intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài "Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai" có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận về phát triển cụm công nghiệp; thực trạng phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai; một số giải pháp phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ BÍCH THU PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS.TS. Trần Đình Thao Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 2 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài - Vị trí địa lý kinh tế quan trọng của tỉnh Gia Lai nằm ở vị trí liền kề với vùng kinh tế trọng điểm miền trung nên Gia Lai có vị trí rất quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với khu vực miền Trung - Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Diện tích tự nhiên của Gia Lai là 15.536,9 km2 Cơ cấu kinh tế của Gia Lai về cơ bản là sản xuất nông nghiệp Công nghiệp ở Gia Lai hiện chiếm một tỷ trọng khá khiêm tốn trong cơ cấu kinh tế của Việc phát triển Cụm Công Nghiệp hợp lý sẽ tăng mức đóng góp vào nguồn thu của ngân sách ở địa phưong, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh nhà. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi chọn đề tài: “Phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh Gia Lai ” để thực hiện luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Kinh tế phát triển . 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận phát triển các CCN. - Đánh giá thực trạng phát triển CCN ở nông thôn tỉnh Gia Lai thời gian qua - Đánh giá mặt mạnh, mặt hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển CCN - Kiến nghị và đề xuất một số giải pháp phát triển CCN ở nông thôn tỉnh Gia Lai trong những năm tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Phát triển các CCN Phạm vi nghiên cứu việc phát triển các CCN nông thôn Đia bàn : Ở nông thôn tỉnh Gia Lai
  4. 2 Thời gian giai đoạn 2010-2015 . 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thống kê tổng hợp, mô tả số liệu và so sánh, Phương pháp thu thập số liệu từ những thực nghiệm và phi thực nghiệm Nghiên cứu các tham luận của các chuyên gia, và lấy ý kiến góp ý chuyên viên theo CCN và ý kiến của lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, lãnh đạo BQL các CCN của các huyện, thành phố. 5. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cụm công nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển CCN trong nông thôn tỉnh Gia Lai Chương 3: Một số giải pháp phát triển CCN trong nông thôn tỉnh Gia Lai
  5. 3 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÈ PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỤM CÔNG NGHIỆP 1.1.1. Khái niệm, đặc trưng và tầm quan trọng của CCN a. Khái niệm về CCN CCN là khu vực tập trung các DN, cơ sở sản xuất CN-TTCN, cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất CN-TTCN; có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; được đầu tư xây dựng chủ yếu nhằm di dời, sắp xếp, thu hút các cơ sở sản xuất, các DN nhỏ và vừa, các cá nhân, hộ gia đình ở địa phương vào đầu tư sản xuất, kinh doanh; do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định thành lập. b. Đặc trưng cơ bản của CCN c. Tầm quan trọng của CCN 1.1.2. Phân loại CCN a. CCN tổng hợp (đa ngành) b. CCN làng nghề c. CCN chuyên ngành d. CCN hiện đại (như khu công nghiệp) 1.1.3. Phân biệt CCN với KCN, KCX và KKT a. Điểm giống nhau Đều có diện tích đất sản xuất công nghiệp gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động SXCN, có ranh giới địa lý xác định. b. Điểm khác nhau: Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ.
  6. 4 1.1.4. Vai trò, vị trí của CCN đối với phát triển công nghiệp và tầm quan trọng của CCN ở nông thôn a. Vai trò, vị trí của CCN đối với phát triển công nghiệp b. Tầm quan trọng của CCN ở nông thôn 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN CCN 1.2.1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch CCN Xác định vị trí, vai trò của các cụm công nghiệp đối với phát triển kinh tế xã hội, phát triển các ngành công nghiệp ở địa phương; Phân tích đánh giá những mặt đạt được, tồn tại trong việc đầu tư xây dựng và phát triển các cụm công nghiệp; Dự báo các yếu tố tác động đến nhu cầu phát triển cụm công nghiệp, khả năng thu hút đầu tư hạ tầng các cụm công nghiệp và nhu cầu thuê đất của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn. - Xây dựng, ban hành, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện pháp luật, cơ chế, chính sách, tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật liên quan đến việc thành lập và hoạt động của cụm công nghiệp. - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, chương trình, kế hoạch phát triển cụm công nghiệp. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong cụm công nghiệp. 1.2.2. Gia tăng quy mô các cụm công nghiệp Gia tăng quy mô các CCN thực chất là xây dựng và đảm bảo cơ sở hạ tầng như hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho sản xuất của các doanh nghiệp theo hướng tập trung hóa. Các cơ sở hạ tầng này sẽ bảo đảm mặt bằng sản xuất và các điều kiện cung cấp các dịch vụ đi kèm. Các cụm công nghiệp là cơ sở dịch vụ phục vụ sản xuất
  7. 5 CN-TTCN hay là cơ sở bảo đảm các điều kiện và cung cấp các dịch vụ ban đầu cho hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp như hạ tầng giao thông, mặt bằng hay nhà xưởng sản xuất, điện, cấp và thoát nước, xử lý chất thải và bảo vệ môi trường, hay hạ tầng xã hội xung quanh CCN…. Việc xây dựng và vận hành các CCN có thể do nhà nước tiến hành hay có thể chính quyền thực hiện hình thức công tư. Kinh nghiệm hiện nay hình thức kết hợp công tư vẫn có hiệu quả hơn. Tiêu chí - Số lượng và tỷ lệ tăng các CCN trong toàn tỉnh - Số lượng các khu công nghiệp trong mỗi cụm công nghiệp; - Số km đường được xây dựng và đưa vào sử dụng trong các CCN - Diện tích cây xanh trong các CCN - Diện tích nhà xưởng và cơ sở sản xuất cung cấp cho doanh nghiệp; - Số lượng khu dân cư và cơ sở y tế, giao dục, thương mại… phục vụ cho các CCN 1.2.3. Bảo đảm cung cấp dịch vụ trong các CCN Để bảo đảm cho hoạt động của các doanh nghiệp trong CCN cần phải có các dịch vụ trong CCN. Các dịch vụ này bao gồm như : dịch vụ cung cấp điện, nước, thoát nước và xử lý nước thải, viễn thông, tài chính ngân hàng, dịch vụ ăn uống cho công nhân… Việc cung cấp dịch vụ trong CCN có thể do doanh nghiệp được hình thành theo hình thức công tư tổ chức cung ứng. Phải có sự tham gia của khu vực công trong việc cung cấp các dịch vụ này nhằm điều tiết và bảo đảm giá thành và chất lượng dịch vụ. Tiêu chí phản ánh: - Tỷ lệ hài lòng của các doanh nghiệp về việc cung cấp điện, nước, viễn thông; - Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ xứ lý chất thải và nước
  8. 6 thải của CCN - Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính ngân hàng do CCN cung cấp - Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ cung cấp xuất ăn cho công nhân hay nhà căng tin của CCN. 1.2.4. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút, hỗ trợ thực hiện đầu tư vào các CCN Nội dung này yêu cầu cần xây dựng các cơ chế chính sách sách thu hút, hỗ trợ thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư. Xét về trình tự thời gian trong nhiều trường hợp nội dung này sẽ thực hiện ngay từ khi tiến hành quy hoạch CCN. Các chính sách và cơ chế này bao gồm việc quy định các điều kiện khi các doanh nghiệp đầu tư vào các CCN nông thôn với những ưu đãi có thể, những hỗ trợ về tài chính về thủ tục hành chính nhanh và thuận lợi, hay hỗ trợ tìm kiếm và đào tạo lao động…. Ngoài ra ở trong CCN này cũng sẽ có những dịch vụ hỗ trợ cho sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp như dịch vụ tài chính ngân hàng, hải quan, hay dịch vụ giao thông công cộng cho công nhân ….từ việc tổ chức hệ thống cung ứng dịch vụ của ban quản lý với sự hỗ trợ của các nhà cung cấp. Tiêu chí - Số lượng các ưu đãi đầu tư vào cụm công nghiệp - Chi phí thời gian cho thủ tục hành chính.. - Mức phí và lệ phí khi đầu tư vào CCN 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CCN 1.3.1. Nhân tố bền ngoài 1.3.2. Nhân tố biên trong
  9. 7 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH GIA LAI 2.1.1. Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý thuận lợi Phía Bắc giáp với tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp với tỉnh Ratanakiri của Campuchia; Gia Lai vừa có khí hậu cao nguyên mát mẻ, vừa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của độ cao khác nhau ở các khu vực địa hình mà hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, tuy nhiên khí hậu Gia Lai được chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm. 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên: Gia lai có tài nguyên rừng, tài nguyên nước và tài nguyên về khoáng sản 2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Kinh tế tỉnh Gia Lai tăng trưởng tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 12,8% năm. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Trong các năm tiếp theo giai đoạn 2016-2020 phấn đấu 12,0%. GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) của tỉnh Gia Lai năm 2015 đạt 34,2 triệu đồng/ người. Tỷ trọng Nông nghiệp - Công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 33,0% ; 36,7%; 30,3%. Cơ cấu kinh tế của Gia Lai hiện là nông nghiệp-công nghiệp -dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Gia Lai hiện vẫn chiếm khá cao, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và
  10. 8 giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tính theo giá hiện hành, năm 2011 tổng GDP đạt 24.995 tỷ, năm 2012 đạt 27.841 tỷ, năm 2013 đạt 29.685 tỷ. Năm 2014 ước đạt 32.570 tỷ đồng. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CCN TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI 2.2.1. Thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch CCN trong nông thôn tỉnh Gia Lai Thực trạng quy hoạch cụm công nghiệp: - 06 Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết: Tổng diện tích quy hoạch 266,61 ha. - 04 Cụm công nghiệp do Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết: Tổng diện tích dự kiến quy hoạch 153,76 ha. - 07 Cụm công nghiệp đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Thực trạng quản lý quy hoạch: Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp huyện. Trách nhiệm của các Sở, ngành: Sở Công Thương; Sở Kế hoạch & Đầu tư; Sở tài chính; Sở nội vụ; Sở xây dựng; Sở tài nguyên môi trường 2.2.2. Tình hình quy mô các cụm công nghiệp Với 11 CCN ở nông thôn hiện nay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 297,42 ha, trong đó có 07 cụm công nghiệp đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 133,34 ha, chiếm 44,83% diện tích đất cụm công nghiệp, diện tích đất chưa đền bù giải phóng mặt bằng 164,08 ha, chiếm 55,17%;
  11. 9 không có diện tích đất bị các tổ chức, cá nhân chiếm dụng, không có diện tích sử dụng sai mục đích. Diện tích đất đã được cho thuê và sử dụng đúng mục đích 21,83 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích đất cụm công nghiệp; diện tích đất đang làm thủ tục thuê đất 17,38 ha, chiếm 5,84% tổng diện tích đất cụm công nghiệp. Bảng 2.7. Diện tích các CCN ở nông thôn tỉnh Gia Lai Diện tích đất đã Diện tích đền bù, giải đất đã cho Diện phóng mặt bằng thuê Diện tích đã Diện Diện tích được tích tích Diện Diện đất Tên cụm CN phê đất đất STT tích tích đang duyệt sử sử mặt đất bị đăng QHCT dụng dụng bằng chiếm kí (ha) đúng sai sạch dụng thuê mục mục đích đích 1 Cụm CN TTCN Diên Phú 40 40 0 6.52 0 3.56 2 Cụm CN TTCN IaKhươl 53.91 3.91 0 12.04 0.00 3.26 3 Cụm CN Đắk Djrăng 15 10.5 0 0 0 9.2 4 Cụm CN tập trung Chư Sê 51.5 3.80 0 2.60 0 1.36 5 Cụm CN Ia Sao 15 0 0 0 0 0 6 Cụm CN Chư Prông 15 14.85 0 0 0 0 7 Cụm CN Ia Grai 15 9.61 0 0 0 0 8 Cụm CN TT Kông Chro 15 0.67 0 0.67 0 0 9 Cụm CN Phú An 15 0 0 0 0 0 10 Cụm CN TTCN Ayun Hạ 47.01 0 0 0 0 0 11 Cụm CN Ia Pa 15 0 0 0 0 0 Tổng cộng 297.42 133.34 0 21.83 0.00 17.38 (Nguồn: Sở Công thương Gia Lai) 2.2.3. Tình hình thu hút đầu tư vào CCN Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 05 Cụm công nghiệp với tổng
  12. 10 diện tích là 175,41 ha đã đi vào hoạt động, thu hút 18 dự án đầu tư (trong đó có 09 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 09 dự án đăng ký thuê đất), giải quyết công ăn việc làm cho 608 công nhân lao động. Các doanh nghiệp đầu tư theo đúng ngành nghề đã đăng ký phù hợp với Quy hoạch chi tiết phân khu chức năng và sử dụng hiệu quả diện tích thuê đất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bảng 2.9. Tình hình đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong CCN ở nông thôn Gia Lai Lao động làm việc Tổng vốn đầu tư Giá trị trong dự án SX theo Tổng số Lương Đã giá TT Tên Dự án Đăng lao động bình quân thực thực ký (tỷ đang làm (triệu/ hiện (tỷ tế (tỷ đồng) việc người/ đồng) đồng) (người) tháng) 1 Cụm CN TTCN Diên Phú 110.00 9.00 61.85 317 3.3 2 Cụm CN TTCN Ia Khươl 76.40 56.40 86.30 141.00 3 Cụm CN Đắk Djrăng 25.00 - - 67.00 4 Cụm CN tập trung Chư Sê 32.00 12.00 7.23 53.00 4.8 5 Cụm CN TT Kông Chro 6.75 6.75 30.00 Tổng cộng 250.2 154.2 155.4 608 (Nguồn: Sở Công thương Gia Lai) 2.2.4. Thực trạng cung cấp dịch vụ trong các CCN Tất cả các cụm công nghiệp được thành lập, đều phải tiến hành đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp. Tùy theo điều kiện kinh tế phát triển của từng địa phương, có thể xây dựng kế hoạch hợp lý phân kỳ cho từng giai đoạn cụ thể để đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp. (bảng số 10 và bảng số 11)
  13. 11 2.2.5. Thực trạng chính sách thu hút, hỗ trợ thực hiện đầu tư của các nhà đầu tư vào CCN nông thôn tỉnh Gia Lai - Sử dụng vốn ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp; - Quyết định thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp ; - Ban hành và chỉ đạo thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách hỗ trợ về tài chính: - Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn; Thông tư Liên tịch 125/2009/TTLT/BTC - BCT ngày của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công; Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015. Các dự án đầu tư hạ tầng và sản xuất kinh doanh vào CCN hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính Phủ về : Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn”. - Đối với địa phương hàng năm ngân sách tỉnh bố trí một khoảng kinh phí phù hợp trong dự toán ngân sách để thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quyết định được phê duyệt. Chính sách hỗ trợ về đất đai: Các doanh nghiệp thuê đất sản xuất kinh doanh tại các CCN được ưu đãi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo các quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008; Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005/NĐ-CP
  14. 12 ngày 14/11/2005; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ. Hiện nay tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích,hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai . Chính sách đào tạo lao động cho CCN: Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020 ban hành tại Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 giai đoạn 2016 – 2020. Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp: Được quy định tại Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích,hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai. Chính sách về khoa học và công nghệ : Tỉnh đã triển khai các dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề, đồng thời cũng đã chú trọng ban hành các chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ . Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đăng ký bản quyền phát minh sáng chế. Các thủ tục hành chính khi doanh nghiệp tham gia vào CCN - Trình tự thành lập cụm công nghiệp: - Trình tự tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp Các Sở, ngành tham gia triển khai thực hiện: Sở Công Thương ; Sở Kế hoạch & Đầu tư; Sở Tài chính.
  15. 13 CHƯƠNG 3 MỘT SỔ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI 3.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CCN TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI 3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của nước ta đến năm 2020 Quan điểm phát triển Chiến lược 10 năm 2011-2020 là: Phát triển nhanh gắn liền với bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược và quá trình thực hiện Chiến lược; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị vì mục tiêu xây dựng nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, là nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học-công nghệ ngày càng cao, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Mục tiêu tổng quát phấn đấu đến năm 2020: Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, chính trị-xã hội ổn định, đồng thuận, dân chủ, kỷ cương; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt; độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữa vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau. Chiến lược đề ra hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu cụ thể và xác định các định hướng phát
  16. 14 3.1.2. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Gia Lai đến 2020 - Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12,8%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 12,0%/năm; - Tổng GDP (giá cố định 1994) năm 2020 tăng gấp 1,7 lần năm 2015 và gấp 3,0 lần năm 2010; - GDP bình quân đầu người (giá 1994) đạt 34,2 triệu đồng/người vào năm 2015 và 72,2 triệu đồng/người vào năm 2020. - Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III và giảm tỷ trọng khu vực I. + Tính theo giá cố định năm 1994, năm 2010 tỷ trọng khu vực I chiếm ~ 36,31% sẽ giảm xuống còn 26,53% vào năm 2015 và 20,08% năm 2020; khu vực II là 35,33% năm 2010, 44,92% năm 2015 và 51,27% năm 2020; khu vực III là 28,35% năm 2010 tăng lên 28,55% năm 2015 và 28,65% năm 2020; + Tính theo giá hiện hành thì tỉ trọng khu vực I là 39,84% năm 2010, 35% năm 2015, 28% năm 2020; khu vực II là 32,08% năm 2010, 34% năm 2015, 36% năm 2020; khu vực III là 28,07% năm 2010, 31% năm 2015 và 36% năm 2020. 3.1.3. Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2020 Mục tiêu phát triển: Phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015 phải đảm bảo đạt các điều kiện cần thiết, tạo tiền đề để đến năm 2020, Gia Lai cơ bản trở thành một tỉnh Nông nghiệp sang công nghiệp chế biến. - Giai đoạn 2016-2020: Dự báo tăng trưởng công nghiệp sẽ chậm lại, đạt tốc độ bình quân 5 năm vào khoảng 14%/năm. Đến 2020, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá 1994 đạt khoảng 22.400 tỷ đồng. Định hướng tái cơ cấu sự phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai
  17. 15 Giai đoạn 2011-2020, phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững và hội nhập vững vàng vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,0-12,5%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá 1994 đạt 8,4 triệu đồng vào 2015 và 12,9 triệu đồng vào 2020. Đến 2020 dân số toàn tỉnh vào khoảng 1,59 triệu người. Cơ cấu kinh tế là cơ cấu công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, tạo đầu ra vững chắc cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, phát triển công nghiệp năng lượng, phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ trực tiếp nhu cầu của địa phương và các tỉnh lân, đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp, hình thành chuỗi mắt xích liên kết từ khâu cung cấp tới khâu tiêu thụ, đầu tư và chế biến tinh, chế biến sâu đối với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh; Chú trọng công tác phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CCN TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI 3.2.1. Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch Tăng cường nâng cao chất lượng công tác quy hoạch CCN: Quy hoạch tổng thể, chi tiết; tạo mối liên kết, hợp tác phát triển, thực hiện di dời đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào CCN. Xây dựng mối liên hệ giữa các CCN vói KCN và KKT trên địa bàn tỉnh; với các CCN, KCN và KKT trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Tăng cường thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cẩu đầu tư: Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư một cách hiệu quả. Quản lý chặt chẽ công tác thu hút đầu tu và cấp phép đầu tư vào các CCN theo đúng quy hoạch và định hướng đề ra. Phối họp với Trung tâm Xúc tiến
  18. 16 Đầu tư của, phối hợp với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các CCN thông tin công khai, minh bạch các chính sách có liên quan thu hút đầu tư vào CCN, phối hợp với các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, định kỳ tiến hành tổ chức các hội chợ nhằm xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm sản xuất từ các CCN. Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề: + Rà soát, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng thực tế. + Củng cố, tăng cường, đổi mới lực lượng làm công tác giảng dạy, đào tạo phù họp tiến bộ khoa học và kỹ thuật công nghệ. + Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề + Đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học, thiết bị thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường theo hướng cập nhật; mở rộng xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề, mở lóp dạy nghề. Có chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vào làm việc tại các CCN; thu hút, đãi ngộ đối với giáo viên dạy nghề trong các ngành kinh tế mũi nhọn; xúc tiến thành lập các tổ chức đoàn thể. Nâng cấp trường Cao đẳng nghề Gia Lai để có thể đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong tương lai của Gia Lai Khuyến khích phát triển các loại hình dạy nghề tư thục, bán công, trong đó có sự tham gia góp vốn của tư nhân, doanh nghiệp và địa phương. Nâng cao hiệu quả quản lý CCN: Thành lập Trung tâm phát triển CCN, là đơn vị sự nghiệp kinh tế
  19. 17 có thu trực thuộc UBND cấp huyện. Tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình tin học trong quản lý các CCN; cải tiến, họp lý hoá các quy trình nghiệp vụ tại BQL các CCN; nâng cao chất lượng công tác đối thoại với DN đầu tư SXKD trong CCN theo đinh kỳ.Đề xuất, kiến nghị với các cấp rà soát, bổ sung hoàn thiện và xây dựng mới văn bản pháp luật liên quan, Sở Công Thương là đầu mối trên bình diện quản lý nhà nước về công nghiệp Giải pháp có liên quan đến bộ máy quản lý của các CCN Tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình tin học quản lý CCN. Cải tiến, hợp lý hoá các quy trình nghiệp vụ tại BQL các CCN. Đề xuất, kiến nghị với các cấp rà soát, bổ sung hoàn thiện và xây dựng mới văn bản pháp luật liên quan. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ sở trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi trường, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ năng lực trong công tác chuyên môn và có đạo đức trong sáng. 3.2.2. Nhóm giải pháp mở rộng quy mô CCN Giải pháp về đầu tư: Huy động các nguồn vốn đầu tư thực hiện mục tiêu Quy hoạch trong các CCN, - Đối với nguồn vốn ngân sách: Tỉnh sử dụng nguồn vốn trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ qũy đất cho phát triển các hệ thống dịch dụ nhằm phát triển các CCN. - Đối với các nguồn vốn bên ngoài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nhất là các nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài. Giải pháp về đất đai :Rà soát quỹ đất trước khi đưa vào quy hoạch; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục
  20. 18 đích sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất đúng theo quy định; thanh tra khiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về luật đất đai; giải quyết các tranh chấp về đất đai. Giải pháp về nhóm các vấn đề về khung pháp lý:Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành như chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông mới (Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ), phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ)... Chính sách hỗ trợ vốn nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Các huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh tranh thủ nguồn vốn theo Quyết định 30a để đầu tư phát triển các CCN, thúc đẩy SX phát triển. Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban hành kèm theo Quy định số 21/2015/QĐ-UBND về một số áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thay thế cho quyết định số 05/2012/QĐ-UBND. 3.2.3. Nhóm giải pháp về dịch vụ trong CCN Dịch vụ cung cấp điện: - Sở Công thương : Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư và cung cấp điện cho các cụm công nghiệp theo đúng quy định. - Ban quản lý CCN và nhà đầu tư : Chủ động phối hợp chặt chẽ với Công ty Điện lực tỉnh Gia Lai hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc các doanh nghiệp sản xuất khắc phục sóng hài để đảm bảo tổng độ biến dạng sóng hài điện áp tại mọi điểm đấu nối. - Công ty Điện lực Gia Lai: Phối hợp với các sở, ban ngành chức năng có liên quan, UBND các huyện, thị xã đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường dây và trạm biến áp theo quy hoạch.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2