intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

16
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển con người, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển con người ở thành phố Đà Nẵng, từ đó luận văn "Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng" đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số HDI ở thành phố Đà Nẵng trong những năm tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phân tích biến động chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, gắn kết trong xu thế phát triển chung của cả nước, Đà Nẵng đang phát triển theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, thành phố đã đạt nhiều thành tựu lớn trong phát triển kinh tế và xã hội, từng bước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cấp địa phương, không ngừng cải thiện chỉ số phát triển con người (HDI) thông qua sự thành công từ chủ trương đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, làm nền tảng đẩy mạnh phát triển kinh tế, các kết quả từ chương trình "thành phố 5 không", "thành phố 3 có", "nhà nước và nhân dân cùng làm", đề án "thành phố môi trường".v.v..Và chắc chắn rằng, chỉ số HDI được giải quyết một cách trung thực sẽ là công cụ hữu ích để hoạch định và điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế địa phương, có điều kiện tốt hơn để hội nhập với các địa phương khác trong cả nước. Bắt nguồn từ lý do trên em chọn để tài “PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển con người, đánh giá thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển con người ở thành phố Đà Nẵng, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chỉ số HDI ở thành phố Đà Nẵng trong những năm tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chỉ số phát triển con
  2. 2 người (HDI) của thành phố Đà Nẵng; Phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng thời kỳ 2001-2011; Luận văn đề xuất các giải pháp nhằm góp phân nâng cao chỉ số phát triển con người (HDI) của thành phố Đà Nẵng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là những chỉ số Phát triển con người HDI; chỉ số tăng trưởng kinh tế mà đại diện là chỉ tiêu GDP, GDP/người và chỉ số phát triển giáo dục, chỉ số phát triển y tế, chỉ số phát triển mức sống dân cư trên phạm vi thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011. 4. Nguồn số liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn số liệu của luận văn 4.2 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích - tổng hợp Phương pháp thống kê Phương pháp đồ thị Phương pháp so sánh 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1. Cơ sở lý luận về chỉ số phát triển con người (HDI) Chương 2. Phân tích sự biến động của chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 Chương 3. Các giải pháp nhằm cải thiện chỉ số phát triển con người HDI của thành phố Đà Nẵng 6. Tổng quan các tài liệu liên quan
  3. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) 1.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) 1.1.1. Khái niệm chỉ số phát triển con người (HDI) a. Quan điểm về phát triển con người Thước đo chuẩn đó được chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) sử dụng chính là Chỉ số phát triển con người, (bảng 1.1). b. Khái niệm chỉ số phát triển con người (HDI) HDI là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ bình quân từ lúc sinh), tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng sản phẩm trong bước bình quân đầu người). Chỉ số phát triển con người được tính theo công thức: HDI= 1/3(HDI1+ HDI2+HDI3) Trong đó: HDI1: Chỉ số tuổi thọ HDI2: Chỉ số giáo dục HDI3: Chỉ số mức sống 1.1.2. Mục đích tính toán và ý nghĩa chỉ số phát triển con người (HDI) a. Mục đích tính chỉ số phát triển con người (HDI) - So sánh một cách tổng hợp tình hình kinh tế - xã hội của một quốc gia hay mỗi địa phương trên thế giới - Phân tích các yếu tố tác động đến sự phát triển của KT-XH b. Ý nghĩa của chỉ số phát triển con người (HDI) HDI là thước đo tổng hợp đo lường trình độ phát triển của thế giới, của khu vực, của một quốc gia, hay một tỉnh, một địa
  4. 4 phương.v.v.. HDI là thước đo tổng hợp sự phát triển, có thể làm công cụ quản lý và đề ta chính sách. HDI được sử dụng làm một trong những chỉ tiêu thống kê quan trọng HDI được sử sụng trong các công trình phân tích kinh tế - xã hội 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) 1.2.1. Đặc điểm chỉ số phát triển con người (HDI) Chỉ số tuổi thọ, chỉ số giáo dục, chỉ số thu nhập, chỉ số lành mạnh xã hội, chỉ số phát triển văn hóa cộng đồng đều đóng góp như nhau vào trị giá của chỉ số phát triển con người HDI; HDI càng gần 1 thì trình độ phát triển con người càng cao và ngược lại. 1.2.2. Các nhân tố tác động đến chỉ số phát triển con người (HDI) a. Phát triển kinh tế b. Dân số c. Giáo dục - đào tạo d. Phát triển y tế đ. Mức sống dân cư e. Môi trường 1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) 1.3.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu 1.3.2. Phương pháp thu thập số liệu 1.3.3. Phương pháp phân tích số liệu a. Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết Phương pháp được sử dụng để hệ thống lại các tri thức về bức tranh chung của đối tượng và khách thể nghiên cứu.
  5. 5 b. Phương pháp thống kê (1) Mức độ bình quân theo thời gian (2) Lượng tăng tuyệt đối (3) Tốc độ phát triển (4) Tốc độ tăng c. Phương pháp đồ thị Trong công tác thống kê thường dùng các loại đồ thị: Biểu đồ hình cột, biểu đồ tượng hình, biểu đồ diện tích (hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật), đồ thị đường gấp khúc và biểu đồ hình màng nhện… d. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: Chỉ tiêu kế hoạch, tình hình thực hiện các chỉ tiêu. 1.4. CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 1.4.1. Chỉ số phát triển con người (HDI) trên thế giới Về cơ bản, những số liệu tổng hợp về HDI trên toàn thế giới từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX đến nay đã có những tiến bộ vượt bậc. Theo báo cáo thống kê bảo vệ sức khoẻ thế giới năm 2010 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuổi thọ trung bình của thế giới là 71 tuổi; tỷ lệ người lớn biết chữ, tỷ lệ nhập học các cấp cũng được tăng lên rõ rệt; GDP/người được cải thiện đáng kể, giá trị HDI từ đó cũng thay đổi theo, (bảng 1.2). 1.4.2. Chỉ số phát triển con người tại Việt Nam Việt Nam đứng trong nhóm các nước có mức phát triển con người trung bình trong 187 nước được khảo sát. Trong khu vực, HDI của Việt Nam vẫn thấp hơn HDI của các nước Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Philippines, chỉ cao hơn Campuchia
  6. 6 và Lào, (biểu đồ 1.1). Nhằm tiếp tục hướng tới mức phát triển con người cao hơn, Chính phủ cần ưu tiên phát triển y tế và giáo dục bởi lẽ đây là cách tốt nhất để phát triển con người bền vững. Bên cạnh đó, cần bảo đảm tiếp cận các dịch vụ xã hội có chất lượng và giá cả phải chăng cho mọi người nhằm giảm khoảng cách và đẩy lùi bất công trong xã hội. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của luận văn đã khái quát được cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc phân tích các vấn đề trong các chương còn lại. Nội dung của chương 1 tập trung vào các vấn đề về chỉ số phát triển con người (HDI), như khái niệm và đặc điểm chỉ số phát triển con người (HDI), đề cập đến các nhân tố tác động đến chỉ số và đặc biệt là nêu lên các phương pháp phân tích tiêu biểu (phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp biểu đồ...) làm cơ sở phân tích biến động chỉ số HDI trong chương 2. Các lý luận về chỉ số phát triển con người (HDI) được tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung vào một số tác giả tiêu biểu như PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, TS.Trương Thị Thúy Hằng với những tư liệu tiêu biểu như “Chỉ số tuổi thọ trong HDI - một số thực tiễn ở Việt Nam”, “Chỉ số phát triển kinh tế trong HDI - cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu”, “Chỉ số phát triển giáo dục trong HDI - cách tiếp cận và một số kết quả nghiên cứu” v.v.. CHƯƠNG 2
  7. 7 PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CỦA CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.2. Phát triển kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế b . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2.1.3. Phát triển dân số a. Quy mô dân số b. Chất lượng dân số 2.1.4. Phát triển y tế 2.1.5. Giáo dục đào tạo a. Mạng lưới trường học và giáo viên b. Lao động và việc làm 2.1.6. Mức sống dân cư a. Thu nhập và cơ cấu thu nhập b. Chi tiêu và cơ cấu chi tiêu 2.1.7. Môi trường 2.2. PHƯƠNG PHÁP TÍNH CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Phương pháp tính chỉ số tuổi thọ Chỉ số tuổi thọ được lựa chọn là thành phần của HDI vì nhìn từ quan điểm phát triển con người, khả năng và cơ hội có được cuộc sống dài lâu, sức khỏe trước hết là tuổi thọ trung bình, (bảng 2.14) Bảng 2.15 Chỉ số tuổi thọ Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011
  8. 8 Tỷ lệ Tỷ lệ CS tuổi Dân số người Chỉ số trẻ chết thọ bq TB lớn > tuổi thọ Năm < 1 tuổi khi sinh 65 tuổi Nghìn %o %o người 2005 805,68 13,29 6,22 71 0,766 2006 792,58 15,05 6,21 70,6 0,76 2007 806,74 10,43 6,20 71,5 0,775 2008 868,78 6,99 6,22 72,2 0,786 2009 894,51 9,69 6,23 71,7 0,778 2010 926,02 8,52 6,24 71,9 0,781 2011 931,00 8,23 6,24 71,9 0,782 (Số liệu được tính toán dựa trên các báo cáo y tế hàng năm - Sở Y tế Đà Nẵng) 2.2.2. Phương pháp tính chỉ số giáo dục Đánh giá chỉ số giáo dục theo phương pháp tính thông thương (bảng 2.16). Bảng 2.17 Chỉ số giáo dục Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chỉ số người 0,953 0,96 0,976 0,98 1 1 1 lớn biết chữ Chỉ số nhập 0,9 0,92 0,94 0,95 0,95 0,95 0,95 học chung Chỉ số giáo 0,935 0,947 0,963 0,968 0,983 0,983 0,983 dục (Số liệu được tính toán dựa trên các báo cáo giáo dục hàng năm - Sở Giáo dục Đà Nẵng) 2.2.3. Phương pháp tính chỉ số mức sống Đánh giá chỉ số giáo dục theo phương pháp tính thông thương
  9. 9 (bảng 2.20,.bảng 2.21). Biểu 2.21 Chỉ số mức sống dân cư tính theo sức mua tương đương GDP/ GDP/ng Chỉ số CPI Năm Người (PPP) mức sống USD % USD 2005 950 108,91 1.387,36 0,439 2006 1.096 107,38 1.229,61 0,419 2007 1.200 107,57 1.789,68 0,481 2008 1.535 122,25 2.189,81 0,515 2009 1.706 106,53 2.962,64 0,566 2010 2.016 116,84 3.701,06 0,603 2011 2.100 132,4 3.265,31 0,582 (Số liệu được tính toán dựa trên các báo cáo KT-XH hàng năm) 2.2.4. Phương pháp tính chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng Bảng 2.24 Chỉ số phát triển con người HDI thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 - phương pháp 1 Phương pháp 1 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chỉ số tuổi thọ 0,766 0,76 0,775 0,786 0,778 0,781 0,782 Chỉ số giáo dục 0,935 0,947 0,963 0,968 0,983 0,983 0,983 Chỉ số mức sống 0,439 0,419 0,481 0,515 0,566 0,603 0,582 Chỉ số HDI 0,713 0,709 0,740 0,756 0,776 0,789 0,782 (Số liệu được tính toán theo công thức đề ra dựa trên các chỉ số thành phần) Bảng 2.25 Chỉ số phát triển con người HDI thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 - phương pháp 2
  10. 10 Phương pháp 2 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Chỉ số tuổi thọ 0,766 0,760 0,775 0,786 0,778 0,781 0,782 Chỉ số giáo dục 0,786 0,791 0,797 0,798 0,799 0,808 0,819 Chỉ số mức sống 0,476 0,496 0,559 0,603 0,671 0,702 0,695 Chỉ số HDI 0,676 0,682 0,710 0,729 0,749 0,764 0,765 (Số liệu được tính toán theo công thức đề ra dựa trên các chỉ số thành phần) 2.3. PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI (HDI) THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG GIAI ĐOẠN 2005 - 2011 2.3.1. Phân tích biến động chỉ số tuổi thọ Tốc độ tăng liên hoàn ta thấy có sự biến động rõ rệt. Đặc biệt là năm 2006 và năm 2009 với tốc độ tăng liên hoàn tương ứng là -0,74% và -1,11% với lượng tăng tuyệt đối liên hoàn giảm lần lượt 0,006 và 0,009. Tuy nhiên, so với năm gốc 2005 thì chỉ số tuổi thọ vẫn tăng (năm 2009: tăng 1,48%). Bảng 2.26 Phân tích chỉ số tuổi thọ thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011 Chỉ Lượng tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng số tuyệt đối triển (%) (%) Năm tuổi Liên Định Liên Định Liên Định thọ hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc 2006 0,760 -0,006 -0,006 99,26 99,26 -0,74 -0,74 2007 0,775 0,015 0,009 101,96 101,20 1,96 1,21 2008 0,786 0,011 0,020 101,44 102,66 1,44 2,63 2009 0,778 -0,009 0,012 98,89 101,52 -1,11 1,48 2010 0,781 0,004 0,015 100,49 102,02 0,49 1,99 2011 0,782 0,001 0,016 100,12 102,14 0,12 2,10 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) Trong giai đoạn 2005 - 2011, tốc độ tăng bình quân của chỉ số tuổi thọ là 0,353%. Duy trì được tuổi thọ bình quân ngày một tăng
  11. 11 phải kể đến nguyên nhân rất quan trọng đó là thực hiện tốt chương trình chăm sóc sức khỏe nhân dân, (bảng 2.26). 2.3.2. Phân tích biến động của chỉ số giáo dục Ta thấy, tốc độ tăng bình quân của chỉ số giáo dục giai đoạn 2005 - 2011 là 0,838% với tốc độ tăng định gốc ước năm 2011 lên đến 4,88%, tốc độ phát triển liên hoàn và định gốc hàng năm trên 100%. Tỷ lệ biết chữ của người lớn đã đạt 100% trong độ tuổi 6-35 theo mục tiêu “không có người mù chữ trong độ tuổi” của chương trình “thành phố 5 không”. Bảng 2.27 Phân tích chỉ số giáo dục thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 Lượng tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng Chỉ số tuyệt đối triển (%) (%) Năm giáo Liên Định Liên Định Liên Định dục hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc 2005 0,935 - - 100 100 - - 2006 0,947 0,012 0,012 101,28 101,28 1,28 1,28 2007 0,963 0,016 0,028 101,69 102,99 1,69 2,96 2008 0,968 0,005 0,033 100,52 103,53 0,52 3,43 2009 0,983 0,015 0,048 101,55 105,13 1,55 4,96 2010 0,983 0,000 0,048 100,00 105,13 0,00 4,88 2011 0,983 0,000 0,048 100,00 105,13 0,00 4,88 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) Khi giả thiết đưa tỷ lệ lao động vào tính toán chỉ số giáo dục đã có sự thay đổi đáng kể. Tốc độ tăng chỉ số giáo dục chỉ còn 0,688%. Tốc độ tăng liên hoàn của chỉ số giáo dục có sự cải thiện đáng kể, cao nhất là năm 2011 với 1,36% và tốc độ tăng định gốc là 4,20%, (bảng 2.28). Chỉ số giáo dục được tính theo phương pháp 2 giảm so với
  12. 12 phương pháp 1 từ 0,149 đến 0,164 đơn vị. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của thành phố Đà Nẵng là tương đối cao, đã đạt trên 50% vào năm 2011, (bảng 2.29; biểu đồ 2.1). 2.3.3. Phân tích biến động chỉ số mức sống Chỉ số mức sống dân cư thấp hơn chỉ số giáo dục và chỉ số tuổi thọ, tuy nhiên mức sống dân cư thành phố Đà Nẵng vẫn ở mức cao và tăng dần trong giai đoạn 2005-2011 với tốc độ tăng bình quân cao nhất trong các chỉ số là 4,812%, (bảng 2.30). Bảng 2.30 Phân tích chỉ số mức sống thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 Lượng tăng Tốc độ phát Tốc độ tăng Chỉ số tuyệt đối triển(%) (%) Năm mức Liên Định Liên Định Liên Định sống hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc 2005 0,439 - - 100 100 - - 2006 0,419 -0,020 -0,020 95,44 95,44 -4,56 -4,56 109,5 2007 0,481 0,062 0,042 114,80 14,80 10,02 7 117,3 2008 0,515 0,034 0,076 107,07 7,07 15,80 1 128,9 2009 0,566 0,051 0,127 109,90 9,90 24,66 3 137,3 2010 0,603 0,037 0,164 106,54 6,54 28,98 6 132,5 2011 0,582 -0,021 0,143 96,52 -3,48 23,71 7 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) Tốc độ phát triển định gốc luôn tăng trên 100% với năm cao nhất 2010 với 137,36% cùng với lượng tăng tuyệt đối định gốc là 0,164. Tốc độ tăng liên hoàn cao nhất vào năm 2007 với 14,80%.
  13. 13 Tốc độ tăng bình quân chỉ số mức sống theo phương pháp 2 là 6,503%, cao hơn phương pháp tính thứ nhất 1,241%, theo đó tốc độ tăng định gốc năm 2011 lên đến 45,94%, tức là chỉ số mức sống năm 2011 so với 2005 là 45,94%. Tuy nhiên chỉ số mức sống năm 2011 giảm so với năm 2010, nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do chỉ số thu nhập giảm. Bảng 2.31 Phân tích chỉ số mức sống thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 - phương pháp 2 Chỉ Lượng tăng Tốc độ phát triển Tốc độ tăng số tuyệt đối (%) (%) Năm mức Liên Định Liên Định Liên Định sống hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc 2005 0,476 - - - - - - 2006 0,496 0,02 0,02 104,15 104,15 4,15 4,15 2007 0,559 0,06 0,08 112,82 117,51 12,82 17,51 2008 0,603 0,04 0,13 107,75 126,61 7,75 26,61 2009 0,671 0,07 0,19 111,28 140,90 11,28 40,90 2010 0,702 0,03 0,23 104,67 147,48 4,67 47,48 2011 0,695 -0,01 0,22 98,96 145,94 -1,04 45,94 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) Với hai phương pháp tính toán, ta thấy có sự chênh lệch chỉ số mức sống. Chỉ số mức sống khi tính toán theo phương pháp 2 cao hơn với giá trị chênh lệch từ 0,037 đến 0,113, (bảng 2.32; biểu đồ 2.2). 2.3.4. Phân tích biến động chỉ số HDI Từ kết quả đạt được của các chỉ số thành phần, mức độ phát triển con người của thành phố Đà Nẵng, phản ánh qua chỉ số HDI, đã được cải thiện trong giai đoạn 2005-2011 với giá trị HDI tăng 1,551% từ 0,713 năm 2005 lên 0,782 vào năm 2011.
  14. 14 Bảng 2.33 Phân tích chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011 Tốc độ phát Lượng tăng Tốc độ tăng Chỉ triển tuyệt đối Năm số (%) (%) HDI Liên Định Liên Định Liên Định hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc 2005 0,713 - - - - - - - 2006 0,709 -0,004 99,44 148,95 -0,56 48,95 0,004 2007 0,740 0,031 0,027 104,37 155,46 4,37 55,46 2008 0,756 0,016 0,043 102,16 158,82 2,16 58,82 2009 0,776 0,02 0,063 102,65 163,03 2,65 63,03 2010 0,789 0,013 0,076 101,68 165,76 1,68 65,76 - 2011 0,782 0,069 99,11 164,29 -0,89 64,29 0,007 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) Như ta đã biết, Chỉ số HDI chia làm ba nhóm: - Nhóm chỉ số HDI cao, HDI ≥ 0,7 - Nhóm chỉ số HDI trung bình, 0,6 < HDI < 0,7 - Nhóm chỉ số HDI thấp, HDI ≤ 0,6 Chính vì vậy mà, Đà Nẵng là thành phố nằm trong nhóm có chỉ số phát triển con người cao. Tốc độ phát triển định gốc chỉ số HDI đã lớn hơn 50% từ năm 2007, cho thấy chỉ số HDI cũng đã được quan tâm cải thiện đáng kể trong những năm qua. Theo phương pháp tính chỉ số HDI với hai yếu tố được giả thiết tính toán lại đó là chỉ số giáo dục và chỉ số mức sống, ta thấy rằng tốc độ tăng chỉ số HDI (phương pháp 2) cao hơn chỉ số cũ 0,537%. Có thể nói các yếu tố cấu thành có sự thay đổi theo chiều thuận. Tốc độ tăng chỉ số HDI năm 2011 so với năm 2005 là 60,76%,
  15. 15 cao nhất trong các năm được tính toán. Bảng 2.34 Phân tích chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2005 - 2011- Phương pháp 2 Tốc độ phát Lượng tăng Tốc độ tăng Chỉ triển tuyệt đối Năm số (%) (%) HDI Liên Định Liên Định Liên Định hoàn gốc hoàn gốc hoàn gốc 2005 0,676 - - - - - - 2006 0,682 0,01 0,21 100,93 143,33 0,93 43,33 2007 0,710 0,03 0,23 104,13 149,25 4,13 49,25 2008 0,729 0,02 0,25 102,60 153,13 2,60 53,13 2009 0,749 0,02 0,27 102,79 157,40 2,79 57,40 2010 0,764 0,01 0,29 101,93 160,43 1,93 60,43 2011 0,765 0,00 0,29 100,20 160,76 0,20 60,76 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) Nhìn nhận bẳng tính toán chênh lệch, ta thấy mặc dù tốc độ tăng của chỉ số HDI mới so với chỉ số HDI cũ cao hơn nhưng giá trị lại thấp hơn với độ chênh lệch dao động từ 0,017 - 0,037, cao nhất vào năm 2005 (-0,037). Bảng 2.35 So sánh chỉ số HDI được tính toán theo hai phương pháp
  16. 16 Chỉ số HDI Chỉ số HDI Giá trị Năm phương pháp 1 phương pháp 2 chênh lệch 2005 0,713 0,676 -0,037 2006 0,709 0,682 -0,027 2007 0,74 0,71 -0,03 2008 0,756 0,729 -0,027 2009 0,776 0,749 -0,027 2010 0,789 0,764 -0,025 2011 0,782 0,765 -0,017 (Số liệu được tính toán theo phương pháp thống kê) 2.3.5. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế của chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng a. Những ưu điểm Đà Nẵng đã có nhiều chính sách, nhiều chương trình nhằm nâng cao sự phát triển con người của người dân thành phố. Chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng nằm trong nhóm cao. Đà Nẵng luôn đi đầu trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân. Thu nhập bình quân của người dân Đà Nẵng liên tục tăng qua các năm, đời sống dân cư có chuyển biến tiến bộ rõ rệt. b. Những hạn chế và nguyên nhân Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo và trình độ nguồn nhân lực tuy có nâng lên trong nhiều năm qua lực lượng lao động có kỹ năng, trình độ cao và cơ cấu ngành nghề của lực lượng lao động chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển đặt ra của tình hình mới. Do vậy, khi tính toán chỉ số giáo dục theo tiêu chí lao động có trình đã qua đào tạo thì chỉ số giáo dục giảm so với chỉ số cũ.
  17. 17 Chỉ tiêu GDP/người theo sức mua tương đương còn tồn tại nhược điểm, vì nếu vượt lên giới hạn thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của người tiêu dùng thì tác dụng của thu nhập không tăng theo tỷ lệ thuận mà sẽ hạn chế dần. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chỉ số HDI. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Chương 2 đã đề cập một cách tổng quát thực trạng các nhân tố tác động đến chỉ số phát triển con người (HDI) như giáo dục, y tế, mức sống dân cư, môi trường v.v.. Căn cứ vào đó tính toán và phân tích sự biến động của chỉ số phát triển con người của Đà Nẵng giai đoạn 2005-2011 thông qua các phương pháp tính toán được đề cập đến trong chương 1. Qua phân tích ta thấy rằng, tuy chỉ số phát triển con người (HDI) vẫn có nhiều biến động, tốc độ phát triển chỉ số chưa ổn định nhưng thành phố Đà Nẵng nằm trong nhóm thành phố có chỉ số HDI cao, chứng tỏ thành phố đã có những chính sách tích cực trong việc phát triển giáo dục, y tế, môi trường v.v.. Nhằm tăng tuổi thọ, trí tuệ, mức sống của dân cư, làm cho sự phát triển toàn diện của người dân thành phố ngày càng được nâng cao một cách rõ rệt. CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 3.1.1. Mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 a. Mục tiêu tổng quát đến năm 2020
  18. 18 b. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 c. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của thành phố 3.1.2. Dự báo chỉ số HDI thành phố Đà Nẵng 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN CHỈ SỐ PHÁT TRIỂN CONG NGƯỜI CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao tuổi thọ, thể chất và thể lực dân số thành phố Đà Nẵng a. Nâng cao tuổi thọ trung bình (1) Đối với trẻ em dưới 5 tuổi - Giảm tỷ lệ trẻ em thiếu cân (dưới 2,5kg) xuống còn dưới 5% - Vận động thực hiện nuôi con 6 tháng đầu bằng sữa mẹ (2) Đối với nhóm dân cư khác - Giảm thiểu tai nạn giao thông, giảm thiểu tai nạn nghề nghiệp. Phòng chống để giảm tỷ lệ mắc các loại bệnh, nhất là những bệnh phổ biến cho dân cư đô thị. b. Nâng cao chỉ số sức khỏe (1) Nâng cao chất lượng dịch vụ y tế * Mở rộng và hiện đại hóa mạng lưới cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất ngành y tế - Sớm hoàn thành và đưa vào sử dụng các bệnh viện đang xây mới và cải tạo theo hướng bệnh viện chất lượng cao, hình thành nên trung tâm y tế kỹ thuật của khu vực miền Trung. - Củng cố và tăng cường mạng lưới dịch vụ cấp cứu thành phố, đảm bảo cấp cứu trên địa bàn thành phố kịp thời và an toàn. * Phát triển nguồn nhân lực lĩnh vực y tế - Phấn đấu đến năm 2020, tăng tỷ lệ bác sỹ lên 15 bác sỹ/10.000 dân, trong đó có 2-3 người có trình độ đại học trở lên. - Tập trung đào tạo bác sỹ và chuyên khoa y tế trình độ cao
  19. 19 thuộc các chuyên khoa hiện đại phù hợp với yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao của một trung tâm y tế kỹ thuật cao. * Mở rộng tiếp thị dịch vụ y tế cho người dân - Đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm y tế (bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm y tế tự nguyện, …). - Tăng cường thực hiện các phong trào, vận động gây quỹ để phát triển nguồn kinh phí để hỗ trợ các đối tượng đặc biệt, chính sách, khó khăn trong việc khám chữa bệnh. (2) Cải thiện chế độ dinh dưỡng cho người dân - Giảm thiểu tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng. - Nghiên cứu sản xuất các loại thức ăn bổ sưỡng, giàu chất đạm dành riêng cho trẻ em.. Đảm bảo 100% dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh. Thực hiện các biện pháp phòng và chống các bệnh lây nhiễm và không lây nhiễm trong cộng đồng. (3) Tăng cường các hoạt động thể dục, thể thao, rèn luyện cơ thể - Coi trọng chất lượng rèn luyện thể dục thể thao trong nhà trường, đảm bảo trang thiết bị, cơ sở vật chất cho thể dục thể thao. 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường và mở rộng đào tạo nguồn nhân lực thành phố Đà Nẵng a. Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo (1) Đổi mới công tác quản lý giáo dục - Đổi mới cơ chế quản lí, bồi dưỡng cán bộ quản lí giáo dục các cấp, nâng cao năng lực bộ máy quản lí; hoàn thiện hệ thống thanh tra giáo dục. - Mở rộng quan hệ trao đổi và hợp tác giáo dục và đào tạo với các tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. (2) Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục - Khuyến khích các cơ sở giáo dục ký hợp đồng với các nhà
  20. 20 giáo, nhà khoa học có uy tín và kinh nghiệm trong và ngoài nước làm quản lý của cơ sở giáo dục, đào tạo. - Củng cố, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, thu hút người giỏi vào ngành sư phạm. (3) Kiểm định và đánh giá các cơ sở giáo dục - Tổ chức xếp hạng các cơ sở giáo dục đào tạo và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xây dựng hệ thống tổ chức kiểm định độc lập chất lượng giáo dục. (4) Tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật cho giáo dục - Tiêu chuẩn hóa thiết bị dạy học ở các cấp học, ngành học.; Bổ sung, thay thế, tăng cường và hiện đại hoá từng bước thiết bị dạy - học phục vụ đổi mới chương trình, nội dung và phương pháp giảng dạy - Đầu tư xây dựng hệ thống phòng công nghệ thông tin (CNTT) cho các trường.; Đẩy mạnh chương trình kiên cố hóa trường học, ưu tiên cho giáo dục vùng núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều khó khăn. b. Mở rộng đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực - Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế. 3.2.3. Nhóm giải pháp tăng GDP/người, nâng cao mức sống dân cư thành phố Đà Nẵng a. Giải quyết việc làm và bảo hiểm thất nghiệp - Thành phố tiếp tục tăng cường đầu tư tạo thêm việc làm ở khu vực thành thị cũng như tạo thêm cơ hội việc làm phi nông nghiệp cho những người dân ở khu vực nông thôn. - Kích thích phát triển kinh tế nông thôn nhằm hạn chế quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0