intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

17
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum" trình bày khái quát lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông; thực trạng công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum; một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRÀ VĂN THỂ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.01.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2016
  2. Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Bùi Quang Bình Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa Phản biện 2: PGS.TS. Đỗ Ngọc Mỹ Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ ngành kinh tế phát triển họp tại Phân hiệu Đại học Đà Nẵng tại Kon Tum vào ngày 2 tháng 10 năm 2016 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Trường Đại Học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kon Tum có các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã, tỉnh lộ, giao thông đô thị được đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, mở rộng; tỉnh Kon Tum còn có lợi thế nữa về giao thông là có một số tuyến quốc lộ đi qua nối các vùng trong tỉnh, các tỉnh trong khu vực để đến các thành phố lớn trong nước như: Quốc lộ 14, Quốc lộ 24…. Tuy nhiên, Kon Tum vẫn còn là tỉnh nghèo, thu ngân sách trên địa bàn đạt thấp, trung bình hàng năm ngân sách trung ương cấp bổ sung cho địa phương khoảng 60%; khả năng nguồn vốn dành cho đầu tư XDCB còn nhiều hạn chế, nhất là cho lĩnh vực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông còn hạn hẹp; do vậy, vốn đầu tư XDCB từ NSNN đối với lĩnh vực này đóng vai trò không nhỏ vào sự phát triển KT-XH của tỉnh. Thời gian qua, tỉnh Kon Tum nhận được sự quan tâm của Đảng, Chính phủ và các Bộ, Ngành trung ương trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là hoạt động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. Vốn đầu tư từ NSNN cho tỉnh về lĩnh vực giao thông được trung ương quan tâm ưu tiên bố trí; nhiều dự án giao thông hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng đã phát huy được hiệu quả, từng bước góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại cho nhân dân giữa các địa bàn trong tỉnh, đóng góp đáng kể trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh kết quả đạt được từ công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của lĩnh vực giao thông trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua có lúc hiệu quả chưa cao; vẫn còn tồn tại, hạn chế, tình trạng thất thoát gây lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn NSNN cho lĩnh vực
  4. 2 đầu tư xây dựng công trình giao thông còn xảy ra cần sớm được khắc phục. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên thì có nhiều, nhưng tựu trung lại là do một số nguyên nhân chủ yếu: Từ khâu lập quy hoạch, thiết kế, dự toán, đấu thầu; thi công xây dựng; công tác lập kế hoạch chưa phù hợp; có dự án xác định quy mô chưa phù hợp với khả năng nguồn vốn bố trí; bố trí vốn đầu tư XDCB còn dàn trải; bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB năng lực chưa cao, hoạt động kém hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý…. Hơn nữa, do đặc thù vốn đầu tư cho các dự án thuộc lĩnh vực giao thông có tổng mức đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, thời tiết, điều kiện không thuận lợi nên dễ xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí vốn của nhà nước. Làm thế nào để sử dụng có hiệu quả hơn nữa nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực giao thông trong thời gian tới là vấn đề cần giải quyết của địa phương. Vì thế, với mong muốn của bản thân là nâng cao hơn nữa công tác quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh để đạt mục tiêu đầu tư, sử dụng vốn hiệu quả cao hơn, góp phần khắc phục tồn tại, hạn chế trong thời gian qua là một việc làm cấp thiết. Đó chính là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát được lý luận về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách nhà nước. - Đánh giá được thực trạng về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum. - Đưa ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum.
  5. 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động quản lý đầu tư CSHTGT thuộc nguồn vốn NSNN và thực tiễn công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ) gọi tắt là “CSHTGT” bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ) từ nguồn vốn chi tại ngân sách của tỉnh Kon Tum. 4. Phương pháp nghiên cứu Cách tiếp cận: Quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ) bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum theo cách tiếp cận thực chứng. Luận văn sử dụng các phương pháp sau: Phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, phân tích thực chứng, mô tả, so sánh và các phương pháp khác. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Công trình nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống, luận văn góp phần khái quát được lý luận về quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (đường bộ) bằng vốn ngân sách nhà nước. Trên cơ sở đánh giá được thực trạng về công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum; tác giả đưa ra một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum. 6. Tổng quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài Thời gian qua, nhiều đề tài và bài viết nghiên cứu liên quan tới quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn NSNN. Tuy nhiên, do có sự khác biệt về: đặc điểm của từng địa phương, phương pháp
  6. 4 điều hành, trình độ và năng lực quản lý, các quy định quản lý ở từng giai đoạn cũng có sự thay đổi… cho nên kết quả đã nghiên cứu vẫn còn điểm chưa phù hợp hoàn toàn với thực tế quản lý ở địa phương. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn có ba chương như sau: Chương 1: Khái quát lý luận về quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông. Chương 2: Thực trạng công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum. Chương 3: Một số giải pháp cơ bản để hoàn thiện công tác quản lý đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum.
  7. 5 CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTGT BẰNG VỐN NSNN 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CSHTGT 1.1.1. Vai trò và đặc điểm của đầu tư từ nguồn vốn NSNN Từ những đặc điểm cơ bản của CSHTGT từ nguồn vốn NSNN có tầm quan trọng đặc biệt. Do vậy, vai trò của nó bao gồm: - Đây là nguồn đầu tư chủ yếu cho CSHTGT Nguồn vốn đầu tư từ NSNN đóng vai trò rất lớn và chủ yếu trong phát triển CSHTGT nhất là khi đầu tư vào những nơi, lĩnh vực mang tính đột phá, làm tiền đề thúc đẩy các ngành khác phát triển. - Định hướng đầu tư CSHTGT trong nền kinh tế Nhu cầu đầu tư CSHTGT lớn và giới hạn nguồn vốn NSNN, nên xã hội hóa được quan tâm. Để thu hút nhà đầu tư thì nguồn đầu tư từ NSNN là một khoản đầu tư mồi, kích thích các nhà đầu tư khác. - Đầu tư của ngân sách nhà nước góp phần tăng tích lũy Đầu tư từ vốn NSNN làm gia tăng số lượng, chất lượng, giá trị tài sản cố định; là cơ sở phát triển nền kinh tế quốc dân trên các mặt: Phát triển cân đối các ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động kinh doanh; thúc đẩy phát triển các thành phần kinh tế; thu hút vốn đầu tư; tạo động lực tăng trưởng kinh tế. 1.1.2. Vai trò và đặc điểm của đầu tư xây dựng CSHTGT CSHTGT đường bộ bao gồm toàn bộ các hệ thống cầu, đường phục vụ vận tải hàng hóa, hành khách đi lại an toàn, thuận tiện. a. Vai trò Đầu tư xây dựng CSHTGT đường bộ là một bộ phận quan
  8. 6 trọng của đầu tư hạ tầng kinh tế - xã hội. Có vai trò đặc biệt quan trọng với sự phát triển kinh tế - xã hội. b. Đặc điểm Dự án đầu tư xây dựng CSHTGT thường có mức vốn đầu tư lớn; thời gian xây dựng kéo dài; chất lượng xây dựng, hiện đại của công trình chỉ bảo đảm nếu tính toán chính xác ngay từ khâu khảo sát, thiết kế, thi công chất lượng và quản lý vận hành đúng quy trình. 1.1.3. Khái niệm quản lý đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn NSNN Quản lý đầu tư xây dựng CSHTGT là hoạt động chấp hành, điều hành công tác đầu tư xây dựng CSHTGT có tổ chức; được thực hiện trên cơ sở quy định của pháp luật. + Công tác lập kế hoạch đầu tư: Xác định cụ thể danh mục, kế hoạch vốn đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn NSNN. Nhà nước quản lý chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch đầu tư phù hợp với quy hoạch, kế hoạch. Dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định; Thủ tướng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, tổng mức vốn đầu tư để bố trí kế hoạch vốn thực hiện. + Giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Việc quản lý thông qua báo cáo đầu tư, dự án đầu tư và thẩm duyệt dự án đầu tư, thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi, báo cáo kinh tế kỹ thuật và quyết định đầu tư; phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu; công việc khác liên quan đến chuẩn bị dự án. + Giai đoạn thực hiện đầu tư: Quản lý thi công xây dựng công trình; giám sát, quản lý quá trình thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao công trình theo thiết kế được duyệt và đảm bảo chất lượng. + Giai đoạn kết thúc đầu tư: Phê duyệt quyết toán dự án; quản lý, vận hành công trình theo đúng yêu cầu kỹ thuật...
  9. 7 1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CSHTGT BẰNG NGUỒN VỐN NSNN 1.2.1. Quy hoạch đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn NSNN Quản lý quy hoạch được coi là nội dung đầu tiên trong quản lý đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn NSNN. Là một trong những khâu quan trọng trong sử dụng nguồn lực có giới hạn của NSNN. 1.2.2. Thực hiện quản lý chuẩn bị đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn NSNN - Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư + Nội dung lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015. + Thẩm định nguồn vốn theo: Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 77/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, địa phương. - Quản lý lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế - dự toán + Lập thiết kế thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015. + Thẩm định, phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công, dự toán thực hiện theo quy định của Chính phủ tại Nghị định: số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015. - Quản lý công tác đấu thầu Lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời
  10. 8 thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu và kết quả đấu thầu (hoặc chỉ định thầu) tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu như: Luật Đấu thầu, Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ; Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ… và các văn bản hướng dẫn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành. 1.2.3. Lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách đầu tư xây dựng CSHTGT Kế hoạch vốn ngân sách cho CSHTGT là giao vốn để thực hiện dự án đầu tư được phê duyệt, như: kế hoạch ngắn hạn thường là một năm, kế hoạch trung hạn thường là từ ba đến năm năm, kế hoạch dài hạn thường là trên năm năm. 1.2.4. Quản lý chất lượng đầu tư CSHTGT từ nguồn vốn NSNN a. Quản lý khảo sát và thiết kế xây dựng công trình Chủ đầu tư tự thực hiện hoặc thuê tổ chức, cá nhân có chuyên môn phù hợp loại hình khảo sát để giám sát; bởi vì dự án đầu tư xây dựng CSHTGT xây dựng trải dài theo tuyến, nếu không giám sát kỹ ở khâu này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ở bước thiết kế và thi công. Từ ngày 15/4/2013 đến nay chủ đầu tư phải gửi hồ sơ thiết kế đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thẩm tra theo quy định. Công tác khảo sát, hồ sơ thiết kế được quản lý chặt chẽ ngay từ đầu. b. Quản lý chất lượng thi công xây dựng công trình Chủ đầu tư xây dựng công trình tổ chức giám sát thi công xây dựng, nội dung chủ yếu: Kiểm tra điều kiện khởi công của công trình; kiểm tra sự phù hợp về điều kiện năng lực của nhà thầu thi công xây dựng so với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng đã ký kết; kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình; kiểm tra và giám sát quá trình thi công xây dựng công trình.
  11. 9 Báo cáo chất lượng thi công xây dựng công trình. c. Quản lý tiến độ thi công xây dựng công trình Tiến độ thi công xây dựng công trình phải lập trước khi triển khai thi công; phải phù hợp với tổng tiến độ của dự án. d. Quản lý khối lượng thi công xây dựng công trình Trong quá trình thi công xây dựng công trình phải được thực hiện theo khối lượng của thiết kế, dự toán được phê duyệt và các điều khoản được chủ đầu tư và nhà thầu cam kết trong hợp đồng. e. Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Là quản lý: tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình; định mức và giá xây dựng; phải phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, nguồn vốn; quyền và trách nhiệm của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, nhà thầu trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình sử dụng vốn nhà nước và các quy định khác có liên quan. f. Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng công trình Nhà thầu thi công xây dựng phải bảo đảm an toàn cho người, công trình trên công trường xây dựng. An toàn liên quan đến nhiều bên phải được các bên thỏa thuận, nhất trí. Biện pháp an toàn phải công khai trên công trường xây dựng. Nhà thầu, chủ đầu tư, các bên liên quan thường xuyên kiểm tra an toàn lao động trên công trường. g. Quản lý môi trường xây dựng công trình Nhà thầu thi công xây dựng đảm bảo môi trường cho người lao động và bảo vệ môi trường xung quanh, có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị còn thực hiện các biện pháp bao che, thu dọn phế thải để đưa đến nơi quy định. Quá trình vận chuyển
  12. 10 vật liệu, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường. Chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra giám sát. 1.2.5. Thực hiện công tác giám sát và đánh giá đầu tư Giám sát, đánh giá đầu tư là hoạt động theo dõi, đánh giá mức độ đạt được của quá trình đầu tư so với mục tiêu. Giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định của Chính phủ tại Nghị định: số 113/2009/NĐ- CP ngày 15/12/2009; số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CSHTGT BẰNG VỐN NSNN 1.3.1. Đặc điểm tự nhiên của địa phương Kon Tum là tỉnh có đồi, núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, CSHTGT còn thấp; nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHTGT lớn. 1.3.2. Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương Đáp ứng nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của dân đòi hỏi phải nâng cấp, mở rộng, xây dựng nhiều tuyến đường giao thông có chất lượng để rút ngắn khoảng cách giữa đô thị với nông thôn. 1.3.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý vốn đầu tư Quản lý đầu tư CSHTGT bằng vốn NSNN do nhiều cơ quan nhà nước tham gia; để quản lý tốt các dự án CSHTGT cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý và chủ đầu tư dự án. Bộ máy đóng vai trò quyết định đến công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN; bộ máy cần gọn nhẹ nhưng phải đủ năng lực quản lý. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
  13. 11 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAO THÔNG BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH KON TUM 2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ CSHTGT BẰNG NGUỒN VỐN CỦA TỈNH KON TUM 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.689,61 km2; phía Bắc giáp Quảng Nam, phía Nam giáp Gia Lai, phía Đông giáp Quảng Ngãi, phía Tây giáp Lào và CamPuChia. 2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội Kon Tum có 10 đơn vị hành chính, dân số gần 500.000 người, có 25 dân tộc cùng sinh sống, dân tộc thiểu số chiếm trên 53%…. Trong 5 năm qua, phải đối mặt với nhiều khó khăn nhưng kinh tế tỉnh vẫn đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân đạt 13,94%/năm. 2.1.3. Khả năng của bộ máy quản lý và cơ chế quản lý đầu tư hiện nay (1) Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về: tổng hợp quy hoạch; lập kế hoạch vốn đầu tư; đấu thầu; giám sát, đánh giá đầu tư; cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng nhóm A, B, C. (2) Sở Giao thông Vận tải tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về: quy hoạch giao thông, xây dựng CSHTGT (tỉnh lộ, đường chuyên dùng); thẩm tra, thẩm định thiết kế cơ sở và hồ sơ thiết kế, dự toán dự án giao thông; kiểm tra, nghiệm thu công trình giao thông. (3) Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về: quy hoạch đô thị, xây dựng, hạ tầng kỹ thuật đô thị; phối
  14. 12 hợp Sở Giao thông vận tải thẩm tra thiết kế cơ sở các dự án giao thông đô thị; thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng; kiểm tra công tác nghiệm thu xây dựng công trình giao thông đô thị. (4) Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về: NSNN; tài chính đầu tư; phối hợp Sở kế hoạch và Đầu tư cân đối, thẩm định nguồn vốn đầu tư; theo dõi giải ngân; tham mưu quyết toán vốn đầu tư hàng năm, dự án hoàn thành. (5) Kho bạc nhà nước tỉnh giúp UBND tỉnh thực hiện kiểm soát chi vốn NSNN; phối hợp Sở Tài chính, Sở kế hoạch và Đầu tư triển khai kế hoạch vốn NSNN hàng năm, giải ngân vốn NSNN.... (6) UBND cấp huyện phối hợp với sở, ngành liên quan tổ chức: lập, phê duyệt, phối hợp chủ đầu tư thực hiện phương án bồi thường giải phóng mặt bằng; kiểm tra tiến độ thi công, quản lý chất lượng công trình, giám sát đầu tư…. (7) Chủ đầu tư dự án được giao nhiệm vụ quản lý, thực hiện dự án đầu tư từ khâu đầu đến khi kết thúc dự án, gồm: tổ chức lập dự án đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức lập, thẩm định thiết kế, bản vẻ thi công, dự toán; đề xuất bố trí vốn đầu tư; lựa chọn nhà thầu; ký kết hợp đồng tư vấn và thi công; nghiệm thu thanh, quyết toán vốn đầu tư hàng năm; nghiệm thu công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng; lập và trình quyết toán dự án hoàn thành…. (8) UBND tỉnh Kon Tum quản lý toàn diện hoạt động quản lý đầu tư CSHTGT bằng nguồn vốn ngân sách tỉnh; quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến công tác quản lý đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách tỉnh, từ việc cho chủ trương đầu tư các dự án từ năm 2014 trở về trước và từ năm 2015 trở đi là dự án nhóm C không trọng điểm; phê duyệt dự án đầu tư; phân bổ kế hoạch vốn; phê duyệt kế hoạch đấu thầu; chỉ đạo thực hiện dự án; quyết toán vốn đầu tư ngân
  15. 13 sách tỉnh hàng năm; phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành…. * Cơ chế quản lý đầu tư CSHTGT: Quản lý dự án đầu tư được Chính phủ ban hành các Nghị định: số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 12/2009/NĐ-CP; số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010 về hợp đồng trong hoạt động xây dựng; số 203/2013/NĐ-CP ngày 11/12/2013 sửa đổi, bổ sung Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 07/5/2010; số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004, thay thế khoản 4 Điều 13, Điều 18 và Điều 30 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009; số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 về quản lý chất lượng công trình xây dựng; số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư …. 2.2. TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ CSHTGT BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH KON TUM 2.2.1. Tình hình đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách của tỉnh Kon Tum Tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng vốn ngân sách của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 từ 2.015 tỷ đồng năm 2011 đến năm 2015 là 2.508 tỷ đồng (tăng 493 tỷ đồng so với năm 2011), tương đương 2,14%. Điều này nói lên KCHTKT của tỉnh thay đổi đáng kể; tỷ trọng vốn đầu tư xây dựng CSHTGT tương đối cao, bình quân 55,49%/tổng vốn đầu tư.
  16. 14 2.2.2. Đóng góp của đầu tư CSHTGT bằng vốn ngân sách vào phát triển kinh tế - xã hội Đóng góp của đầu tư xây dựng CSHTGT bằng vốn ngân sách của tỉnh vào GRDP của địa phương chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi đầu tư XDCB của tỉnh và thay đổi theo từng năm; giai đoạn 2011-2015, đóng góp của CSHTGT 2.881 tỷ đồng, chiếm 40% trong tổng sản phẩm đóng góp của XDCB. Địa phương xác định đầu tư CSHTGT là tiên phong để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 2.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ CSHTGT BẰNG VỐN NGÂN SÁCH CỦA TỈNH KON TUM 2.3.1. Thực trạng quy hoạch đầu tư xây dựng CSHTGT a. Công tác lập quy hoạch trên cơ sở các quy định Chính phủ quy định về quản lý công tác quy hoạch tại Nghị định: số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 về quy hoạch xây dựng; số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ- CP. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác quy hoạch; hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải. b. Công tác quản lý quy hoạch Nội dung quản lý quy hoạch đó là: Tất cả công trình xây dựng phải tuân thủ chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; việc sử dụng vỉa hè, lòng đường được cấp có thẩm quyền cho phép; các dự án đầu tư CSHTGT phù hợp với quy hoạch …. Quy hoạch còn tồn tại, hạn chế: (1) Việc lồng ghép các quy hoạch ngành, lĩnh vực, chưa được gắn kết với nhau. (2) Chất lượng đồ án quy hoạch chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, quy hoạch chưa gắn kết với khả năng huy động vốn. Tình
  17. 15 trạng quy hoạch “treo” còn tồn tại; yếu kém chậm được khắc phục. (3) Việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch chưa kịp thời. (4) Trình độ tổ chức, cá nhân làm công tác tư vấn và quản lý quy hoạch còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới. (5) Bộ máy quản lý quy hoạch chưa đảm bảo, công tác quản lý quy hoạch xây dựng CSHTGT chưa thường xuyên. (6) Việc chấp hành công tác quy hoạch chưa tốt, vẫn còn tình trạng lấn chiếm đất, chỉ giới quy hoạch. 2.3.2. Thực trạng công tác chuẩn bị đầu tư dự án đầu tư CSHTGT a. Về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án Công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng CSHTGT cơ bản tuân thủ quy định của nhà nước. Thẩm định dự án chú trọng: (1) tính hiệu quả của dự án, như: sự cần thiết phải đầu tư; quy mô, công suất, thời gian; tổng mức đầu tư, hiệu quả kinh tế - xã hội…; (2) xác định tính khả thi của dự án: sự phù hợp với quy hoạch; nhu cầu sử dụng đất; giải phóng mặt bằng, khả năng huy động vốn; kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư; (3) xem xét thiết kế cơ sở: sự phù hợp với mặt bằng, phương án tuyến công trình, vị trí, quy mô xây dựng; sự phù hợp việc kết nối với hạ tầng kỹ thuật của khu vực; áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn về xây dựng, môi trường; điều kiện năng lực của tư vấn, năng lực của cá nhân lập thiết kế cơ sở …. b. Về công tác lập, thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán Công tác quản lý được tăng cường thì vấn đề tiêu cực thường phát sinh từ khâu mang tính kỹ thuật. Công tác thẩm định thiết kế kỹ thuật, dự toán được đặt ra đó là: thiếu cán bộ, chuyên viên đủ trình độ năng lực quản lý trong việc thẩm định dự án, tổng dự toán... dẫn tới giá trị dự toán công trình thường không sát với thực tế.
  18. 16 Bảng 2.9. Tình hình thẩm định dự toán CSHTGT từ năm 2013-2015 Số Giá trị chủ Kết quả Chênh Tỷ lệ Năm lượng đầu tư đề thẩm lệch giảm dự án nghị định giảm (%) Từ 19 169,535 168,788 0,747 0,44 6/2013 2014 27 1.228,173 1.154,318 73,855 6,01 2015 64 659,412 616,069 43,343 6,57 Tổng 110 2.057,120 1.939,175 117,945 5,73 cộng: (Nguồn: Sở Giao thông vận tải tỉnh Kon Tum) c. Về công tác đấu thầu Chấp hành Luật Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tuân thủ quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư…. * Một số hạn chế, tồn tại trong quản lý chuẩn bị đầu tư: (1) Trình độ, năng lực một số đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế, lập dự án còn hạn chế, sai sót trong khảo sát, lập dự án …. (2) Việc lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư chưa sát thực tế, còn tình trạng điều chỉnh dự án nhiều lần, làm chậm tiến độ dự án. (3) Công tác khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công còn sai sót; tình trạng điều chỉnh, bổ sung thiết kế bản vẽ thi công còn diễn ra làm ảnh hưởng tiến độ thi công công trình, chậm đưa công trình vào sử dụng. (4) Công tác quản lý lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt thiết kế - dự toán chưa cao; còn để xảy ra tình trạng gây lãng phí. (5) Hạn chế trong đấu thầu: Năng lực quản lý đấu thầu của một số chủ đầu tư còn hạn chế, như: phân tích, đánh giá, thẩm định hồ sơ lựa chọn nhà thầu còn sai sót; xử lý tình huống còn lúng túng. Đánh
  19. 17 giá hồ sơ dự thầu chưa chính xác; thẩm định hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu của cơ quan thẩm định còn thiếu sót…. 2.3.3. Về công tác lập, thực hiện kế hoạch vốn ngân sách đầu tư xây dựng CSHTGT Quản lý, phân bổ kế hoạch vốn đầu tư CSHTGT theo quy định của Trung ương, chỉ đạo của UBND tỉnh. Về cơ bản việc quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tư đúng quy định và phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh qua từng thời kỳ. * Một số tồn tại, hạn chế: (1) Kế hoạch vốn đầu tư CSHTGT bố trí còn dàn trải, tình trạng xây dựng kéo dài; vốn chưa đáp ứng yêu cầu đầu tư CSHTGT. (2) Tình trạng nợ đọng XDCB xử lý chưa dứt điểm làm cho nhiều nhà thầu xây dựng trên địa bàn tỉnh khó khăn về tài chính. (3) Nhiều nguồn vốn trung ương bổ sung có mục tiêu, địa phương không thể tự điều hòa vốn từ dự án này sang dự án khác. (4) Việc sử dụng vốn đầu tư chưa hiệu quả do năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, thiết kế, dự toán điều chỉnh nhiều lần; giám sát, kiểm tra chất lượng một số công trình chưa thường xuyên. (5) Tình hình giải ngân vốn chưa cao, chủ đầu tư chậm làm thủ tục giải ngân vốn hoặc vướng mắc giải phóng mặt bằng. 2.3.4. Thực trạng quản lý chất lượng đầu tư xây dựng CSHTGT từ nguồn vốn NSNN Địa phương đã quán triệt đến các đơn vị chủ đầu tư, đơn vị liên quan thực hiện nghiêm túc các quy định của Chính phủ, hướng dẫn của Bộ Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng,…. UBND tỉnh Kon Tum phân công, phân cấp quản lý nhà nước về chất lượng công trình xây dựng trong việc quản lý dự án…. Quản lý chất lượng đầu tư CSHTGT còn tồn tại, hạn chế:
  20. 18 (1) Tình trạng giám sát trong quá trình thi công chưa chặt chẽ; công tác nghiệm thu khối lượng hoàn thành còn sai sót. (2) Việc kiểm tra, kiểm định, chứng nhận an toàn chịu lực và sự phù hợp chất lượng công trình chưa thực hiện đủ các nội dung. (3) Quản lý khối lượng, thanh quyết toán chưa chặt chẽ. Có chủ đầu tư lập, trình quyết toán công trình hoàn thành chưa kịp thời. 2.3.5. Về công tác giám sát và đánh giá đầu tư Thực hiện quy định của Chính phủ tại Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009; Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. * Một số tồn tại, hạn chế: (1) Theo dõi, chỉ đạo của UBND cấp huyện chưa thường xuyên; giám sát còn lúng túng, số lượng dự án giám sát chưa nhiều. (2) Có chủ đầu tư chưa chú trọng đúng mức giám sát, đánh giá đầu tư, chưa thực hiện hết chức năng giám sát trong quá trình đầu tư. (3) Việc phối hợp giữa các cơ quan, UBND cấp huyện và chủ đầu tư chưa kịp thời… hiệu quả giám sát, đánh giá chưa đạt yêu cầu. (4) Lực lượng làm công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở cấp huyện chủ yếu làm kiêm nhiệm, chưa ổn định, năng lực còn hạn chế. (5). Việc báo cáo thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư ở một số chủ đầu tư chưa kịp thời; báo cáo chưa đạt yêu cầu. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2