intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút

Chia sẻ: Elysatran Elysatran | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu. Phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUỲNH ĐỨC TRUNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐẮK NÔNG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: PGS. TS. BÙI QUANG BÌNH Phản biện 1: TS. Nguyễn Hiệp Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Thế Tràm Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế Phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 20 tháng 8 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cư Jút là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Đăk Nông, nằm trên trục đường Quốc lộ 14, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đăk Lăk) 20km về phía Tây nam và cách thị xã Gia Nghĩa 110km, có 20 km đường biên giới giáp với Huyện Pecchamda - tỉnh Mundunkiri, vương quốc Campuchia. Trong quá trình phát triển kinh tế của huyện, cây hồ tiêu đã được xác định là cây công nghiệp chủ lực của huyện và thực tế trong những năm qua cây trồng này đã khẳng định vai trò của nó. Những thăng trầm sản xuất hồ tiêu cũng gậy hiệu ứng thăng trầm cho đời sống kinh tế xã hội của huyện. Việc phát triển cây hồ tiêu vẫn đang còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết như phát triển thiếu quy hoạch vẫn mang tính tự phát, giống cây trồng chất lượng chưa cao, kỹ thuật canh tác hạn chế, trình độ của người sản xuất thấp, công nghệ sau thu hoạch lạc hậu… Khắc phục được những nhược điểm này sẽ hình thành những định hướng và giải phát thúc đẩy sự phát triển cây trồng này qua đó thúc đẩy kinh tế của huyện phát triển. Vì vậy tôi chọn đề tài “Phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cƣ Jút” cho luận văn cao học của tôi. 2. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về phát triển cây hồ tiêu. Phân tích thực trạng phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút. Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút trong thời gian tới. 3. Câu hỏi hay giả thuyết nghiên cứu Đề tài nhằm trả các câu hỏi sau:
  4. 2 -Tình hình phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút như thế nào? - Làm thế nào để phát triển cây hồ tiêu này ? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cây hồ tiêu. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về không gian: Địa bàn huyện Cư Jút - tỉnh Đắk Nông. + Thời gian nghiên cứu: Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây hồ tiêu chủ yếu tập trung vào giai đoạn 2012-2016, định hướng đến năm 2025 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Nghiên cứu này sử dụng một loạt các phương pháp cụ thể như phân tích thống kê, chi tiết hóa, so sánh, đánh giá, tổng hợp, khái quát, chuyên gia… theo nhiều cách từ riêng rẽ tới kết hợp với nhau. Chúng được sử dụng trong việc khảo cứu, phân tích, đánh giá so sánh các nghiên cứu lý luận và thực tiễn phát triển cây hồ tiêu. Các phương pháp này còn được dùng trong đánh giá tình hình phát triển cây hồ tiêu cũng như thực thi chính sách phát triển cây công nghiệp ở huyện Cư Jút và chỉ ra các vấn đề tồn tại cùng với các nguyên nhân từ đó hình thành các giải pháp phát triển cây hồ tiêu của địa phương. Các phương pháp thu thập tài liệu, thông tin sau được sử dụng trong nghiên cứu: - Kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó. - Tổng hợp các nguồn số liệu thông qua các báo cáo, tổng kết
  5. 3 của các sở Ban, ngành trong tỉnh và huyện. - Tìm thông tin thông qua các phương tiện thông tin đại chúng: Báo chí, Internet... - Kết hợp các phương pháp thu thập số liệu để có dữ liệu nghiên cứu và phân tích đầy đủ. - Cách tiếp cận: + Tiếp cận vĩ mô: phân tích chính sách phát triển cây công nghiệp của Đảng và nhà nước; + Cách tiếp cận thực chứng: tại sao và nguyên nhân cây hồ tiêu của huyện phát triển như vậy? Sản lượng nông nghiệp thời kỳ tới sẽ là bao nhiêu? + Tiếp cận hệ thống : Mối tương quan giữa phát triển kinh tế và phát triển cây công nghiệp Phát triển cây hồ tiêu và công nghiệp, dịch vụ Mối quan hệ giữa phát triển cây hồ tiêu và phát triển nông thôn + Tiếp cận lịch sử: So sánh những giai đoạn khác nhau trong vận dụng đường lối phát triển cây công nghiệp Việt Nam Nguồn thông tin dữ liệu, công cụ phân tích chính - Thứ cấp: chủ yếu sử dụng số liệu của Niên giám thống kê huyện Cư Jút từ năm 2006, và của ngành nông nghiệp huyện. - Ý kiến của chuyên gia. - Công cụ chính: Sử dụng chương trình xử lý số liệu bằng excel 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài góp phần đưa ra những căn cứ, những giải pháp cụ thể đáp ứng các yêu cầu bức thiết cho quy hoạch phát triển cây hồ tiêu
  6. 4 trên địa bàn huyện Cư Jút. Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm cơ sở để xây dựng chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công nhằm hướng dẫn nông dân áp dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân trong vùng. 7. Sơ lƣợc tổng quan tài liệu nghiên cứu Nghiên cứu Kinh tế Nông nghiệp của Đặng Phi Hổ (2003) giới thiệu các mô hình phát triển nông nghiệp, các mô hình này tuy tiếp cận theo nhiều cách khác nhau nhưng đều chỉ ra cách thức và cơ chế phân bổ nguồn lực để phát triển nông nghiệp chuyển dần từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, từ khai thác yếu tố theo chiều rộng sang khai thác các nhân tố chiều sâu, chuyển từ thâm dụng tài nguyên và vốn sang thâm dụng lao động. Do là mô hình chung cho phát triển nông nghiệp nên việc vận dụng vào để hình thành khung lý thuyết cho phát triển cây công nghiệp lâu năm vẫn có thể áp dụng được. Nhưng khi áp dụng cho trường hợp cụ thể của địa phương cần phải có sự vận dụng linh hoạt với điều kiện thực tế của địa phương nhất là Tây Nguyên. - “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ về kinh tế xã hội để phát triển vùng Tây Nguyên”, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên (2006), đã xây dựng mô hình sản xuất bền vững các cây lâu năm chủ yếu ở Tây Nguyên như: Cà phê, hồ tiêu, điều, tiêu vừa đem lại hiệu qủa kinh tế cao vừa bảo vệ môi trường; Xây dựng quy trình sản xuất bền vững các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu ở Tây Nguyên như: cà phê, hồ tiêu, điều, tiêu; Đa dạng hoá cây trồng trong sản xuất, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ở Tây Nguyên. Một số nghiên cứu về cây hồ tiêu đáng quan tâm cho đề tài
  7. 5 trong đó vừa chú trọng tới các giải pháp làm thế nào phát triển cây hồ tiêu. Nhiều nghiên cứu tập trung vào các biện pháp nâng cao trình độ kỹ thuật và áp dụng quy trình sản xuất tiên tiến như: Cục trồng trọt (2009) Hội nghị đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp phát triển cây hồ tiêu các tỉnh phía nam tháng 6/2009. Hay Phạm Kim Hồng Phúc và Nguyễn Văn A (2000) Hỏi đáp về kinh nghiệm trồng tiêu đạt năng suất cao, NXB Đà Nẵng 2000; Các bài học từ kinh nghiệm thực tế luôn đáng quan tâm: Nguyễn Phi Long (1987) Kinh nghiệm trồng tiêu ở nước ta và một số nơi, NXB Nông Nghiệp 1987. Và VPA (2012) Tài liệu hội nghị thường niên Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam năm 2009. Thành phố HCM ngày 7/5/2012. Chú trọng tới phòng chống bệnh cho cây tiêu đặc biệt quan trọng như Cục bảo vệ thực vật (2007) Báo cáo tình hình sản xuất hồ tiêu và ảnh hưởng của các loại dịch hại quan trọng tới sản xuất tại Việt Nam. Hội thảo sâu bệnh hại tiêu và phương pháp phòng trừ tại Đăk Nông tháng 7/2007. Hay Ngô Vĩnh Viễn (2007) Báo cáo dịch hại trên hồ tiêu và biện pháp phòng trừ. - Đề tài “Phát triển cây công nghiệp lâu năm trên địa bàn huyện Đức Cơ” của tác giả Hồ Phước Thành, cho thấy hiệu quả kinh tế của cây công nghiệp lâu năm, khẳng định đây là nhóm cây trồng có khả năng làm giàu cho mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất và ngoài hiệu quả kinh tế thì cây công nghiệp lâu năm còn mang lại hiệu quả về xã hội, đã đáp ứng một phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là nông thôn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội.
  8. 6 - Nghiên cứu “Ảnh hưởng của việc sử dụng phân bón đến sản xuất nông nghiệp bền vững tỉnh Đăk Nông” của TS. Trương Hồng – Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy việc bón phân hợp lý là sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây đảm bảo tăng năng suất cây trồng với hiệu quả kinh tế cao nhất, không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường sinh thái. Nghiên cứu đã đã đưa ra hàm lượng chất dinh dưỡng phù hợp cho từng loại cây trồng ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau, giúp bà con nông dân vừa tiết kiệm chi tiêu vừa đảm bảo cây trồng phát triển bền vững. - “Kết quả nghiên cứu thâm canh cà phê và hồ tiêu bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu” (2016) của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho ra kết quả nghiên cứu mang tính chất tổng hợp đối với các loại cây trồng chủ lực ở Tây Nguyên của WASI trong thời gian qua đã thực sự góp phần không nhỏ phục vụ thâm canh sản xuất bền vững ngành hàng cà phê, hồ tiêu của Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hiện nay.
  9. 7 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.1. KHÁI QUÁT VỀ CÂY HỒ TIÊU VÀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.1.1. Cây hồ tiêu và đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây hồ tiêu a. Giới thiệu cây hồ tiêu b. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của cây hồ tiêu 1.1.2. Khái niệm về phát triển cây hồ tiêu Phát triển cây hồ tiêu là một tổng thể các biện pháp làm tăng sản phẩm hồ tiêu cả về số lượng và chất lượng nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong nông nghiệp một cách hợp lý, có hiệu quả. Phát triển cây hồ tiêu bao gồm hai khía cạnh: phát triển sản xuất theo chiều rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu. Phát triển sản xuất theo chiều rộng chú trọng tới quy mô như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động… 1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của phát triển cây hồ tiêu a. Về mặt kinh tế Phát triển cây hồ tiêu tạo ra các sản phầm mà có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp chế biến tạo ra sản phẩm nhằm phục vụ tiêu dùng của thị trường. Phát triển cây trồng này quyết định tới sự phát triển của một số ngành kinh tế qua đó ảnh hưởng không nhỏ tới cơ cấu kinh tế của địa phương hay vùng lãnh thổ. Quan trọng nhất phải kể tới vai trò của cây hồ tiêu trong đáp ứng yêu cầu to lớn về hàng xuất khẩu. Trên 95% lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất khẩu, và hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 80 nước và lãnh thổ. Năm 2012,
  10. 8 xuất khẩu tiêu của Việt Nam đạt 119 nghìn tấn, thu về 808 triệu USD. Đến hết tháng 9/2013 xuất khẩu được 112.000 tấn với giá trị 743 triệu USD. Việt Nam hiện đứng đầu thế giới về sản lượng hồ tiêu xuất khẩu, chiếm tới 50% sản lượng tiêu xuất khẩu của toàn thế giới. Việc phát triển sản xuất cây hồ tiêu còn cho phép khai thác những lợi thế về đất đai, khí hậu của các vùng qua đó hình thành vùng chuyên canh lớn qua đó hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung này sẽ tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho phép tập trung các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn nhất định thúc đẩy công nghiệp hóa cũng như tận dụng lợi thế do sản xuất quy mô lớn. b. Về mặt xã hội Cây hồ tiêu được phát triển còn góp phần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn. Khi phát triển cây hồ tiêu không chỉ cho phép khai thác có hiệu quả tài nguyên mà còn tận dụng nguồn lao động đang dư thừa hiện nay tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động. Nhiều địa phương coi phát triển cây hồ tiêu được coi là một giải pháp để xóa đói giảm nghèo hữu hiệu. Cây hồ tiêu vì vậy không chỉ có vai trò lớn với sự phát triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội. Nó đã đóng góp vào tạo ra nhiều sản lượng hơn, tạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho lao động. c. Về mặt môi trường Việc phát triển sản xuất cây hồ tiêu còn cho phép khai thác những lợi thế về đất đai, khí hậu của các vùng qua đó hình thành
  11. 9 vùng chuyên canh lớn và hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn. Việc hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp tập trung này sẽ tạo ra vùng nguyên liệu lớn cho phép tập trung các yếu tố sản xuất trên quy mô lớn nhất định thúc đẩy công nghiệp hóa cũng như tận dụng lợi thế do sản xuất quy mô lớn. 1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.2.1. Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu Gia tăng quy mô sản xuất cây hồ tiêu nhằm tập trung phát triển sản lượng hồ tiêu thu hoạch trên đơn vị diện tích, ngoài ra còn thể hiện được quy mô, diện tích, năng lực sản xuất cây hồ tiêu của địa phương. Gia tăng sản lượng phụ thuộc vào việc gia tăng không gian sản xuất, nguồn lực huy động vào và năng suất cây hồ tiêu thể hiện xu hướng tăng năng lực sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu. Quy mô sản xuất hồ tiêu gia tăng được thể hiện thông qua quy mô diện tích trồng cây cao su cũng như số lượng, quy mô các nhà sản xuất hồ tiêu cũng như mức sản lượng sản xuất và giá giá trị sản xuất. Việc gia tăng diện tích sản xuất cao su phụ thuộc vào giới hạn về đất đai và quy luật hiệu suất giảm dần theo quy mô. Phát triển số lượng chỉ có tính chất nhất thời nhằm khai thác tiềm năng đất đai, tài nguyên và các nhân tố sản xuất sẵn có vì các yếu tố này không phải là vô tận. Do đó cần phải chú trọng hơn tới phát triển về chiều sâu tức là tập trung vào việc tăng năng suất cây trồng. Năng suất sản xuất cây hồ tiêu là minh chứng về sản lượng hồ tiêu được sản xuất ra trên mỗi đơn vị diện tích gieo trồng trong một vụ mùa sản xuất và bản thân năng suất cây hồ tiêu phải chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên và nhân tạo như điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết, chất lượng giống và kỹ thuật canh tác chăm bón và thu hoạch.
  12. 10 1.2.2. Gia tăng các yếu tố nguồn lực Các yếu tố nguồn lực có vai trò quyết định tới sản lượng sản phẩm được sản xuất ra theo mô hình hàm sản xuất trong lý thuyết kinh tế đã khẳng định. Sản xuất hồ tiêu là loại cây công nghiệp lâu năm, muốn sản xuất quy mô lớn và thâm canh thì phải đầu tư cả vốn và lao động. Người sản xuất không chỉ dựa vào lao động của hộ gia đình mà phải thuê ngoài. Dù lao động ở khu vực nông thôn vốn dư thừa nhưng không phải lúc nào cũng dư thừa nhất là thời điểm mùa vụ thu hoạch nông sản ở nông thôn. Ngoài ra một số công đoạn trong sản xuất hồ tiêu cần lao động có tay nghề chứ không chỉ lao động giản đơn. Nên lao động cũng là một trong những vấn đề cần phải giải quyết trong sản xuất cây hồ tiêu. Ngoài ra kỹ thuật và công nghệ sản xuất bảo quản và chế biến cũng rất quan trọng. Tuy nhiên việc huy động nhân tố này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như khả năng vốn và trình độ của người sản xuất. * Nhóm tiêu chí đánh giá gia tăng các yếu tố nguồn lực. - Diện tích sử dụng đất - Tổng số vốn đầu tư và mức đầu tư trên một đơn vị diện tích - Lao động và chất lượng lao động qua các năm - Số lượng và giá trị cơ sở vật chất kỹ thuật trong sản xuất hồ tiêu 1.2.3. Hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất Hiện nay hình thức tổ chức sản xuất theo mô hình kinh tế tập thể có chuyển biến tích cực. Các hình thức hợp tác, liên kết được đánh giá là mô hình tổ chức khá hiệu quả. Hiện nay, mô hình liên kết thành công giữa nông dân, tổ hợp tác hoặc hợp tác xã với doanh
  13. 11 nghiệp tổ chức sản xuất khép kín từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nhằm tăng thu nhập cho nông dân. Bên cạnh đó, kinh tế trang trại tiếp tục phát triển khá, nông dân tích lũy được vốn, kinh nghiệm trong quản lý và sản xuất, tích tụ ruộng đất, thúc đẩy hình thành các cơ sở chế biến tập trung, tạo điều kiện thu hút lao động nông thôn, phân công lao động xã hội và thúc đẩy xây dựng nông thôn mới. Trong phát triển sản xuất cây hồ tiêu cần lựa chọn và hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ. Cần xem xét số lượng và sự gia tăng số lượng qua các năm, tỷ trọng và hiệu quả hoạt động của các hình thức tổ chức sản xuất. Các hình thức tổ chức sản xuất cây hồ tiêu hiện nay bao gồm: Hộ sản xuất hồ tiêu, trang trại hồ tiêu, công ty, nông trường ... * Nhóm tiêu chí đánh giá hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất - Số lượng các hình thức tổ chức sản xuất tăng qua các năm - Tốc độ tăng của số lượng các hình thức tổ chức sản xuất 1.2.4. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây hồ tiêu a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm thụ sản phẩm đặc biệt là những sản phẩm đặc thù như hồ tiêu thì sản phẩm có được thương hiệu thể hiện chỉ dẫn địa lý sẽ gây chú ý cho khách hàng nhiều hơn. Khi có thương hiệu người tiêu dùng – khách hàng không chỉ biết xuất xứ nguồn gốc của sản phẩm gắn với những thuộc tính độc đáo và khác biệt chỉ nơi đó mới có mà còn là sự cam kết trách nhiệm của người sản xuất về sản phẩm của mình. Chính điều này tạo ra sự yên tâm khi sử dụng sản phẩm và tạo được lòng tin với khách hàng và họ sẽ ưu tiên lựa chọn sản phẩm khi có nhu cầu. Rõ ràng việc phát triển thương hiệu đã có sẽ góp phần quan
  14. 12 trọng cho việc tiêu thụ sản phẩm hồ tiêu đồng thời nâng cao được thu nhập cho người sản xuất. b. Tình hình cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất và doanh nghiệp (1) Nguồn cung cấp thông tin đơn điệu và hạn chế Hiện các vùng sản xuất hồ tiêu chủ yếu nhận thông tin thị trường qua các thương lái, vì thế khá phiến diện và đôi khi không chuẩn xác. (2) Thiếu trang thiết bị tiếp cận thông tin tại các xã thuộc vùng trọng điểm. (3) Chưa thiết lập các nhóm hộ trồng tiêu: Trở ngại lớn khi truyền tải các thông tin chính là các hộ nằm rải rác khắp các vùng nên rất khó để có thể tiếp cận với tất cả các hộ. Cộng với việc thiếu trang thiết bị nên việc cung cấp hỗ trợ thông tin khó khăn hơn. c. Tình hình phát triển thương hiệu Việc hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu các tiềm năng, lợi thế đầu tư, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường chưa nhiều vì huyện thiếu kinh phí và nguồn lực. Mới chỉ triển khai một số đợt thăm quan, khảo sát, giới thiệu và đánh giá vùng nguyên liệu. Việc tuyên truyền cho người người sản xuất để họ hiểu và có ý thức được quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với sản phẩm hàng hóa, đã được đăng ký bảo hộ, thực hiện tốt quy trình thâm canh hợp lý, theo hướng bền vững từ khâu thực hiện quy hoạch, chọn giống, chăm sóc, thu hái, sơ chế biến, bảo quản, hạn chế tối đa sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đầu tư và áp dụng công nghệ sau thu hoạch, nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng hóa các sản phẩm tiêu sạch, tiêu hữu cơ, sản xuất theo quy trình Việt GAP được quan tâm thực hiện nên chất lượng sản phẩm được nâng lên.
  15. 13 Cho tới nay thương hiệu đã xây dựng xong nhưng việc quản lý thương hiệu vẫn còn nhiều lúng túng và thiếu bài bản nên rất cần thiết có sự tư vấn từ cơ quan nghiên cứu. Trong những năm tới cần phải có các giải pháp tiếp tục phát triển thương hiệu hồ tiêu Cư Jút trên thị trường trong và ngoài nước. 1.2.5 Gia tăng kết quả, hiệu quả và đóng góp của cây hồ tiêu cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.3.1. Nhóm nhân tố thuộc về điều kiện tự nhiên a. Điều kiện đất đai b. Điều kiện khí hậu 1.3.2. Nhân tố về điều kiện kinh tế kỹ thuật 1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế xã hội a. Điều kiện tự nhiên b. Điều kiện kinh tế xã hội c. Điều kiện về nguồn lực KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
  16. 14 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT, TỈNH ĐĂK NÔNG 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ HÌNH THÀNH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý b. Địa hình c. Khí hậu, thời tiết d. Tài nguyên thiên nhiên 2.1.2. Đặc điểm xã hội a. Dân số b. Lao động 2.1.3 Đặc điểm kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cư Jút là huyện có điều kiện phát triển tương đối thuận lợi so với các địa phương khác trong tỉnh, cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện, trong đó có khu công nghiệp Tâm Thắng đã được tỉnh quan tâm đầu tư từ những ngày đầu thành lập. Giai đoạn 2005 – 2012 là thời kỳ đầu sau khi thành lập tỉnh, các hoạt động đầu tư diễn ra sôi động chủ yếu do nguồn vốn Trung ương phân bổ theo cơ chế xây dựng cơ sở hạ tầng các đơn vị mới chia tách. *Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Nhìn chung giai đoạn 2012-2016 thì cơ cấu của ngành nông nghiệp giảm 13,01%, ngành công nghiệp tăng 5,82% và ngành dịch vụ tăng 7,19%. Nguyên nhân là do tác động của thắt chặt đầu tư công của
  17. 15 Chính phủ, nên hoạt động đầu tư trong giai đoạn 2012 – 2016 bị ảnh hưởng lớn, nhiều chương trình, dự án đầu tư bị kéo dài thời gian hoặc tạm dừng thực hiện do thiếu vốn. Trong khi đó với ngành nông nghiệp, mặc dù với những điều kiện phát triển theo chiều rộng đã hết, song với việc tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất của người dân, ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò là ngành kinh tế quan trọng của huyện. Bên cạnh đó, với sự phát triển của hệ thống giao thông đồng bộ, nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của nhóm ngành thương mại, dịch vụ. b. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Nông lâm nghiệp * Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. * Thương mại dịch vụ * Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT 2.2.1. Quy mô sản xuất cây hồ tiêu Nhìn chung, trong những năm gần đây diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông liên tục tăng qua các năm, nguyên nhân chính là do giá hồ tiêu trong những năm gần đây liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao, đảm bảo được chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất so với một số cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích. Năm 2012, Cư Jút có tổng diện tích hồ tiêu trên địa bàn là 1.525 ha, nhưng đến năm 2016 Cư Jút có tổng diện tích đất trồng hồ tiêu trên địa bàn là 3.008. Nhìn chung, trong những năm gần đây diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh Đăk Nông liên tục tăng qua các
  18. 16 năm, nguyên nhân chính là do giá hồ tiêu trong những năm gần đây liên tục tăng và ổn định ở mức khá cao, đảm bảo được chi phí sản xuất và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất so với một số cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích. Bảng 2.10. Diện tích, năng suất sản lượng Hồ Tiêu tỉnh Đắk Nông phân theo địa bàn hành chính (huyện, TX) năm 2016 Năm 2016 TT Huyện Diện tích Diện tích Năng Sản trồng trọt thu hoạch suất lượng (ha) (ha) (tấn/ha) (tấn) Gia 1,105 619 2.4 1,504 1 Nghĩa Đăk 2 404 241 3.7 890 Glong 3 Cư Jút 3,008 1,998 2.5 4,995 4 Đăk Mil 1,437 770 3.2 2,463 Krông 640 380 3.2 1,215 5 Nô Đăk 5,963 2,575 3.2 8,240 6 Song Đăk 4,304 3,513 2.8 9,836 7 Rlấp 8 Tuy Đức 1,251 556 2.6 1,447 Toàn 18,112 10,651 2.95 30,589 tỉnh (Nguồn: Niên giám Thống kê tỉnh Đăk Nông năm 2016) Những năm gần đây, giá hồ tiêu trên thị trường luôn ở mức cao và ổn định; trong khi đó, giá cà phê , mủ cao su xuống thấp nên một bộ phận nông dân trên địa bàn huyện đã chặt hạ cao su hoặc phá
  19. 17 bỏ cà phê để trồng tiêu. Bên cạnh đó, Cư Jut là huyện có điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp với sự phát triển của cây Hồ tiêu; do đó diện tích Hồ tiêu trên địa bàn huyện liên tục tăng và dự báo dự báo trong thời gian tới diện tích Hồ tiêu tiếp tục có xu hướng tăng dần. Bảng 2.11. Diện tích, sản lượng và năng suất Hồ Tiêu huyện Cư Jút Diện Diện tích Sản Năng suất tích TT Chỉ tiêu thu hoạch lượng BQ trồng (ha) (tấn) (tấn/ha) (ha) Năm 1.525 735 1.029 1,4 1 2012 Năm 1.694 872 2.180 2,5 2 2013 Năm 2.277 1.141 2.852,5 2,5 3 2014 Năm 2.746 1.424 3.560 2,5 4 2015 Năm 3.008 1.998 4.995 2,5 5 2016 Thay đổi 1.483 1.263 3.966 (Nguồn: Niên giám thống kê huyện Cư Jút năm 2016) Nhìn bảng số liệu cho ta thấy diện tích cây Hồ tiêu trên địa bàn huyện Cư Jút luôn tăng dần qua các năm từ 1.525 ha năm 2012 lến đến 3.008 ha năm 2016; qua đó có thể nói do giá cả Hồ tiêu trên thị trường khá cao nên dịên tích Hồ tiêu liên tục tăng trong thời gian qua.
  20. 18 Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu đưa lại trên một đơn vị diện tích có sự khác nhau rõ rệt, cụ thể cứ mỗi ha cây hồ tiêu một năm bỏ ra để sử dụng sẽ thu về 86.938 triệu đồng năm 2012; 90.008 triệu đồng năm 2013; 110.708 triệu đồng năm 2014, 141.308 triệu đồng năm 2015 và 181.508 triệu đồng năm 2016 . 2.2.2. Tình hình nguồn lực cho sản xuất hồ tiêu 2.2.3. Tình hình tổ chức sản xuất 2.2.4. Tình hình thị trƣờng sản phẩm a. Tình hình tiêu thụ sản phẩm b. Tình hình cung cấp thông tin thị trường cho người sản xuất và doanh nghiệp 2.2.5. Thực trạng kết quả, hiệu quả sản xuất hồ tiêu Quy mô giá trị sản xuất cây hồ tiêu năm 2016 (giá SS 2012) đạt 89,459 tỷ đồng trong đó giá trị sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp 1992,98 tỷ đồng chiếm hơn 48% tỉ trọng GTSX ngành nông nghiệp của huyện. Nhìn chung giá trị sản xuất cây hồ tiêu của toàn huyện có xu hướng tăng nhanh qua các năm tăng 817,171 tỷ đồng từ năm 2012 đến năm 2016 cụ thể giá trị sản xuất của từng năm như là: năm 2012 là 89,459 tỷ đồng, năm 2013 là 196,216 tỷ đồng, năm 2014 là 315,849 tỷ đồng, năm 2015 là 503,055 tỷ đồng và năm 2016 là 817,171 tỷ đồng. 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CƢ JÚT 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 2.3.2. Những tồn tại hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: Sử dụng đất đai chưa hợp lý, còn lãng phí lớn; sản xuất còn manh mún, tự phát, thiếu ổn định; trình độ sản xuất không
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2