intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

Chia sẻ: Cuahapbia | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tập trung đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó tìm ra giải pháp phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ĐINH MINH HIẾU PHÁT TRIỂN CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 8.31.01.05 Đà Nẵng - 2020
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. TRẦN PHƢỚC TRỮ Phản biện 1: TS. LÊ BẢO Phản biện 2: PGS.TS. BÙI ĐỨC TÍNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 2 năm 2020 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU T nh cấp thi t củ tài Trên rất nhiều vùng ở Việt Nam, đặc biệt là vùng cao trung du, người dân dựa vào rừng để phát triển đời sống kinh tế. Bởi vì, rừng là một hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường. Rừng giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với con người như cung cấp gỗ, củi là nguồn thu nhập chính của các đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, là cơ sở quan trọng để phân bổ dân cư, điều tiết lao động xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo, chính vì vậy người dân đã dựa vào rừng để phát triển kinh tế thông qua việc trồng các loại cây công nghiệp lâu năm, trong đó có phát triển mô hình trồng cây keo với nhiều chuẩn lọai khác nhau. Giá trị kinh tế của cây keo đã được khẳng định ở một số địa phương, đặc biệt ở các vùng trung du miền núi và thông qua nhiều báo cáo khoa học cũng như đánh giá thực tiễn. Các loại keo có phạm vi phân bố rộng trên nhiều dạng đất và ở nhiều nước trên thế giới, đặc điểm sinh thái của cây keo có khả năng thích nghi rộng với các loại đất và khí hậu. Đặc biệt, loại cây này có khả năng sinh trưởng và phát triển phù hợp trên vùng đất trung du miền núi. Sơn Hà là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Ngãi, với hơn 80% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ văn hóa, khoa học – kỹ thuậthiểu biết pháp luật còn hạn chế, tập quán, canh tác lạc hậu, người dân sử dụng đất để trồng các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày có hiệu quả kinh tế cao còn rất hạn chế. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm chỉ đạo của Huyện ủy, sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền địa phương các cấp, công tác phát triển rừng trồng đã đạt được nhiều thành quả đáng kể. Người dân đã
  4. 2 thực sự quan tâm và phát triển nghề rừng, diện tích rừng trồng nói chung và cây keo nói riêng trên địa bàn huyện tăng lên theo từng năm, đời sống của nhân dân được nâng đáng kể, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu từ kinh tế rừng. Tuy diện tích và sản lượng gỗ rừng trồng sản xuất đã tăng trong thời gian qua nhưng chủ yếu là áp dụng phương thức trồng kinh doanh gỗ nhỏ với chu kỳ từ 4 đến 5 năm theo hình thức quảng canh để làm nguyên liệu giấy và dăm gỗ, giá trị kinh tế thấp; chưa có các giải pháp về kỹ thuật và chính sách để phát triển rừng trồng gỗ lớn phục vụ cho sản xuất đồ mộc, gỗ xuất khẩu với giá trị kinh tế cao. Nhằm khắc phục những hạn chế trên, để nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng và sản phẩm gỗ chế biến từ rừng trồng, tạo vùng nguyên liệu gỗ lớn tập trung, cung cấp cho các nhà máy chế biến gỗ trên địa bàn. Vì vậy, việc nghiên cứu về phát triển trồng cây keo ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi nói chung và trên địa bàn huyện Sơn Hà nói riêng là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó, tôi đã chọn đề tài “Phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp chương trình Cao học chuyên ngành Kinh tế phát triển. 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Luận văn tập trung đánh giá thực trạng phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi, từ đó tìm ra giải pháp phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện trong thời gian tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây keo; xác định nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cây keo.
  5. 3 - Phân tích thực trạng phát triển sản xuất cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi; đánh giá các yếu tố thành công và hạn chế trong phát triển sản xuất cây keo của huyện. - Đề xuất các giải pháp để thúc đẩy phát triển sản xuất cây keo của huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi trong những giai đoạn tiếp theo. 3 Câu hỏi nghiên cứu (1) Thực trạng về phát triển cây keo trên địa bàn địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm qua như thế nào? (2) Những giải pháp nào cần được thực hiện để hoàn thiện công tác phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi? 4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển cây keo (nghiên cứu về giá trị kinh tế và các vấn đề cần quan tâm về phát triển cây keo, một loại cây công nhiệp). b. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Tập trung khảo sát hiện trạng phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. - Về thời gian: + Từ năm 2014 - 2018. + Đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2014 – 2018. + Đề xuất các giải pháp đến năm 2025. 5 Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp Thu thập tài liệu thứ cấp bao gồm niên giám thống kê, các báo cáo tổng kết của Phòng Nông nghiệp &Phát triển nông thôn, UBND huyện Sơn Hà, mạng nội bộ eOffice của huyện, các nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề liên quan trong phát triển cây keo. Các số liệu báo cáo tổng hợp ở huyện Sơn Hà được thu thập từ năm 2014
  6. 4 – 2018 làm cơ sở phân tích, đánh giá về thực trạng của cây keo trên địa bàn huyện. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa + Việc nghiên cứu thực địa nhằm mục đích thu thập tư liệu, tìm hiểu thực tế địa bàn, kiểm tra, đối chiếu tư liệu và một số kết quả nghiên cứu. + Để thực hiện đề tài này, tiến hành điều tra khảo sát thực địa trên địa bàn huyện, với các công việc cụ thể: Nghiên cứu, tìm hiểu đặc điểm, sự phân bố và phân hóa điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển KT-XH của dân cư trong địa bàn huyện, khảo sát các mô hình trồng cây keo. Bên cạnh đó, kết hợp phát phiếu điều tra với phỏng vấn trực tiếp từ các cán bộ chính quyền địa phương, người dân địa phương, doanh nghiệp trực tiếp trồng keo. - Phương pháp phân tích, tổng hợp + Đề tài vận dụng phương pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp đối chiếu, so sánh để tổng hợp và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển cây công nghiệp nói chung và cây keo nói riêng làm cơ sở lý thuyết cho đề tài. + Đề tài vận dụng rộng rãi các phương pháp thống kê mô tả với sự trợ giúp của máy tính (MS.Exeel) để sắp xếp, xử lý, dữ liệu, tính toán các chỉ tiêu phân tích và trình bày tóm tắt kết quả bằng bảng thống kê và đô thị thống kê. - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Trong quá trình thực hiện, luận văn đã tham khảo và xin ý kiến cán bộ quản lý ở các cấp về lĩnh vực nghiên cứu. Cụ thể, tham khảo ý kiến của các cán bộ có thẩm quyền tại Phòng Nghiệp nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Sơn Hà, Hạt Kiểm lâm huyện Sơn Hà, Ban Quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Thạch Nham huyện Sơn Hà,
  7. 5 các lãnh đạo, quản lý về nông nghiệp trên địa bàn huyện qua các thời kỳ nhằm tìm hiểu những khó khăn vướng mắc trong công tác phát triển cây keo ở địa bàn nghiên cứu. Ý kiến của các chuyên gia là nguồn thông tin quan trọng giúp cho việc đánh giá thực trạng phát triển cây keo ở huyện Sơn Hà dược chính xác, đồng thời bảo đảm tính khả thi cho các giải pháp phát triển cây keo ở địa phương trong thời gian đến. 6 Ý nghĩ kho học và thực tiễn củ tài nghiên cứu 6.1. Ý nghĩa khoa học: Luận văn góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển cây công nghiệp nói chung và cây keo nói riêng, vận dụng vào thực tiễn về phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: - Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua - Đề xuất những giải pháp nhằm phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. 7 Sơ lƣợc tài liệu ch nh sử dụng trong nghiên cứu 8 Tổng qu n tài liệu nghiên cứu 9 Bố cục tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành 03 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển cây công nghiệp Chương 2: Thực trạng phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi. Chương 3: Một số giải pháp phát triển cây keo trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi.
  8. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN CÂY CÔNG NGHIỆP Một số khái niệm cơ bản a. Khái niệm về phát triển Trong kinh tế, phát triển là quá trình chuyển biến về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gôm cho cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện về cơ cấu kinh tế và việc nâng cao chất lượng mọi mặt cuộc sống [Bách khoa toàn thư mở Wikipedia]. b. Cây công nghiệp Cây công nghiệp là một loại cây có đặc điểm khác với các loại cây khác, nó mang lại năng xuất cao hơn các loại cây bình thường. Nông nghiệp mang lại năng xuất cao nhưng đối với cây công nghiệp có thể tăng lên gấp đôi vì nó có giá trị lớn hơn. Cây công nghiệp có 02 loại: Cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm c. Phát triển cây công nghiệp Phát triển cây công nghiệp là một quá trình phát triển theo hướng tăng năng suất và sản lượng của cây trồng công nghiệp và nó có vị trí quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu có giá trị cho công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp. 2 Ý nghĩ củ phát triển cây công nghiệp Phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa to lớn và quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, đặc biệt là nguyên liệu chế biến lương thực, thực phẩm; giải quyết việc làm, sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng hiệu quả lao động nông thôn cũng như miền trung du và vùng miền núi; tạo ra các
  9. 7 mặt hàng sản phẩm có giá trị kinh tế cao, nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế phát triển có hiệu quả; góp phần phân bổ lại dân cư, lao động giữa các vùng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền trung du và miền núi [12]. 1.1.3 Tình hình phát triển một số cây công nghiệp ở Việt Nam 1.2 TỔNG QUAN VỀ CÂY KEO 1.2 Đặc iểm và chủng loại cây keo a) Đặc điểm của cây keo - Keo là một loại cây dễ trồng, thích nghi với các loại đất nghèo chất dinh dưỡng, ở những nơi thời tiết khắc nghiệt. b) Các chủng loại cây keo Hiện nay, người ta biết khoảng 1.300 loài cây keo trên toàn thế giới, trong đó khoảng 950 loài có nguồn gốc ở Australia, và phần còn lại phổ biến trong các khu vực khô của vùng nhiệt đới và ôn đới ấm ở cả hai bán cầu, bao gồm châu Phi, miền nam châu Á, châu Mỹ [Bách khoa toàn thư mở Wikipedia]. 1.2.2. Lợi ch kinh t củ cây keo - Cây keo được đánh là một loại cây có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế - xã hội, góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lâm nghiệp, cung cấp gỗ cho công tác xây dựng, sản xuất đồ gia dụng, ván sợi, ván dăm và sản xuất dăm giấy, làm hàng mỹ nghệ để xuất khẩu và đang được thị trường ưu chuộng. - Ngoài góp phần về lợi ích kinh tế - xã hội cây keo còn góp phần cải tạo đất - nhất là đối với những vùng đất nhiễm phèn, chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế thiên tai, lũ lụt… 1.3. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ PHÁT TRIỂN CÂY KEO 1.3.1. Gia tăng quy mô cây keo
  10. 8 Các chỉ tiêu phản ảnh quy mô của cây keo: - Diện tích và tỷ trọng diện của cây keo; - Sản lượng và mức tăng sản lượng của cây keo; - Năng suất và mức tăng năng suất của cây keo; 3 2 Huy ộng và sử dụng nguồn lực cho phát triển cây keo Các yếu tố nguồn lực cho phát triển cây keo bao gồm: vốn, lao động, đất đất đai. Các chỉ tiêu phản ảnh huy động và sử dụng nguồn lực: - Diện tích đất tăng thêm cho sản xuất keo; - Số lao động tăng thêm trong sản xuất keo; - Tỷ lệ tăng vốn đầu tư cho sản xuất keo; 3 3 Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất cây keo Trong phát triển sản xuất cây keo cần lựa chọn và hoàn thiện các hình thức tổ chức sản xuất tiến bộ, cần có sự hợp tác và liên kết của các đối tác trên chuỗi giá trị để đưa sản phẩm cây keo từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ nhằm tìm kiếm những cơ hội đem lại lợi nhuận từ hình thức tổ chức sản xuất này. Các hình thức tổ chức sản xuất trong sản xuất cây keo hiện nay bao gồm: Hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp,… 1.3.4. Phát triển thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây keo - Thị trường các yếu tố đầu vào trong sản xuất cây keo là thị trường cung cấp các nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất cây keo . - Thị trường tiêu thụ sản phẩm cây keo thông thường phụ thuộc vào mối quan hệ cung cầu về của sản phẩm sản xuất từ cây keo. Mối quan hệ cung cầu trong việc tiêu thụ sản phẩm từ cây keo là hình thành giá cả của sản phẩm và thúc đẩy việc mua bán sản phẩm từ cây
  11. 9 keo phù hợp với các quy luật của thị trường. 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CÂY KEO 1.4.1. Các nhân tố v tự nhiên 4 2 Các nhân tố v kinh t - xã hội 4 3 Các chủ trƣơng, ch nh sách phát triển cây keo ở ị phƣơng KẾT LUẬN CHƢƠNG
  12. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY KEO TRÊN ĐẠI BÀN HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT KEO CỦA HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 2 Đi u kiện tự nhiên - Quy hoạch cho rừng sản xuất diện tích 15.633,47 ha (diện tích có rừng 13.838,12 ha, diện tích chưa có rừng là 1.795,35 ha ) diện tích này đã được giao và cấp giấy CNQSD đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân sản xuất khoảng 10.000 ha, diện tích còn lại đang tiếp tục triển khai đo đạc giao và cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho người dân. Bảng 2 Hiện trạng quy hoạch trồng rừng sản xuất năm 20 7 Trên cơ sở Quy hoạch cho rừng sản xuất, hiện nay chưa quy hoạch, xác lập vùng trồng cây nguyên liệu cây keo gỗ lớn trên địa bàn huyện (ngoài Quy hoạch của tỉnh về vùng trồng cây nguyên liệu gỗ lớn của tỉnh theo Quyết định 2352/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của UBND tỉnh về quy hoạch trồng cay gỗ lớn Sơn Hà có 86 ha tại 4 xã, thị trấn: Sơn Cao 30 ha, Sơn Thượng 20 ha, Di Lăng 20 ha, Sơn Thủy 16 ha). 2 2 Đi u kiện kinh t - xã hội a) Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Bảng 2 3 Tăng trƣởng kinh t 20 - 2015 và 2016- 2018 Từ số liệu ở (bảng 2.3) cho thấy: Tổng giá trị sản xuất toàn huyện tăng từ 919,695 tỷ đồng năm 2010 lên 2.107,048 tỷ đồng năm 2018 (giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 11,78%; giai đoạn 2016-2018 đạt 3,46%; giai đoạn 2011-2018 đạt 10,92%, trong đó:
  13. 11 + Nông - lâm - thủy sản: tăng từ 435,156 tỷ đồng năm 2010 lên 678,918 tỷ đồng năm 2018 (giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 6,3%; giai đoạn 2016-2018 đạt 1,76%; giai đoạn 2011-2018 đạt 5,72%. + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng: tăng từ 357,993 tỷ đồng năm 2010 lên 1.010,423 tỷ đồng năm 2018 (giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 15,26%; giai đoạn 2016-2018 đạt 4,18%; giai đoạn 2011-2018 đạt 13,85%. + Thương mại - dịch vụ, du lịch: tăng từ 126,546 tỷ đồng năm 2010 lên 417,707 tỷ đồng năm 2018 (giá so sánh năm 2010), tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 17,73%; giai đoạn 2016- 2018 đạt 4,84%; giai đoạn 2011-2018 đạt 16,1%. - Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 8,6 triệu đồng năm 2010 lên 30,6 triệu đồng năm 2018 (giá hiện hành). Bảng 2 4: Chuyển dịch cơ cấu kinh t huyện Sơn Hà thời k 2011 - 2018 - Khu vực kinh tế Công nghiệp Những năm qua sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt mức tăng trưởng khá cao; tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2010-2018 đạt 13,85% (giá so sánh 2010). Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng năm 2018 (giá hiện hành) đạt 1.552,940 tỷ đồng, chiếm 47,33% tổng giá trị sản xuất các ngành - Khu vực kinh tế Dịch vụ Giá trị sản xuất khu vực Thương mại - dịch vụ tăng bình quân - 16,1%/năm giai đoạn 2011-2018. Giá trị sản xuất của ngành năm 2018 (giá hiện hành) đạt 689,092 tỷ đồng, chiếm 21,0% tổng giá trị sản xuất các ngành.
  14. 12 Tóm lại: Cơ cấu kinh tế của huyện năm 2018 là: Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp, tương ứng với giá trị 31,66%; 47,33% và 21,0%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành Nông nghiệp và tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp, Dịch vụ; tuy nhiên giá trị của các ngành vẫn tăng đều hàng năm. b) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Về vấn đề giao thông trên địa bàn huyện Sơn Hà về cơ bản có sự đầu tư rất lớn của Nhà nước, nên về vấn đề đi lại tương đối thuận lợi cho người dân. Tuy nhiên, đối với những vùng trồng keo thì đường giao thông còn rất khó khăn, gây ảnh hưởng rất lớn đến công tác vận chuyển lâm sản cho người dân, cụ thể: Do huyện Sơn Hà là huyện miền núi, có độ dốc nhiều, địa hình khó khăn, nên khi người dân hoặc doanh nghiệp muốn khai thác gỗ keo và các lâm sản khác đã đến chu kỳ thu hoạch chỉ khai thác vào mùa khô, còn mùa mưa thì rất khó khăn. 2 3 Các ch nh sách phát triển cây keo Cây keo được xem như là cây mũi nhọn để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Sơn Hà, trong những năm gần đây chính quyền địa phương cũng có sự quan tâm và áp dụng các chính sách nhằm để thúc đẩy phát triển cây keo, cụ thể: Chương trình 135; chương trình định canh, định cư; chính sách với người có uy tín theo Quyết định 18/QĐ-TTg; chính sách vay vốn theo Quyết định 54/2013/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân theo Quyết định 102/QĐ- TTg; chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn đặc biệt khó khăn theo Quyết định 755/QĐ-TTg; Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng
  15. 13 bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2020; Thông tư số 27/2015/TT- NHNN ngày 15/12/2015 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện cho vay trồng rừng sản xuất, phát triển chăn nuôi theo Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ; Quyết định số 2352/QĐ-UBND ngày 29/12/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt phê quy hoạch trồng cây gỗ lớn giai đoạn 2015 - 2020 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 693/QĐ-SNNPTNT ngày 25/11/2015 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành Kế hoạch hành động thực hiện tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp tỉnh Quảng Ngãi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020; Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 21/3/2016 của Huyện ủy về phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với phát triển kinh tế rừng và xây dựng nông thôn mới; Quyết định số 31/QĐ- UBND ngày 23/01/2015 của UBND huyện Sơn Hà về ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng giá trị gia tăng phát triển bền vững giai đoạn 2015 – 2020 và Công văn 754/UBND-NN ngày 22/6/2016 của UBND huyện về việc hướng dẫn sử dụng kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa năm 2016 và chương trình 30a, 135 trên địa bàn huyện (việc sử dụng kinh phí sự nghiệp thuộc chương trình 30a, 135 cần bố trí ít nhất 30% trên tổng số kinh phí để hỗ trợ trồng cây gỗ lớn nhằm phát triển kinh tế rừng hiệu quả theo Nghị quyết Đại hội huyện đảng bộ huyện Sơn Hà lần thứ XXIII nhiệm kỳ 2015 - 2020). Tuy nhiên vẫn còn một số địa phương thực hiện theo các chính sách nêu trên vẫn chưa có hiệu quả, chưa được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ và triển khai thực hiện. Bên cạnh đó, việc triển khai các giải pháp có hiệu quả đã nêu trong Nghị quyết 50 của HĐND tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội,
  16. 14 Nghị quyết 37/2016/NQ-HĐND về việc thông qua Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2016 – 2020, về vận dụng vào điều kiện cụ thể của địa phương còn hạn chế. 2 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY KEO TẠI HUYỆN SƠN HÀ, TỈNH QUẢNG NGÃI 22 Tình hình gi tăng quy mô cây keo a. Về diện tích cây keo Bảng 2 5: Sự gi tăng diện t ch trồng keo củ toàn huyện qu các năm Từ số liệu ở bảng 2.5, cho thấy: Nhìn chung, diện tích trồng keo ở huyện Sơn Hà thời kỳ 2014 – 2018 đã có sự gia tăng đáng kể. Nếu năm 2014 diện tích trồng keo là 26.255,66 ha thì đến năm 2018 quy mô diện tích đạt 37.003,03 ha. Bình quân hàng năm tăng 8,95% tương ứng với mức tăng tuyệt đối bình quân là 2.686,84 ha/năm. Tuy nhiên, sự biến động quy mô diện tích trồng keo thời kỳ 2014 – 2018 chưa thật ổn định và có thể chia thành 02 giai đoạn 2014 – 2016 có xu hướng tăng nhanh, song giai đoạn 2016 – 2018 có xu hướng giảm. Nguyên nhân của sự tăng, giảm về diện tích trồng keo là do người dân họ không còn tâm huyết về tăng diện tích trồng keo nữa (giá cả không ổn định, không có một cơ quan, tổ chức nào đứng ra để hướng dẫn và hỗ trợ người dân canh tác từ khâu ban đầu đến khâu thu hoạch cũng như để tăng năng xuất cây keo đạt hiệu quả cao hơn) Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Hà cây keo được xác định là kinh tế mũi nhọn của địa phương. Tuy nhiên từ bảng 2.6 dưới đây, cho ta thấy sự biến động quy mô diện tích trồng keo ở các xã không ổn định và theo xu hướng khác nhau. Bảng 2 6: Diện t ch trồng keo phân theo xã, thị trấn
  17. 15 Nguyên nhân của sự giảm xuống đáng kể về diện tích trồng keo phân theo xã, thị trấn đó là: Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch đất trồng cây keo, trồng rừng sản xuất, trồng rùng phòng hộ…; công tác cấp GCNQSDĐ cho các hộ dân chưa kịp thời b. Về sản lương và năng suất của cây keo - Sản lượng gỗ keo của huyện tăng liên tục trong những năm qua cũng như ở các xã do tăng trưởng diện tích các năm trước. Điều này là do diện tích keo đến chu kỳ thu hoạch đã tăng nhanh. Nếu trồng lấy nguyên liệu giấy có thể khai thác ở tuổi 4-5. Nếu trồng lấy gỗ xẻ khai thác chính ở tuổi từ 7-10. Bảng 2 7: Năng suất keo củ huyện Sơn Hà Năng suất đạt khá tốt trong những năm qua. Năng suất tính trên diện tích cho sản phẩm tương đối cao vào năm 2014 là 95,60 tấn/ha, t ă n g d ầ n q u a c á c n ă m v à đ ế n n ă m 2 0 1 8 đ ạ t 116,27 tấn/ha tăng gần 02 lần so với năm 2014. Để đạt được năng suất như vậy người trồng keo cần phải chú trọng hơn trong công tác cải tạo và sử dụng giống mới có năng suất cao hơn, áp dụng công nghệ thu hoạch và sau thu hoạch hiện đại hơn để giảm thiểu hao hụt. Như vậy về quy mô diện tích, sản lượng và năng suất sản xuất keo đã có sự gia tăng khá nhanh trong những năm qua. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét việc huy động nguồn lực để phát triển về số lượng. 2 2 2 Tình hình huy ộng và sử dụng nguồn lực ể phát triển cây keo a) Về lao động: Năm 2018, theo thống kê cụ thể thì toàn huyện Sơn Hà (bảng 2.8) có 11.205 hộ dân, trong đó số hộ dân tham gia trồng keo là 5.538
  18. 16 hộ, chiếm 0,49%, giải quyết việc làm khoảng hơn 10.000 lao động, tập trung ở khu vực các xã vùng thấp, có hoạt động trồng keo. Như vậy, tiềm năng lao động cho tăng trưởng kinh tế của huyện Sơn Hà còn nhiều và có thể huy động vào hoạt động kinh tế thúc đẩy tăng trưởng nhưng cần có chính sách thu hút động viên nguồn lực này một cách hợp lý và góp phần giải quyết vấn đề thiếu vốn. Tuy nhiên cần phải chú trọng hơn việc nâng cao chất lượng lao động thông qua phát triển giáo dục đào tạo mới bảo đảm sự phát triển bền vững. Bảng 2 8: Tình hình l o ộng và hộ dân th m gi trồng keo b) Về đất đai: Tổng diện tích đất trồng keo năm 2018 là 37.003,03 ha. Chiếm 50,807% diện tích đất tự nhiên toàn huyện. Cùng với sự phát triển của quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa và quá trình đô thị hóa diện tích đất sản xuất cây keo của huyện Sơn Hà 2016 – 2018 có xu hướng giảm từ 37.875,25 ha năm 2016 còn 37.003,03 ha vào năm 2018, c) Về vốn đầu tư Bảng 2.9. Tình hình vốn vay tín dụng để sử dụng trong phát triển cây keo từ năm 2014 - 2018 Năm Năm Năm Năm Năm TT Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Về nguồn vốn hỗ 1 4.154 4.317 5.000 6.115 7.000 trợ Về vốn vay tín 2 8.000 9.000 111.000 150.000 168.000 dụng Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Sơn Hà d) Về loài cây trồng và công tác quản lý giống cây trồng Hiện nay, trên địa bàn huyện về phát triển kinh tế mũi nhọn cho người dân chủ yếu là phát triển cây Keo (keo tai tượng, keo dâm hom
  19. 17 và keo lai) được khai thác ở độ tuổi dưới 4 đến 5 năm, đường kính nhỏ, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu sản xuất sản phẩm gỗ. Phần lớn nguyên liệu gỗ keo trồng được dùng để sản xuất dăm mảnh xuất khẩu, phần còn lại được sử dụng làm các sản phẩm, gỗ xẻ xây dựng cơ bản, mộc dân dụng. Keo được trồng chủ yếu là phân tán, manh mún theo hộ gia đình, giống không đảm bảo chất lượng (các cơ sở cung ứng giống chưa đủ điều kiện sản xuất kinh doanh, giống trôi nổi, dân tự gieo và keo con tự mộc), khai thác non dẫn đến chất lượng gỗ không cao. e) Về kỹ thuật trồng Mật độ trồng keo theo quy định của Nhà nước là 4.000 cây/ha. Tuy nhiên, phần lớn các hộ dân trông cây chưa theo quy trình kỹ thuật với mật độ trồng khá dày từ 5.000 đến 6.000 cây/ha, cá biệt một số nơi trồng với mật độ hơn 7.000 cây/ha. Việc đầu tư trồng rừng thâm canh vẫn ở mức độ thấp, chưa theo đúng quy trình và kỹ thuật. Khai thác cây trên địa bàn chủ yếu từ 4 đến 5 năm tuổi, sản lượng khai thác bình quân dao động từ 70m³/ha đến 100m³/ha, có những hộ gia đình tự khai thác keo non từ 2,5 đến 3 tuổi nên về sản lượng đạt rất thấp và không hiệu quả. 2 2 3 Thực trạng tổ chức sản xuất cây keo Tổ chức sản xuất keo hiện nay ở một số địa phương trên địa bàn huyện Sơn Hà có 3 hình thức chính: hộ gia đình, trang trại và doanh nghiệp, Từ (hình 2.6) cho chúng ta thấy về tổ chức sản xuất keo của huyện Sơn Hà cơ bản có tính thống nhất về tổ chức sản xuất giữa hộ gia đình, trang trại và doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong những năm gần đây một số hộ gia đình vẫn tự ươm giống để trồng hoặc để cho
  20. 18 cây con tự mộc, không theo một quy mô tổ chức sản xuất nào, vẫn có hộ gia đình thực hiện theo mô hình tổ chức sản xuất, tuy nhiên quy mô mô rất nhỏ, nên hiệu quả đạt kinh tế trong sản xuất cây keo trên địa bàn huyện đạt không cao. Hiện nay, trên địa bàn huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi có khoảng 5.538 hộ gia đình tham gia theo mô hình sản xuất nêu trên, 15 hợp tác xã; Bảng 2 0 Số lƣợng cơ sở sản xuất cây keo huyện Sơn Hà từ năm 20 4 – 2018 Năm 2018, toàn huyện có 07 trang trại và 15 hợp tác xã (bảng 2.10), trong đó chủ yếu là chăn nuôi, trồng cây hàng năm và hiện nay trên địa bàn huyện chưa có một trang trại hay hợp tác xã về tổ chức sản xuất cây keo để cho các nông hộ tham gia sản xuất cây keo học tập kinh nghiệm. 2 2 4 Thực trạng v thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây keo Cây keo là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế ở mức trung bình cho người dân, tuy nhiên thị trường tiêu thụ sản phẩm và giá bán không ổn định phần nào ảnh hưởng đến tâm lý của người trồng keo. Theo kết quả điều tra sơ bộ thì 100% hộ dân bán keo cho tiều thương theo hình thức “Bán trọn gói” tức là nười tròng bán cho người thu mua với mức giá nhất định (tính theo cây, theo diện tích hay ước chừng), việc khai thác, vận chuyển do bên mua tiến hành, bên bán không chịu mọi chi phí nào khác sau khi bán rừng keo. Bên cạnh đó, vẫn có một số hộ tự khai thác rồi đêm bán cho các doanh nghiệp, các hộ này tự bỏ chi phí tự khai thác như: thuê người đốn hạ, bóc vỏ, bốc xếp, vẩn chuyển…. Bảng 2 Thống kê qu các năm v thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm cây keo Theo đánh giá chung, thị trường tiêu thụ nguồn keo ở huyện
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1