intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

10
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài "Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh" là khái quát được lý luận về Đào tạo nghề cho lao động; đánh giá được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh; kiến nghị được các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Một số giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TIÊU NGỌC LINH MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: : PGS.TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. TRẦN PHƢỚC TRỮ Phản biện 2: TS. LÂM MINH CHÂU Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 17 tháng 12 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác đào tạo nghề (ĐTN) đã được phục hồi, ổn định và từng bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động. Hiện nay, một trong những khâu yếu nhất của giáo dục nói chung và của dạy nghề nói riêng ở nước ta là chất lượng và hiệu quả ĐTN còn thấp. Mặt khác, chúng ta chưa quan tâm quản lý chất lượng ĐTN nên chất lượng ĐTN còn hạn chế, dẫn đến tình trạng lãng phí nhân lực và chi phí đào tạo. Do thiếu quy hoạch hệ thống ĐTN, cho nên ĐTN hiện nay hầu như là tự phát, cơ cấu ngành nghề và dạy nghề mất cân đối, phân tán, chưa gắn kết với nhu cầu thực tế, không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được, hiện nay công tác đào tạo nghề của thành phố Trà Vinh vẫn còn một số tồn tại, bất cập; đó là: quy mô đào tạo nghề của Thành phố còn quá nhỏ so với nhu cầu đào tạo của xã hội; chủ yếu đào tạo nghề theo năng lực sẵn có của cơ sở đào tạo; sự đa dạng các ngành nghề đào tạo để phù hợp với thực tế yêu cầu của sản xuất thì các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn Thành phố chưa đủ điều kiện đáp ứng được một cách tốt nhất, hình thức dạy nghề trong doanh nghiệp chưa được phát triển mạnh...đặc biệt chưa chú trọng nhiều đến đối tượng học nghề là lao động nông thôn trên địa bàn Thành phố. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Khái quát được lý luận về Đào tạo nghề cho lao động Đánh giá được thực trạng đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh
  4. 2 Kiến nghị được các giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn thành phố Trà Vinh. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp chuyên gia và các phương pháp khác. 5. Cấu trúc của luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về đào tạo nghề cho lao động nông thôn Chương 2: Thực trạng lao động nông thôn, đào tạo nghề trên địa bàn thành phố Trà Vinh Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn thành phố Trà Vinh 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu - Tài liệu nước ngoài - Tài liệu nghiên cứu trong nước
  5. 3 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LĐNT 1.1.1. Lao động nông thôn và đặc điểm của LĐNT Nguồn LĐNT là một bộ phận của nguồn LĐ xã hội bao gồm toàn bộ những người LĐ đang làm việc trong nền KT quốc dân và những người có khả năng LĐ nhưng chưa tham gia hoạt động trong nền KT quốc dân thuộc khu vực nông thôn. Đặc điểm người nông dân và LĐNT nước ta là cần cù, chịu khó, sẵn sàng tiếp thu kiến thức mới để cải tạo thiên nhiên, giúp ích cho hoạt động nông nghiệp của mình. 1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề, các đặc trƣng và hình thức của đào tạo nghề a. Khái niệm và các đặc trưng của đào tạo nghề Đào tạo nghề là một bộ phận quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Luật dạy nghề “Dạy nghề (đào tạo nghề) là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khoá học”. b. Các hình thức đào tạo nghề Một trong những nhiệm vụ quan trọng của kế hoạch ĐTN là xác định các hình thức đào tạo thích hợp. Hình thức ĐTN là cơ sở để xây dựng kế hoạch ĐTN, đồng thời cũng là cơ sở để tính toán hiệu quả KT của ĐTN. Tùy theo yêu cầu và điều kiện thực tế có thể áp dụng hình thức đào tạo này hay hình thức đào tạo khác.
  6. 4 1.1.3. Vai trò của đào tạo nghề đối với LĐNT Thực tiễn quá trình phát triển KT tại Việt Nam, khi LĐNT được sử dụng tốt thì KT phát triển nhanh và bền vững, tránh rơi vào “ cái bẫy” đẩy nhanh công nghiệp hóa, không chú trọng đến phát triển nông nghiệp, NT đã có những thời điểm rơi vào tình trạng khó khăn, gây lãng phí sức LĐNT và kéo theo hệ quả thu nhập của LĐNT thấp, mất ổn định xã hội. Vì vậy, ĐTN và nâng cao chất lượng ĐTN cho LĐ nói chung và LĐNT nói riêng là yêu cầu cấp bách của nền KT. 1.1.4. Đặc điểm lao động nông thôn Trình độ thể lực hạn chế do kinh tế kém phát triển, mức sống thấp. Trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật cũng như trình độ tiếp cận thị trường thấp. Lao động nông thôn nước ta còn mang nặng tư tưởng và tâm lý tiểu nông, sản xuất nhỏ, ngại thay đổi nên thường bảo thủ và thiếu năng động. 1.2. NỘI DUNG CỦA ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 1.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo nghề cho LĐNT a. Nhu cầu sử dụng lao động Hiện nay, nhu cầu nhân lực cho sự phát triển các ngành kinh tế ở nước ta, cụ thể: + Nhu cầu nhân lực cho sự phát triển công nghiệp, xây dựng. + Nhu cầu nhân lực cho sự phát triển nông lâm ngư nghiệp, phát triển nông thôn, miền núi có xu hướng giảm dần. + Nhu cầu nhân lực cho sự phát triển các ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh. + Nhu cầu nhân lực cho việc xuất khẩu LĐ đã qua đào tạo.
  7. 5 + Nhu cầu nhân lực cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. + Nhu cầu nhân lực kỹ thuật cao cho sự phát triển một số ngành mũi nhọn được lựa chọn trong tương lai. b. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn Nhu cầu học nghề: những đòi hỏi và mong muốn của con người cần được học nghề, thể hiện cảm giác thiếu hụt nghề nào đó mà người lao động cảm nhận được. Nhu cầu học nghề được hình thành là do trạng thái ý thức của người lao động về việc thấy thiếu một nghề nào đó để phục vụ cho bản thân mình cũng như đáp ứng nhu cầu của xã hội. 1.2.2. Xác định ngành nghề đào tạo cho LĐNT Như vậy, kết quả điều tra trên phản ánh thực tế cần xác định cơ cấu chương trình ĐTN cho LĐNT ở các cấp trình độ đào tạo với các kỹ năng phù hợp. Các ngành nghề cần xác định đào tạo và cũng là mong muốn được đào tạo của LĐNT như: trồng trọt, chăn nuôi, công nhân kỹ thuật, xây dựng, KT, tiểu thủ CN….Những ngành có tỷ lệ mong muốn cao như: trồng trọt, chăn nuôi, công nhân kỹ thuật (chiếm tới hơn 20% mỗi loại nghề). Tiếp đến là các loại nghề dệt may và KT, các loại nghề khác có nhu cầu đào tạo không đáng kể. 1.2.3. Lựa chọn phƣơng thức đào tạo nghề cho LĐNT Đối với nhóm đối tượng LĐNT đào tạo để có thể làm NN hiện đại, do đặc thù của sản xuất NN, người nông dân làm việc theo mùa vụ, nên các khoá đào tạo cần gắn với việc vừa học, vừa làm việc của người nông dân, hoặc phải lựa chọn thời gian nông nhàn của người dân để tổ chức khoá học cho phù hợp. Điều này đòi hỏi việc xây dựng chương trình đào tạo phải rất linh hoạt và khoa học. 1.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo
  8. 6 Để đánh giá kết quả cần phải đánh giá chương trình đào tạo để xác định xem nó có đáp ứng được mục tiêu đưa ra không (nghĩa là hiệu quả làm việc của người học có thay đổi theo hướng mong muốn không), và những thay đổi về hiệu quả đó của học viên có thể kết luận là do chương trình đào tạo mang lại không. 1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 1.3.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội Điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết đã tạo ra các đặc điểm con người khác nhau giữa các địa phương, vùng, miền dẫn đến có những đặc điểm khác nhau giữa LĐ các vùng, miền như LĐ thuộc các dân tộc khác nhau, LĐ ở các vùng sinh thái khác nhau, LĐ ở đồng bằng và miền núi, hải đảo,… đều có những đặc trưng về tập quán, phương thức sản xuất khác nhau. 1.3.2. Quy mô, chất lƣợng lực lƣợng lao động và tình hình việc làm ở nông thôn Yếu tố học vấn và kỹ năng làm việc của LLLĐ là “nội sinh” của bản thân người LĐ, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng học nghề trong việc kiến thức và kỹ năng nhất định; đạt được làm việc theo yêu cầu của doanh nghiệp. Với trình độ KH - CN ngày một phát triển, phát triển và mở rộng kinh doanh, doanh nghiệp ngày càng cần nguồn LLLĐ có trình độ học vấn và tay nghề cao, tính chuyên nghiệp cao. 1.3.3. Cơ sở vất chất cho ĐTN và đội ngũ giáo viên Mạng lưới cơ sở đào tạo nghề: Mạng lưới trường đào tạo nghề ở nước ta bao gồm: các trường dạy nghề, các trung tâm dạy
  9. 7 nghề, các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp có dạy nghề, một số trường đại học có dạy nghề, các cơ sở dạy nghề tư nhân đã đăng ký và chưa đăng ký, các hộ gia đình có dạy nghề. 1.3.4. Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyến dịch cơ cấu là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế theo thời gian từ trạng thái và trình độ này tới một trạng thái và trình độ khác phù hợp với sự phát triển KT-XH và các điều kiện vốn có nhưng không lặp lại trạng thái cũ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo ra sự chuyển dịch rất lớn đối với lao động nông thôn, từ dịch chuyển kỹ năng đến dịch chuyển nghề nghiệp, dịch chuyển nơi sinh sống: b. Thị trường lao động Thị trường lao động: tập hợp những quan hệ kinh tế, pháp lý, xuất hiện giữa người sở hữu sức lao động (người lao động) và người sử dụng nó (người thuê lao động) về vấn đề chỗ việc làm cụ thể, nơi mà hàng hóa và dịch vụ sẽ được làm ra. 1.3.5. Chính sách của chính quyền Tóm lại, hệ thống chính sách về đào tạo nghề đặc biệt là đào tạo nghề cho lao động nông thôn trong những năm gần đây đã từng bước được hoàn thiện và hỗ trợ khá đắc lực cho việc hình thành và phát triển hệ thống cơ sở đào tạo nghề rộng khắp trên cả nước và đạt được những kết quả đáng khích lệ.
  10. 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN, ĐÀO TẠO NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ TRÀ VINH 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN. 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Thành phố Trà Vinh là Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội và an ninh quốc phòng của tỉnh. Nằm ở phía Nam sông Tiền có tọa độ địa lý từ 106o18’ đến 106o25’ kinh độ Đông và từ 9o31’ đến 10o1’ vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp sông Cổ Chiên, phía Tây giáp huyện Càng Long, phía nam và đông giáp huyện Châu Thành. Thành phố có 9 phường và 1 xã. 2.1.2. Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội a. Đặc điểm kinh tế Tăng trưởng kinh tế (GDP) (2012) đạt 12,5%, trong đó: Thương mại - dịch vụ tăng 15,17%, công nghiệp - xây dựng tăng 9,29%, nông nghiệp - thủy sản giảm 1,54%; GDP bình quân đầu người 27,44 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế (2012) tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng nông - ngư nghiệp từ 4,78% giảm còn 4,11%; Công nghiệp và xây dựng từ 36,23% tăng lên 36,43%; Dịch vụ từ 58,99% tăng lên 59,46% (theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2012 của UBND thành phố Trà Vinh). b. Đặc điểm xã hội Dân số trung bình của thành phố đạt 102.830 người, trong đó dân tộc Khmer chiếm 19,96%, dân tộc Hoa chiếm 6,22%, dân tộc
  11. 9 khác chiếm 0,2% và số đông còn lại là dân tộc Kinh. Toàn Thành phố có khoảng 60.079 người trong độ tuổi lao động, mật độ dân số tăng tự nhiên hàng năm gần 1,025%. Đa số nhân dân sống bằng nghề DV - TM, sản xuất TTCN và nông nghiệp, lao động phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 73,11%. 2.1.3. Thực trạng về lực lƣợng lao động nông thôn a. Thực trạng về qui mô lao động nông thôn Bảng 2.1. Lực lượng lao động tham gia hoạt động kinh tế chia theo giới tính, thành thị/nông thôn đến ngày 31/12/2012 Phân theo giới Phân theo thành tính thị, nông thôn Phường, xã Tổng số Thành Nông Nam Nữ thị thôn Tổng số 102,830 49,302 53,528 85,264 17,566 Phường 1 11,243 5,307 5,936 11,243 0 Phường 2 4,147 1,993 2,154 4,147 0 Phường 3 3,849 1,829 2,020 3,849 0 Phường 4 9,891 4,709 5,182 9,891 0 Phường 5 7,525 3,688 3,837 7,525 0 Phường 6 12,099 5,635 6,464 12,099 0 Phường 7 17,224 8,167 9,057 17,224 0 Phường 8 8,536 4,225 4,311 8,536 0 Phường 9 10,750 5,304 5,446 10,750 0 Xã Long Đức 17,566 8,445 9,121 0 17,566 (Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Trà Vinh) Thành phố Trà Vinh có dân số trung bình nông thôn nhiều
  12. 10 nhất so với 17 địa phương còn lại trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Năm 2012, dân số trung bình nông thôn thành phố Trà Vinh có 102.830 người, chiếm tỷ lệ 16,4% dân số trung bình nông thôn của toàn tỉnh. b. Thực trạng về trình độ học vấn của lao động nông thôn Bảng 2.2. Trình độ học vấn LĐNT tại các phường, xã thành phố Trà Vinh đến ngày 31/12/2012 ĐVT: người Trình độ học vấn Chưa TN Đã TN Phường, Xã Đã TN Đã TN Tiểu Tiểu THCS THPT học học Phường 1 683 1426 629 1855 Phường 2 240 662 283 664 Phường 3 143 469 202 634 Phường 4 1147 2449 821 1712 Phường 5 640 1144 342 795 Phường 6 596 1280 488 999 Phường 7 1196 1855 598 1496 Phường 8 1213 884 251 401 Phường 9 2137 1891 517 898 Xã Long Đức 1398 1902 664 535 Tổng cộng 9393 13962 4795 9989 (Nguồn: Phòng LĐ – TB & XH thành phố Trà Vinh) Theo điều tra lao động - việc làm trong năm 2012, toàn thành phố Trà Vinh có 60.079 LĐ, trong đó có 9.989 LĐ đã tốt
  13. 11 nghiệp THPT, chiếm khoản 16,6% ; 4.795 LĐ đã tốt nghiệp THCS, chiếm khoản 8%; 13.962 LĐ đã tốt nghiệp Tiểu học, chiếm khoản 23%; 9.393 LĐ chưa tốt nghiệp Tiểu học chiếm khoản 15,6%. Trong đó các địa phương LLLĐ có trình độ học vấn cao như phường 1, phường 4, phường 6, phường 7 ... ngược lại các địa phương LĐ có trình độ học vấn thấp như phường 8, xã Long Đức. c. Thực trạng về trình độ chuyên môn kỹ thuật Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: trong tổng số 6.105 người được khảo sát thì số lao động nông thôn được đào tạo ở bậc đại học và sau đại học là 3.336 người, bậc cao đẳng là 658 người, bậc trung cấp 1.438 và sơ cấp 673 người. Cơ cấu trình độ của lực lượng lao động qua đào tạo của lao động nông thôn Thành phố còn bất cập, số lượng công nhân kỹ thuật quá ít trong khi đó số lao động nông thôn thành phố Trà Vinh tham gia đào tạo ở bậc cao lại nhiều. Do đó vấn đề đào tạo nghề cho lao động đặc biệt là lao động nông thôn Thành phố ngày càng trở nên cần thiết hiện nay. Mặc khác, số LĐNT Thành phố có trình độ nghề ở 3 cấp (sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề) là 1.564 người (chiếm 25,62%), trong khi đó số người đã có trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và thạc sỹ là 4.541 người (chiếm 74,38%), qua đó ta có thể khẳng định số LĐNT thành phố Trà Vinh tham gia đào tạo nghề còn thấp, chưa chú trọng đến học nghề; điều này làm cho cơ cấu trình độ của lực lượng lao động qua đào tạo ở nông thôn nói riêng và của thành phố Trà Vinh nói chung còn bất cập Bảng 2.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật dân số 15 tuổi trở lên ở nông thôn thành phố Trà Vinh
  14. 12 Đơn vị tính: người Lớp/bậc học cao nhất Trung cấp chuyên Cao đẳng nghề Trung cấp nghề Sơ cấp nghề Cao đẳng Tổng Thạc sỹ Đại học Phƣờng, xã nghiệp số Phường 1 1.370 85 217 112 44 107 786 19 Phường 2 345 38 28 52 8 25 192 2 Phường 3 304 18 17 40 1 40 185 3 Phường 4 983 202 131 120 20 72 427 11 Phường 5 434 81 49 26 3 25 244 6 Phường 6 586 42 118 60 7 59 294 6 Phường 7 910 104 66 130 19 70 500 21 Phường 8 247 28 19 39 4 38 119 0 Phường 9 598 55 68 79 12 51 325 8 Xã Long Đức 328 20 44 23 16 37 187 1 Tổng số 6.105 673 757 681 134 524 3.259 77 (Nguồn: Phòng Thống kê thành phố Trà Vinh) d. Chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Do có những tác động tích cực của chuyển động cơ cấu KT, công tác ĐTN và giải quyết việc làm, cơ cấu LLLĐ thành phố Trà Vinh chuyển dịch theo hướng tăng dần LĐ làm việc trong các ngành dịch vụ, CN và xây dựng cơ bản, giảm dần tỷ lệ LĐ trong ngành nông - lâm - thuỷ sản : năm 2008 là 61,57% đến năm 2012 còn
  15. 13 52,95% ; nếu như năm 2008 tỷ lệ LĐ làm việc trong ngành dịch vụ chiếm 23,95% thì đến 2010 tăng lên 28,20%; ngành CN và xây dựng cơ bản dịch chuyển từ 17,41% năm 2010 lên 18,11% vào năm 2012. Chuyển dịch như vậy là với tốc độ chậm, phần nào cho thấy tỷ lệ tăng LLLĐ qua ĐTN còn thấp và tăng chậm (Bảng 2.4). Bảng 2.4. Cơ cấu LĐNT chia theo nhóm ngành KT giai đoạn 2008 – 2012 ĐVT: người, % Lĩnh vực 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng 576,752 580,824 585,926 588,380 616,936 Nông, lâm và TS 355,109 330,993 318,659 315,994 326,668 Tỷ lệ (%) 61.57 56.99 54.39 53.71 52.95 CN và XD 83,491 95,455 102,026 99,454 111,727 Tỷ lệ (%) 14.48 16.43 17.41 16.90 18.11 TM và DV 138,152 154,376 165,241 172,932 178,541 Tỷ lệ (%) 23.95 26.58 28.20 29.39 28.94 (Nguồn: Sở LĐ – TB & XH tỉnh Trà Vinh) Cơ cấu về nhóm tuổi trong độ tuổi LĐ tại Thành phố tập trung cao ở nhóm tuổi từ 15 đến 29 tuổi với số lượng 19.884 người chiếm 42% tổng LĐ trong độ tuổi, thấp nhất từ LĐ từ 45 đến 64 với số lượng 12.279 người chiếm gần 25,7 % tổng LĐ trong độ tuổi. (Biểu đố 2.1)
  16. 14 Biểu đồ 2.1. Cơ cấu về nhóm tuổi trong độ tuổi LĐ tại thành phố Trà Vinh (Nguồn: Phòng LĐ – TB & XH thành phố Trà Vinh) Qua phân tích các số liệu về cơ cấu LĐ qua đào tạo, đã cho chúng ta thấy được ưu thế về nhóm LĐ ở độ tuổi 25-39 chiếm ưu thế, đây cũng được xem như là “LĐ vàng”, vì vậy thành phố Trà Vinh trong những năm sắp đến có định hướng về bố trí sử dụng nguồn nhân lực cũng như về định hướng về đào tạo cho lực lượng LĐ trẻ này phục vụ cho việc phát triển KT - XH. 2.1.4. Chính sách về đào tạo nghề và việc làm cho lao động nông thôn qua đào tạo nghề của nhà nƣớc a. Chính sách về ĐTN cho LĐNT - Chính sách đối với người học: - Chính sách đối với giáo viên, giảng viên. - Chính sách đối với cơ sở đào tạo nghề cho LĐNT. b. Chính sách giải quyết việc làm cho LĐNT sau ĐTN
  17. 15 Kết quả đạt được từ những chính sách về phát triển ĐTN và việc làm cho LĐNT của tỉnh giai đoạn 2008 – 2012 với 16.728 LĐ, NSNN và địa phương hỗ trợ cho ĐTN và việc làm là 14.188 triệu đồng. 2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN 2.2.1. Xác định nhu cầu đào tạo a. Nhu cầu sử dụng lao động Việc xác định nhu cầu sử dụng lao động cũng như các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Trà Vinh và các vùng lân cận có ý nghĩa rất quan trọng đối với công tác đào tạo nghề, đặc biệt là đối với đào tạo nghề cho đối tượng là lao động nông thôn. b. Nhu cầu học nghề của lao động nông thôn Cũng giống như việc xác định nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận, việc xác định nhu cầu học nghề của lao động nông thôn thành phố Trà Vinh trong giai đoạn 2006-2010 chưa thật sự chú trọng. c. Một số yêu cầu của LĐNTvới công tác đào tạo nghề: Thứ nhất, yêu cầu về hỗ trợ kinh phí;Thứ hai, các yêu cầu đối với các cơ sở đào tạo;Thứ ba, yêu cầu về thông tin 2.2.2. Xác định chƣơng trình và hình thức đào tạo Nhìn chung về tình hình tổ chức các hình thức đào tạo và thực hiện chương trình ĐTN cho LĐNT là chưa có sự gắn kết cao giữa cơ quan hỗ trợ chương trình ĐTN, các cơ sở ĐTN và doanh nghiệp, cộng thêm về tính tự phát không được tư vấn nghề của LĐNT cho nên dẫn đến tình trạng: LĐ sau ĐTN ít đạt yêu cầu của
  18. 16 doanh nghiệp, các LĐNT tham gia các chương trình ĐTN thường ít gặp các khó khăn, cản trở như khi họ tự chủ động đi học hoặc học theo các chương trình hỗ trợ của Nhà nước. 2.2.3. Lựa chọn phƣơng pháp và cơ sở đào tạo a. Tình hình đào tạo nghề trong các doanh nghiệp Do yêu cầu cần một số lượng LĐ làm việc có tay nghề làm việc tại các cơ sở sản xuất và các DN mà thị trường LĐ không thể đáp ứng được, nên các DN lựa chọn hình thức tự tuyển dụng LĐ phổ thông, chưa có nghề vào kèm nghề, ĐTN rồi sử dụng. b. Tình hình đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề Các cơ sở ĐTN trên địa bàn thành phố phát triển chậm do không có cơ sở nên phải kết hợp với các cơ sở dạy nghề các huyện, tỉnh . Hiện nay, trên địa bàn tỉnh hiện nay đã có 14 cơ sở dạy nghề công lập, 05 cơ sở giáo dục khác có dạy nghề và có 07 làng nghề truyền thống. 2.2.4. Đánh giá kết quả đào tạo Đánh giá chất lượng LĐ qua ĐTN đã từng bước được nâng lên cả về kỹ năng thực hành và đạo đức. Theo số liệu của các trường và trung tâm : Trường Trung cấp nghề Trà Vinh, Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Sản xuất Dịch vụ và Trung tâm Dạy nghề hội Liên hiệp Phụ Nữ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, năm 2012: tỷ lệ học sinh xếp loại đạo đức tốt đạt trên 70%; tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 90%, trong đó 1/3 đạt loại khá, giỏi; gần 90% có kiến thức chuyên môn nghề từ trung bình trở lên. 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN LAO ĐỘNG NÔNG THÔN QUA ĐÀO TẠO NGHỀ 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
  19. 17 Kết quả tuyển sinh dạy nghề: tuyển sinh, đào tạo cho 19.664 người, đạt 131,09% kế hoạch năm. Trong đó hệ Cao đẳng nghề 75 học viên, Trung cấp nghề 206 học viên, hệ ngắn hạn (trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 03 tháng) tuyển được 19.383 học viên (nâng tổng số người lao động đã qua đào tạo nghề đến cuối năm 2012 của tỉnh lên 154.037 người. Đạt tỷ lệ LĐ qua ĐTN là 29,91%) 2.3.2. Những tồn tại Những tồn tại về thuận lợi: trong thời gian qua, được sự quan tâm và tập trung chỉ đạo của các cấp, các ngành, công tác đào tạo nghề trong tỉnh bước đầu đã có chuyển biến tích cực và đạt được kết quả nhất định. Các cơ sở dạy nghề được đầu tư xây dựng, cải tạo, mua sắm trang thiết bị từng bước đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập của người lao động, nhưng do địa phương còn gặp khó khăn về ngân sách nên việc bổ sung vốn đối ứng cho các hoạt động của đề án 1956 còn hạn chế. Khó khăn, tồn tại: - Việc tổ chức chỉ đạo và triển khai thực hiện của các cấp chính quyền địa phương ở cơ sở còn chậm. - Công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách ưu đãi về học nghề cho lao động nông thôn trong nhân dân còn hạn chế. - Nhận thức của người dân và LĐNT về học nghề chưa cao. - Về đầu tư xây dựng phòng học lý thuyết, phòng chức năng và nhà xưởng thực hành cho các trung tâm dạy nghề còn chậm. - Đội ngũ cán bộ, giáo viên các trung tâm dạy nghề còn thiếu và yếu. 2.3.3. Nguyên nhân tồn tại a. Cơ chế chính sách
  20. 18 - Công tác tư vấn, lựa chọn nghề để đào tạo cho phù hợp với đặc điểm kinh tế tại địa phương chưa được quan tâm . - Chưa xây dựng kế hoạch lồng ghép đào tạo nghề gắn với chương trình giải quyết việc làm và xoá đói giảm nghèo. - Chưa có cơ chế chính sách để hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm - Chưa có chính sách tôn vinh kịp thời những giáo viên, nghệ nhân có nhiều công lao đóng góp cho sự nghiệp đào tạo nghề. b. Lao động nông thôn - Do nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của đào tạo nghề dẫn đến quy mô và chất lượng đào tạo chưa cao. - Chưa vượt qua những khó khăn xuất phát từ chính bản thân những người học nghề. Vẫn còn thói quen ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Tâm lý lo ngại sau khi học nghề không tìm được việc làm đã làm hạn chế đáng kể sự nỗ lực của bản thân. - Do trở ngại về trình độ học vấn cũng như tuổi tác đã ảnh hưởng đến việc học nghề của người LĐNT. c. Tổ chức đào tạo Việc tổ chức đào tạo cho nông dân chưa linh hoạt, chưa phù hợp với đặc điểm của lao động nông thôn, thường là lao động chính trong hộ, rất khó có thể tạm dừng công việc để đi học. Tình trạng bỏ học nhiều dẫn đến khó khăn cho quá trình đào tạo và quản lý của cơ sở đào tạo và các cơ quan có liên quan.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1