intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng trong cho vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Vân

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng trong cho vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Vân" là nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống XHTD của Ngân hàng thương mại; khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại BIDV Hải Vân; đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV Hải Vân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng trong cho vay tại ngân hàng Đầu tư và phát triển Hải Vân

  1. 1 MỞ ĐẦU 1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là nghiệp vụ cơ bản, chiếm vai trò quan trọng nhất vì nó là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu cho ngân hàng. Tuy nhiên, đây cũng là nghiệp vụ tập trung hầu hết các rủi ro nghiêm trọng, gây tổn thất lớn cho NHTM. Rủi ro trong cho vay còn được nhân lên gấp đôi, bởi vì ngân hàng không những phải hứng chịu các rủi ro do những nguyên nhân chủ quan của mình, mà còn gánh chịu những rủi ro do khách hàng gây ra. Vì vậy, việc thực hiện quản trị rủi ro nhất là rủi ro tín dụng nhằm đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng tín dụng là một yêu cầu khách quan, là điều kiện sống còn để ổn định và phát triển của Ngân hàng thương mại. Là một ngân hàng thương mại quốc doanh lớn của Việt Nam, trong những năm qua, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã không ngừng mở rộng mạng lưới, cải tiến công nghệ và hoàn thiện các quy trình nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ đồng thời giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Theo đó, hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng theo chuẩn mực quốc tế đã ra đời, hỗ trợ đắc lực cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động và tình hình thực tế. Để đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả và bền vững, dần hội nhập với quy trình giám sát, quản lý theo các chuẩn mực quốc tế Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hải Vân nói riêng đã xây dựng và áp dụng hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng trong cho vay, cụ thể là hệ thống xếp hạng tín dụng
  2. 2 nội bộ. Tuy nhiên, hệ thống xếp hạng này vẫn còn tồn tại ít nhiều khiếm khuyết cần phải được bổ sung chỉnh sửa để có thể đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai. Xuất phát từ các yêu cầu trên, tác giả chọn đề tài “Hoàn thiện hệ thống chấm điểm xếp loại khách hàng trong cho vay tại NH Đầu tư và phát triển Hải Vân” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý luận liên quan đến hệ thống XHTD của Ngân hàng thương mại. - Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng hệ thống XHTD đang áp dụng tại BIDV Hải Vân - Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV Hải Vân. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào lý thuyết chuyên ngành Kinh tế tài chính- Ngân hàng cùng với các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu giữa hệ thống XHTD của BIDV Hải Vân với kinh nghiệm của các tổ chức xếp hạng chuyên nghiệp trong nước để làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống XHTD tại BIDV Hải Vân, qua đó để xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả hệ thống XHTD tại BIDV Hải Vân. - Đối tượng nghiên cứu : Là hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang áp dụng tại BIDV Hải Vân. - Phạm vi nghiên cứu: Là khách hàng doanh nghiệp đang vay vốn tại BIDV Hải Vân 4. Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
  3. 3 Trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu và công trình khoa học đã được công bố có liên quan đến hệ thống XHTD luận văn đã có những đóng góp sau: - Tổng hợp và trình bày một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về hệ thống xếp hạng tín dụng. - Qua phân tích, đánh giá thực trạng XHTD của BIDV Hải Vân, luận văn chỉ ra những hạn chế, tồn tại trong hệ thống XHTD tại BIDV Hải Vân. - Luận văn đã đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống XHTD của BIDV Hải Vân. 5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung chính của luận văn bao gồm những nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về hệ thống xếp hạng tín dụng tại NHTM Chương 2: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân Chương 3: Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hải Vân
  4. 4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NHTM. 1.1.1. Khái niệm về xếp hạng tín dụng Xếp hạng tín dụng là đánh giá uy tín tín dụng tổng quát của doanh nghiệp trong việc thực hiện đúng và đầy đủ các cam kết tài chính đối với các đối tác (ngân hàng, nhà cung cấp, cổ đông…) trong một khoảng thời gian nhất định”. 1.1.2. Sự cần thiết của việc xếp hạng tín dụng. 1.1.2.1. XHTD phục vụ công tác quản trị rủi ro - Xếp hạng khách hàng trước khi cấp tín dụng - Tái xét đánh giá và XHTD khách hàng theo định kỳ - XHTD khách hàng khi không hoàn trả nợ đúng hạn 1.1.2.2. Cung cấp những thông tin mang tính hệ thống về quá khứ và hiện tại của khách hàng Để có quyết định tín dụng nhanh và chính xác đồng thời dự đoán về khả năng và thiện chí trả nợ của khách hàng, ngân hàng cần có hệ thống thông tin về khách hàng trong quá khứ và hiện tại trên hệ thống XHTD. 1.1.2.3. Là cơ sở để xây dựng chính sách khách hàng Xác định một cách hợp lý, chính xác mức độ rủi ro từ đó áp dụng chính sách khách hàng cho vay phù hợp. 1.1.2.4. Góp phần thực hiện nguyên tắc cho vay
  5. 5 Việc XHTD được tiến hành trước khi hợp đồng tín dụng ký kết dựa trên cơ sở phân tích khả năng và thiện chí trả nợ ngân hàng. Đây là biện pháp “phòng bệnh” nhằm thực hiện tốt nguyên tắc “Hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn”. 1.1.2.5.Giúp ngân hàng xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập DPRR theo phương pháp định tính. Việc sử dụng kết quả XHTD đã giúp NH phân loại nợ và trích DPRR theo điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN 1.1.3. Vai trò của xếp hạng tín dụng 1.1.3.1. Ðối với thị trường tài chính. - Các nhà đầu tư sử dụng kết quả XHTD để thực hiện chiến lược đầu tư sao cho rủi ro thấp nhất. - Các tổ chức đi vay, cần huy động vốn sử dụng kết quả XHTD để tạo niềm tin với nhà đầu tư. 1.1.3.2. Ðối với ngân hàng thương mại - Cơ sở để lựa chọn khách hàng cho vay. - Xây dựng chính sách khách hàng. - Xây dựng danh mục tín dụng. - Phân loại nợ và quản lý nợ. 1.1.3.3. Ðối với doanh nghiệp được xếp hạng - Để đánh giá mức độ tín nhiệm của thị trường. - Để quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp mình. 1.1.4. Một số quy định của Ủy ban Basel về hệ thống XHTD của các ngân hàng thương mại - Ngân hàng phải thu thập tất cả các thông tin có liên quan khi xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp.
  6. 6 - Ngân hàng phải quy định tối thiểu là 8 mức hạng khác nhau trong xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. - Hệ thống XHTD phải bao gồm tất cả các phương pháp, quy trình, hệ thống thu thập dữ liệu, hệ thống công nghệ thông tin để xác định rủi ro tín dụng của khách hàng. 1.2. NỘI DUNG VỀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.2.1. Các phương pháp được sử dụng để XHTD 1.2.1.1. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này thu thập ý kiến của các chuyên gia trong hoặc ngoài doanh nghiệp theo những mẫu câu hỏi được soạn thảo trước trong phiếu điều tra. 1.2.1.2. Phương pháp cho điểm theo tiêu chuẩn Phương pháp mà chuyên gia xếp hạng tiến hành cho điểm trên cơ sở thang điểm đã được ấn định trước. 1.2.1.3. Phương pháp so sánh Phương pháp này dựa trên việc so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hoặc so với các giá trị trung bình của ngành, của thị trường. 1.2.1.4. Phương pháp kết hợp Mỗi phương pháp xếp hạng nêu trên đều có những ưu điểm và hạn chế riêng, có phạm vi áp dụng hữu hiệu nhất định. Do vậy, để tận dụng các ưu điểm và tránh được những nhược điểm của từng phương pháp, người ta có thể áp dụng phương pháp kết hợp. 1.2.2. Quy trình XHTD tại Ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Thu thập thông tin về khách hàng vay vốn - Các thông tin từ hệ thống báo cáo tài chính.
  7. 7 - Các thông tin từ các nguồn khác. 1.2.2.2. Phân loại theo ngành và quy mô của doanh nghiệp - Phân theo 4 ngành nghề chính: Nông – Lâm – Ngư nghiệp, Thương mại - dịch vu, Xây dựng, Công nghiệp. - Xác định quy mô căn cứ vào các chỉ tiêu: quy mô vốn kinh doanh, doanh thu, tổng số lao động, tổng tài sản 1.2.2.3. Phân tích và tính điểm hệ thống chỉ tiêu - Các chỉ tiêu tài chính. - Các chỉ tiêu phi tài chính. - Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của Doanh nghiệp. 1.2.2.4. Tổng hợp điểm, xếp hạng và xác định mức độ rủi ro tín dụng - Xếp hạng tín dụng khách hàng theo mười thứ hạng tương ứng với số điểm chấm được (AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C, D). 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến XHTD tại NHTM 1.2.3.1. Các nhân tố bên trong ngân hàng - Trình độ hiện đại hoá công nghệ ngân hàng. - Phương pháp và các tiêu chuẩn đánh giá. - Năng lực của người thực hiện XHTD. 1.2.3.2. Các nhân tố bên ngoài ngân hàng - Quy định, chính sách của Nhà nước - Chuẩn mực kế toán - Chất lượng nguồn thông tin
  8. 8 Kết luận chương I Chương I luận văn đã trình bày khái quát về hệ thống xếp hạng tín dụng, sự cần thiết và vai trò của hệ thống xếp hạng tín dụng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại. Đồng thời, đưa ra một số quy định của Ủy ban Basel về hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với các ngân hàng thương mại. Ngoài ra, luận văn cũng đã trình bày tổng thể cơ sở lý luận về hệ thống XHTD. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng nội bộ tai Ngân hàng thương mại. Từ những cơ sở lý luận này, luận văn sẽ nghiên cứu thực trạng hệ thống XHTD của BIDV Hải Vân và đưa ra những hạn chế, nguyên nhân những hạn chế của hệ thống XHTD tại Chương II.
  9. 9 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI BIDV HẢI VÂN 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BIDV HẢI VÂN 2.1.1.Quá trình ra đời và phát triển của BIDV Hải Vân - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hải Vân tiền thân là Chi nhánh cấp 2 Liên Chiểu trực thuộc Chi nhánh BIDV Đà Nẵng được thành lập năm 2001. Đến tháng 12/2004, là Chi nhánh cấp 1 trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 2.1.2. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân 2.1.2.1 Cơ cấu tổ chức chung tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Hải Vân Giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Phòng Phòng Phòng Phòn Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Quan Quan Dịch NVốn g TC- Tổ Quản tiền tệ GD Giao hệ hệ vụ Điện Quản KT chức trị tín kho Thanh dịch khách khách khách toán lý rủi hành dụng quỹ Khê NBH hàng1 hàng2 hàng chính ro KH1 Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến
  10. 10 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động TD tại BIDV Hải Vân. 2.1.3. Kết quả hoạt động KD của BIDVVN Vân NH ĐT&PT Hải 2.1.3.1. Về công tác huy động vốnNam Mức huy động vốn tăng dầnđồng từng năm từ mức huy động năm Hội qua tín dụng 2006 là 244 tỷ lên mức 848 tỷ năm 2010 đạt mức tăng trưởng qua 5 năm là 36,5%. Cơ cấu về nguồn vốn huy động chủ yếu tập trung từ nguồn tiền Phó Giám đốchàng Doanh nghiệp luôn chiếm đốc 60% tỷ gửi từ khách Giám trên trọng từ năm 2006-2009. QHKH 2.1.3.2. Về công tác cho vay Phòng QHKH Công tác tín dụng tại chi nhánh những ngày đầuQLRR TD lập Phòng mới thành gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ nợ xấu ở mức rất cao và đến năm 2006 vẫn còn ở mức 23% và tập trung ở 1 số khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ Phòng giao dịch nợ xấu giảm qua các năm, đến thời điểm cuối năm 2010 đạt ở mức
  11. 11 dưới 1%; dư nợ tín dụng của BIDV Hải Vân tăng trưởng nhanh qua từng năm từ mức 527 tỷ năm 2006 lên đến 2.263 tỷ năm 2010 2.1.3.3. Về hiệu quả kinh doanh Lợi nhuận trước thuế của BIDV Hải Vân tăng trưởng liên tục qua các năm, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm là 65%. Lợi nhuận trước thuế bình quân đầu người tăng từ 0.083 tỷ năm 2006 lên 0.44 tỷ đồng năm 2010 đã thể hiện hiệu quả kinh doanh của BIDV Hải Vân là khá cao. 2.2. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI BIDV HẢI VÂN. 2.2.1. Khái quát về hệ thống XHTD tại BIDV Hải Vân 2.2.1.1. Từ năm 2005 trở về trước Công tác xếp hạng tín dụng được thực hiện dựa trên phương pháp chấm điểm các chỉ tiêu chia thành 2 nhóm bao gồm: 10 chỉ tiêu tài chính và 10 chỉ tiêu phi tài chính. Khách hàng được chia thành 4 nhóm ngành kinh tế lớn: Ngành công nghiệp, ngành xây dựng, ngành thương mại dịch vụ và ngành nông, lâm, ngư nghiệp. 2.2.1.2. Từ năm 2006 đến nay - Phương pháp chấm điểm các chỉ tiêu chia thành 2 nhóm bao gồm: 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính. Công tác XHTD theo hệ thống XHTD mới phù hợp với QĐ 493/NHNN trợ giúp cho BIDV trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng cũng như đánh giá khách hàng vay vốn một cách có hệ thống. 2.2.2. Vận hành hệ thống XHTD tại BIDV Hải Vân 2.2.2.1. Phương pháp xếp hạng tín dụng
  12. 12 - Sử dụng phương pháp chấm điểm các nhóm chỉ tiêu tài chính và phi tài chính của từng khách hàng; kết hợp với phương pháp chuyên gia và phương pháp thống kê để xếp hạng khách hàng. 2.2.2.2. Đối tượng được xếp hạng - Khách hàng là tổ chức tín dụng - Khách hàng là doanh nghiệp - Khách hàng là cá nhân. Tuy nhiên, việc áp dụng thực tế tại BIDV Hải Vân chỉ thực hiện XHTD đối với khách hàng là doanh nghiệp còn các khách hàng còn lại chưa thực hiện xếp hạng. 2.2.2.3. Mô hình XHTD khách hàng là doanh nghiệp Khách hàng Ngành kinh tế Quy mô Loại hình doanh nghiệp Chỉ tiêu phi tài chính Chỉ tiêu tài chính Tổng hợp điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D 2.2.2.4. Quy trình xếp hạng tín dụng tại BIDV Hải Vân Bước 1: Thu thập thông tin
  13. 13 Bước 2: Xác định ngành nghề kinh doanh Bước 3: Xác định quy mô doanh nghiệp Bước 4: Xác định loại hình sở hữu của khách hàng Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính Bước 6: Chấm điểm phi tài chính Bước 7: Tổng hợp điểm và xếp hạng tín dụng. 2.2.3. Kết quả công tác xếp hạng tín dụng khách hàng tại BIDV Hải Vân Theo kết quả XHTD qua 2 năm 2009, 2010 cho thấy đa số khách hàng đang vay vốn có kết quả hoạt động kinh doanh tốt chủ yếu tập trung ở nhóm 1, nhóm 2. Số lượng khách hàng thuộc nhóm nợ xấu ít phát sinh và có xu hướng giảm. Số lượng khách hàng chưa đủ điều kiện xếp hạng tại BIDV Hải Vân chiếm tỷ lệ lớn và dư nợ của nhóm khách hàng này cũng lớn cho nên việc đánh giá thực chất chất lượng tín dụng của BIDV Hải Vân thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng là chưa chính xác ảnh hưởng đến việc phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Vì vậy kết quả kinh doanh tại chi nhánh cũng bị ảnh hưởng theo. 2.2.4. Sử dụng kết quả XHTD tại BIDV Hải Vân 2.2.4.1. Phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro tín dụng Việc áp dụng kết quả chấm điểm XHTD đã giúp cho chi nhánh phân loại được nhóm nợ theo phương pháp định tính điều 7 QĐ 493/2005/QĐ-NHNN. Theo đó, dư nợ nhóm 1 năm 2010 tăng 68% so với năm 2009. Đây là các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn. Bên cạnh đó, các nhóm nợ xấu (nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5) có xu hướng giảm dần từ 6 tỷ năm 2009 thì đến 2010 chỉ còn 3,1 tỷ giảm gần 50% so với
  14. 14 năm 2009. Điều này cho thấy các khách hàng đang quan hệ tín dụng tại BIDV Hải Vân đang tốt dần lên chủ yếu tập trung tại nợ nhóm 1. 2.2.4.2. Ban hành chính sách tín dụng - Chính sách tiếp thị khách hàng - Chính sách về cấp tín dụng - Chính sách về tài sản bảo đảm 2.2.5. Áp dụng xếp hạng tín dụng một khách hàng doanh nghiệp tại BIDV Hải Vân Doanh nghiệp được lựa chọn là doanh nghiệp thuộc nhóm ngành Công nghiệp được đánh giá tốt xếp loại A tại BIDV Hải Vân. Mục đích qua ví dụ có thể thấy được một số vấn đề trong quá trình XHTD của BIDV Hải Vân như sau: - Thông tin tài chính sử dụng để xếp hạng chủ yếu do khách hàng cung cấp từ báo cáo tài chính của công ty. - Việc đánh giá chỉ dựa trên các báo cáo tái chính của năm tài chính liền kề. - Việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa trên nhận định chủ quan của cán bộ thực hiện. - Chưa có sự phân tích, đánh giá các nguồn trả nợ bổ sung của doanh nghiệp như tài sản đảm bảo, bảo lãnh công ty mẹ. 2.2.6. So sánh phương pháp XHTD của BIDV Hải Vân với các tổ chức khác 2.2.6.1. Với Ngân hàng Ngoại thương Hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng của 2 Ngân hàng BIDV và Vietcombank là tương đối giống nhau. 2.2.6.2. Với Ngân hàng Công thương
  15. 15 Phương pháp xếp hạng doanh nghiệp của Ngân hàng Công thương Việt Nam không có sự khác biệt nhiều với phương pháp xếp hạng của NH ngoại thương Việt Nam. 2.2.6.3. Với NHNN Việt Nam (Trung tâm CIC). Phương pháp xếp hạng của Trung tâm CIC so với BIDV khá đơn giản, thiếu nhiều chỉ tiêu, các chỉ tiêu đánh giá để xếp hạng không có các chỉ tiêu phi tài chính. 2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI BIDV HẢI VÂN 2.3.1. Chất lượng nguồn thông tin Nguồn thông tin đánh giá xếp hạng tại BIDV Hải Vân còn thiếu, hầu như các CBTD chủ yếu chỉ dựa vào nguồn thông tin từ doanh nghiệp báo cáo lên. Còn thông tin từ các nguồn khác mặc dù cũng rất quan trọng để đánh giá đầy đủ và đúng mức doanh nghiệp lại chưa được lưu tâm đúng mức như: các nguồn từ các cơ quan quản lý nhà nước (thống kê, tài chính, thuế…) hoặc từ các tổ chức lưu trữ và cung cấp thông tin chuyên nghiệp (trung tâm tín dụng CIC), cũng như thông qua các phương tiện đại chúng khác. 2.3.2. Năng lực của người thực hiện đánh giá xếp hạng Kết quả xếp hạng doanh nghiệp phụ thuộc vào năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người đánh giá. Tuy nhiên, hầu hết CBTD tại BIDV Hải Vân chưa được trang bị kiến thức về đánh giá xếp hạng tín dụng và cách nhìn nhận, đánh giá rủi ro của mỗi CBTD rất khác nhau do chưa hình thành được văn hóa ứng xử với rủi ro trong ngân hàng. 2.3.3. Chấp hành quy định pháp luật của các DN Nhiều doanh nghiệp chưa tuân thủ các quy định pháp luật về kế toán – thống kê. Mặc dù các chuẩn mực kế toán của Việt Nam đã lần
  16. 16 lượt được ban hành nhưng nhiều doanh nghiệp chưa chấp hành đầy đủ. Việc xử lý các doanh nghiệp vi phạm các quy định về kế toán thống kê cũng chưa nghiêm. Do đó, số liệu trên báo cáo kế toán của nhiều doanh nghiệp thiếu độ tin cậy. 2.4. ĐÁNH GIÁ VỀ HỆ THỐNG XHTD TẠI BIDV HẢI VÂN. 2.4.1. Những kết quả đạt được. - Trợ giúp cho BIDV Hải Vân trong việc kiểm soát toàn bộ danh mục tín dụng. - Có cơ sở đánh giá thống nhất và mang tính hệ thống trong suốt quá trình tìm hiểu về khách hàng. - Đã thực hiện phân loại nợ theo Điều 7 quyết định 493/2005/QĐ- NHNN và theo thông lệ quốc tế. - Góp phần quan trọng trong việc xác định mức tổn thất tín dụng. - Góp phần hoàn thiện khung quản lý rủi ro tín dụng - Góp phần thiết kế quy trình tín dụng hiệu quả hơn, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhanh hơn. - Góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh uy tín và vị thế của BIDV Hải Vân trên địa bàn 2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân tồn tại 2.4.2.1. Nguyên nhân chủ quan - Chưa xây dựng được hệ thống thông tin về rủi ro tín dụng một cách khoa học để làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình xếp hạng tín dụng. - Hệ thống các chỉ tiêu xếp hạng chưa phù hợp - Năng lực đánh giá thực hiện xếp hạng của cán bộ tín dụng chưa cao.
  17. 17 - Việc áp dụng xếp hạng tín dụng để phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ- NHNN chưa đầy đủ. 2.4.2.2. Nguyên nhân khách quan - Chế độ kế toán-thông kê còn nhiều điểm chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. - Số liệu thống kê về ngành chưa được công bố rộng rãi. - Thị trường còn thiếu những công ty định mức tín nhiệm doanh nghiệp để ngân hàng có thể đối chiếu với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của ngân hàng Kết luận chương II Trong chương này, luận văn đã trình bày khát quát về cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động chung của BIDV Hải Vân giai đoạn từ năm 2006-2010. Tiếp theo, luận văn cũng giới thiệu rõ thực trạng việc áp dụng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng tại BIDV Hải Vân và so sánh với một số các Tổ chức khác tại Việt Nam để thấy rõ được ưu nhược của hệ thống XHTD hiện tại mà BIDV Hải Vân đang áp dụng. Ngoài ra, luận văn đã phân tích rõ các nhân tố ảnh hưởng đến công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV Hải Vân. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra kết quả công tác chấm điểm xếp hạng khách hàng trong 2 năm 2009 và năm 2010 từ đó đánh giá những mặt hạn chế, tồn tại và nguyên nhân trong hệ thống xếp hạng tín dụng tại BIDV Hải Vân. Chương 3, tiếp theo là những đề xuất nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng khách hàng của BIDV Hải Vân.
  18. 18 CHƯƠNG 3 HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI BIDV HẢI VÂN 3.1. CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG TẠI BIDV HẢI VÂN 3.1.1. Định hướng hoạt động tín dụng và công tác xếp hạng tín dụng tại BIDV Hải Vân. 3.1.1.1. Mục tiêu định hướng phát triển hoạt động TD. - Điều hành tăng trưởng tín dụng giai đoạn đến theo đúng định hướng của Chính phủ, chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - Đổi mới cơ chế điều hành hoạt động tín dụng, tạo sự minh bạch, công bằng, giảm thủ tục hành chính. - Nâng cao chất lượng tín dụng, kiểm soát chặt chẽ nợ xấu, nợ quá hạn 3.1.1.2. Mục tiêu định hướng xếp hạng tín dụng trong điều kiện mới - Làm căn cứ để xác định một cách hợp lý, chính xác nhất tổn thất tín dụng theo từng dòng sản phẩm hoặc lĩnh vực hay ngành kinh tế. - Căn cứ các mức xếp hạng đưa ra chính sách khách hàng cụ thể chi tiết cho từng nhóm khách hàng. - Căn cứ để đưa ra quyết định cấp tín dụng một cách chính xác nhất để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng. 3.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả xếp hạng tín dụng tại BIDV Để nâng cao năng lực cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngoài đòi hỏi BIDV phải có một hệ thống xếp hạng tín dụng hoạt động có hiệu quả để nâng cao hơn nữa tính chuyên nghiệp và tốc độ
  19. 19 xử lý các yêu cầu về tín dụng của các thành phần kinh tế, quản lý danh mục cho vay và mở rộng danh mục các khách hàng tiềm năng. 3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG TẠI BIDV HẢI VÂN. 3.2.1. Nâng cao khả năng thu thập và xử lý thông tin cho công tác xếp hạng tín dụng. - CBTD phải tăng cường việc khai thác và xử lý thông tin từ nhiều nguồn. - CBTD phải khai thác triệt để nguồn thông tin do trung tâm CIC cung cấp. 3.2.2. Hoàn thiện nội dung, quy trình XHTD 3.2.2.1. Hoàn thiện một số chỉ tiêu phân tích - Bổ sung một số chỉ tiêu trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ. + Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động kinh doanh so với tổng dòng tiền vào. + Hệ số dòng tiền vào từ hoạt động đầu tư so với tổng dòng tiền vào. + Hệ số dòng tiền ra để trả nợ dài hạn so với tổng dòng tiền vào. - Bổ sung một số chỉ tiêu phi tài chính đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành khác nhau. + Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. + Đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục. 3.2.2.2. Hoàn thiện quy trình xếp hạng tín dụng
  20. 20 Luận văn đề xuất sửa đổi mô hình cho phù hợp với thông lệ quốc tế và đảm bảo đánh giá đúng thực trạng chất lượng tín dụng của khách hàng như sau: Bước 1: Phân loại doanh nghiệp (DN) theo qui mô và ngành nghề kinh doanh. Trước hết DN được chia thành 3 nhóm theo qui mô DN lớn, DN vừa và DN nhỏ bằng cách cho điểm ở các chỉ tiêu lao động, vốn, doanh thu, tài sản như Bảng III.1(phụ lục3 đính kèm luận văn) Sau khi phân loại theo qui mô sẽ xác định ngành nghề kinh doanh của DN dựa trên cơ sở đối chiếu ngành kinh doanh chính của DN có tỷ trọng lớn nhất hoặc chiếm từ 40% doanh thu trở lên theo 4 nhóm ngành: Nông-Lâm-Ngư nghiệp, Thương mại-dịch vụ, Xây dựng và Công nghiệp được trình bày tại Bảng III.2(phụ lục đính kèm luận văn) Bước 2: Trên cơ sở ngành nghề và qui mô, sử dụng các bảng chấm điểm tương ứng với ngành nghề kinh doanh chính của DN được trình bày trong các Bảng III.3, Bảng III.4, Bảng III.5, Bảng III.6(Phụ lục đính kèm luận văn). Bước 3: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp như các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu đòn cân nợ, chỉ tiêu thu nhập. Bước 4: Chấm điểm các chỉ tiêu dự báo nguy cơ khó khăn tài chính của DN dựa trên các tiêu chí bao gồm: triển vọng ngành, chính sách của nhà nước tác động đến DN, hàm thống kê Z-Score của Altman được trình bày tại Bảng III.7(Phụ lục 3 kèm theo luận văn) Bước 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính có tác động trực tiếp đến DN như tình hình trả nợ và lãi vay, khả năng ứng phó với
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2