa đói giảm nghèo của một số nước trên thế giới như Tuynidi, Hàn Quốc, Ấn Độ, Thái Lan và một số tỉnh thành trong nước như Lâm Đồng, Kỳ Anh-Hà Tĩnh, Thọ Xuân-Thanh Hóa...
  13. 11 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 Trong chương 1, luận văn trình bày các lý luận chung về nghèo và giảm nghèo, về chuẩn nghèo của thế giới, của Việt Nam và của thành phố Đà Nẵng. Luận văn đã đưa ra các tiêu chí xác định chuẩn nghèo, nêu được nội dung giảm nghèo, sự cần thiết phải giảm nghèo trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay.
  14. 12 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO Ở QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN LIÊN CHIỂU 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng được thành lập theo Nghị định số 07/CP ngày 23.01.1997 của Chính Phủ, trên cơ sở 03 xã Hoà Hiệp, Hoà Khánh, Hoà Minh của huyện Hoà Vang. Diện tích tự nhiên là 79,13 km2 , dân số 147.472 người (năm 2012), mật độ dân số 1.864 người/km2. Về đơn vị hành chính, quận Liên Chiểu có 05 phường: Hoà Minh, Hoà Khánh Nam, Hoà Khánh Bắc, Hoà Hiệp Nam, Hoà Hiệp Bắc. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội a. Đặc điểm kinh tế Kinh tế quận đang phát triển đúng hướng, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân cao. Các ngành kinh tế đều có giá trị đạt và vượt so với kế hoạch hàng năm của quận. Kinh tế phát triển đã đem lại sự phát triển chung của quận, cơ bản đảm bảo được an sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người dân. Thế nhưng, so với lợi thế và tiềm năng thì sự phát triển này chưa tương xứng và thiếu bền vững. Công nghiệp phát triển nhanh và mạnh nhưng sản phẩm không mới, chất lượng chưa cao, ô nhiễm môi trường trên địa bàn quận ngày càng trầm trọng. b. Đặc điểm xã hội
  15. 13 Dân số năm 2012 là 147.472 người, mật độ dân số 1.864 người/1km2. Số người trong độ tuổi lao động 51.348 người, trong đó, 44.652 người có việc làm, 2.368 người không có việc làm.Theo số liệu thống kê của quận, dân số năm 2000 là 65.643 đến năm 2007 tăng lên 95.088 người, giai đoạn 2000-2007, dân số của quận tăng 29.445người. Lực lượng lao động của quận có chiều hướng gia tăng, giai đoạn 2000-2007, nguồn lao động tăng 14.616 người, tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chưa có việc làm giảm đáng kể. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh triển khai thực hiện đề án có việc làm cho người lao động. 2.2. THỰC TRẠNG NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2009-2012 2.2.1. Thực trạng nghèo chung Trên cơ sở chuẩn nghèo của thành phố, quận đã tiến hành điều tra khảo sát, tổng hợp và trình thành phố quyết định công nhận số lượng hộ nghèo, tổng số hộ nghèo của quận năm 2009 (Đầu giai đoạn của chuẩn nghèo 500.000đ/người/tháng, 2009-2012) được thể hiện tại bảng 2.12 dưới đây. Bảng 2.12: Tỷ lệ hộ nghèo các quận, huyện thành phố Đà Nẵng năm 2009 Tổng số hộ Tổng số hộ STT Quận, huyện Tỷ lệ (%) dân nghèo 1 Hải Châu 39.650 5.080 12,81 2 Thanh Khê 32.684 4.804 14,70 3 Sơn Trà 23.257 4.955 21,29
  16. 14 4 Ngũ Hành Sơn 12.039 3.426 28,46 5 Liên Chiểu 19.872 4.922 24,77 6 Cẩm Lệ 16.303 2.313 14,29 7 Hoà Vang 26.455 7.296 27,59 Toàn thành phố 170.268 32.796 19,26 Nguồn: Sở Lao động thương binh và xã hội thành phố Đà Nẵng 2.2.2. Thực trạng về nhà ở của hộ nghèo 2.2.3. Thực trạng về điều kiện sinh hoạt của hộ nghèo 2.2.4. Thu nhập bình quân của hộ nghèo 2.2.5. Phân tích nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ nghèo Bảng 2.18: Nguyên nhân dẫn đến nghèo của hộ nghèo quận Liên Chiểu năm 2009 (giai đoạn 2009-2012) S Tỷ lệ so với Số T Nguyên nhân nghèo tổng số hộ hộ T nghèo (%) Thiếu kinh nghiệm làm ăn, không có 1 320 6,5 tay nghề 2 Thiếu lao động 1033 21 3 Đông người phụ thuộc 1393 38,3 4 Thiếu vốn 2338 47,5 5 Thiếu đất, phương tiện sản xuất 162 3,3 6 Mắc tệ nạn xã hội, lười lao động 64 1,3 7 Tai nạn rủi ro 91 1,85 8 Có người tàn tật, ốm đau 1575 32 9 Thiếu việc làm 1919 39 10 Nguyên nhân khác 457 9,3 Nguồn: Phòng Lao động, thương binh và xã hội quận Liên Chiểu
  17. 15 2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO CỦA QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2009-2012 2.3.1. Thực trạng công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao kỹ thuật và kinh nghiệm cho người nghèo 2.3.2. Thực trạng thực hiện chính sách tín dụng ƣu đãi hộ nghèo 2.3.3. Tình hình thực hiện các chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo a. Hỗ trợ vế y tế b. Hỗ trợ về giáo dục c. Hỗ trợ nhà ở, điện, nước và các điều kiện sinh hoạt d. Trợ giúp pháp lý 2.3.4. Tình hình thực hiện chính sách bảo trợ xã hội 2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC GIẢM NGHÈO QUẬN LIÊN CHIỂU GIAI ĐOẠN 2009-2012 2.4.1. Những kết quả đạt đƣợc Công tác giảm nghèo đạt kết quả tích cực góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh của quận. Trong giai đoạn 2009 – 2012, Quận uỷ, UBND và các ban ngành đoàn thể của quận và các phường đã thực hiện đồng bộ các chính sách, dự án hỗ trợ cho người nghèo trên tất cả các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nhà ở, vốn vay… đã mang lại hiệu quả đáng khích lệ.
  18. 16 Biểu 2.3: Kết quả giảm nghèo của quận Liên Chiểu giai đoạn 2009 – 2012 5000 4922 3569 2251 1190 Series1 0 năm năm năm năm 2009 2010 2011 2012 2.4.2. Một số tồn tại, hạn chế Công tác điều tra, khảo sát để nắm chắc số lượng hộ nghèo chưa đảm bảo; công tác tuyên truyền, giáo dục nhận thức đối với người nghèo chưa được thực hiện thường xuyên; hoạt động của Ban giảm nghèo từ quận đến các phường chưa thật sự có hiệu quả cao, các giải pháp đề ra thường mang tính pha đợt; Nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo trong giai đoạn qua có tăng lên nhưng chưa đáp ứng với nhu cầu... 2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế Là một quận của thành phố ven biển khu vực miền Trung, điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng, mưa nhiều, lại thường xuyên bị ảnh hưởng của bão, nhất là những cơn bão lớn, gây thiệt hại lớn về người và của; những năm gần đây, tốc độ đô thị hoá trên địa bàn quận cao dẫn đến tình trạng tăng dân số cơ học với chất lượng dân số thấp...
  19. 17 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 Nội dung chương 2 nêu khái quát đặc điểm tự nhiên, đặc điểm kinh tế xã hội của quận Liên Chiểu trong thời gian qua, như về diện tích, dân số, cơ cấu các ngành kinh tế... Nội dung chính của chương là nêu được thực trạng về nghèo và công tác giảm nghèo của quận giai đoạn 2009 – 2012.
  20. 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Ở QUẬN LIÊN CHIỂU TRONG THỜI GIAN ĐẾN 3.1. PHƢƠNG HƢỚNG, MỤC TIÊU TRONG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI QUẬN LIÊN CHIỂU ĐẾN NĂM 2020 3.1.1. Mục tiêu tổng quát Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Liên Chiểu giai đoạn 2011-2020 nêu rõ: “Phát triển quận Liên Chiểu trở thành trung tâm công nghiệp của thành phố Đà Nẵng, có hệ thống kết cấu hạ tầng tiên tiến và thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nưới. Là địa phương có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhanh, phù hợp với chủ trương của thành phố và của cả nước, có hệ thống chính trị, quốc phòng an ninh vững mạnh; giáo dục và y tế không ngừng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao”. 3.1.2. Một số chỉ tiêu cụ thể Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân cả giai đoạn 2011 – 2020 từ 12 – 13%, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành công nghiệp 12,26%, ngành dịch vụ 14,45%, ngành nông nghiệp giảm 1,35%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2020 chuyển dịch theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp. Cụ thể: ngành công nghiệp – xây dựng 66,06%, ngành dịch vụ 33,64%, ngành nông - lâm - thủy sản 0,3%.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2