intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai, Tỉnh Quảng Nam

Chia sẻ: Tử Tử | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

82
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai để đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát triển khu kinh tế mở Chu Lai.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai, Tỉnh Quảng Nam

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------------- VÕ THỊ THANH THẢO THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI, TỈNH QUẢNG NAM TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN Mã số: 60 34 01 05 Đà Nẵng - Năm 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ, ĐHĐN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ THU THUỶ Phản biện 1: PGS.TS Bùi Quang Bình Phản biện 2: TS. Hoàng Hồng Hiệp Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế phát triển họp tại Trường Đại Học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng vào ngày 28 tháng 01 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xu thế toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đang diễn ra một cách mạnh mẽ cả chất và lượng, quan hệ giữa các quốc gia ngày càng đa dạng trên mọi lĩnh vực, vấn đề tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi Việt Nam phải tìm ra những bước đi mới hơn trong quá trình cải cách mở cửa nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư theo hướng vừa phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm đẩy mạnh cạnh tranh thu hút các nguồn vốn, chất xám, công nghệ vào Việt Nam. Chính vì vậy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ”Phát triển có hiệu quả các khu công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Mục tiêu xây dựng và phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai (KKTM Chu Lai) nhằm thử nghiệm các thể chế, chính sách mới, tạo môi trường đầu tư phù hợp các thông lệ quốc tế cho các loại hình kinh doanh của các tổ chức kinh tế trong nước và ngoài nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế miền Trung, qua đó có thêm kinh nghiệm cho hội nhập kinh tế quốc tế. Tính đến ngày 31/3/2017, tổng số dự án trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai là 121 dự án với tổng vốn đầu tư 2,67 tỷ USD (33 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1.032,717 triệu USD, trong đó dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An với vốn đăng ký giai đoạn 1: 650 triệu USD); 86 dự án đi vào hoạt động với vốn thực hiện 1.414,45 triệu USD (trong đó 23 dự án FDI, vốn thực hiện khoảng 221 triệu USD). Qua hơn 13 năm kiên trì vượt khó, Khu kinh tế mở Chu Lai vẫn được đánh giá là hiệu quả số 1 trong 15 khu kinh tế đang hoạt động tại Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2020 tiếp tục là 1 trong 8 nhóm khu kinh tế trọng điểm quốc gia.
  4. 2 Tuy nhiên, điều chúng ta mong đợi, đó là các cơ chế, chính sách, thể chế đã và đang sử dụng hiện nay để xây dựng KKTM Chu Lai thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước trở thành một khu kinh tế mở và phát triển thật sự với “hạt nhân” khu thương mại tự do – mô hình mới, động lực mới, đã không thể thực hiện được. Cơ chế chính sách gần như tương đồng nên Chu Lai đã mất dần lợi thế so sánh. Với những vấn đề nêu trên, cùng với yêu cầu phát triển ngày càng cao đối với Khu kinh tế mở Chu lai nói riêng và Tỉnh Quảng Nam nói chung. Do đó cần phải có những định hướng, giải pháp thu hút vốn đầu tư để phát triển Khu kinh tế mở Chu Lai trong giai đoạn hiện nay. Do đó, tôi chọn đề tài “Thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai, Tỉnh Quảng Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế mở Chu Lai để đề xuất các giải pháp nhằm thu hút vốn đầu tư vào phát triển khu kinh tế mở Chu Lai. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế. - Phân tích, đánh giá thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KKTM Chu Lai trong giai đoạn 2011-2016. Từ đó, tìm ra những mặt thành côngc, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế chính sách, môi trường đầu tư tại KKTM Chu Laiđểđẩy mạnh thu hút các nguồn vốn đầu tư vào KKTM Chu Lai.
  5. 3 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Là các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc thu hút các nguồn vốn đầu tư vào KKTM Chu Lai. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung - Về thời gian - Về không gian 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu 4.2. Phương pháp phân tích - Phương pháp chuyên khảo - Sử dụng tổng hợp các phương pháp phân tích - Trong quá trình nghiên cứu có sự kế thừa các kiến thức, tài liệu liên quan. 5. Bố cục đề tài Chương 1 Cơ sở lý luận về thu hút vốn đầu tư vào khu kinh tế Chương 2: Thực trạng thu hút vốn đầu tư vào KKTM Chu Lai Chương 3: Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư vào KKTM Chu Lai 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu. Qua khảo sát về nội dung nghiên cứu các luận văn trước đây, tác giả lựa chọn các luận văn có liên quan đến đề tài và có cùng phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu nhưng thời gian từ 2011 đến nay.
  6. 4 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢVÀO KHU KINH TẾ 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VỐN ĐẦU TƢ VÀ THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.1.1. Vốn đầu tƣ a. Khái niệm vốn đầu tư Theo Luật đầu tư được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 25/11/2005 thì “Vốn đầu tư là tiền và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”. Như vậy, vốn đầu tư là toàn bộ giá trị của tất cả các yếu tố (tiền tệ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, vị trí kinh doanh, bằng phát minh sáng chế...) được bỏ vào đầu tư nhằm đạt được mục tiêu đã dự định. b. Các nguồn vốn đầu tư: Vốn đầu tư trong nước + Đầu tư từ ngân sách nhà nước: + Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước + Đầu tư của khu vực doanh nghiệp nhà nước + Đầu tư từ khu vực dân doanh Vốn đầu tư nước ngoài + Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assictance - ODA). + Viện trợ của các tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization-NGO) + Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Invetment - FDI). + Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. 1.1.2. Khu kinh tế mở a. Khái niệm khu kinh tế mở Khu kinh tế mở là mô hình khu kinh tế tổng hợp, không chỉ có công nghiệp mà có tất cả các ngành kinh tế khác như: thương mại, dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, nông nghiệp, thuỷ sản, văn hoá, thể thao,....
  7. 5 b. Đặc điểm của khu kinh tế mở KKTM chưa phải là đơn vị hành chính riêng, quản lý nhà nước về các vấn đề an ninh, chính trị, văn hóa, xã hội đều do các cấp chính quyền thuộc tỉnh thực hiện, Ban quản lý KKTM chỉ tập trung quản lý quy hoạch, đầu tưđể phát triển kinh tế, đô thị trên địa giới hành chính của khu kinh tế mở. 1.1.3. Khái niệm thu hút vốn đầu tƣ Thu hút vốn đầu tư là hoạt động nhằm khai thác, huy động các nguồn vốn đầu tư để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế. 1.1.4. Vai trò của thu hút vốn đầu tƣ vào khu kinh tế mở Thu hút vốn đầu tư có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế địa phương, quốc gia. 1.2. NỘI DUNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.2.1. Xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ Nhu cầu vốn đầu tư xác định dựa trên qui hoạch, định hướng, mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Căn cứ trên qui hoạch phát triển khu kinh tế, Ban quản lý khu kinh tế hoặc chính quyền địa phương xác định các lĩnh vực thu hút đầu tư, xây dựng danh mục các dự án kêu gọi đầu tư. 1.2.2. Quảng bá, xúc tiến đầu tƣ bên ngoài, các cơ quan xúc tiến đầu tưđịa phương thường tổ chức các đoàn tham quan, khảo sát ở các địa phương khác và nước ngoài; tham gia, tổ chức các hội thảo khoa học, diễn đàn đầu tư, kinh tế ở khu vực và quốc tế. Xúc tiến đầu tư là các biện pháp để giới thiệu, quảng cáo cơ hội đầu tư với 1.2.3. Xây dựng chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ 1.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút vốn đầu tƣ vào khu kinh tế - Quy mô nguồn vốn thu hút
  8. 6 - Cơ cấu nguồn vốn - Kết quả sản xuất kinh doanh 1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ 1.3.1. Xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới xu thế phát triển của kinh tế thế giới sẽ tạo nên những cơ hội hay thách thức cho các quốc gia, khu vực trong nổ lực đẩy mạnh thu hút các dòng vốn đầu tư quốc tế phục vụ quá trình phát triển kinh tế. 1.3.2. Xu hƣớng vận động FDI trên thế giới FDI ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong di chuyển vốn quốc tế và là một trong những phương thức chủ đạo của toàn cầu hoá kinh tế gắn với sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu. 1.3.3. Môi trƣờng đầu tƣ của khu kinh tế a. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên b. Sự ổn định chính trị, an ninh xã hội c. Trình độ phát triển của nền kinh tế, đặc điểm văn hóa xã hội
  9. 7 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI 2.1. KHÁI QUÁT VỀ KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI 2.1.1. Sự hình thành, phát triển của Khu kinh tế mở Chu Lai Theo Quyết định số 108/2003/QĐ-TTg, ngày 05/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế mở Chu Lai, tỉnh Quảng Nam 2.1.2. Đặc điểm, vị trí địa lý của khu kinh tế mở Chu Lai Khu kinh tế mở Chu Lai thuộc tỉnh Quảng Nam là Khu kinh tế ven biển đầu tiên được Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập vào ngày 05/6/2003, có tổng diện tích tự nhiên hơn 32.400 ha, gồm 16 xã, phường, thị trấn thuộc vùng Đông của huyện Núi Thành và thành phố Tam Kỳ 2.1.3. Tình hình hoạt động của KKTM Chu Lai a. Tình hình sử dụng đất trong khu kinh tế mở Hiện nay, việc thực hiện thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đa phần là các Khu công nghiệp. Đối với các dự án khu du lịch, hiện nay hầu hết các trường hợp được cho thuê đất đã được sử dụng nhưng diện tích sử dụng vẫn chưa cao b. Bồi thƣờng giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cƣ - Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp giai đoạn 1 trên 60% (như Khu công nghiệp Bắc Chu Lai, Khu công nghiệp cơ khí ô tô Chu Lai - Trường Hải, Khu công nghiệp Tam Thăng). - Tỷ lệ lấp đầy diện tích (theo số dự án đăng ký so với thực tế đã giải ngân/triển khai) đến năm 2017
  10. 8 c. Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng trong KKTM Chu Lai KKTM Chu Lai với 5 khu công nghiệp tập trung là nơi được định hướng phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp linh kiện, phục vụ sản xuất ô tô và phụ trợ dệt may d.Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp trong KKT; kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trong KKT giai đoạn 2011-2016. Giá trị sản xuất công nghiệp: khoảng 163.177 tỷ đồng, chiếm 48.38% so với tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (khoảng 337.221 tỷ đồng). Tổng kim ngạch nhập khẩu: khoảng 2.183 triệu USD (tập trung chủ yếu vào nhập khẩu linh kiện ô tô, nguyên liệu sản xuất linh kiện điện tử, máy móc thiết bị,...), chiếm 78,4% so với tổng kim ngạch nhập khẩu toàn tỉnh (khoảng 2.783,3 triệu USD). e. Giá trị, năng lực cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng của các công ty đầu đàn trong Khu Kinh tế mở Chu Lai 2.1.4. Đóng góp của KKTM Chu Lai đối với phát triển KT-XH của tỉnh Quảng Nam Trong 13 năm qua, hiệu quả của kinh tế, giá trị sản xuất công nghiệp không ngừng tăng cao và phát triển đều qua các năm, giai đoạn 2011-2016 đạt 7.013 tỷ đồng (giá cố định 1994), trong đó năm 2016 đạt 1.900 tỷ đồng, chiếm 12,9% toàn tỉnh (1900/14.765). Giá trị xuất khẩu giai đoạn 2011-2016 đạt 214,8 triệu USD chiếm 11,4% toàn tỉnh, trong đó năm 2016 đạt 60 triệu USD. Tổng nguồn vốn Ngân sách đã đầu tư cho Khu KTM Chu Lai (trong đó có nguồn vốn đầu tư cho dự án sắp xếp dân cư ven biển) khoảng 3.901,557 tỷ đồng (riêng nguồn vốn đầu tư kết cấu hạ tầng cho Chu Lai là 1.995,357 tỷ đồng) thu hút được 770 triệu USD tương đương với 16.170 tỷ (vốn thực hiện của các doanh nghiệp) và tổng nộp ngân sách của Chu Lai giai đoạn 2011-2016 là 12.191,5 tỷ đồng.
  11. 9 Giải quyết việc làm thường xuyên và ổn định cho 10.709 lao động tại các doanh nghiệp, trong đó có 90% là lao động người Quảng Nam; ngoài ra còn một số lượng lớn lao động gián tiếp và công nhân xây dựng tại các dự án. 2.2. THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KINH TẾ MỞ CHU LAI TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Thực trạng xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ a. Công tác quy hoạch phát triển Ngay sau khi được thành lập, lãnh đạo Tỉnh đã tập trung cho công tác quy hoạch, đến nay về cơ bản các quy hoạch liên quan như Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, Quy hoạch chung xây dựng và Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, làm cơ sở triển khai đầu tư xây dựng và kêu gọi đầu tư. • 84 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, 16 dự án đầu tư lĩnh vực du lịch, 12 dự án thuộc lĩnh vực thương mại du lịch, 13 dự án thuộc lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. • 91 doanh nghiệp hiện tham gia đầu tư (45 công ty hình thức TNHH, 28 công ty hình thức cổ phần). b. Cơ cấu thu hút vốn đầu tư Vốn đầu tư trong nước Đến hết ngày 31/03/2017, số dự án đầu tư trong nước thực hiện và đăng ký tại KKTM Chu Lai như sau: Tổng cộng có 84 dự án với tổng vốn đầu tưđạt 1,34 tỉ USD, chiếm 61,4% tổng vốn đăng ký vào KKTM Chu Lai. Hiện tại, có 63 dự án đang hoạt động sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư là 1,2 tỉ USD, có nhiều dự án đang xúc tiến đầu tư nằm trong nhóm dự án trọng điểm như: Công nghiệp dệt may và hỗ trợ
  12. 10 ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ; Công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô; Dự án nhà máy Thaco - Mazda. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tỷ trọng tổng FDI của Tỉnh Quảng Nam Lũy kế đến tháng 6, năm 2017, tổng số dự án trên địa bàn KKTM Chu Lai là 125 dự án với tổng vốn đầu tư 2,69 tỷ USD (34 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD, chiếm 18,77% tổng số dự án FDI trên toàn tỉnh). Đã có 85 dự án đi vào hoạt động với vốn thực hiện 1.140.779.063 USD (trong đó 23/144 dự án FDI toàn tỉnh, vốn thực hiện khoảng 221 triệu USD, chiếm 10,68% vốn FDI trên toàn tỉnh). c. Các dự án ưu tiên đầu tư Thực hiện Kết luận số 25-KL/TU ngàỵ 27/4/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam khóa XXI về định hướng và giải pháp triển khai thực hiện 06 dự án trọng điếm tại vùng Đông Nam tỉnh Quảng Nam. Trong đó có 04 nhóm dự án trọng điểm ưu tiên đầu tư nằm trong ranh giới quy hoạch chung Khu kinh tế mở Chu Lai bao gồm các nhóm dự án sau: Nhóm dự án công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô. Nhóm dự án công nghiệp dệt may và hỗ trợ ngành dệt may gắn với phát triển đô thị Tam Kỳ Nhóm dự án phát triển công nghiệp và dịch vụ gắn với sân bay Chu Lai. Nhóm dự án khí - năng lượng và các ngành công nghiệp sử dụng năng lượng, sản phẩm sau khí. d. Đối tượng thu hút vốn đầu tư, xác định đối tác chiến lược, dự án trọng điểm từ nay đến 2020 Theo Nghị quyết của Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI đến năm2020, KKTM Chu Lai ưu tiên thu hút đầu tư các dự án có công nghệ tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, vật liệu và thân thiện với môi
  13. 11 trường, đóng góp lớn cho ngân sách, sử dụng nhiều lao động và có sản phẩm xuất khẩu như: Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị văn phòng, sản xuất, gia công phần mềm; dệt may, da giày; ô tô, cơ khí chế tạo; các sản phẩm phục vụ xây dựng. 2.2.2. Thực trạng công tác quảng bá, xúc tiền đầu tƣ Thực hiện Quyết định số 08/2014/QĐ-UBND về Chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn KKT mở Chu Lai. Ban quản lý KKTM Chu Lai đã tổ chức tương đối tốt công tác vận động, tuyên truyền và xúc tiến đầu tư như: Thiết lập Website để giới thiệu đầy đủ về KKTM Chu Lai Phát hành đặc san KKTM Chu Lai, tổ chức thành công nhiều cuộc hội thảo xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước. Thiết lập 02 văn phòng đại diện tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh nhằm thâm nhập, tiếp cận cũng như xúc tiến đầu tư có trọng điểm. Điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư cho Tập đoàn Vinacapital - Peninsula Pacific và báo cáo Bộ Chính trị đưa vào quy hoạch casino; Tuy nhiên, công tác xúc tiến đầu tư vẫn còn nhiều hạn chế do chính sách chưa hoàn thiện, chỉ chú trọng xúc tiến đầu tư mà chưa quan tâm đến chiến lược xây dựng thương hiệu. Đội ngũ cán bộ phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư vừa yếu lại vừa thiếu. Kinh phí cho công tác Marketing đầu tư rất nhỏ bé, hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách tỉnh Quảng Nam. 2.2.3.Thực trạng xây dựng và thực hiện các chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ a. Cơ chế chính sách ưu đãi Một số cơ chế đã được ban hành có ý nghĩa lớn đối với quá trình xây dựng KKTM Chu Lai như:
  14. 12 - Cơ chế tài chính cho KKTM Chu Lai theo tinh thần Quyết định 108/2003/QĐ-TTg quy định Ngân sách nhà nước hỗ trợ cho Khu KTM Chu Lai tương ứng với 100% số thu phát sinh trên địa bàn Khu KTM Chu Lai trong 10 năm đầu và 50% trong 10 năm tiếp theo. Tổng nguồn thu phát sinh khoảng 1.000 tỷ đồng, đã bố trí lại 400 tỷ đồng. - Cơ chế đầu tư luồng vào cảng Kỳ Hà tương ứng với số vượt thu qua cảng Kỳ Hà trong 2 năm 2009-2010. Tổng nguồn thu vượt là 844 tỷ đồng, đến nay Ngân sách trung ương đã cấp 500 tỷ đồng. - Cơ chế giãn thuế cho Công ty ôtô Trường Hải từ tháng 6/2009 đến tháng 6/2010 đã tạo ra nguồn vốn hơn 1.000 tỷ đồng. b. Hỗ trợ đầu tư * Chính sách đất đai Như vậy, thời gian giao đất hoặc thuê đất tại KKTM Chu Lai được thực hiện ở mức tối đa quy định trong Luật Đất đai, dài hơn rất nhiều so với một số địa phương khác. Đây là điểm thuận lợi trong thu hút các dự án đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, các tập đoàn, các công ty đa quốc gia có kế hoạch làm ăn lâu dài tại thị trường Việt Nam. Giá cho thuê đất do Ban quản lý KKTM Chu Lai quyết định theo từng dự án và từng giai đoạn phù hợp với thực tế và đảm bảo khuyến khích đầu tư trên cơ sở khung giá quy định của Nhà nước. Áp dụng chế độ một giá thuê đất chung cho cả đầu tư trong và ngoài nước. Ban quản lý KKTM Chu Lai đầu tư xây dựng CSHT, chịu chi phí bồi thường và tổ chức giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư. * Chính sách thuế Chính sách thuế VAT, thuế xuất nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt: Khu phi thuế quan: Miễn thuế nhập khẩu và không phải nộp thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài nhập vào Khu phi thuế quan, mua bán trong Khu phi thuế quan hoặc từ Khu phi thuế quan xuất ra nước ngoài. Miễn thuế nhập khẩu và áp dụng
  15. 13 thuế VAT 0% đối với hàng hóa dịch vụ từ nội địa bán vào Khu phi thuế quan. Khu thuế quan: Miễn thuế nhập khẩu và không thu thuế VAT đối với máy móc, thiết bị, phương tiện chuyên dùng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của dự án. Miễn thuế nhập khẩu với nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất xuất khẩu. 2.2.4. Thực trạng cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của khu kinh tế mở Chu Lai a. Nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng Thu hút và tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng khu kinh tế .Tổ chức và duy trì việc gặp gỡ, đối thoại để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh. Giám sát chặt chẽ việc thực hiện các giải pháp về môi trường của doanh nghiệp, hạn chế tối đa và xử lý kiên quyết các vi phạm về ô nhiễm môi trường Kết hợp với các cơ sở đào tạo nghề để đào tạo công nhân kỹ thuật cung cấp cho các doanh nghiệp, trước hết ưu tiên cho công nhân ngành dệt, may, cơ khí, du lịch. b. Cải cách thủ tục hành chính Rà soát bộ TTHC được các Bộ, ngành chuẩn hóa, lấy ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp và trình UBND tỉnh công bố bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban. Tổng số TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban Quản lý khu kinh tế mở Chu Lai là 57 TTHC theo Quyết định số 1259/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND tỉnh. Trong đó, rà soát cắt giảm thời gian giải quyết 37 TTHC, tổng số thời gian cắt giảm: 316/922 giờ, đạt tỷ lệ 34%.
  16. 14 2.3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KINH TẾ MỞ CHU LAI 2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc Đến nay, tổng số dự án trên địa bàn Khu kinh tế mở Chu Lai là 125 dự án với tổng vốn đầu tư 2,69 tỷ USD (34 dự án FDI với tổng vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD, chiếm 18,77% tổng số dự án FDI trên toàn tỉnh) trong đó, dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An với vốn đăng ký giai đoạn 1 là 650 triệu USD); 85 dự án đi vào hoạt động với vốn thực hiện 1.140.779.063 USD (trong đó 23/144 dự án FDI toàn tỉnh, vốn thực hiện khoảng 221 triệu USD, chiếm 10,68% vốn FDI trên toàn tỉnh). - Cơ cấu vốn đầu tư vào KKTM Chu Lai ngày càng phù hợp với yêu cầu CNH, HĐH với sự tham gia của 65 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp, chiếm 43% tổng vốn đầu tư. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư vào ngành du lịch chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư (36%). Đặc biệt, sự tham gia mạnh mẽ nguồn vốn FDI vào ngành dịch vụ sẽ là bước chuyển then chốt khẳng định tính “mở” trong hội nhập kinh tế quốc tế của KKTM Chu Lai. 2.3.2. Những tồn tại, hạn chế - Cơ chế, khung pháp lý mở nhưng chưa đủ theo Quyết định 108/2003/QĐ-TTg, nên chưa đủ điều kiện để kêu gọi được nhà đầu tư chiến lược đầu tư Khu Thương mại tự do. - Chất lượng quy hoạch chưa tốt, phát triển quá nhanh về số lượng, đầu tư phát triển còn dàn trải, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý. - Nền kinh tế phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế; năng lực cạnh tranh còn hạn chế, quy mô còn khiêm tốn, chất lượng tăng trưởng còn nhiều thách thức,chưa tạo được các trung tâm dịch vụ với quy mô lớn. - Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế, tỷ lệ qua đào tạo nghề còn thấp.
  17. 15 - Chưa huy động được nhiều các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển. - Nguồn vốn đầu tư trong nước tập trung vào ngành công nghiệp với quy mô lớn, song đầu tư vào ngành dịch vụ lại rất hạn chế. -Các loại hình dịch vụ còn khá đơn điệu, - Ít có các dự án đầu tư chuyên biệt hoá thị trường khách du lịch nước ngoài, thiếu hẳn các loại hình dịch vụ cao cấp dành riêng cho các nhà đầu tư nước ngoài trên địa bàn KKTM Chu Lai 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế - Cơ chế tài chính cho Khu KTM Chu Lai trong thời gian qua, nhất là trong giai đoạn đầu mới thành lập không ổn định và không đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư. - Cơ chế ưu đãi đầu tư chưa thật sự hấp dẫn và thông thoáng để thu hút các nhà đầu tư chiến lược - Kết cấu hạ tầng kỹ thuật - xã hội còn nhiều yếu kém, chưa đảm bảo cho phát triển. - Khu KTM Chu Lai thiếu dự án động lực có tính chất lan tỏa, kích thích các dự án khác cùng triển khai. - Về chức năng, nhiệm vụ của Ban Quản lý.
  18. 16 CHƢƠNG 3 GIẢI PHÁP THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI 3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 3.1.1. Mục tiêu, định hƣớng phát triển KKTM Chu lai a. Mục tiêu Đầu tư xây dựng KKTM Chu Lai trở thành khu vực phát triển năng động, một trung tâm công nghiệp - du lịch, dịch vụ của tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đóng vai trò quyết định thực hiện thành công mục tiêu xây dựng Quảng Nam thành tỉnh công nghiệp và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc gia. b. Định hướng 3.1.2. Cơ hội và thách thức trong thu hút vốn đầu tƣ vào KKTM Chu Lai a. Các cơ hội KKTM Chu Lai với vị thế là khu kinh tế mở đầu tiên ở Việt Nam nên có cơ hội để đề xuất và thực hiện các chính sách mang tính đột phá trước khi Chính phủ cho phép các chính sách đó được áp dụng ở các địa phương khác. Sự phục hồi kinh tế của các quốc gia trong khu vực và sự ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. b. Các thách thức Toàn cầu hóa kinh tế không chỉ tạo ra cơ hội mà còn là những thách đố trong cạnh tranh thu hút đầu tư mang tầm quốc tế. Hiện tượng xé rào về ưu đãi đầu tư của một số địa phương làm giảm sút tính ưu đãi đặc biệt của KKTM Chu Lai Đầu tư vào miền Trung mang tính rủi ro cao hơn với các vùng khác. Đó là điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thị trường nhỏ hẹp xa các thị trường lớn, chất lượng nguồn nhân lực thấp, chi phí vận tải cao,.... 3.1.3. Mục tiêu, định hƣớng thu hút vốn đầu tƣ vào KKTM Chu Lai a. Mục tiêu
  19. 17 * Mục tiêu đến năm 2020: Xây dựng KKTM Chu Lai cơ bản trở thành trung tâm công nghiệp dịch vụ với những chỉ tiêu chủ yếu sau: - Đô thị Tam Hiệp- Núi Thành đạt tiêu chuẩn đô thị loại 3. - Đầu tư xây dựng cảng Kỳ Hà đảm bảo tiếp nhận tàu tải trọng 30.000 DWT, cảng Tam Hiệp đảm bảo tiếp nhận tàu tải trọng 20.000 DWT. - Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông đồng bộ, đảm bảo kết nối các trục giao thông theo chiều dọc - Sân bay Chu Lai: Xúc tiến được nhà đầu tư thực hiện dự án xây dựng thành sân bay trung chuyển hàng hóa quốc tế. - Đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, đủ điều kiện kết nối với Trung tâm Khí – điện đến hạ tầng chung trong Khu KTM Chu Lai. - Phát triển Khu công nghiệp ô tô quy mô lớn, đến năm 2020 sản xuất được xe ô tô với tỷ lệ nội địa hóa tối thiểu đạt 40% và có khả năng xuất khẩu sang các nước trong khu vực, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. b. Định hướng Định hướng phát triển Khu KTM Chu Lai và vùng Đông của tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới được xác định là: Tiếp tục xây dựng Khu KTM Chu Lai theo mô hình khu kinh tế tổng hợp, chọn Dự án Khí- điện là dự án động lực, kết hợp công nghiệp ô tô và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ, công nghiệp có kỹ thuật cao, công nghiệp sau khí; đồng thời tập trung phát triển các ngành dịch vụ. 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ VÀO KHU KINH TẾ MỞ CHU LAI 3.2.1. Hoàn thiện công tác xác định nhu cầu và đối tƣợng thu hút vốn đầu tƣ - Tiếp tục hoàn chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội - Quy hoạch chi tiết khu công nghiệp phải được xác định rõ các điểm đầu nối và trách nhiệm của các đơn vị liên quan (giao thông ,điện, nước, doanh nghiệp phát triển hạ tầng, cơ quan quản lý địa phương…).
  20. 18 - Rà soát, điều chỉnh quy hoạch ngành, quy hoạch sản phẩm chủ yếu phù hợp với xây dựng quy hoạch chung và theo vùng lãnh thổ - Rà soát, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư. - Điều chỉnh quy hoạch Khu KTM Chu Lai theo định hướng phát triển mới. 3.2.2. Hoàn thiện công tác quảng bá, xúc tiền đầu tƣ Công tác xúc tiến đầu tư phải được xác định là công tác quan trọng hàng đầu, nó phải là cầu nối nhà đầu tư cả tiềm năng và thực tế với KKTM Chu Lai. * Thiết lập Trung tâm xúc tiến đầu tư với tính chuyên môn hoá cao, cụ thể chuyên biệt hoá 3 mảng chuyên môn: Đầu tư trong nước, vốn FDI, vốn ODA. Trung tâm phải đảm nhận vai trò “đầu tàu” trong thu hút, khuyến khích, kích thích hoạt động đầu tư. 3.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách ƣu đãi, hỗ trợ đầu tƣ a. Về cơ chế chính sách Phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành TW nghiên cứu đề xuất cơ chế đặc thù và xúc tiến các dự án quan trọng, có tính đột phá để phát triển Khu KTM Chu Lai và vùng Đông như: Trung tâm Khí – Điện; Dự án Khu nghỉ dưỡng Nam Hội An; dự án đầu tư, phát triển sân bay Chu Lai; Khu liên hợp công nghiệp, dịch vụ và đô thị Việt- Hàn Chu Lai; dự án sản xuất lắp ráp dòng xe chiến lược Mazda,... b. Công tác tài chính, kế hoạch Để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì nhu cầu vốn từ nay đến năm 2018 khoảng 11.230 tỷ đồng (trong đó giải phóng mặt bằng 600 tỷ đồng, đầu tư các công trình giao thông 9.250 tỷ đồng, xây dựng các khu tái định cư 1.130 tỷ đồng, xây dựng các hạ tầng thiết yếu khác 250 tỷ đồng). c. Công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và an sinh xã hội Thực hiện tốt công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đang triển khai để nhà đầu tư thực hiện dự án đúng kế hoạch, trong đó tập trung vào một số công trình trọng điểm như: Cầu Cửa Đại; 3 tuyến đường phòng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0