intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

15
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc giai đoạn 2018- 2020; luận văn "Phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế" đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ TÀI CHÍNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN  PHAN THANH THẾ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8340201 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Quảng Ngãi - Năm 2021
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN  Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Yến Linh Phản biện 1: TS. Hồ Hữu Tiến Phản biện 2: TS. Tống Thiện Phƣớc Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Trường Đại học Tài chính - Kế toán vào ngày 15 tháng 01 năm 2022 Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Trường Đại học Tài chính - Kế toán
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày 04 tháng 10 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg Thành lập Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) trên cơ sở tổ chức lại hoạt động của Ngân hàng phục vụ người nghèo nhằm thống nhất các nguồn lực tài chính, thiết lập một cơ chế tài trợ phù hợp, góp phần thực hiện mục tiêu hỗ trợ của nhà nước đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Cùng với hệ thống NHCSXH toàn quốc, sau hơn 18 năm hoạt động nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Phú Lộc tăng trưởng liên tục, đã tạo nguồn lực quan trọng hỗ trợ các hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống. Việc một bộ phận lớn hộ nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc được vay vốn ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh, đã và đang thức dậy một thị trường sản xuất hàng hoá, tiêu thụ rộng lớn, góp phần tích cực, hiệu quả vào thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội. Mặc dù vậy, nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất của người dân trên địa bàn huyện Phú Lộc còn rất lớn. Nguồn vốn tăng trưởng hàng năm của chi nhánh vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của người dân. Việc huy động nguồn vốn trong dân cư đã được thực hiện từ những năm đầu mới thành lập. Do chưa có những giải pháp mang tính đồng bộ nên hiệu quả mang lại chưa cao. Kể từ tháng 9 năm 2016, thực hiện công văn số 3815/NHCS-KHNV về việc hướng dẫn tạm thời Quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm tại điểm giao dịch xã. Để tiếp tục phát triển nguồn vốn, chi nhánh đã đưa ra các giải pháp nhằm huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư thông qua việc huy động tại trung tâm và tại điểm giao dịch xã. Tuy nhiên, những giải pháp còn chung và chưa mang lại hiệu quả thiết thực, khó khăn trong công tác huy động vì tâm lý người gửi tiền, vì cạnh tranh với các chi nhánh NHTM trên địa bàn. Phú Lộc hiện nay có hoạt động thương mại phát triển mạnh mẽ. Nhiều trung tâm thương mại ở các xã, thị trấn đã và đang được tập trung đầu tư mới với quy mô lớn, vị trí thuận tiện như chợ Cầu Hai, chợ Nước
  4. 2 Ngọt, chợ Lăng Cô nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá trong vùng. Các điểm du lịch sinh thái khác do nhân dân đầu tư cũng được khuyến khích phát triển như Suối Voi, Nhị Hồ, hồ Truồi… Khu công nghiệp La Sơn cũng được xúc tiến triển khai đầu tư để xây dựng thành một vệ tinh thu hút đầu tư cho thấy huyện Phú Lộc là một địa bàn tiềm năng cho việc huy động tiền gửi tiết kiệm. Từ đó, việc đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư tại địa bàn có ý nghĩa quan trọng, tạo thêm thu nhập cho người gửi tiền (tiền lãi), vừa giúp NHCSXH có thêm nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Điều này cho thấy, hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm thực sự có ý nghĩa to lớn và đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động của NHCSXH. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Chi nhánh vẫn còn bộc lộ những hạn chế cần khắc phục như cơ chế quản lý và điều hành thiếu tính tập trung; đội ngũ nhân lực huy động mỏng; quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng trưởng vốn huy động còn thấp… phần nào làm hạn chế khả năng phát triển một sản phẩm được đánh giá là phù hợp và ưu việt với người nghèo và các đối tượng chính sách. Nhằm đánh giá đúng thực trạng, từ đó có những giải pháp phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế” được chọn làm luận văn thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018- 2020; luận văn đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH;
  5. 3 - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020, những kết quả đạt được, những hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong việc phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc; - Đề xuất giải pháp phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực trạng về phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại NHCSXH huyện Phú Lộc. - Về thời gian: Phân tích, đánh giá thực trạng giai đoạn 2018- 2020; Các giải pháp đề xuất áp dụng đến năm 2025. Số liệu sơ cấp điều tra trong Quý 3 năm 2021. - Về nội dung: Nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc, đề tài không nghiên cứu nguồn vốn từ Trung ương; cấp bù và ngân sách địa phương mà chỉ nghiên cứu nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm, đây là nguồn vốn bổ sung để đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao hiệu quả các chương trình quốc gia xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, an sinh xã hội, phát triển kinh tế - xã hội. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu 4.1.1. Đối với số liệu thứ cấp Được thu thập từ báo cáo tổng kết của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế; các báo cáo tổng kết, sơ kết của NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020; phương hướng hoạt động năm tiếp theo và nguồn tài liệu được thu thập từ sách, báo, tạp chí, các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, internet và từ các cơ quan ban ngành ở Trung ương để định hướng.
  6. 4 4.1.2. Đối với số liệu sơ cấp Thông qua khảo sát cán bộ nhân viên ngân hàng, tổ trưởng/tổ phó tổ TK&VV và khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc bằng bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Phương pháp chọn mẫu: (i) Đối với cán bộ nhân viên ngân hàng, tổ trưởng/tổ phó tổ TK&VV lấy phiếu đối với hầu hết cán bộ làm công tác huy động, số phiếu khảo sát dự kiến 45 phiếu; (ii) Đối với khách hàng: Lựa chọn tổ từ danh sách khách hàng theo mã khách hàng (trong chương trình kế toán giao dịch) với bước nhảy là 5 cho đến khi đủ số lượng mẫu điều tra. Số khách hàng khảo sát là 150 khách hàng. 4.2. Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả: Nghiên cứu này sử dụng thống kê tần số và thống kê mô tả để tính toán và phân tích các chỉ tiêu đánh giá bằng phần mềm thống kê thông dụng Excel; - Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân tổ các chỉ tiêu nghiên cứu thành các tổ theo các tiêu thức khác nhau để so sánh và phân tích. - Phương pháp phân tích so sánh: Để thấy rõ sự biến động của các chỉ tiêu đánh giá qua các năm, nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích so sánh tính biến động của các chỉ tiêu giữa các thời kỳ về mặt tuyệt đối (±) và tương đối (%). 5. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu gồm 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội; Chương 2. Thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc. Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu NHCSXH là một ngân hàng chính sách được thành lập để thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Vì vậy, nguồn vốn của NHCSXH vừa mang các đặc
  7. 5 điểm của một ngân hàng thương mại, vừa có những đặc điểm của ngân hàng chính sách và cả những đặc điểm riêng của một tổ chức tài chính vi mô điển hình. Do đó, khi thực hiện đề tài tác giả đã lựa chọn tham khảo một số các công trình nghiên cứu về phát triển hoạt động huy động tiền gửi, hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô và các nghiên cứu về NHCSXH để làm tài liệu nghiên cứu, cụ thể: Tác giả Nguyễn Vân Hà, Trần Hữu Ý (2019), với bài viết Vai trò của Ngân hàng Chính sách xã hội trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam, đăng trên Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng số 206-Tháng 7.2019. Bài viết khái quát những lý luận cơ bản về NHCSXH và tín dụng đen. Trong đó tập trung mô tả tín dụng ngân hàng đối với các đối tượng chính sách xã hội, nguyên nhân hình thành, cơ chế hoạt động và khái niệm NHCSXH. Về tín dụng đen, tác giả làm rõ khái niệm, đặc điểm hoạt động và rủi ro của hoạt động tín dụng đen; từ đó suy ra mối quan hệ giữa NHCSXH và việc giảm nạn tín dụng đen. Nội dung chính của nghiên cứu là đi sâu phân tích đặc điểm của ngân hàng chính sách và vai trò của loại hình ngân hàng này trong việc đẩy lùi nạn tín dụng đen ở Việt Nam. Bài viết, đề xuất 3 nhóm giải pháp cơ bản để khắc phục tình trạng tín dụng đen là tăng cường hệ thống tín dụng chính thức (tín dụng kinh doanh và tín dụng chính sách xã hội) cả về nguồn vốn vay, mạng lưới cơ sở cho vay và đơn giản hóa thủ tục hành chính. Tác giả Nguyễn Đức Hải (2012), với đề tài nghiên cứu: “Giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động của NHCSXH”, Luận văn thạc sỹ của Học viện Ngân hàng. Nội dung của đề tài tác giả nêu ra những vấn đề cơ bản về nguồn vốn trong hoạt động của ngân hàng, từ đó đánh giá thực trạng nguồn vốn cho hoạt động của NHCSXH và đưa ra các giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động của NHCSXH. Luận văn đã đưa ra được các ý kiến đóng góp đối với cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng cơ chế quản lý đối với NHCSXH đồng thời nêu ra được những giải pháp về nguồn vốn cho hoạt động của NHCSXH. Tuy nhiên trong phần phân tích thực trạng nguồn vốn của NHCSXH tác giả chưa đưa ra được những nguyên nhân nào dẫn đến các hạn chế được nói đến. Do đó các giải pháp tác giả đưa ra chưa gắn chặt với những tồn tại về nguồn vốn của NHCSXH.
  8. 6 Trần Lan Phương (2016), với nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH”, Luận án tiến sỹ Học viện Ngân hàng. Nội dung nghiên cứu đề cập đến các vấn đề về hoàn thiện công tác quản lý tín dụng của NHCSXH. Kết cấu gồm 3 chương, chương 1 tác giả nêu cơ sở lý luận về tín dụng chính sách và công tác quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng. Chương 2, tác giả nêu thực trạng quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH tại Việt Nam. Từ kết quả nghiên cứu tại chương 2, chương 3 tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách của NHCSXH. Một trong những nhóm giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tín dụng chính sách được tác giả đưa ra là nhóm giải pháp về chính sách nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH. Bùi Thị Bích Ngọc (2018), với đề tài nghiên cứu: “Hoàn thiện công tác huy động vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị”, Luận văn thạc sĩ Trường Đại học Kinh tế Huế. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác huy động vốn tại NHCSXH. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị qua 3 năm 2014-2016. Chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân hạn chế. Nghiên cứu cũng đề xuất 8 nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác huy động vốn tại NHCSXH tỉnh Quảng Trị trong thời gian tới. Ngoài ra còn có các đề tài, các sách tham khảo, giáo trình, các bài viết đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành. Đây là các công trình nghiên cứu có giá trị tham khảo rất tốt về lý luận và thực tiễn. Ở các công trình khoa học trên, mỗi đề tài có một cách tiếp cận và nội dung nghiên cứu khác nhau tùy vào tình hình thực tế, đặc điểm của từng ngân hàng, từng địa phương trọng cùng hệ thống ngân hàng và mang tính chất thời điểm, phạm vi trong một tổ chức cụ thể, nhưng đứng trước bối cảnh hiện nay thì các giải pháp đó không còn phù hợp nữa. Bên cạnh đó, chưa có công trình nghiên cứu cụ thể về phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc. Do vậy, việc tác giả chọn nghiên cứu này là phù hợp với chuyên ngành và không trùng lặp với những công trình đã được công bố.
  9. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI 1.1 Khái quát về huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng chính sách xã hội 1.1.1. Ngân hàng chính sách xã hội và các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng chính sách xã hội 1.1.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2. Phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng chính sách xã hội 1.2.1. Mục tiêu của phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.2. Nội dung của phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội 1.2.2.1. Bộ máy hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 1.2.2.2. Quy định, quy trình huy động tiền gửi tiết kiệm 1.2.2.3. Các hoạt động triển khai huy động tiền gửi tiết kiệm 1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội - Cơ cấu vốn huy động từ tiết kiệm trong tổng nguồn vốn - Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm - Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm - Doanh số và tốc độ tăng doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm - Số dư và tốc độ tăng trưởng số dư tiền gửi tiền gửi tiết kiệm - Số lượng khách hàng và tốc độ tăng trưởng số lượng khách hàng - Tỷ lệ tổ có hoạt động tiết kiệm - Tỷ lệ hộ tham gia tiết kiệm - Số dư tiền gửi tiết kiệm bình quân trên mỗi hộ - Hiệu suất sử dụng vốn
  10. 8 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng chính sách xã hội 1.3.1. Nhân tố chủ quan - Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng - Hình thức huy động - Mạng lưới phục vụ cho việc huy động tiền gửi - Nhân tố kỹ thuật, công nghệ của ngân hàng - Chính sách lãi suất huy động - Uy tín của ngân hàng 1.3.2. Nhân tố khách quan - Hành lang pháp lý, cơ chế chính sách nhà nước - Tình hình kinh tế xã hội - Ý thức, thói quen tiết kiệm của khách hàng - Năng lực làm việc của các Đoàn thể, Hội, tổ chức, các tổ trưởng tổ TK&VV được ngân hàng ủy thác - Sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn 1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của các chi nhánh ngân hàng chính sách xã hội và bài học đối với ngân hàng chính sách huyện Phú Lộc 1.4.1. Kinh nghiệm phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của các chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội 1.4.1.1. Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình 1.4.1.2. Kinh nghiệm của NHCSXH thị xã Hƣơng Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.4.1.3. Kinh nghiệm của NHCSXH huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị 1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc Một là, để huy động tiền gửi tiết kiệm đạt hiệu quả cao, cần tạo sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng dân cư. Làm được điều này, thì chẳng khác nào những cơn gió nhỏ, gom lại nhiều lần sẽ thành bão.
  11. 9 Hai là, nâng cao vai trò của tổ TK&VV, đây là một “mắt xích” quan trọng trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm, tiền lãi trả nợ vay của các thành viên trong tổ và quản lý vốn cho vay của NHCSXH. Ba là, quy trình thủ tục huy động đơn giản, thuận tiện cho khách hàng. Nâng cao nhận thức, mặc dù lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại các NHTM cao hơn, nhưng người dân vẫn trích một số tiền nhàn rỗi để gửi tiết kiệm tại NHCSXH. Bốn là, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác huy động tâm huyết và am hiểu hoạt động tín dụng chính sách, có ý thức tổ chức kỷ luật luôn phấn đấu hoàn thành tốt tiêu kế hoạch và nhiệm vụ được giao. Năm là, làm tốt công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm tại các điểm giao dịch. Tranh thủ sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, thực tế cho thấy ở đâu có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, thì ở đó hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm có hiệu quả cao.
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Chính Sách xã hội huyện Phú Lộc 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ 2.1.3. Các chƣơng trình cho vay đang thực hiện 2.1.4. Cơ cấu tổ chức 2.1.5. Tình hình bố trí lực lƣợng lao động 2.1.6. Kết quả hoạt động của NHCSXH huyện Phú Lộc 2.1.6.1. Tình hình huy động nguồn vốn 2.1.6.2. Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.3. Tình hình sử dụng vốn tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng So sánh Ti 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 ± % ± % 1. Tổng nguồn vốn 278.911 305.680 345.213 26.769 9,6 39.533 12,9 2. Doanh số cho vay 108.192 138.721 145.879 30.529 28,2 7.158 5,2 3. Doanh số thu nợ 89.810 106.723 119.865 16.913 18,8 13.142 12,3 4. Tổng dư nợ 278.766 305.342 345.009 26.576 9,5 39.667 13,0 5. Nguồn vốn bình quân năm 278.887 305.572 345.212 26.685 9,6 39.640 13,0 6. Dư nợ bình quân năm 278.425 305.113 344.997 26.688 9,6 39.884 13,1 7. Hệ số sử dụng vốn bình quân/năm (6/5) 99,8 99,8 99,9 0,0 0,0 0,1 0,1 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Chi nhánh giai đoạn 2018-2020)
  13. 11 2.2. Thực trạng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 2.2.1. Tình hình thực hiện kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm 2.2.1.1. Cơ chế quản lý và điều hành hoạt động huy động tiền gửi Định hướng của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh TT-Huế đã ban hành quyết định, xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện, giao chỉ tiêu cho NHCSXH huyện Phú Lộc. Giai đoạn 2018-2020, chi nhánh đã xây dựng kế hoạch cụ thể để huy động tiền gửi tiết kiệm. Điều này cho thấy sự quan tâm của chi nhánh về vấn đề phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm và đã thu được một số kết quả tích cực. 2.2.1.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu kế hoạch huy động tiền gửi Giai đoạn 2018-2020 tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động tiền gửi tiết kiệm đạt mức khá cao. Năm 2018, đạt tỷ lệ 92,8%; năm 2019 đạt tỷ lệ 91,9%, tỷ lệ hoàn thành công tác huy động tiền gửi tiết kiệm theo kế hoạch đạt trên 90%. Năm 2020, tỷ lệ này có xu hướng giảm, chỉ đạt 90,3%. 2.2.2. Tình hình tổ chức bộ máy quản lý huy động tiền gửi tiết kiệm 2.2.2.1. Tổ chức lực lƣợng tham gia huy động tiền gửi tiết kiệm 2.2.2.2. Kiện toàn và phát triển mạng lƣới tổ tiết kiệm và vay vốn
  14. 12 Bảng 2.7. Tình hình kiện toàn và phát triển mạng lưới tổ TK&VV tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020 So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số Số Số Chỉ tiêu tổ % tổ % tổ % ± % ± % Tổng số tổ vay vốn 294 100,0 259 100,0 245 100,0 -35 -11,9 -14 -5,4 1. Phân theo hội đoàn thể - Hội Nông dân 74 25,2 70 27,0 69 28,2 -4 -5,4 -1 -1,4 - - Hội Phụ nữ 186 63,3 153 59,1 135 55,1 -33 -17,7 -18 11,8 - Hội Cựu chiến binh 17 5,8 19 7,3 21 8,6 2 11,8 2 10,5 - Đoàn Thanh niên 17 5,8 17 6,6 20 8,2 0 0,0 3 17,6 2. Phân theo địa bàn - TT.Phú Lộc 16 5,6 15 5,7 14 5,8 -2 -10,3 -1 -3,7 - TT.Lăng Cô 15 5,1 13 5,2 13 5,2 -2 -10,2 -1 -5,4 - Xã Lộc Trì 19 6,5 16 6,2 15 6,3 -3 -16,0 -1 -3,9 - Xã Lộc Bổn 18 6,1 16 6,2 15 6,1 -2 -10,5 -1 -6,9 - Xã Giang Hải 17 5,7 15 5,6 15 6,2 -2 -13,5 1 4,7 - Xã Lộc Hòa 15 5,1 13 5,2 14 5,7 -2 -10,2 0 3,7 - Xã Lộc An 15 5,1 13 5,2 13 5,2 -2 -10,2 -1 -5,4 - Xã Lộc Bình 20 6,7 18 6,8 16 6,5 -2 -10,6 -2 -9,6 - Xã Lộc Thủy 18 6,1 16 6,2 15 6,1 -2 -10,5 -1 -6,9 - Xã Lộc Vĩnh 17 5,7 15 5,8 14 5,7 -2 -10,4 -1 -7,0 - Xã Vinh Mỹ 18 6,1 16 6,2 15 6,2 -2 -10,5 -1 -5,4 - Xã Lộc Sơn 18 6,1 16 6,1 15 6,0 -2 -11,9 -1 -7,0 - Xã Lộc Tiến 15 5,1 13 5,2 14 5,6 -2 -10,2 0 1,9
  15. 13 - Xã Vinh Hiền 20 6,7 17 6,4 15 6,1 -3 -15,8 -2 -9,8 - Xã Vinh Hưng 18 6,1 16 6,2 15 6,1 -2 -10,5 -1 -6,9 - - Xã Xuân Lộc 17 5,7 15 5,6 13 5,2 -2 -13,5 -2 12,2 - Xã Lộc Điền 19 6,5 16 6,2 15 6,0 -3 -16,0 -1 -8,5 2.2.2.3. Tình hình xếp loại đánh giá hoạt động tổ tiết kiệm và vay vốn 2.2.2.4. Tình hình trang bị phƣơng tiện, máy móc hoạt động 2.2.3. Tình hình phát triển quy mô tiền gửi tiết kiệm 2.2.3.1. Quy mô, cơ cấu, tốc độ tăng số dư tiền gửi tiết kiệm 2.2.3.2. Số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm Bảng 2.11. Tình hình phát triển số lượng khách hàng gửi tiền tiết kiệm tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020 Năm So sánh 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Chỉ tiêu ± % ± % Tổng số khách hàng 6.810 7.771 8.996 961 14,1 1.225 15,8 1. Tổ chức 6 9 11 3 50,0 2 22,2 2. Cá nhân 292 344 820 52 17,8 476 138,4 - Tại trung tâm 165 179 362 14 8,5 183 102,2 - Tại Điểm giao dịch xã 127 165 458 38 29,9 293 177,6 3. Tổ viên tổ TK&VV 6.512 7.418 8.165 906 13,9 747 10,1 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2017-2020) 2.2.4. Tình hình triển khai các hoạt động marketing huy động tiền gửi tiết kiệm 2.2.4.1. Tình hình đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm 2.2.4.2. Tình hình điều hành lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm
  16. 14 2.2.4.3. Tình hình phân bổ mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm 2.2.4.4. Tình hình triển khai công tác tuyên truyền vận động và hỗ trợ chăm sóc khách hàng gửi tiền tiết kiệm 2.2.5. Tình hiện thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động huy động 2.2.6. Kết quả và hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách huyện Phú Lộc */ Tình hình kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo đối tượng tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020 được trình bày ở bảng sau. Bảng 2.17. Tình hình kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm phân theo đối tượng tại NHCSXH huyện Phú Lộc giai đoạn 2018-2020 ĐVT: Triệu đồng Năm 2018 2019 2020 So sánh 2019/2018 2020/2019 Giá trị % Giá trị % Giá trị % ± % ± % Chỉ tiêu Tổng tiền gửi tiết kiệm 63.591 100,0 85.896 100,0 99.422 100,0 22.305 35,1 13.526 15,7 Trong đó: 1. Tiền gửi của tổ chức 7.949 12,5 10.347 12,0 11.642 11,7 2.398 30,2 1.295 12,5 2. Tiền gửi của cá nhân 40.277 63,3 53.864 62,7 65.710 66,1 13.587 33,7 11.846 22,0 3. Tiền gửi của tổ TK&VV 15.365 24,2 21.685 25,2 22.070 22,2 6.320 41,1 385 1,8 (Nguồn: Báo cáo kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2018-2020)
  17. 15 2.2.7. Đánh giá của các bên liên quan về phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 2.2.7.1. Đánh giá của khách hàng gửi tiền tiết kiệm 2.2.7.2. Đánh giá của cán bộ nhân viên ngân hàng và tổ trƣởng tổ tiết kiệm vay vốn về công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh 2.3. Đánh giá chung thực trạng phát triển hoạt động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Phú Lộc 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
  18. 16 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI HUYỆN PHÚ LỘC 3.1.Định hƣớng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 3.1.1. Định hƣớng phát triển hoạt động tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 3.1.2. Định hƣớng phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc - Tiếp tục đẩy mạnh công tác giới thiệu, vận động thông qua các kênh phổ biến - Xây dựng lộ trình về công tác huy động tiền gửi hàng tháng đến từng tổ, từng địa bàn để theo dõi. - Cán bộ tín dụng thường xuyên sử dụng phần mềm hỗ trợ của Phòng Kế hoạch nghiệp vụ - Tín dụng tỉnh để theo dõi tình hình huy động tiền gửi của các hộ vay, các tổ các xã và có sự chỉ đạo từ xa để tuyên truyền cách làm và vận động hộ vay thực hiện tốt công tác tín dụng chính sách trong thời gian tới. 3.2. Giải pháp phát triển hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 3.2.1. Nhóm giải pháp đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm 3.2.1.1. Giải pháp đa dạng hóa hình thức tiết kiệm và đối tượng khách hàng 3.2.1.2. Giải pháp vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm 3.2.1.3. Giải pháp đa dạng hóa chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi tặng thưởng
  19. 17 3.2.1.4. Giải pháp tăng cường giới thiệu các sản phẩm tiết kiệm của ngân hàng rộng rãi đến cộng đồng dân cư 3.2.2. Nhóm giải pháp về nâng cao năng lực hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Phú Lộc 3.2.2.1. Giải pháp nâng cao uy tín, thương hiệu của chi nhánh 3.2.2.2. Giải pháp làm tốt việc xây dựng kế hoạch, lộ trình riêng cho hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm 3.2.2.3. Giải pháp nâng cao trình độ và năng lực phục vụ khách hàng cho cán bộ nhân viên của chi nhánh 3.2.2.4. Giải pháp tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ hiện đại 3.2.3. Nhóm giải pháp đối với các Hội Đoàn thể, chính quyền địa phƣơng, tổ tiết kiệm và vay vốn 3.2.3.1. Giải pháp tăng cường sự phối hợp giữa chi nhánh với các Hội Đoàn thể, chính quyền địa phương 3.2.3.2. Giải pháp nâng cao năng lực của Ban quản lý tổ tiết kiệm và vay vốn 3.3. KIẾN NGHỊ 3.3.1. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội - Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, điều tra, phân tích các nhu cầu, mong muốn của khách hàng để kịp thời có những điều chỉnh trong hoạt động nghiệp vụ, vừa đảm bảo thỏa mãn được khách hàng nhưng cũng phù hợp với năng lực hoạt động của ngân hàng. - Có các biện pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi trên địa bàn, đặc biệt tập trung huy động tiền gửi tại các dự án có trả tiền đền bù giải phóng mặt bằng với số tiền lớn, giải thích cho họ hiểu được gửi tiền tiết kiệm có thể giúp họ giảm thiểu được rủi ro khi tích trữ tiền mặt. - Tổ chức các khóa tập huấn, tổng kết hoạt động tiết kiệm định kỳ hàng năm để lấy ý kiến, tháo gỡ khó khăn trong quá trình thực hiện các hoạt động về tiền gửi tiết kiệm của các cán bộ nhân viên,
  20. 18 nhằm giúp cho công tác huy động ngày càng hoàn thiện và đạt được nhiều kết quả tốt hơn. - Tiếp tục thực hiện thường xuyên công tác khen thưởng thi đua trong ngân hàng, đồng thời cũng nên có nhiều các chính sách khen thưởng động viên đối với những Hội, địa bàn, Tổ trưởng có thành tích hoạt động tốt, tạo động lực và khuyến khích tinh thần làm việc của họ. 3.3.2. Đối với Chính quyền địa phƣơng huyện Phú Lộc - Bố trí và tạo điều kiện tốt nhất cho các Điểm giao dịch của ngân hàng vào các ngày giao dịch. - Duy trì liên lạc với Chi nhánh, Phòng giao dịch NHCSXH trên địa bàn để thường xuyên báo cáo tình hình hoạt động tiết kiệm, kịp thời phát hiện, khắc phục những sai sót xảy ra. - Chỉ đạo các Hội Đoàn thể cấp xã phối hợp với Phòng giao dịch NHCSXH huyện Phú Lộc tổ chức họp tổ TK&VV đối với những tổ có kết quả tiết kiệm thấp. - Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền vai trò và mức độ an toàn khi gửi tiền tiết kiệm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
19=>1