intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp tỉnh tại tỉnh Bình Định

Chia sẻ: Bautroibinhyen26 Bautroibinhyen26 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

52
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực hành chính; phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp tỉnh tại tỉnh Bình Định; đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân hành chính cấp tỉnh tại tỉnh Bình Định trong thời gian đến.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp tỉnh tại tỉnh Bình Định

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> DƯƠNG HIỆP HÒA<br /> <br /> PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br /> HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH<br /> <br /> Chuyên ngành: Kinh tế phát triển<br /> Mã số: 60.31.05<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ<br /> <br /> Đà Nẵng – 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. TRƯƠNG BÁ THANH<br /> <br /> Phản biện 1: TS Đoàn Gia Dũng<br /> Phản biện 2: PGS.TS Đỗ Ngọc Mỹ<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 24<br /> tháng 01 năm 2014<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br /> - Trung tâm thông tin học liệu – Đại học Đà Nẵng<br /> - Thư viện Trường Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Bước sang thế kỷ 21, với thời đại mà khoa học đã trở thành<br /> lực lượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều<br /> ngành khoa học và công nghệ hiện đại, hàm lượng chất xám ngày<br /> càng chiếm tỷ trọng cao trong mỗi sản phẩm do con người làm ra thì<br /> con người càng tỏ rõ vai trò quyết định trong tiến trình phát triển của<br /> xã hội, của lịch sử nhân loại.<br /> Thời đại ngày nay, con người được coi là một ''tài nguyên đặc<br /> biệt'', một nguồn lực của sự phát triển kinh tế. Bởi vậy việc phát<br /> triển con người trở thành vấn đề quan trọng, chiếm vị trí trung tâm<br /> trong hệ thống phát triển các nguồn lực; nguồn nhân lực là một trong<br /> những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại trong công cuộc<br /> phát triển kinh tế xã hội của đất nước; chăm lo đầy đủ đến con người<br /> là yếu tố bảo đảm chắc chắn nhất cho sự phồn vinh, thịnh vượng của<br /> mọi quốc gia. Đầu tư cho con người là đầu tư có mang tính chiến<br /> lược, là cơ sở vững chắc nhất cho sự phát triển bền vững.<br /> Đại hội lần thứ XI của Đảng tiếp tục khẳng định vai trò chiến<br /> lược của nhân tố con người: “Mở rộng dân chủ, phát huy tối đa nhân<br /> tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục<br /> tiêu của sự phát triển”, đồng thời đề ra phương hướng: "Tiếp tục đổi<br /> mới mạnh mẽ, đồng bộ công tác cán bộ. Thực hiện tốt Chiến lược<br /> cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư<br /> duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công<br /> tác cán bộ". Lấy yếu tố con người làm trung tâm, đội ngũ cán bộ và<br /> công tác cán bộ của Đảng là yếu tố quyết định đến kết quả của sự<br /> nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó, trách nhiệm<br /> của cấp ủy đảng các cấp phải chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng<br /> <br /> 2<br /> cán bộ, bố trí, sử dụng sao cho hiệu quả, phát huy hết được năng lực<br /> của cán bộ.<br /> Tỉnh Bình Định là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền<br /> Trung; trong thời gian qua, mặc dù đã thực hiện các chính sách đào tạo,<br /> phát triển nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh của địa phương, trong đó có đào tạo, phát<br /> triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh;<br /> tuy nhiên theo tổng kết đánh giá thì kết quả đạt được còn nhiều khuyết<br /> điểm, yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu.<br /> Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại<br /> hoá, mở rộng hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế và khu vực, việc<br /> nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của<br /> địa phương, trong đó có đào tạo, phát triển nguồn nhân lực trong các<br /> cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh là nhu cầu bức thiết và là<br /> nhiệm vụ chính trị quan trọng của tỉnh Bình Định trong thời gian<br /> đến. Vì vậy đề tài “Phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp tỉnh<br /> tại tỉnh Bình Định” được lựa chọn nhằm nghiên cứu một số vấn đề<br /> lý luận về phát triển nguồn nhân lực; tìm hiểu và làm rõ thêm thực<br /> trạng phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Bình Định, mà trọng tâm là<br /> phát triển nguồn nhân lực hành chính cấp tỉnh, từ đó đề xuất một số<br /> giải pháp để có thể hoàn chỉnh thêm một số nội dung chính sách phát<br /> triển nguồn nhân lực trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh<br /> để triển khai thực hiện đạt hiệu quả trong thời gian đến, góp phần<br /> thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực<br /> hành chính.<br /> - Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính<br /> <br /> 3<br /> cấp tỉnh tại tỉnh Bình Định.<br /> - Đề xuất những giải pháp phát triển nguồn nhân hành chính<br /> cấp tỉnh tại tỉnh Bình Định trong thời gian đến.<br /> 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu<br /> 3.1. Đối tượng nghiên cứu<br /> Các vấn đề liên quan đến công tác phát triển lực lượng cán bộ<br /> công chức, viên chức đang công tác tại các cơ quan hành chính cấp<br /> tỉnh do UBND tỉnh Bình Định quản lý.<br /> 3.2. Phạm vi nghiên cứu<br /> - Nội dung: nghiên cứu nội dung phát triển nguồn nhân lực<br /> trong các cơ quan hành chính cấp tỉnh.<br /> - Về không gian: tại tỉnh Bình Định<br /> - Về thời gian: từ năm 2011 đến 2013<br /> 4. Phương pháp nghiên cứu<br /> Đề tài sử dụng các phương pháp sau:<br /> - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử<br /> - Phương pháp phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc<br /> - Phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, phân tích, chuyên khảo.<br /> - Các phương pháp khác...;<br /> 5. Bố cục đề tài<br /> - Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển nguồn nhân lực<br /> hành chính.<br /> - Chương 2: Thực trạng phát triển nguồn nhân lực hành chính<br /> cấp tỉnh ở tỉnh Bình Định.<br /> - Chương 3: Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hành chính<br /> cấp tỉnh ở tỉnh Bình Định.<br /> 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1