intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại thành phố Đà Nẵng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

22
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại thành phố Đà Nẵng" là khái quát được lý luận về phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL; đánh giá được tình hình phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại TP Đà Nẵng; kiến nghị được các giải pháp để phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại TP Đà Nẵng tời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ kinh tế: Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại thành phố Đà Nẵng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG LÊ THANH HÀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2013
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG N g ư ờ i h ướ n g d ẫ n k h o a h ọ c : P G S . T S . B Ù I Q U A N G B Ì N H Phản biện 1: TS. Ninh Thị Thu Thủy Phản biện 2: PGS. TS. Phạm Hảo . Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 15 tháng 06 năm 2013. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng; - Thư viện Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng.
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế xã hội trong những năm qua, hệ thống y tế của nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân. Tuy nhiên, do nhu cầu khám chữa bệnh tăng quá nhanh nên hệ thống y tế hiện tại vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đó. Nhà nước đã có quan tâm đầu tư lớn nhưng vẫn không theo kịp nhu cầu và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Hệ thống y tế Nhà nước là phục vụ cộng đồng nên nguồn thu rất thấp, không có điều kiện để trang bị nhiều máy móc, thiết bị hiện đại, thiếu nguồn lực để mở rộng và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. Trong điều kiện như vậy, việc phải quan tâm, khuyến khích phát triển y tế ngoài công lập là điều rất cần thiết, là hướng đột phá trong chiến lược phát triển của ngành y tế nước ta. Thành phố Đà Nẵng đang phát triển theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ trong đó dịch vụ y tế rất được chú trọng, đặc biệt là y tế ngoài công lập (NCL). Các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân đã đóng góp tích cực vào công tác khám chữa bệnh ban đầu, tư vấn sức khỏe, chăm sóc y tế cho người dân... Mặt khác, đội ngũ cán bộ y tế khu vực này cũng góp phần tham gia phát hiện dịch bệnh sớm ở cơ sở, phòng chống dịch và thực hiện các chương trình y tế quốc gia. Y tế NCL trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành quả đáng khích lệ, góp phần giảm tải cho hệ thống y tế công lập .Tuy vẫn còn những hạn chế nhất định nhưng y tế NCL vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ y tế Nhà nước hoàn thành mục tiêu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Việc đẩy mạnh phát triển y tế
  4. 2 ngoài NCL trong những năm đến là cần thiết. Từ thực tiễn đó, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại thành phố Đà Nẵng” nhằm đề xuất những giải pháp để từng bước tạo điều kiện cho y tế NCL phát triển, góp phần phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân ngày một tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát được lý luận về phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL; - Đánh giá được tình hình phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại TP Đà Nẵng; - Kiến nghị được các giải pháp để phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại TP Đà Nẵng tời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng Phát triển kinh tế Y tế. Phạm vi Nội dung: Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập. Không gian: Thành phố Đà Nẵng. Thời gian: Nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển các cơ sở khám chữa bệnh NCL trong 5 năm từ 1998 đến 2012, đề xuất các giải pháp phát triển đến năm 2020. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin để nghiên cứu và trình bày các nội dung lý luận và thực tiễn. Luận văn sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng hợp, so sánh, phương pháp phân tích thực
  5. 3 chứng... 5. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung luận văn có 3 phần như sau: Chương 1 : Cơ sở lý luận phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL. Chương 2: Tình hình phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại Thành phố Đà Nẵng. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại Thành phố Đà Nẵng. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
  6. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. VAI TRÒ CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH VỤ Y TẾ 1.1.1. Dịch vụ khám chữa bệnh Dịch vụ khám chữa bệnh là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tương tác giữa người cung cấp dịch vụ - cơ sở khám chữa bệnh và khách hàng – bệnh nhân để đáp ứng nhu cầu về sức khoẻ. Các dịch vụ khám chữa bệnh mang tính chất của hàng hoá: có nhu cầu, có người cung cấp và người sử dụng dịch vụ phải trả tiền. 1.1.2. Vai trò của các cơ sở y tế ngoài công lập - Góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ban đầu, tư vấn sức khỏe, chăm sóc y tế... Phòng chống dịch và thực hiện các chương trình y tế quốc gia. Giảm tải cho các cơ sở y tế nhà nước. - Đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh cho nhiều trường hợp phải sử dụng kỹ thuật cao. Giải quyết nhanh những trường hợp mắc bệnh thông thường, những nhu cầu thiết yếu của người dân. Tạo ra áp lực cạnh tranh để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh. 1.1.3. Đặc điểm của dịch vụ khám chữa bệnh Ngoài đặc điểm của dịch vụ nói chung, dịch vụ khám chữa bệnh có một số đặc điểm riêng, đó là: - Các chi phí khám chữa bệnh thường không lường trước được. - Người sử dụng không tự mình lựa chọn dịch vụ mà chủ yếu do bên cung ứng quyết định, “Cung quyết định cầu”. - Khi mắc bệnh, dù không có đủ tiền nhưng bắt buộc phải mua (khám chữa bệnh) . - Không thể chờ đợi và chấp nhận dịch vụ bằng mọi giá.
  7. 5 - Phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Nhà nước 1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP Phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL là quá trình vận động đi lên cả về lượng và về chất của dịch vụ. 1.2.1. Phát triển về số lượng các dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập Phát triển về số lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở NCL là quá trình mở rộng gia tăng số lượng các dịch vụ khám chữa bệnh bao gồm cả dịch vụ khám và chữa bệnh, đi liền với việc mở rộng mạng lưới cơ sở cung cấp dịch vụ. Các tiêu chí phản ánh - Số lượng các dịch vụ KCB trung bình cho mỗi cơ sở y tế; - Số lượng tăng thêm các dịch vụ khám chữa bệnh; - Quy mô và số lượng dịch vụ điều trị bệnh - giường bệnh; - Tỷ lệ các dịch vụ KCB so với số dịch vụ y tế của cơ sở CL; - Tỷ lệ giá dịch vụ so với giá của các cơ sở y tế công lập. 1.2.2. Mở rộng diện bao phủ dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập Mở rộng diện bao phủ dịch vụ trong phạm vi không gian hay các nhóm khách hàng khác nhau luôn đi cùng với quá trình gia tăng các cơ sở khám chữa bệnh được phân bố theo sự phân bố cũng như cấu thành của dân cư. Sự phân bố này còn tùy theo loại hình nội trú và ngoại trú. Tiêu chí phản ánh - Số lượng và sự gia tăng số lượng các cơ sở y tế, số giường bệnh theo thời gian trên mỗi vạn dân; - Tỷ lệ cơ sở khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL ở nông
  8. 6 thôn so với thành thị; - Tỷ lệ số bệnh nhân khu vực nông thôn được khám, chữa bệnh bởi các cơ sở y tế NCL so với thành thị. 1.2.3. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh Nâng cao chất lượng dịch vụ là gia tăng sự hài lòng và thỏa mãn của khách hàng – người bệnh và gia đình họ khi sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh. Tiêu chí phản ánh - Tỷ lệ Bác sỹ, điều dưỡng viên/giường bệnh; - Tỷ lệ đánh giá sự hài lòng của bệnh nhân tăng lên; - Rút ngắn thời gian khám và điều trị ở mỗi bệnh nhân. 1.2.4. Phát triển cơ sở vật chất của cơ sở y tế ngoài công lập Phát triển cơ sở vật chất của cơ sở y tế NCL là quá trình huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng và mua sắm để hình thành cơ sở hạ tầng y tế, trang bị mới, cải thiện trang thiết bị và điều kiện cung cấp các dịch vụ y tế khác. Qua đó mở rộng và nâng cao năng lực để đáp ứng tốt hơn nhu cầu dịch vụ y tế. Tiêu chí phản ánh - Số lượng và mức tăng số lượng giường bệnh; - Số lượng trang thiết bị máy móc y tế đạt chuẩn cho mỗi cơ sở y tế; - Số lượng cơ sở y tế ngoài công lập đạt chuẩn của Bộ y tế; - Diện tích mặt bằng sử dụng và mức tăng diện tích sử dụng tại bệnh viện hay cơ sở KCB. 1.2.5. Phát triển nguồn nhân lực của các cơ sở y tế ngoài công lập Phát triển nguồn nhân lực là quá trình nâng cao kiến thức
  9. 7 chuyên môn nghiệp vụ về y tế, nâng cao kỹ năng làm việc, nâng cao nhận thức, y đức và động cơ làm việc cho nhân lực y tế NCL. Tiêu chí phản ánh - Số lượng và mức tăng số lượng bác sỹ, y tá, điều dưỡng và nhân viên của các cơ sở y tế NCL; - Tỷ lệ giường bệnh/ bác sỹ và nhân viên đạt chuẩn; - Số lượng các đợt tập huấn chuyển giao công nghệ mới nhận được của các cơ sở y tế NCL. 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP 1.3.1. Điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình và thời tiết khí hậu là nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL. 1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội Sự phát triển kinh tế xã hội tác động cả hai phía đối với sự phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL. Về đầu ra, sự phát triển kinh tế xã hội sẽ tăng nhu cầu khám chữa bệnh. Chính quy mô thị trường sẽ là yếu tố quyết định quy mô hoạt động, quyết định về mức độ đầu tư cho phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL. Về phía đầu vào, khi sự phát triển kinh tế xã hội tăng nhanh sẽ giúp cho nền kinh tế có nhiều nguồn lực hơn để phát triển các dịch vụ y tế, một lĩnh vực đầu tư rất tốn kém. Ngoài ra, các điều kiện khác như hạ tầng cơ sở cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển dịch vụ này vì đây chính là những hạ tầng cung cấp dịch vụ giúp cho dịch vụ y tế thuận tiện hơn cho khách hàng.
  10. 8 1.3.3. Sự phát triển của y tế công lập Y tế NCL là bộ phận bổ sung cho y tế công lập trong việc thực hiện mục tiêu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Quy mô hoạt động và khả năng đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh đa dạng từ hệ thống y tế công sẽ có ý nghĩa rất lớn đến việc tạo điều kiện hay cản trở y tế NCL phát triển. Nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của người dân là vô hạn, do sự hạn chế về nguồn lực của hệ thống y tế công nên luôn có sự mất cân đối về khả năng cung ứng và nhu cầu. Những lĩnh vực mà y tế công cộng chưa phát triển sẽ là cơ hội để y tế NCL tham gia phát triển. 1.3.4. Chính sách phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập của chính quyền Chính sách của Chính phủ là nhân tố quan trọng trong việc khuyến khích hay kìm hãm y tế NCL phát triển. Để phát triển dịch vụ y tế NCL cả về số lượng và chất lượng, chính quyền cần có chính sách để giúp họ có thể tiếp cận các nguồn lực, giải quyết những khó khăn để tạo động lực phát triển. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các nguồn lực đều phải được huy động từ thị trường tự do. Các cơ sở y tế NCL đa số là có quy mô nhỏ, chỉ cung ứng các dịch vụ khám chữa bệnh bổ sung nên khả năng về tài chính, khả năng về quản lý thường hạn chế nên gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực. Vì vậy các chính sách của chính quyền là cần thiết và quan trọng để tạo điều kiện cho y tế NCL phát triển. 1.4. PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP Ở CÁC ĐỊA PHƯƠNG
  11. 9 CHƯƠNG 2 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NCL TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA TP ĐÀ NẴNG VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KCB CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NCL 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý Địa hình Khí hậu thuỷ văn Tài nguyên thiên nhiên Dân số Lao động 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế xã hội của TP Đà Nẵng Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP, giá so sánh 1994) của thành phố giai đoạn 1997-2011 đạt khoảng 11,4%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2011 đạt 41 triệu đồng (2.016 USD), gấp 1,5 lần so với mức bình quân của cả nước năm 2011. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: Dịch vụ: 55,6%, Công nghiệp và Xây dựng: 42,8%, Nông nghiệp: 1,6%. Riêng Công nghiệp, thành phố khuyến khích, tập trung mạnh cho loại hình Công nghiệp công nghệ cao và công nghệ thông tin. 2.1.3. Tình hình phát triển hệ thống y tế công lập tại TP Đà Nẵng a. Tuyến trung ương và các bộ ngành: Có 5 bệnh viện, quy mô số giường bệnh năm 2012 là 1.290 giường. b. Các đơn vị do thành phố quản lý: Tuyến thành phố chia
  12. 10 thành 2 nhóm Các đơn vị không có giường bệnh bao gồm 12 đơn vị thực hiện công tác kiểm nghiệm, giáo dục truyền thông, cấp cứu, pháp y, dân số, kiểm dịch, kiểm dich và vệ sinh an toàn thực phẩm. Các đơn vị có giường bệnh bao gồm 8 bệnh viện công với tổng số giường bệnh năm 2012 là 2.210 giường. Tuyến quận, huyện bao gồm các bệnh viện quận huyện, với 940 giường bệnh năm 2012. Bảng 2.4. Các hoạt động y tế công lập trên địa bàn TP từ năm 2008 – 2011 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 1. Số Bác sỹ 1084 1083 1100 1198 - Trung ương quản lý 190 198 249 249 - Sở quản lý 761 761 723 810 2. Khám chữa bệnh* 2401 2650 2866 2992 - Khám bệnh ( nghìn lần ) 2253 2478 2680 2800 - Điều trị nội trú (nghìn người) 148 172 186 192 * Chưa kể Bệnh viện C, C17 và Giao thông 5 (Nguồn: Niên giám thống kê Đà Nẵng năm 2011) Số lượt khám chữa bệnh và điều trị đều tăng nhanh trong những năm qua. Số bác sỹ tăng trung bình hằng năm chỉ 3.4% trong khi số lượt khám bệnh tăng tới 7% và số điều trị nội trú tăng tới 9%. Tỷ lệ bác sỹ / 1 vạn dân của Đà Nẵng chỉ là 1.3 là khá thấp, tỷ lệ giường bệnh / 1 vạn dân cũng chỉ là 4,3. ( Tỷ lệ này trên toàn quốc là 2,6 giường / 1 vạn dân và 0.57 bác sỹ / 1 vạn dân). Từ đó, ta thấy hệ thống y tế công chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của người dân thành phố và các tỉnh Miền Trung – Tây Nguyên.
  13. 11 2.1.4. Chính sách phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập của TP Đà Nẵng Thành phố đã ban hành nhiều chính sách tạo điều kiện phát triển y tế NCL như: Nghị quyết số 47/2006/NQ-HĐND ngày 22 tháng 12 năm 2006 của HĐND thành phố Đà Nẵng về xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010; Quyết định số 15/2007/QĐ- UBND ngày 14/02/2007 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Phê duyệt đề án đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động y tế trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2010; Quyết định số 4704/QĐ-UBND ngày 15/6/2012 của UBND thành phố về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển nghành y tế thành phố đến năm 2020. Hiện nay đã có 07 bệnh viện ngoài công lập đã hoạt động với qui mô là 1.144 giường bệnh. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2.2.1. Thực trạng phát triển về số lượng các dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại TP Đà Nẵng Trong 5 năm qua, từ 13 danh mục dịch vụ khám chữa bệnh chính, số lượng dịch vụ đã mở rộng tăng thêm 4 lên 17 danh mục dịch vụ chính. Các bệnh viện NCL đã đầu tư cơ sở vật chất, tiếp nhận công nghệ, đào tạo nhân lực để cung cấp dịch vụ mới, công nghệ cao trong khi khu vực công lập lại không có. Những dịch vụ chất lượng cao với kỹ thuật đột phá khác biệt đã đáp ứng những phân khúc thị trường khác nhau. Từ bảng 2.5 B, cho thấy đã có sự thay đổi lớn về số lượng
  14. 12 dịch vụ y tế trong từng nhóm danh mục dịch vụ. Bảng 2.5.B Số lượng dịch vụ trong các danh mục dịch vụ y tế của cơ sở NCL tại TP Đà Nẵng Thay Số DV KV TT Nhóm dịch vụ lớn 2008 2012 đổi Công lập có 1 Hồi sức cấp cứu 33 38 +5 42 và chống độc 2 Nội khoa 45 61 +16 67 3 Nhi khoa 55 85 +30 90 4 Truyền nhiễm 4 5 1 5 5 Lao 0 0 0 12 6 Da liễu 27 37 +10 52 7 Tâm thần 0 15 +15 15 8 Nội tiết 10 10 0 10 9 Gây mê 89 160 +71 190 10 Ngoại khoa 221 312 +91 350 11 Bỏng 0 35 +35 40 12 Ung bướu 0 115 +115 200 13 Phụ sản 55 82 +27 97 14 Mắt 78 125 +47 155 15 Tai mũi họng 64 88 +24 90 16 Phục hồi chức 0 111 +111 133 năng 17 Nội soi 23 34 +11 44 18 Răng hàm mặt 30 45 +15 55 (Nguồn: Sở Y tế Tp Đà Nẵng) Nhóm dịch vụ do bệnh viện trong khu vực y tế NCL đã tăng về số lượng và chất lượng là nguyên nhân để bệnh nhân ít lựa chọn dịch vụ phòng khám hơn. Điểm nhấn trong việc phát triển số lượng dịch vụ của các cơ sở y tế NCL chính là (i) số lượng tăng lên tiến gần tới số lượng của khu vực công lập; (ii) các bệnh viện
  15. 13 tư nhân đã đưa vào cung cấp các sản phẩm dịch vụ với kỹ thuật và công nghệ cao. Tuy nhiên, số lượng các dịch vụ trong các nhóm chính còn có thể mở rộng nhiều hơn, nhiều dịch vụ chất lượng chưa bằng khu vực công lập, các dịch vụ YH cổ truyền đang có xu hướng giảm. 2.2.2. Thực trạng mở rộng diện bao phủ dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại TP Đà Nẵng Các bệnh viện tư nhân và các phòng khám chủ yếu nằm ở các quận trung tâm thành phố. Các phòng khám phân bố như sau: 34% ở quận Hải Châu, 23% ở Thanh Khê và 11% ở Sơn Trà, riêng 3 quận này đã chiếm 68% tổng số lượng. Các dịch vụ khác cũng có tới 77% và 51% các cơ sở YHCT ở 3 quận này. Mạng lưới cung cấp dịch vụ phòng khám có sự thay đổi rất lớn trong 5 năm qua, theo hướng giảm ở các quận trung tâm tăng ở các quận huyện ngoại thành. Các cơ sở dịch vụ y tế khác chỉ giảm ở Hải Châu còn đều tăng ở các quận và huyện khác. Riêng sự bao phủ dịch vụ y tế của các cơ sở YH cổ truyền ở tất cả các quận huyện đều giảm trong đó giảm nhiều nhất là các quận trung tâm. Điều này cũng cho thấy công tác quản lý quy hoạch phân bổ mạng lưới cần phải được xem xét để tránh tình trạng phân bố thiếu hợp lý gây tổn thất chi phí xã hội. Ngoài ra, cần có các biện pháp thúc đẩy sự phát triển các cơ sở YH cổ truyền vì những ưu điểm của loại hình dịch vụ này. 2.2.3. Tình hình chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế ngoài công lập tại TP Đà Nẵng Trong 5 năm qua, y tế NCL đã đầu tư lớn về cơ sở vật chất và trang thiết bị, số lượng và chất lượng nhân lực cũng tăng mạnh đã gia tăng chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Tỷ lệ cung cấp các dịch vụ
  16. 14 kỹ thuật cao đều tăng. Các bệnh viện NCL đã tạo được dấu ấn trong tâm trí khách hàng, có thương hiệu đi kèm với dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu. Đánh giá về sự thuận tiện và khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của khu vực NCL được đánh giá theo số liệu điều tra của Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân Sở Y tế thành phố như trên hình 2.3. Hình 2.3. Tỷ lệ đánh giá về điều kiện cung cấp dịch vụ y tế NCL (Nguồn: Phòng quản lý hành nghề y dược tư nhân Sở Y tế TP. Đà Nẵng ) Thực tế ở hầu hết các cơ sở y tế NCL chưa có chính sách chất lượng, chưa có nhân lực chuyên trách về quản lý chất lượng. Bên cạnh đó, việc giám sát các cơ sở y tế thực hiện chuẩn rất yếu, chưa có kiểm tra riêng về quản lý chất lượng, chưa có nhóm theo dõi, giám sát ở phạm vi bệnh viện, khoa. Ngành y tế chưa xây dựng chỉ số chất lượng để đánh giá chất lượng có hệ thống; trong khi đó, các tài liệu hướng dẫn chuẩn trên thế giới thay đổi nhanh, ở Việt Nam chưa cập nhật kịp thời. 2.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở vật chất của cơ sở y tế ngoài công lập tại TP Đà Nẵng Phát triển cơ sở vật chất, 2 tiêu chí đầu tiên là gia tăng số giường bệnh và diện tích mặt bằng sàn sử dụng. Tổng diện tích sử
  17. 15 dụng hiện nay là hơn 108.383 m2, trong đó: bệnh viện là 89.843 m2 và phòng khám là hơn 18.540m2. Trong 5 năm qua, số giường bệnh của các bệnh viện tăng lên 848 giường, đạt 1.144 giường. Tổng diện tích sử dụng của các bệnh viện NCL tăng hơn 77 ngàn m2 ngược lại tổng diện tích sử dụng của phòng khám giảm đi hơn 1,7 ngàn m2. Điều đáng quan tâm là đã có 2 bệnh viện NCL được đầu tư và hoạt động với mục tiêu từ thiện, phi lợi nhuận là bệnh viện Phụ Nữ và Bệnh viện Ung Thư. Trong 5 năm qua, trang thiết bị cũng được đầu tư đồng bộ và hiện đại, tổng giá trị đầu tư là 572 tỷ đồng, riêng bệnh viện Ung Thư đã là 476 tỷ đồng. Các bệnh viện có đầu tư trang thiết bị lớn như bệnh viện Phụ Nữ, Hoàn Mỹ và Tâm Trí. Khu vực y tế NCL trong những năm qua đã phát triển không ngừng về số lượng dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. Bên cạnh đó còn không ít khó khăn về mặt bằng để mở rộng quy mô, vay vốn để đầu tư, thủ tục và thuế khi nhập máy móc trang thiết bị. 2.2.5. Thực trạng phát triển NNL của các cơ sở y tế ngoài công lập TP tại Đà Nẵng Số lượng nhân lực của khu vực y tế NCL từ 800 người năm 2008 lên 1.373 người năm 2012. Trong đó nhóm cung cấp dịch vụ y tế hiện đại tăng mạnh nhất từ 542 người lên 1.205 người, nhóm cơ sở cung cấp dịch vụ y học cổ truyền lại giảm 116 người. Tốc độ tăng trung bình 14,4% năm nhanh hơn nhiều so với khu vực công lập là khoảng 3,4% năm. Sự thay đổi lớn trong cơ cấu nhân lực chung cho thấy các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế NCL đang có xu hướng dịch chuyển dần và phát triển mạnh các dịch vụ y học hiện đại. Trong khi đó các dịch vụ YH cổ truyền đang có xu hướng giảm dần.
  18. 16 Bảng 2.17. Tinh hình nguồn nhân lực YHHĐ ngoài công lập Tại TP Đà Nẵng 2008 2012 Thay đổi Chức danh SL Cơ cấu SL Cơ cấu SL Cơ cấu (người) (%) (người) (%) (người) (%) Bác Sỹ 223 27.88 420 30.59 197 2.71 Điều dưỡng 170 21.25 475 34.60 305 13.34 Nữ hộ sinh 43 5.375 72 5.24 29 -0.13 Kỹ thuật viên 83 10.38 164 11.94 81 Y 1.57 Hộ lý 23 2.875 74 5.39 51 2.51 Tổng số 800 100 1373 100 573 (Nguồn: Sở Y tế Tp Đà Nẵng) Mức lương cao cộng với những đãi ngộ về điều kiện đào tạo chuyên môn và cơ hội thăng tiến cùng với môi trường làm việc khá chuyên nghiệp … Các cơ sở y tế ngoài công lập đang tạo ra lực hút đáng kể để phát triển NNL khu vực này.
  19. 17 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1. CƠ SỞ ĐỂ ĐƯA RA GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁM CHỮA BỆNH CỦA CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGOÀI CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 3.1.1. Những yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến xu thế phát triển của y tế NCL tại TP Đà Nẵng Thành phố Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, có tốc độ phát triển đô thị hoá nhanh, đến năm 2020 dự kiến dân số khoảng 1.500.000 người. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Thành phố đang thu hút lực lượng lao động có chất lượng cao đến làm việc và sinh sống. Cơ cấu kinh tế thành phố đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ và công nghiêp. Các dự án đầu tư phát triển du lịch, thương mại, công nghệ thông tin và công nghệ cao đang triển khai và đưa vào hoạt động trong những năm đến. Hệ thống y tế cần phải đầu tư để đáp ứng yêu cầu đó. Cơ hội và thách thức đối với sự phát triển y tế NCL Những tiềm năng và lợi thế Mạng lưới y tế công được đầu tư khá hoàn thiện từ tuyến thành phố đến tuyến cơ sở, công tác giáo dục và truyền thông tốt, chi ngân sách cho sự nghiệp y tế hàng năm đều tăng. Mạng lưới dịch vụ y tế NCL và YH cổ truyền phát triển khá mạnh, được kiểm soát và quản lý tốt, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám chữa bệnh. Có sự quan tâm hỗ trợ từ các tổ chức y tế thế giới,
  20. 18 tổ chức nhân đạo quốc tế, Bộ Y tế, các Viện Trung ương và các khu vực lân cận. Là thành phố năng động, có tốc độ phát triển cao, thu hút các nhà đầu tư từ trong và ngoài nước. Với mục tiêu xây dựng thành phố môi trường, thành phố đáng sống sẽ thu hút nguồn lực đầu tư và nhân lực có chất lượng cao sẽ là cơ hội để phát triển dịch vụ khám chữa bệnh NCL. Những khó khăn, thách thức Thành phố đang từng bước giải quyết những vấn đề nóng về phát triển đô thị như: gia tăng nhập cư, quá tải hạ tầng tại các khu vực trung tâm, giao thông đô thị, vệ sinh môi trường, … và nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác. Ô nhiễm môi trường còn khá nặng nề, điều kiện vệ sinh ở bộ phận cư dân còn hạn chế. Đầu tư cho cho y tế NCL hàng năm chưa đáp ứng các yêu cầu cho sự phát triển các dịch vụ y tế NCL. Hệ thống y tế cơ sở còn khó khăn về nhiều mặt từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, điều kiện làm việc, nhân lực chuyên môn… Ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. 3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ khám chữa bệnh của các cơ sở y tế NCL tại TP Đà Nẵng a. Định hướng Tiếp tục phát triển có định hướng các hình thức tổ chức y tế NCL, bên cạnh hệ thống y tế công lập đóng vai trò chủ đạo. Kiểm soát chặt chẽ và phát huy tối đa các mặt tích cực của hệ thống y tế NCL để giảm gánh nặng cho ngân sách y tế Nhà nước. b. Mục tiêu Các cơ sở y tế NCL sẽ góp phần cùng với Chính quyền các cấp của thành phố xây dựng hệ thống y tế ngày càng hiện đại, hoàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2