Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 2
download
Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi
- ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VŨ THỊ QUỲNH NHU PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TRÀ BỒNG TỈNH QUẢNG NGÃI TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60.31.01.05 Đà Nẵng - 2019
- Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn KH: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: GS.TS. VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: TS. VÕ VĂN LỢI Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh tế phát triển họp tại Trường Đại học Phạm Văn Đồng vào ngày 24 tháng 8 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi là một vấn đề cấp thiết, nổi lên hàng đầu nhằm phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thực hiện mục tiêu không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn; tạo sự chuyển biến nhanh hơn đối với các vùng khó khăn; xây dựng nông nghiệp của huyện phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa; về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Để tiếp tục nâng cao vai trò và thúc đẩy PTNN Trà Bồng, trong những năm tới đòi hỏi huyện cần thiết phải nghiên cứu các giải pháp có tính khoa học và thực tiễn cao nhằm đưa nông nghiệp huyện Trà Bồng phát triển. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài "Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi" để làm luận văn thạc sĩ kinh tế là kịp thời đóng góp một phần những đòi hỏi của thực tế PTNN huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Luận văn hệ thống những vấn đề lý luận và phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp.
- 2 Thứ hai, phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. Thứ ba, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyệnTrà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi như thế nào? - Những mặt hạn chế và nguyên nhân của những mặt hạn chế là gì? - Giải pháp nào nhằm phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến PTNN tại huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi - Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên phạm vi với mốc thời gian từ 2016 – 2018, giải pháp đến 2025 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập số liệu a. Thu thập số liệu thứ cấp: Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp đáng tin cậy được thu thập từ các nguồn sau: + Niên giám thống kê huyện Trà Bồng + Báo cáo tình hình kinh tế xã hội huyện Trà Bồng qua các năm. + Báo cáo tổng kết ngành nông nghiệp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi qua các năm. Dựa vào các số liệu đã được công bố, tác giả tổng hợp, đối chiếu để chọn ra những thông tin phù hợp với hướng nghiên cứu của đề tài.
- 3 b. Thu thập số liệu sơ cấp: Bằng phương pháp đánh giá điều tra nhanh nông thôn và điều tra nhanh nông thôn có sự tham gia của người dân. - Xây dựng phiếu điều tra; - Chọm mẫu điều tra - Xử lý số liệu điều tra 5.2. Phương pháp phân tích + Phương pháp thống kê mô tả. Phương pháp so sánh - Phương pháp kế thừa. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa khoa học Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các trường đào tạo và các lớp tập huấn cho cán bộ quản lý kinh tế nông nghệp của huyện Trà Bồng và tỉnh Quảng Ngãi. Ngoài ra luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các học viên, sinh viên trong quá trình học tập và nghiên cứu những đề tài tương tự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, giúp các cơ quan nghiên cứu, các ban ngành liên quan đến nông nghiệp của huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi tham khảo để hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn trong việc khuyến khích phát triển nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời cũng là tài liệu để sử dụng tuyên truyền cho bà con nông dân trong các hoạt động khuyến nông, phát triển kinh tế nông nghiệp. 7. Sơ lƣợc tài liệu nghiên cứu chính 8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- 4 9. Kết cấu của luận văn Chương 1- Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp Chương 2 - Thực trạng phát triển nông nghiệp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua Chương 3- Giải pháp phát triển nông nghiệp huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian tới CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN VỀ NÔNG NGHIỆP 1.1. KHÁI QUÁT VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.1.1. Một số khái niệm a. Nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chất chủ yếu của nền kinh tế, cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp. b. Phát triển: là một quá trình thay đổi liên tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành quả tăng trưởng trong xã hội”(Raanan Weitz, 2005). c. Phát triển nông nghiệp Phát triển nông nghiệp là một tổng thể các biện pháp nhằm tăng sản phẩm NNo để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường trên cơ sở khai thác các nguồn lực trong NNo một cách hợp lý và từng bước nâng cao hiệu quả của sản xuất 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp - Sản xuất nông nghiệp có tính vùng. - Ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu. - Đối tượng của SXNN là cây trồng và vật nuôi - SXNN mang tính thời vụ cao
- 5 1.1.3. Ý nghĩa của phát triển nông nghiệp a. Phát triển nông nghiệp có ý nghĩa rất lớn, đó là đóng góp về thị trường b. Phát triển nông nghiệp góp phần tăng trưởng nền kinh tế ổn định c. Phát triển nông nghiệp góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực d. Phát triển nông nghiệp góp phần phát triển nông thôn 1.2. NỘI DUNG CỦA PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.2.1. Phát triển số lƣợng các cơ sở sản xuất nông nghiệp Kinh tế nông hộ là hình thức tổ chức phù hợp với nền nông nghiệp qui mô nhỏ về đất đai, vốn và sử dụng lao động trong gia đình Trang trại là hình thức tổ chức sản xuất cở sở trong nông, lâm, thủy sản với mục đích sản xuất chủ yếu là sản xuất hàng hóa, có qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất đủ lớn, có trình độ kỹ thuật cao, tổ chức và quản lý tiên tiến. Hợp tác xã nông nghiệp là dịch vụ đầu vào của sản xuất và đầu ra của tiêu thụ nông sản. Doanh nghiệp nông nghiệp gồm các doanh nghiệp nông nghiệp hoạt động trên cơ sở liên kết từ khâu sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản. - Cơ sở cung ứng dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp là yếu tố rất quan trọng và không thể thiếu trong SXNN. 1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp hợp lý là chuyển dịch vai trò, vị trí và tỷ lệ hợp thành của các ngành, lĩnh vực, bộ phận trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hợp lý nhằm đạt được hiệu
- 6 quả kinh tế cao. - Cơ cấu sản xuất NNo hợp lý còn thể hiện khả năng tận dụng tốt nguồn lực hiện có, tái sản xuất mở rộng, đạt được hiệu quả kinh tế cao [5, tr.13]. 1.2.3. Gia tăng việc sử dụng các yếu tố nguồn lực a. Đất đai b. Lao động nông nghiệp c. Vốn trong nông nghiệp d. Cơ sở vật chất - kỹ thuật nông nghiệp e. Công nghệ sản xuất trong nông nghiệp 1.2.4. Phát triển nông nghiệp trình độ thâm canh cao Bản chất thâm canh là quá trình đầu tư phụ thêm tư liệu sản xuất và sức lao động trên đơn vị diện tích, hoàn thiện không ngừng các biện pháp kỹ thuật, tổ chức và những yếu tố khác của sản xuất với mục đích nâng cao độ phì nhiêu kinh tế của ruộng đất, nhằm thu được nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích, với chi phí thấp nhất trên một đơn vị sản phẩm. Các tiêu chí để đánh giá trình độ thâm canh trong nông nghiệp: - Mức đầu tư trên đơn vị diện tích đất nông nghiệp và trên lao động nông nghiệp. - Diên tích đất trồng trọt được tưới, tiêu bằng hệ thống thủy lợi. - Diện tích đất trồng trọt được cày máy. - Số lượng máy kéo, máy gặt sử dụng trong SXNN. - Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch của mỗi loại sản phẩm. - Năng suất cây trồng, vật nuôi. - Năng suất lao động xã hội của ngành nông nghiệp.
- 7 1.2.5. Các hình thức liên kết kinh tế tiến bộ Hiện có hai mô hình liên kết được xem là tiến bộ đối với các nông hộ và đơn vị sản xuất nông nghiệp là liên kết ngang và liên kết dọc. Liên kết ngang là sự liên kết của các nông hộ và trang trại tạo ra vùng chuyển canh để thực hiện các đơn hàng lớn. Còn liên kết dọc thể hiện sự liên kết giữa nông hộ và trang trại đối với các đối tác trên chuỗi ngành hàng nông sản. 1.2.6. Gia tăng kết quả sản xuất nông nghiệp Gia tăng kết quả SXNN là số lượng sản phẩm và giá trị sản phẩm, cũng như sản phẩm hàng hóa và giá trị sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp được sản xuất qua các năm và yêu cầu năm sau phải tăng cao hơn năm trước. 1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 1.3.1. Nhân tố điều kiện tự nhiên a. Điều kiện đất đai b. Điều kiện khí hậu c. Nguồn nước 1.3.2. Nhân tố điều kiện xã hội a. Dân tộc b. Dân số c. Truyền thống d. Dân trí 1.3.3. Nhân tố điều kiện kinh tế a. Tình trạng nền kinh tế b. Thị trường c. Các chính sách về nông nghiệp d. Phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
- 8 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI THỜI GIAN QUA 2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA HUYỆN TRÀ BỒNG ẢNH HƢỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP 2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên 2.1.2. Đặc điểm về điều kiện xã hội Dân tộc Kinh sống tập trung chủ yếu ở các xã Trà Phú, Trà Bình và thị trấn Trà Xuân. Người Kor sống rải rác ở các xã còn lại của huyện. Bảng 2.1. Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm Qua bảng số liệu cho thấy những năm qua dân số huyện Trà Bồng có sự ổn định và tăng nhẹ qua các năm. Trong năm 2016 là 104.017, đến năm 2017 là 105.577 và năm 2018 là 105.820. Trong đó hâu hết các dân số trong đội tuổi lao động chiến rất lớn. Và nhân khẩu trong ngành nông nghiệp chiếm tới gần 80% dân số của Huyện.Cư dân ở Trà Bồng chủ yếu là người Kor, người Việt. Người Kor sống chủ yếu bằng nghề làm rẫy, trồng quế, bắp, săn bắn, hái lượm, chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm. 2.1.3. Điều kiện kinh tế Kinh tế Trà Bồng nhìn chung còn chậm phát triển so với mặt bằng chung của các địa phương khác trong tỉnh. Hoạt động kinh tế chủ yếu của nhân dân Trà Bồng là Nông – Lâm nghiệp, Công – Thương nghiệp và Dịch vụ, hiện đang trong quá trình trên đà phát triển. Trong những năm qua mặc dù đời sống kinh tế của nhân dân tuy gặp nhiều khó khăn, nhưng nhờ sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời của Đảng và Nhà nước, nhiều chương trình được triển khai trên địa bàn: Chương trình 134, 135, 30a.
- 9 Bảng 2.2. Một số chỉ tiêu kinh tế của huyện qua 3 năm Ta thấy giai đoạn 2016 – 2018, Tổng giá trị sản xuất của huyện Trà Bồng tăng trưởng khá tốt, về số tuyệt đối đã tăng 17.000 triệu đồng vào năm 2018 so với năm 2016, tỷ lệ tăng là 42,5%. Trong đó, ngành nông lâm thủy sản chiếm tỷ trọng cao nhất (gần 50%) nhưng tỷ lệ tăng trưởng mạnh nhất là ngành thương mại, dịch vụ tăng 78,71% so với đầu giai đoạn. Thu ngân sách nhà nước của huyện trong giai đoạn này cũng tăng mạnh, nhất là năm 2017 tăng 84,46% so với năm 2016, trong cả giai đoạn số thu ngân sách đã tăng hơn 103% và đạt 27.206 triệu đồng vào năm 2018. Giá trị sản xuất bình quân đầu người cũng tăng đều qua các năm từ 6,1 triệu đồng/người vào năm 2016 đã tăng lên 6,9 triệu đồng/người vào năm 2018. 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ BỒNG 2.2.1. Số lƣợng cơ sở sản xuất nông nghiệp thời gian qua a. Số lượng nông hộ Bảng 2.3. Số lượng nông hộ trên địa bàn Huyện Trà Bồng qua 3 năm Mô hình kinh tế nông hộ gia tăng qua các năm từ 18.879 nông hộ năm 2016 tăng lên đến 18.976 nông hộ năm 2018, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các mô hình cơ sở SXNN của huyện Trà Bồng, theo đó hộ nông dân là chủ thể chính của SXNN trên địa bàn huyện Tuy nhiên hầu hết các cơ sở kinh tế nông hộ ở huyện Trà Bồng có quy vừa và nhỏ cả về diện tích sử dụng, vốn và lao động, chủ yếu theo mô hình tự cung tự cấp, chưa tìm kiếm được thị trường tiêu thụ ổn định.
- 10 b. Hợp tác xã Trong thời gian 2014 - 2018 toàn huyện có 22 HTX nông nghiệp. Nhìn chung, các HTX điều hoạt động ổn định và đa số dịch vụ có lãi. Đến năm 2018 đã có 6 HTX NN đã tiến hành liên doanh liên kết đầu tư mua máy gặt đập liên hợp và máy làm đất. Ngoài việc nâng cao đời sống của người dân huyện Trà Bồng thì mô hình HTX còn giúp người dân tạo công ăn việc làm, giúp ổn định cuộc sống và khuyến khích nhân dân học tập, nhân rộng. c. Trang trại Nhìn chung kinh tế trang trại đang có xu hướng phát triển nhanh về số lượng, quy mô và giá trị sản phẩm hàng hóa, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, từng bước hình thành mô hình SXNN hàng hóa, gắn với thị trường tiêu thụ. Hiện nay, tổng số vốn của các doanh nghiệp đã đầu tư trang trại trên địa bàn huyện trên 20 tỷ đồng, ước tính doanh thu một năm hơn 95 tỷ đồng và tạo việc làm cho khoảng 120 lao động tại địa phương. d. Doanh nghiệp nông nghiệp. Từ năm 2014 đến năm 2018 có 23 doanh nghiệp nông nghiệp, điều này xuất phát từ tâm lý lo sợ đầu tư vào nông nghiệp không mang lại hiệu quả cao, chứa đựng nhiều rủi ro, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, các nguy cơ về dịch bệnh,… sẽ làm cho việc thu hồi vốn chậm, nguồn vốn đầu tư dàn trải và khó lường được các nguy cơ sẽ xảy ra. 2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thời gian gần đây Ngành trồng trọt đã và đang tiến hành rà soát, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới quy hoạch các loại cây trồng chủ lực như lúa,
- 11 mía, mì; cơ cấu lại các cây trồng các loại cây màu, cây làm thức ăn chăn nuôi có hiệu quả cao hơn; thực hiện xây dựng cánh đồng lớn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa cơ giới hóa sản xuất , nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa tập trung, hiệu quả cao, giá thành hạ. Bảng 2.4. Một số chỉ tiêu về cơ cấu sản xuất của huyện qua 3 năm ĐVT: % Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp 100 % 100 % 100 % - Trồng trọt 79 80 72 - Chăn nuôi 19 18 26 - Dịch vụ chế biến 2 2 2 (Nguồn: Phòng thống kê Trà Bồng) Bảng 2.5. Thực trạng cơ cấu đất đai của nông hộ năm 2018 Qua bảng số liệu cho thấy cơ cấu đất dành cho nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi. chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu sản xuất của huyện trung bình chiếm 41,6 % tổng diện tích phục vụ nông nghiệp. Đất dành sản xuất nông nghiệp là 38,5 % và đất ở để làm vườn là 19,9%. Có thể thấy cơ cấu này khá hợp lý tại một huyện lấy nông nghiệp là ngành kinh tế chủ lực như Trà Bồng. 2.2.3. Quy mô các nguồn lực trong nông nghiệp a. Vốn sản xuất Vốn là điều kiện rất quan trọng để tiến hành sản xuất đối với các hộ. Để phát triển sản xuất, nhất là sản xuất ở quy mô lớn thì đòi hỏi hộ nông dân phải có vốn. Vốn từ nhân dân, vốn doanh nghiệp, vốn các tổ chức phi Chính phủ (NGO)... Vốn từ nhân dân thông qua ngày công lao động xây dựng các công trình thuỷ lợi, giao thông nội
- 12 đồng...Vốn đầu tư của các doanh nghiệp trồng cây cao su. Vốn của các tổ chức phi chính phủ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nông thôn như cấp nước sạch, y tế, trường học. Điển hình 3 xã lớn trong số liệu dưới đây: Bảng 2.6. Vốn bình quân của nông hộ năm 2018 ĐVT: Tr.đ Thị Trấn Xã Trà Xã Trà BQ chung 3 Chỉ tiêu Trà Xuân Bình Phú xã Tổng nguồn vốn 12,489 14,532 15,986 14,336 1.Vốn tự có 9,564 10,924 11,354 10,614 2.Vốn vay 2,254 2,582 2,879 2,572 3. Vốn khác 0,671 1,026 1,753 1,150 (Nguồn: Kết quả điều tra của tác giả) b. Lao động Bảng 2.7. Một số chỉ tiêu về lao động và nhân khẩu năm 2018 Qua bảng 2.6 cho thấy, chỉ tiêu bình quân khẩu/hộ cao nhất ở nhóm hộ có thu nhập nhóm 3 (4,91 ngưòi), thấp nhất ở nhóm hộ có thu nhập nhóm 1 (3,58 người). Bình quân lao động/ hộ cao nhất là nhóm 1 (2,65 người) và thấp nhất ở hộ thu nhập nhóm 3 (2,15 người). Số người tiêu dùng/1 lao động cao nhất là hộ thu nhập nhóm 3 (2,28 người)), thấp nhất là hộ thu nhập nhóm 1 (1,35 người). Qua đây thấy rằng những hộ thu nhập cao có tỷ lệ người ăn theo ít hơn những hộ có thu nhập thấp. Về quy mô lao động, số lượng lao động qua 150 hộ điều tra cho thấy, có 93 hộ có từ 1-2 lao động chiếm 62,2%, 53 hộ có từ 3-4 lao động chiếm 35,3% và 4 hộ có từ 5 lao động trở lên chiếm 2,5%. Bảng 2.8. Tình hình chủ hộ nông dân điều tra năm 2018 Phân tích số liệu điều tra 3 xã lớn của Huyện Trà Bồng có thể
- 13 thấy hầu hết chủ hộ là nam giới thông thường chuyến trên 70% còn lại chủ hộ là nữ giới giao động từ 9 đến 30% tại các xã. Bên cạnh tró chủ hộ hầu hết là người kinh chiếm số lượng lớn trên 60% tại các xã thuộc huyện Trà Bồng. Trong đó nhóm 3 (nhóm có thu nhập trung bình và thấp) chiếm số lượng lớn nhất trên 52% đến 78% . Nhóm 2 (nhóm có thu nhập khá) chiến số lượng tương đối lớn từ 15% đến 51%. Và nhóm 1 (nhóm có thu nhập cao) chiếm từ 4 đến 20% các chủ hộ. Để nền nông nghiệp của huyện Trà Bồng phát triển bền vững thì yếu tố trình độ học vấn của người lao động trong ngành là yếu tố cần được xem xét. Số liệu điều tra ba xã trọng điểm của Huyện Trà Bồng về trình độ học vấn chủ hộ như sau Bảng 2.10. Trình độ học vấn của chủ hộ điều tra ở vùng nghiên cứu năm 2018 Kết quả phân tích cho thấy về trình độ lao động hoàn toàn hợp lý đối với thu nhập và vùng canh tác, sản xuất. Tuy nhiên đây là một điểm mà các nhà hoạch định chính sách kinh tế Huyện cần quan tâm để cải thiện trình độ học vấn, trình độ sản xuất cho các hộ nông dân ở vùng cao và còn nhiều khó khăn để họ nâng cao trình độ cũng như năng lực trong sản xuất nông nghiệp và làm ăn kinh doanh. Phát triển kinh tế dựa trên những nguồn lực hiện có. 2.2.4. Tình hình thâm canh trong nông nghiệp của huyện Trà Bồng Những năm gần đây, do điều kiện giao thông nông thôn và giao thông nội đồng có nhiều tiến bộ, ruộng đất được dồn điền đổi thửa nên đã tiến hành cơ giới hóa một số khâu làm đất, thu hoạch nên năng suất cây trồng tăng lên. Ngoài ra, từ các mô hình sản xuất cây lương thực có kết quả cao được nhân rộng ra áp dụng ở bên ngoài
- 14 ngày càng nhiều, huyện đã tích cực vận động, tuyên truyền và đã triển khai nhiều giống lúa mới như X21, P6, TBR1, HT6… Bảng 2.11. TLSX chủ yếu bình quân của hộ nông dân năm 2018 theo thu nhập Phân tích cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu của các hộ nông dân (bảng 2.10) cho thấy, tỷ trọng giá trị của vườn cây lâu năm bình quân 1 hộ điều tra chiếm khá cao 36,4%, nếu tính cả đàn vật nuôi cơ bản thì tỷ trọng này là 54,3%, các tư liệu sản xuất khác như nhà xưởng, chuồng trại chiếm 12%, máy kéo, phương tiện vận tải chiếm 8,6% , các loại máy móc khác như máy tuốt lúa, bơm nước chiếm 5,2%, giá trị các tài sản khác như xe cải tiến, xe bò kéo, cày bừa thủ công, liềm, cuốc... chiếm 9,8%. Như vậy, 6 yếu tố trên chiếm đại bộ phận giá trị tư liệu sản xuất của hộ điều tra 89,9%. Nếu phân tích cơ cấu giá trị tư liệu sản xuất và tài sản chủ yếu bình quân theo thu nhập thì có sự chênh lệch đáng kể giữa các nhóm.Về cơ cấu chủ yếu vẫn là giá trị vườn cây lâu năm và đàn súc vật cơ bản chiếm tỷ trọng trên 50% so với các tài sản khác. Ở hộ thu nhập nhóm 2 chiếm tỷ trọng cao nhất 56,9%, thấp nhất là hộ thu nhập nhóm 3 52,1%. 2.2.5. Tình hình liên kết sản xuất trong nông nghiệp Nhìn chung, trong nông nghiệp ở huyện ban đầu đã hình thành các mô hình liên kết, tuy nhiên những liên kết này chưa chặt chẽ do bản thân các doanh nghiệp, hộ nông dân, hợp tác xã chưa đủ năng lực thực hiện ở các khâu của quá trình sản xuất. Trong liên kết tuy đã có hợp đồng nhưng chưa có ngân hàng tham gia để đảm bảo sự chắc chắn bền vững, nên khi có biến động từ thị trường các bên tham gia liên kết đều bị thiệt hại. Hiện nay, chỉ trồng trọt có các doanh nghiệp, liên kết các hộ nông dân còn trong lĩnh vực chăn nuôi chưa có liên
- 15 kết nào ra đời để tận dụng tiềm năng đất đai, lao động 2.2.6. Kết quả sản xuất nông nghiệp huyện Trà Bồng những năm qua a. Sự gia tăng đời sống của người dân Thu nhập từ nông – lâm nghiệp của hộ là phần thu nhập sau khi lấy tổng thu trừ đi chi phí vật chất, trừ tiền công thuê ngoài và trừ chi phí khác. Như vậy, trong phần thu nhập của hộ nông dân bao gồm tiền công lao động của hộ, tiền công lao động của các thành viên khác trong gia đình và lãi thuần của hộ. Nếu phân tích thu nhập theo dân tộc thì hộ dân tộc thì dân tộc Kinh có thu nhập cao hơn 14,096 triệu đồng trong đó thu từ nông lâm nghiệp 11,831chiếm 84% triệu đồng thu từ ngoài nông lâm nghiệp là 2,265 triệu đồng chiếm 16%. Các nhóm hộ thuộc dân tộc thiểu số khác có thu nhập bình quân 10,365 triệu đồng trong đó thu từ nông lâm nghiệp 8,702 triệu đồng, thu từ ngoài nông lâm nghiệp 1,663 triệu đồng. Như vậy có thể thấy rằng thu nhập của hộ nông dân phụ thuộc rất lớn vào hướng sản xuất kinh doanh chính. Qua bảng phân tích, những hộ trồng cây ăn quả có thu nhập bình quân cao nhất (13,928 triệu đồng) và những hộ trồng cây công nghiệp lâu năm là thấp nhất (11,870 triệu đồng). Ngoài ra cũng nhận thấy rằng, thu nhập bình quân của những hộ nhóm 1 gấp 1,6 lần nhóm 2 và nhóm 2 gấp 1,3 lần nhóm 1. b. Sự gia tăng và mức gia tăng trong việc đóng góp cho nhà nước. Với đặc thù là xã thuần nông, phần lớn người dân sống dựa vào SXNN nên khả năng tài chính của hầu hết mọi người dân còn hạn chế
- 16 Chính vì thế, yêu cầu cấp thiết là phải làm sao nâng cao năng suất, thu nhập cho người làm nông nghiệp. Có thể nói, công tác xóa nghèo và vươn lên làm giàu là hết sức khó khăn, nhất là chỉ dựa vào chăn nuôi và trồng trọt ở quy mô nhỏ. Tuy nhiên thời gian qua, các địa phương ở huyện Trà Bồng đã mạnh dạn đầu tư cây, con giống mới từng bước đem lại hiệu quả trong sản xuất. c. Mức gia tăng, tốc độ tăng của khối lượng sản phẩm hàng hóa cung cấp cho xã hội. * Trồng trọt Sản lượng cây trồng không ổn định qua các năm trong thời gian 2014 – 2018. Các loại cây trồng chính gồm có: + Cây lương thực có hạt: lúa, ngô + Cây chất bột: sắn, + Cây thực phẩm: rau các loại,đậu tương + Cây công nghiệp:lạc, mía, đậu các loại. Bảng 2.16. Sản lƣợng một số cây trồng chính hằng năm thời gian 2014 - 2018 Nhìn chung cơ cấu cây trồng của huyện tập trung vào cây có chất bột và rau các loại. Những loại cây này thường có năng suất ổn định, tuy nhiên doanh thu mang lại thấp hơn so với các loại cây trồng khác, do đó thu nhập của người nông dân từ ngành trồng trọt vẫn còn khiêm tốn, chưa phát huy hết tiềm năng của huyện. * Chăn nuôi: Tỷ trọng ngành chăn nuôi năm 2018 chiếm 52% tổng GTSX toàn ngành nông nghiệp chiếm 52,13% GTSX nội bộ ngành nông nghiệp. GTSX ngành chăn nuôi (tính theo giá hiện hành) tăng từ 722.818 triệu đồng năm 2014 đến năm 2018 là 969.127 triệu đồng. Bảng 2.17. Thực trạng ngành chăn nuôi huyện Trà Bồng thời gian 2014-2018
- 17 * Lâm nghiệp Tính riêng trong năm 2018 đã trồng được trên 180 ha rừng và chăm sóc 1.612,8 ha rừng. GTSX ngành lâm nghiệp thời gian 2014 – 2017 giảm mạnh nhưng đến năm 2018 đang có xu hướng gia tăng. Bảng 2.18. GTSX ngành lâm nghiệp huyện Trà Bồng thời gian 2014 - 2018( Theo giá hiện hành) * Thủy sản: Với địa hình có nhiều sông suối, ao hồ, lưu lượng nước mưa trong mùa khá lớn lại thường xuyên xảy ra lụt, do đó các hoạt đồng nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi trồng cá nước ngọt (cá trắm cỏ, mè hoa, chép, rô phi,…) với quy mô nhỏ, tự phát, nuôi để cải thiện bữa ăn gia đình, cung cấp một phần thực phẩm tại chỗ chưa hình thành sản phẩm hàng hóa. Bảng 2.19. GTSX ngành thủy sản huyện Trà Bồng thời gian 2014 – 2018 (Theo giá hiện hành) 2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ BỒNG 2.3.1. Thành công 2.3.2. Những mặt hạn chế 2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
- 18 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN TRÀ BỒNG, TỈNH QUẢNG NGÃI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. CĂN CỨ CHO VIỆC XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 3.1.1 Căn cứ sự biến động của môi trƣờng ảnh hƣởng đến phát triển nông nghiệp a. Môi trường tự nhiên b. Môi trường kinh tế c. Môi trường xã hội 3.1.2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện Huyện Trà Bồng a. Về kinh tế xã hội b. Về nông nghiệp Mục tiêu chủ yếu phát triển nông nghiệp huyện Trà Bồng dến 2025 - Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng - Tốc độ tăng trưởng bình quân nông, lâm, thủy sản đạt từ 8,2% – 10,5% - GTSX trên 01 ha canh tác năm 2025 đạt trên 200 triệu đồng - Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp năm 2026 chiếm 50% trở lên. - Nâng độ che phủ rừng lên 40% vào năm 2025, góp phần thực hiện Chiến lược tăng trưởng xanh của toàn tỉnh Quảng Ngãi. - Nâng cao năng suất nông nghiệp, năng suất lúa bình quân 64,5 tạ/ha; tăng GTSX nông nghiệp trên một đơn vị diện tích. - Phát triển mạnh kinh tế trang trại, hình thành vùng các chuyên canh lớn sản xuất hàng hóa.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn