intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:33

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách địa phương và phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của TS. Lê Xuân Lãm. Các nhận định nêu ra trong luận văn là kết quả nghiên cứu nghiêm túc, độc lập của bản thân tác giả luận văn trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu khoa học. Luận văn đảm bảo tính khách quan, trung thực và khoa học. Tác giả Vĩnh Thông
  2. 2 MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ............................... 12 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG ....................................................................... 12 1.1.1. Ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước ............................. 12 1.1.2. Ngân sách địa phương ........................................................................... 14 1.2. LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 15 1.2.1. Lập dự toán ngân sách địa phương ....................................................... 15 1.2.2. Phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương.................................... 15 1.2.3. Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương .............................................. 16 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA ............................ 17 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA 17 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................. 17 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020 ................................................................................................................. 17 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 ................... 17 2.2.1. Lập dự toán ngân sách địa phương ....................................................... 17 2.2.2. Quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh Khánh Hòa ...................................................................................................... 21 2.2.3. Kết quả công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách hàng năm tỉnh Khánh Hòa ............................................................................................... 22 2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA .......................................... 23 2.3.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 23 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 24 TÓM TẮT CHƯƠNG 2.............................................................................. 25 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA .............. 26
  3. 3 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA ............................................................................ 26 3.1.1 Mục tiêu phát triển của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021 - 2025 ........... 26 3.1.2 Định hướng phát triển của tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 ................... 26 3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA .......................................... 26 3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán NSĐP ................................................ 26 3.2.2. Hoàn thiện hệ thống định mức, tiêu chí lập, phân bổ dự toán ngân sách địa phương .............................................................................................. 27 3.2.3. Áp dụng thí điểm lập, phân bổ ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp công lập................................................... 27 3.2.4. Hoàn thiện phân cấp nguồn thu và tỷ lệ phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương .............................................................................................. 28 3.2.5. Tăng cường tính kỷ luật lập dự toán và nâng cao năng lực quản lý của người lãnh đạo, trình độ chuyên môn và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức làm công tác quản lý ngân sách ở địa phương .............................. 28 3.2.6. Xây dựng và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền và quy chế phối hợp của các cơ quan trực thuộc tỉnh trong lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP ....................................................................................................... 28 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 29 3.3.1. Đối với các cơ quan Trung ương .......................................................... 29 3.3.2. Đối với các cơ quan, đơn vị ở địa phương ............................................ 29 TÓM TẮT CHƯƠNG 3.............................................................................. 29 KẾT LUẬN ................................................................................................ 30
  4. 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nuớc DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐTPT Đầu tư phát triển ĐVT Đơn vị tính FDI Foreign Direct Investment GDP Gross domestic product GDRP Gross Regional Domestic Product GTGT Giá trị gia tăng HĐND Hội đồng nhân dân KT-XH Kinh tế - Xã hội NĐ Nghị định NS Ngân sách NSĐP Ngân sách địa phuơng NSNN Ngân sách nhà nuớc NSTW Ngân sách Trung uơng ODA Official Development Assistance PPP Public - Private Partnership QLNN Quản lý nhà nuớc SNCL Sự nghiệp công lập TC-NS Tài chính - Ngân sách TT Thông tư TTĐB Tiêu thụ đặc biệt TW Trung uơng UBND Ủy ban nhân dân
  5. 5 DANH MỤC SƠ ĐỒ, CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng Dự toán thu, chi ngân sách hàng 9 2.3 năm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020
  6. 6 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) là quỹ tiền tệ lớn nhất của Nhà nước, được hình thành từ những khoản thu nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của bộ máy Nhà nước cũng như thực hiện các nhiệm vụ phát triển KT-XH của Nhà nước. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, NSNN luôn là công cụ quan trọng và được sử dụng có hiệu quả trong điều tiết kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội. Những năm qua, cùng với quá trình đổi mới quản lý kinh tế, quản lý NSNN đã có những đổi mới nhằm phù hợp hơn với nền kinh tế đang chủ động hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Việc phân cấp quản lý NSNN ngày càng hoàn thiện nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cấp chính quyền trong quản lý ngân sách trên địa bàn. Quy trình quản lý NSNN cũng ngày càng hoàn thiện, bên cạnh lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, Trung ương và tỉnh phải lập kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn bao gồm kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm, nhằm tăng tính kỷ luật ngân sách, tăng hiệu quả phân bổ ngân sách, tăng cường năng lực của chính quyền Trung ương và tỉnh trong lập kế hoạch chiến lược. Tỉnh Khánh Hòa là một trong những tỉnh có tốc độ phát triển nhanh, có đóng góp vào ngân sách trung ương, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đang trên đà xây dựng trở thành một trung tâm kinh tế, du lịch, văn hóa lớn của cả nước. Tính đến hết năm 2020, quy mô thu NSNN của tỉnh là 12.177 tỷ đồng, chi NSNN là 11.216 tỷ đồng (do ảnh hưởng của tình hình dịch Covid năm 2020 làm tốc độ thu, chi ngân sách của tỉnh giảm so với năm 2019) và số thu NSNN hàng năm tương đối cao, bình quân giai đoạn 2017-2019 là 2,37%. Để đạt được những kết quả như trên, chính quyền địa phương đã có những biện pháp để đưa công tác quản lý ngân sách ngày càng tốt hơn như: Làm tốt công tác quản lý thu, chống thất thu, thu hồi nợ thuế, tăng cường huy động các nguồn vốn để tiếp tục đầu tư, phát huy hiệu quả 4 chương trình KT-XH và 3 vùng kinh tế trọng điểm gắn với thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 và
  7. 7 tầm nhìn đến năm 2030; đảm bảo các chế độ, chính sách an sinh xã hội, ổn định an ninh, quốc phòng. Từ khi Luật NSNN số 83/2015/QH13 có hiệu lực, công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách của tỉnh Khánh Hòa nói riêng và các địa phương khác trong cả nước nói chung đã có những thay đổi mới để phù hợp với quy định mới của Luật. Qua thực hiện cho thấy, công tác lập dự toán ngân sách hàng năm, xây dựng kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm cũng như công tác phân bổ dự toán NSNN của tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện đúng thời gian quy định, đúng quy trình, chất lượng công tác dự báo, lập kế hoạch của tỉnh ngày càng tăng lên. Tuy nhiên, với những thay đổi trong lập dự toán NSNN cộng với việc lập kế hoạch tài chính 5 năm, kế hoạch tài chính - NSNN 3 năm là vấn đề khá mới nên trong quá trình áp dụng địa phương không tránh khỏi lúng túng, bị động và điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách của địa phương. Là một người làm công tác tài chính, nhận thấy được vai trò quan trọng của công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách nhà nước đối với toàn bộ quy trình quản lý ngân sách và những khó khăn, hạn chế của công tác này tại các địa phương nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng trong điều kiện áp dụng Luật NSNN 83/2015/QH13, tác giả mong muốn nâng cao hiệu quả công tác lập kế hoạch tài chính - NSNN trung hạn, công tác lập, phân bổ và giao dự toán hàng năm gắn với thực tế, dự toán ngân sách phải là một công cụ thực thi ngân sách đạt hiệu quả cao, đáp ứng thực hiện cải cách công tác quản lý tài chính - ngân sách nhà nuớc, do đó tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa” để làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác lập, phân bổ, giao dự toán ngân sách địa phương và phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến. 2.2. Mục tiêu cụ thể
  8. 8 - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. - Phân tích thực trạng công tác lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020, từ đó rút ra những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. - Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến. 3. Câu hỏi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể được xác định, luận văn tập trung trả lời các câu hỏi sau: - Công tác lập kế hoạch, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương dựa trên cơ sở lý luận nào? - Thực trạng công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020 như thế nào? Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế? - Để hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa trong thời gian đến cần thực hiện những giải pháp nào? 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu những vấn đề về công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh hàng năm. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa. - Phạm vi về thời gian: Các dữ liệu thứ cấp phục vụ cho phân tích đánh giá thực trạng công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa được thu thập cho giai đoạn 2018-2020 và các giải pháp đề xuất đến năm 2025. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp hệ thống hóa tài liệu: Thu thập, tổng hợp, rà soát, phân tích các tư liệu có liên quan đến nội dung đề tài từ sách, tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo chuyên đề.
  9. 9 - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Thu thập dữ liệu liên quan đến đối tượng và nội dung nghiên cứu để hệ thống hóa lý luận về ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương, lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Thu thập dữ liệu thứ cấp để phục vụ cho việc phân tích thực trạng công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương bao gồm: Số liệu dự toán, số liệu quyết toán thu, chi ngân sách địa phương tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020; các số liệu về KT-XH hàng năm của Cục Thống kê tỉnh. - Phương pháp phân tích dữ liệu: Phương pháp phân tích chính sách, phương pháp phân tích thống kê, mô tả, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích tổng hợp. 6. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, danh mục các chữ viết tắt và phụ lục, bố cục luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương. Chương 2: Thực trạng công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Khánh Hòa. 7. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu Một số tài liệu, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến các nội dung đề tài, đó là: Bài viết của Nguyễn Thị Bất, Nguyễn Xuân Thu “Phân cấp nguồn thu NSNN giữa chính quyền trung ương và địa phương ở Việt Nam” đăng trong Số đặc biệt, tháng 03 năm 2013, trang 12-16, Tạp chí Kinh tế - Phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. Bài viết này phân tích sự phù hợp của các nguồn thu giao cho chính quyền địa phương theo tính chất các khoản thu và quyền tự quyết của chính quyền địa phương đối với các khoản thu được giao. Luận văn thạc sĩ “ Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ngãi”, (2013), Nguyễn Thị Hồng Phúc, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã đi vào phân tích thực trạng, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, ưu điểm, nhược điểm và những bất cập trong công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương tỉnh Quảng Ngãi từ
  10. 10 đó đưa ra những giải pháp cụ thể để hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách tỉnh Quảng Ngãi. Luận văn thạc sĩ “Hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương cho ngân sách quận, huyện tại thành phố Đà Nẵng” (2017), Phạm Thị Lan Anh, Đại học Đà Nẵng. Đề tài đã tập trung nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập, phân bổ và giao dự toán NSĐP cho ngân sách quận, huyện tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng; Thực trạng về công tác thực hiện dự toán ngân sách địa phương nói chung và ngân sách quận, huyện trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011 - 2015; từ đó, tác giả đề ra các khuyến nghị nhằm hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương cho ngân sách quận, huyện tại Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến. Luận văn thạc sĩ của tác giả Trần Nhật Hưng (2017) “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”, Đại học Nha Trang, đã tập trung nghiên cứu tác động của các nhân tố như: Tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp, tăng trưởng giá trị dịch vụ du lịch, tăng trưởng số lượng doanh nghiệp, tăng trưởng dân số đến tăng trưởng thu ngân sách Nhà nước của 08 đơn vị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2000-2016. Kết quả nghiên cứu với mô hình FGLS cho thấy biến tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng giá trị dịch vụ du lịch là nhân tố ảnh hưởng đáng kể đến tăng thu ngân sách nhà nước. Từ các kết quả nghiên cứu thực nghiệm, tác giả đã đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, chủ yếu tập trung phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ du lịch, tìm ra hướng đi cho ngành nông nghiệp và khắc phục những tồn tại tiềm ẩn. Luận án tiến sĩ (2017) “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng“ của Nguyễn Thị Thanh Mai, Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương. Luận án đã phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng giai đoạn 2011-2015, chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó. Bên cạnh đó, luận án đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu - chi ngân sách và quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố. Từ những đánh giá và phân tích đó, luận án đã đề xuất các giải
  11. 11 pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thu - chi ngân sách của thành phố Hải Phòng. Luận văn của tác giả Nguyễn Tuấn Nghĩa (2017) "Hiệu quả quản lý vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Khánh Hòa”, Đại học Nha Trang, đã cung cấp cho các cơ quan quản lý nhà nước nói chung và quản lý nhà nước về vốn ĐTPT nguồn NSNN nói riêng, một bức tranh tổng thể về hiệu quả quản lý vốn ĐTPT nguồn NSNN của Tỉnh cũng như khuyến nghị một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn ĐTPT của tỉnh Khánh Hòa, giúp Tỉnh đạt được mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn 2016 - 2025. Đề án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu các giải pháp quản lý công tác thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018-2020 và định hướng đến năm 2025” (2020) do chính tác giả làm chủ nhiệm. Đề án là một công trình nghiên cứu khá toàn diện về quản lý nhà nước đối với thu, chi ngân sách ở địa phương Khánh Hòa, được hoàn thành với những đóng góp cơ bản sau: 1) Đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thu, chi NSNN trong đó có bài học kinh nghiệm từ hai địa phương là điểm sáng trong quản lý thu chi ngân sách là Đà Nẵng và Bình Dương; 2) Phân tích toàn diện công tác thu, chi NSNN ở tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn 2011-2018; 3) Phân tích các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến công tác quản lý thu, chi NSNN trong thời gian qua; 4) Đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm bảo toàn, nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách, thực hiện chi ngân sách hiệu quả trong giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến 2025; 5) Đề xuất giải pháp triển khai thí điểm xã hội hóa các đơn vị sự nghiệp công lập và giao dự toán NSNN cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo kết quả đầu ra. Các công trình nghiên cứu nêu trên đã tạo cơ sở về lý luận và thực tiễn về lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương; đã có nhiều giải pháp được đề xuất để nâng cao hiệu quả công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương được các tác giả đưa ra. Tuy nhiên, về mặt thời gian, các đề tài đã nghiên cứu về công tác lập, phân bổ và giao dự toán theo quy định của Luật NSNN năm 2002, kể từ khi Luật NSNN số 83/2015/QH13 và Nghị định 45/2017/NĐ-CP quy định chi tiết lập kế hoạch tài chính 05 năm và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm có hiệu lực, công tác lập dự toán ngân sách có nhiều thay đổi nhưng vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu. Do đó, đề tài nghiên cứu sẽ giúp có những
  12. 12 đánh giá thực tế công tác lập, phân bổ và giao dự toán từ 2018 - 2020, qua 3 năm áp dụng Luật NSNN mới và thực hiện lập kế hoạch tài chính - ngân sách 3 năm theo Nghị định 45/2017/NĐ-CP, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.1.1. Ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước 1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm ngân sách nhà nước - Khái niệm ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, Quốc hội đã thông qua Luật NSNN mới (Luật số 83/2015/QH13), trong đó, khái niệm NSNN được hiểu là “Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước”. Việc quy định các khoản thu chi của NSNN được thực hiện trong thời gian một khoảng thời gian nhất định ở Luật số 83/2015/QH13 so với quy định trong thời gian 1 năm ở các Luật NSNN 1996 và 2002, xuất phát từ việc bắt đầu từ Luật số 83/2015/QH13, NSNN không chỉ lập và thực hiện trong thời gian 01 năm mà NSNN còn được lập theo kế hoạch 03 năm, 05 năm, gắn với việc thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH. - Đặc điểm ngân sách nhà nước NSNN thể hiện các đặc điểm sau: + Một là, hoạt động thu, chi của NSNN luôn luôn gắn chặt với quyền lực kinh tế - chính trị của Nhà nước, được thực hiện trên cơ sở những văn bản pháp luật của Nhà nước về thu, chi ngân sách. + Hai là, hoạt động NSNN chủ yếu là hoạt động phân phối lại các nguồn tài chính, nó thể hiện ở hai lĩnh vực thu và chi của Nhà nước. + Ba là, đằng sau những hoạt động thu, chi của NSNN luôn chứa đựng những nội dung KT-XH nhất định và chứa đựng những quan hệ kinh
  13. 13 tế, quan hệ lợi ích nhất định. Trong mối quan hệ đó, lợi ích quốc gia, lợi ích tổng thể bao giờ cũng được coi trọng và chi phối các mặt lợi ích khác. + Bốn là, quỹ NSNN luôn được phân chia thành các quỹ tiền tệ nhỏ hơn trước khi đưa vào sử dụng. Quá trình phân chia quỹ NSNN thể hiện trên nhiều mặt: Phương án phân bổ NSNN hàng năm ở các cấp ngân sách; Quá trình cấp phát kinh phí từ cơ quan, đơn vị cấp trên cho cơ quan đơn vị cấp dưới; Phương án phân bổ ngân sách ở các cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng NSNN trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình. [18] 1.1.1.2. Hệ thống ngân sách nhà nước Ở Việt Nam, tổ chức hệ thống NSNN cũng phù hợp với tổ chức bộ máy Nhà nước. Tại Khoản 2, Điều 55, Hiến pháp năm 2013: Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, trong đó ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm nhiệm vụ chi của quốc gia. Điều 6, Luật số 83/2015/QH13: (1) Ngân sách nhà nước gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương; và (2) Ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương. NSTW bao gồm ngân sách các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở TW; NSĐP bao gồm ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là ngân sách tỉnh), ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách huyện) và ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). 1.1.1.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước Tại Khoản 16, Điều 4, Luật số 83/2015/QH13 quy định: “Phân cấp quản lý ngân sách là việc xác định phạm vi, trách nhiệm và quyền hạn của chính quyền các cấp, các đơn vị dự toán ngân sách trong việc quản lý ngân sách nhà nước phù hợp với phân cấp quản lý KT-XH“. [21]. Thực chất, phân cấp quản lý NSNN là việc giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong việc quản lý và sử dụng NSNN. Nội dung phân cấp quản lý NSNN: - Giải quyết mối quan hệ quyền lực giữa các cấp chính quyền trong việc ban hành các chính sách chế độ thu - chi, quản lý ngân sách. - Giải quyết mối quan hệ vật chất trong quá trình phân giao nguồn thu, nhiệm vụ chi và cân đối ngân sách.
  14. 14 - Giải quyết mối quan hệ giữa các cấp chính quyền trong quá trình thực hiện quy trình quản lý ngân sách. Để đảm bảo việc phân cấp quản lý ngân sách đem lại những kết quả tốt, phân cấp quản lý NSNN cần thực hiện đầy đủ những nguyên tắc phân cấp. 1.1.2. Ngân sách địa phương 1.1.2.1. Khái niệm, vai trò ngân sách địa phương Tại Điều 4, Luật số 83/2015/QH13: “Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương”. Ngân sách địa phương chứa đựng các mối quan hệ lợi ích kinh tế giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương, giữa chính quyền địa phương với các chủ thể khác như tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trong và ngoài nước và các cấp chính quyền địa phương với nhau trong quá trình tạo lập và sử dụng quỹ NSĐP. NSĐP là một bộ phận cấu thành của NSNN nên có đầy đủ những đặc điểm của NSNN. NSĐP có những vai trò sau: - Duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy chính quyền địa phương. - Đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của chính quyền địa phương. - Ngân sách địa phương tác động tới sự ổn định và phát triển bền vững của tài chính quốc gia. 1.1.2.2. Tổ chức hệ thống ngân sách địa phương Tổ chức hệ thống ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó: - Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương; - Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
  15. 15 - Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã). [21] 1.2. LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG 1.2.1. Lập dự toán ngân sách địa phương 1.2.1.1. Kế hoạch tài chính - ngân sách địa phương 3 năm a. Khái niệm Kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm là kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước được lập hằng năm cho thời gian 03 năm, trên cơ sở kế hoạch tài chính 05 năm, được lập kể từ năm dự toán ngân sách và 02 năm tiếp theo, theo phương thức cuốn chiếu. Kế hoạch này được lập cùng thời điểm lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm nhằm định hướng cho công tác lập dự toán ngân sách nhà nước hằng năm; định hướng thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn lực cho từng lĩnh vực và từng nhiệm vụ, hoạt động, chế độ, chính sách cho từng lĩnh vực trong trung hạn. b. Căn cứ lập kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm c. Nội dung kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm d. Quy trình lập kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 03 năm 1.2.1.2. Lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm a. Khái niệm Lập dự toán NSĐP là quá trình xây dựng và quyết định dự toán thu, chi NSĐP trong thời hạn một năm. Theo tổ chức hệ thống NSNN Việt Nam hiện nay thì NSĐP là một bộ phận của NSNN và được lồng ghép trong ngân sách nhà nước, do đó việc lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm được tiến hành đồng thời và tuân thủ theo đúng quy định lập dự toán NSNN từ căn cứ, yêu cầu đến phương pháp và quy trình thực hiện. b. Căn cứ lập dự toán NSĐP c. Yêu cầu và phương pháp lập dự toán NSĐP d. Quy trình lập dự toán ngân sách địa phương hàng năm 1.2.2. Phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương 1.2.2.1. Căn cứ phân bổ và giao dự toán 1.2.2.2. Phương pháp thực hiện Về dự toán thu. Về dự toán chi.
  16. 16 1.2.2.3. Quy trình quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương 1.2.3. Tiêu chí đánh giá và những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương 1.2.3.1. Tiêu chí đánh giá công tác lập và phân bổ dự toán thu, chi NSĐP - Tính chính xác của dự toán thu, chi NSĐP- Tính phù hợp của dự toán thu, chi NSĐP - Tính kịp thời của phân bổ NSĐP - Tính phù hợp trong phân bổ NSĐP. 1.2.3.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phương - Chế độ, chính sách của Nhà nước - Điều kiện tự nhiên và điều kiện KT-XH của địa phương - Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý ở địa phương và cơ chế phối hợp TÓM TẮT CHƯƠNG 1
  17. 17 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA 2.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH KHÁNH HÒA 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2018 - 2020 2.2.1. Lập dự toán ngân sách địa phương 2.2.1.1. Những quy định của tỉnh Khánh Hòa về lập kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm, lập dự toán NSNN hàng năm 2.1.1.2. Quy trình và thời gian lập kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm và lập dự toán NSNN hàng năm tỉnh Khánh Hòa Tại Khánh Hòa, công tác lập kế hoạch TC-NS 03 năm được lập cùng với dự toán NSNN hàng năm. Quy trình lập dự toán ngân sách theo quy định bắt đầu khi Chính phủ ban hành Chỉ thị về lập kế hoạch phát triển KT- XH và dự toán ngân sách. Sau đó, Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn cùng với số kiểm tra để làm cơ sở cho các điạ phương lập báo cáo dự toán và thảo luận ngân sách. Dựa trên Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, UBND tỉnh Khánh Hòa ra văn bản hướng dẫn triển khai xây dựng dự toán NSNN năm và kế hoạch tài TC-NS 03 năm và quy định thời gian gửi dự toán. 2.2.1.3. Kế hoạch tài chính - ngân sách 03 năm của địa phương tỉnh Khánh Hòa Dự toán thu, chi NSĐP năm 2019 được xây dựng trong kế hoạch TC-NS 2018 - 2020 là 9.206 tỷ đồng, nhưng trong kế hoạch TC-NS 2019 - 2021 là thu NSĐP là 16.795 tỷ đồng (tăng 82,4%) và chi NSĐP 1à 12.112 tỷ đồng (tăng 31,6%). Tương tự, dự toán thu, chi NSĐP năm 2020 trong kế hoạch TC-NS năm 2018 - 2020 là 9.956 tỷ đồng, trong kế hoạch TC-NS 2019-2021 là 17.711 tỷ đồng (tăng 77,8%) và 13.335 tỷ đồng (tăng
  18. 18 33,94%), trong kế hoạch TC-NS 2020 - 2022 là 17.273 tỷ đồng (giảm 2,47%) và 12.908 tỷ đồng (giảm 3,2%). 2.2.1.4. Lập dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh Khánh Hòa Đối với dự toán thu NSĐP: Tốc độ tăng trong dự toán thu NSĐP giai đoạn 2018-2020 của tỉnh Khánh Hòa là 7,2% và xu hướng giảm dần, năm 2018 dự toán thu NSĐP tăng 13,8% so với năm 2017, năm 2019 tăng 8,9% so với 2018 và năm 2020 tăng 5,5% so với năm 2019. Vì nguồn thu ngân sách tỉnh Khánh Hòa luôn gia tăng trong giai đoạn 2018 - 2020 nên tỉnh đã chủ động cân đối ngân sách và đóng góp cho ngân sách trung ương. Bảng 2.3: Dự toán thu, chi ngân sách hàng năm tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020 Đơn vị tính: Triệu đồng STT NỘI DUNG 2018 2019 2020 TỔNG NGUỒN THU A NGÂN SÁCH ĐỊA 10.970.763 11.945.489 12.607.130 PHƯƠNG Thu ngân sách địa I phương hưởng theo phân 10.308.400 10.927.077 11.010.132 cấp Các khoản thu NSĐP 1 3.320.800 3.264.405 3.089.700 hưởng 100% Các khoản thu phân chia 2 6.987.600 7.662.672 7.920.432 NSĐP hưởng theo tỷ lệ % Bổ sung từ ngân sách II 413.899 682.603 958.893 Trung ương Bổ sung có mục tiêu bằng 1 413.899 478.498 640.193 nguồn vốn trong nước Bổ sung có mục tiêu bằng 2 - 204.105 318.700 nguồn vốn ngoài nước Thu từ quỹ dự trữ tài III - - - chính IV Thu kết dư - - -
  19. 19 Thu chuyển nguồn năm V - - - trước chuyển sang VI Nguồn cải cách tiền lương 198.464 335.809 638.105 Thu tạm ứng tồn ngân VII Kho bạc nhà nước và vay - - - Ngân hàn Phát triển Nguồn NS cấp dưới nộp VIII - - - lên IX Nguồn khác NS - - - TỔNG CHI NGÂN SÁCH B 11.132.763 12.113.589 12.908.230 ĐỊA PHƯƠNG Chi cân đối ngân sách địa I 11.090.763 11.958.983 12.797.310 phương 1 Chi ĐTPT 3.893.350 4.249.222 4.511.507 2 Chi thường xuyên 6.433.884 6.889.722 7.221.116 3 Chi trả lãi vay các khoản do chính quyền địa phương 21.100 10.600 9.150 vay 4 Chi bổ sung quỹ dự trữ tài 1.170 1.170 1.170 chính 5 Dự phòng chi 206.170 273.180 275.250 Chi tạo nguồn điều chỉnh 6 535.089 535.089 779.117 tiền lương Nguồn tăng thu dự toán 7 - - - chưa phân bổ 8 Chi nộp ngân sách cấp trên - - - Chi các Chương trình II 42.000 154.606 110.920 mục tiêu Chi các chương trình 1 - 112.128 70.279 MTQG Chi các chương trình mục 2 42.000 42.478 40.641 tiêu, nhiệm vụ Chi chuyển nguồn ngân III - - - sách năm sau
  20. 20 BỘI CHI NSĐP/ BỘI C -162.000 -168.100 -301.100 THU NSĐP CHI TRẢ NỢ GỐC D NGÂN SÁCH ĐỊA 440.800 0 838 PHƯƠNG I Từ nguồn vay để trả nợ gốc 440.800 - - Từ nguồn bội thu, tăng thu, II tiết kiệm chi, kết dư ngân - - 838 sách cấp tỉnh TỔNG MỨC VAY NGÂN E 602.800 168.100 301.100 SÁCH ĐỊA PHƯƠNG I Vay để bù đắp bội chi 162.000 168.100 301.100 II Vay để trả nợ gốc 440.800 - - Nguồn: Dự toán NSNN tỉnh Khánh Hoà năm 2018, 2019, 2020 [24] Tốc độ tăng bình quân trong dự toán chi NSĐP của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2018 - 2020 là 7,69%, cao hơn tốc độ tăng trong dự toán thu NSĐP của tỉnh trong giai đoạn này và có xu hướng giảm dần, năm 2018 dự toán chi NSĐP tăng 15,5% so với năm 2017, năm 2019 tăng 8,8% so với 2018 và năm 2020 tăng 6,6% so với năm 2019. Giai đoạn 2018 - 2020, dự toán chi ĐTPT của tỉnh Khánh Hòa tăng bình quân 7,66% cao hơn so với tốc độ tăng chi trong cân đối NSĐP (7,42%), đặc biệt trong năm 2018, dự toán chi ĐTPT tăng đến 21,5% (689.380 triệu đồng) so với năm 2017 và hơn 6,4% so với tốc độ tăng dự toán chi NSĐP. Dự toán chi thường xuyên giai đoạn 2018-2020 tăng bình quân 5,95%/năm (mức tăng bình quân tăng hằng năm là 393.616 triệu đồng) thấp hơn mức tốc độ tăng dự toán chi NSĐP. Về cơ cấu lập dự toán giữa chi ĐTPT và chi thường xuyên trong tổng chi cân đối NSĐP: Bình quân trong giai đoạn 2018-2020 chi ĐTPT chiếm tỷ trọng 35,3% (tỷ trọng này tăng ở năm 2018 (35,1%), 2019 (35,5%) và giảm ở năm 2020 (35,25%)) và chi thường xuyên là 57,35%. So với giai đoạn 2015 - 2017, tỷ trọng chi ĐTPT trong tổng chi NSNN đã tăng lên, từ 32,3% giai đoạn 2015 - 2017 lên 35,3% giai đoạn 2018 - 2020. Ngoài ra, quy mô chi NSNN của tỉnh so với GDP trong giai đoạn 2018 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2