Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam
lượt xem 4
download
Luận văn "Sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam" trình bày những vấn đề chung về sử dụng lao động của các doanh nghiệp FDI tại các KCN; thực trạng sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, một số giải pháp trong quản lý và hỗ trợ sử dụng lao động trong các DN FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam
- 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) rất cần cho sự phát triển kinh tế của nước ta, các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài rất cần nguồn nhân công có trình độ tay nghề nhằm đáp ứng yêu cầu công việc cao. Một trong những mục tiêu của tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn 20112015 là tạo việc làm mới cho 200.000 người dân địa phương, góp phần trong việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho họ. Tuy nhiên, thị trường lao động Quảng Nam phát triển chưa mạnh, cung cầu lao động còn mất cân đối, chất lượng và ý thức người lao động còn kém, chưa đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp FDI, mặt khác quan hệ giữa chủ sử dụng và người lao động còn nhiều bất cập, người lao động còn nhiều thiệt thòi… Để giúp DN nhìn lại chính mình, NLĐ biết nhu cầu đòi hỏi của thị trường lao động, cơ quan quản lý có những định hướng phù hợp nhằm phát triển kinh tế địa phương, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các khu công nghiệp trên địa bàn Quảng Nam » 2. Mục tiêu nghiên cứu Tập hợp một số vấn đề mang tính lý luận về khu công nghiệp, sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các khu công nghiệp. Đánh giá tổng quát và cụ thể thực trạng sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh ở nhiều khía cạnh khác nhau như hiện trạng lao động, vai trò đối với thị trường lao động địa phương, tình hình tuân thủ pháp luật hay tác động của việc quản lý và hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực sử dụng lao động. Đề xuất một số giải pháp về quản lý và hỗ trợ trong việc sử dụng lao động của các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh
- 2 nhằm giúp địa phương đạt được mục tiêu phát triển chung. 3. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp luận như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích thực chứng và phương pháp phân tích chuẩn tắc. Ngoài việc sử dụng các phương pháp trên, đề tài đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp như: các phương pháp thống kê, phân tích, mô tả, so sánh, đánh giá,... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quan hệ lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh. Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Các quan hệ lao động trong các DN FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh, kể cả KCN thuộc kinh tế mở Chu Lai + Thời gian: Đánh giá thực trạng dựa trên dữ liệu 5 năm từ 2006 đến 2010. Các dự báo và giải pháp trong 5 năm tới. 5. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, phụ lục, các chữ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục đề tài gồm ba chương: Chương 1. Những vấn đề chung về sử dụng lao động của các doanh nghiệp FDI tại các KCN.. Chương 2. Thực trạng sử dụng lao động trong các doanh nghiệp FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Chương 3. Một số giải pháp trong quản lý và hỗ trợ sử dụng lao động trong các DN FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Đây là đề tài giúp cho các cơ quan quản lý có cái nhìn một cách khoa học, toàn diện cũng như có giải pháp hợp lý trong việc quản lý và hỗ trợ các doanh nghiệp trong các quan hệ lao động nhằm có được thị trường lao động sôi động góp phần thu hút nguồn vốn FDI vào các KCN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KCN 1.1. KHÁI NIỆM VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ DN FDI 1.1.1. Khái niệm, phân loại, đặc trưng của khu công nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm, phân loại khu công nghiệp Khu công nghiệp (KCN): Là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định 29/2008/NĐCP ngày 14/3/2008 của Chính phủ. Phân loại: Khu công nghiệp và khu chế xuất 1.1.1.2. Đặc trưng của khu công nghiệp + KCN cung cấp đầy đủ kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội + Tập trung các DN có mối liên kết, hợp tác kinh tế, liên doanh giữa các DN với nhau trong sản xuất + Xây dựng kết cấu hạ tầng KTXH, có hệ thống xử lý nước thải + Áp dụng một hệ thống luật pháp nhất định + Thực hiện cơ chế ”một cửa” trong thủ tục hành chính + Có những ưu đãi về giá thuê đất, thuế suất, chính sách tài chính linh hoạt và các thủ tục hành chính đơn giản 1.1.2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.2.1. Khái niệm doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là những doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư của tư nhân mang quốc tịch nước ngoài, để đầu tư cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ nhằm mục đích thu lợi nhuận. 1.1.2.2. Các loại hình doanh nghiệp FDI : Theo luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài gồm
- 4 những hình thức sau: Doanh nghiệp liên doanh Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài Hợp đồng kinh doanh trên cơ sở hợp đồng 1.1.2.3. Vai trò của doanh nghiệp FDI Doanh nghiệp FDI bù đắp sự thiếu hụt nguồn vốn trong nước Góp phần tăng trưởng kinh tế. Thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển, tăng cạnh tranh, khai thác hiệu quả tiềm năng của đất nước. Doanh nghiệp trong nước có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, tiếp thu công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý. Tạo ra hàng hóa, dịch vụ phong phú, đa dạng. Góp phần xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, thu nhập cho người lao động Phát triển nguồn nhân lực, đào tạo công nhân có trình độ chuyên môn, có kỷ luật lao động. 1.1.2.4. Đặc điểm của doanh nghiệp FDI Có nguồn vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân mang quốc tịch nước ngoài. Nhà đầu tư tự kiểm soát hoạt động, chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, mục tiêu chính là tối đa hóa lợi nhuận. Cần phải có dự án đầu tư và phải được cơ quan có thẩm quyền của nước sở tại chấp nhận Lãi lỗ được chia theo tỷ lệ vốn góp (vốn pháp định) sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước
- 5 1.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Một số khái niệm có liên quan đến lao động 1.2.1.1. Lao động, nguồn lao động và lực lượng lao động Khái niệm về lao động: Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội Nguồn lao động: Là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật có khả năng lao động, có nguyện vọng tham gia lao động và những người ngoài độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân. Lực lượng lao động: Quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động, bao gồm những người đang có việc làm và những người thất nghiệp. 1.2.1.2. Thị trường lao động Thị trường lao động là cơ chế hoạt động tương hỗ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong một không gian kinh tế xác định, thể hiện những quan hệ kinh tế và pháp lý giữa họ với nhau. 1.2.2. Nội dung đánh giá sử dụng lao động của các DN FDI 1.2.2.1. Đánh giá hiện trạng lao động trong các doanh nghiệp FDI Hiện trạng lao động trong DN FDI thường được đánh giá thông qua quy mô và cơ cấu lao động, yêu cầu công việc, điều kiện làm việc. Việc đánh giá hiện trạng có thể thực hiện thông qua khảo sát thực tế, báo cáo của doanh nghiệp hay đánh giá chủ quan của người lao động, đối chiếu với mức lao động, thu nhập, mức sống tại địa phương để đánh giá vai trò của các doanh nghiệp, khả năng đáp ứng của cung lao động địa phương, điều kiện cần thiết trong thu hút đầu tư của địa phương xét ở khía cạnh thị trường lao động. 1.2.2.2. Đánh giá vai trò của doanh nghiệp FDI trên thị trường lao
- 6 động địa phương Tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động trên thị trường địa phương, ổn định XH. Thu hút một lượng lớn lao động, chuyển dần lao động nông thôn sang sản xuất công nghiệp, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề. Giải quyết an sinh xã hội địa phương, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống người lao động, cộng đồng địa phương và toàn xã hội. 1.2.2.3. Đánh giá việc tuân thủ các quy định nhà nước về lao động của các doanh nghiệp FDI Đứng ở giác độ quản lý nhà nước, đánh giá việc tuân thủ của các doanh nghiệp FDI đối với các quy định của pháp luật về lao động gồm các nội dung như: Bảo đảm quyền và lợi ích của người lao động trong việc thực hiện BHXH, BHYT, BHTN; tiền công, tiền lương hàng tháng, thêm giờ ngày nghỉ lễ, Tết, đảm bảo chế độ nghỉ phép cho người lao động; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động, thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, giải quyết tranh chấp lao động, tạo điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn …vv 1.2.2.4. Đánh giá vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trong sử dụng lao động Hoạt động quản lý và hỗ trợ của nhà nước là một nhân tố quan trọng tác động đến sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI * Công tác quản lý:Nhà nước tạo sự ràng buộc trực tiếp đối với doanh nghiệp FDI thông qua việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, tăng cường hướng dẫn thực thi pháp luật, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động,
- 7 * Công tác hỗ trợ: Nhà nước tham gia điều tiết và hỗ trợ cung cầu lao động của địa phương, khuyến khích phát triển SXKD, tạo thêm việc làm; ban hành và chỉ đạo triển khai đào tạo nghề, đầu tư phát triển quy mô, chất lượng đào tạo và nâng cao năng lực tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động. Có cơ chế chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, xây dựng và cải thiện môi trường đầu tư 1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng lao động tại DN FDI 1.2.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá hiện trạng sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI * Các chỉ tiêu đánh giá quy mô và cơ cấu lao động Quy mô lao động: * Tổng số lao động có việc làm tại các doanh nghiệp FDI = Σ số lao động hiện làm việc trong các doanh nghiệp FDI * Tổng số lao động bình quân/DN FDI : Tổng số Tổng số người lao động trong các DN FDI lao động = bquân/ 1DN FDI Tổng số doanh nghiệp FDI * Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng lao động của các doanh nghiệp được thể hiện bằng đơn vị %, phản ảnh cường độ thay đổi quy mô lao động trong các doanh nghiệp FDI giữa 2 thời kỳ khác nhau Trong đó : năm 0 là năm gốc, năm t là năm đánh giá Tốc độ Tổng số lao động Tổng số lao động tăng trưởng các DN FDI năm t các DN FDI năm 0 lao động = X 100 DN FDI Tổng số lao động các DN FDI năm 0 * Chỉ tiêu số giờ lao động. Tỷ lệ thời gian Số thời gian lao động được sử dụng tại các lao động trong DN FDI trong ngày/người DN FDI = x 100
- 8 được sử dụng 8 giờ/ ngày/ người Chất lượng lao động: Chỉ tiêu này cho thấy trong tổng số lao đang làm việc trong các DN FDI thì có bao nhiêu % người lao động có trình độ hoặc đã qua đào tạo Tỷ lệ lao động Số lượng lao động có trình độ có trình độ đang làm việc tại các DN FDI đang làm việc = X 100 trong DN FDI Tổng số lao động các DN FDI Cơ cấu lao động: + Phân theo độ tuổi lao động: Tỷ lệ % người Số người trong độ tuổi lao động lao động trong tại các DN FDI độ tuổi lao động = X 100 tại các DN FDI Tổng số lao động trong các DN FDI + Cơ cấu theo giới tính: Là chỉ tiêu phản ảnh kết quả phân chia tổng lao động làm việc trong DN được phân thành số nam và số nữ Tỷ lệ % nữ Số lượng nữ (đủ 15 tuổi trở lên) đang làm việc đang tham gia tại các DN FDI lao động trong = X 100 các DN FDI Tổng lao động (đủ 15 tuổi trở lên) đang làm việc tại các DN FDI + Cơ cấu theo ngành nghề hoạt động: Lao động được phân theo ngành nghề như: Khai khoáng, Dệt may, Da giầy, Cơ khí, Điện, Điện tử, Chế biến gỗ, Thức ăn nuôi gia súc, Ngành khác, …vv + Cơ cấu theo vị thế công việc: * Lao động là cán bộ quản lý * Lao động làm công ăn lương + Phân theo loại hình sở hữu doanh nghiệp FDI:
- 9 * Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. * Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài * Các chỉ tiêu đánh giá điều kiện làm việc Bộ luật Lao động (đã sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006, 2007) quy định người lao động được hưởng các điều kiện làm việc đảm bảo yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Người lao động được trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động đạt tiêu chuẩn chất lượng và quy cách. Nơi làm việc đảm bảo độ thoáng, độ sáng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép về bụi, hơi, khí độc, phóng xạ, điện từ trường, nóng, ẩm, ồn, rung và các yếu tố có hại khác phải được định kỳ kiểm tra, đo lường * Các chỉ tiêu đánh giá thu nhập và lợi ích người lao động: Người lao động được trả lương theo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc thông qua ký kết hợp đồng lao động. Từ 01/01/2010, NĐ 97/2009/NĐCP và NĐ 98/2009/NĐCP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu doanh nghiệp áp dụng trả cho người làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường * Chỉ tiêu: Lương bình quân/tháng/người phản ảnh số tiền lương trung bình người lao động làm việc trong các DN nhận được mỗi tháng: Lương bình Tổng số tiền lương tháng DN FDI trả cho NLĐ quân/ tháng = / người Tổng số lao động trong doanh nghiệp FDI Thời gian lao động và thời gian nghỉ ngơi : Người lao động được quyền tham gia BHXH, YT, TN * Chỉ tiêu người lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN Tỷ lệ % người Tổng số người lao động đóng BHXH lao động đóng BHYT, BHTN trong DN FDI
- 10 BHXH,BHYT = X 100 BHTN Tổng số lao động đang làm việc trong DN FDI trong DN FDI Người lao động có quyền thành lập, gia nhập, hoạt động tổ chức Công đoàn theo Luật Công đoàn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: * Chỉ tiêu: Tỷ lệ % người lao động trong doanh nghiệp là Đoàn viên Công đoàn cho biết số lượng người lao động trong doanh nghiệp tham gia vào tổ chức Công đoàn chiếm tỷ lệ là bao nhiêu trên tổng số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp Được hưởng các chế độ phúc lợi khác 1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của DN FDI trong thị trường lao động * Tỷ trọng cầu lao động Tỷ trọng T/số cầu lao động T/số cầu lao động cầu lao động DN FDI năm t DN FDI năm 0 của các = X 100 DN FDI T/số cầu lao động T/số cầu lao động trên trên thị trường l/đ năm t thị trường lao động năm 0 * Giải quyết nhu cầu lao động tại địa phương * Chỉ tiêu: Tỷ lệ % lao động địa phương đang làm việc trong các DN FDI phản ảnh vấn đề giải quyết nhu cầu lao động cho địa phương của các DN FDI đạt tỉ lệ là bao nhiêu % Tỷ lệ % người Tổng số người lao động địa phương lao động địa đang làm việc tại các DN FDI phương đang làm = X 100
- 11 việc trong các Tổng số lao động đang làm việc DN FDI trong các DN FDI 1.2.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá việc tuân thủ các quy định nhà nước về lao động của các doanh nghiệp FDI * Chỉ tiêu: Tỷ lệ % DN FDI thực hiện các quy định của nhà nước cho biết số DN FDI thực hiện các quy định nhà nước chiếm bao nhiêu % trên tổng DN FDI trong các KCN Tỷ lệ % Tổng số DN thực hiện được DN thực hiện các quy định của nhà nước các quy định = X 100 của nhà nước Tổng số DN trong các DN FDI 1.2.3.4. Các chỉ tiêu đánh giá vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp trong thị trường lao động Vai trò của Nhà nước đối với doanh nghiệp trong thị trường lao động được thông qua các hoạt động quản lý và hỗ trợ của Nhà nước. * Công tác quản lý: xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lao động, tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiên chế độ chính sách, hướng dẫn, giám sát doanh nghiệp trong việc tuân thủ các chủ trương, chính sách Nhà nước, có chế tài bắt buộc DN phải nghiêm túc thực hiên thông qua biện pháp nhắc nhở, cảnh cáo, xử phạt. * Công tác hỗ trợ: Hỗ trợ thông tin chính sách, thông tin thị trường. 1.3. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI 1.3.1. Nhóm nhân tố về cơ quan quản lý nhà nước trong sử dụng lao động tại các doanh nghiệp FDI 1.3.1.1. Mục tiêu quản lý
- 12 Giải quyết vấn đề việc làm, bảo vệ quyền lợi ích người lao động. 1.3.1.2. Nội dung quản lý: Thông qua cơ chế chính sách, pháp luật, Nhà nước ban hành Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Bộ luật Lao động, Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội và các nghị định, thông tư liên quan đến lao động việc làm nhằm từng bước hoàn thiện tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh sự hình thành và vận hành của thị trường lao động. 1.3.1.3. Công cụ quản lý Xây dựng chế tài khen thưởng, xử phạt phù hợp đối với doanh nghiệp trong việc thực hiện chế độ chính sách về lao động. 1.3.1.4. Hỗ trợ của nhà nước Xây dựng thể chế, ban hành Luật nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi; Cung cấp thông tin, chính sách cho DN và người lao động thông qua các cơ quan quản lý; Bảo vệ quyền lợi hợp pháp người lao động. 1.3.2. Nhóm nhân tố về doanh nghiệp FDI. 1.3.3. Nhóm nhân tố về người lao động CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.1. TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG TỈNH QUẢNG NAM 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên Quảng Nam là tỉnh ven biển miền Trung, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, được tách ra từ tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng đầu 1997, là tỉnh có núi, trung du, đồng bằng, vùng cát ven biển, hải đảo. Diện tích tự nhiên 10.408 km2, dân số 1,5 triệu người, đa số dân tộc Kinh
- 13 chiếm 92,3%; Quảng Nam có mạng lưới giao thông thuận lợi, có lợi thế so sánh trong phát triển kinh tế du lịch với 02 Di sản văn hoá thế giới, có lợi thế về phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt, có tài nguyên khoáng sản phong phú, có tiềm năng phát triển một số ngành công nghiệp như: khai khoáng, chế biến khoáng sản, vật liệu xây dựng. 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội Từ khi tái lập tỉnh đến nay, Quảng Nam đã không ngừng đạt được những kết quả nhất định dựa trên nguồn lực sẵn có, giữ vững mức tăng trưởng ổn định, liên tục đạt cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 20062010 luôn giữ mức cao, tổng sản phẩm trong toàn tỉnh tăng bình quân 12,8%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp–xây dựng từ 34% (2005) lên 40,1% (2010), ngành dịch vụ du lịch tăng từ 34%(2005) lên 38,5% (2010), giảm tỷ trọng ngành nông lâm ngư từ 31% (2005) xuống còn 21,4% (2010). Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới, tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Cùng với cơ chế thoáng, chính sách mở đã góp phần thu hút mạnh mẽ nguồn lực bên ngoài nhằm đầu tư phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường lao động tỉnh nhà ngày càng rộng mở. 2.1.3. Thị trường lao động Quảng Nam có nguồn lao động dồi dào, có xu hướng tăng, có ưu thế về lao động trẻ và chất lượng dần được nâng cao. 2.1.3.1. Cung lao động Nguồn cung lao động của tỉnh mang tính đặc thù của nền kinh tế nông nghiệp với chất lượng thấp, phần lớn chưa qua đào tạo, do đó cạnh tranh không cao.
- 14 2.1.3.2. Cầu lao động Tổng cầu lao động toàn tỉnh luôn tăng, đang dịch chuyển theo hướng tích cực, tạo nhiều việc làm mới, thất nghiệp có xu hướng giảm 2.2. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP VÀ TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM 2.2.1. Các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam tiến hành quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế, lấy khu KTM Chu Lai và các KCN là đầu tàu để thu hút đầu tư. Đến nay, đã hình thành được 4 KCN (Điện NamĐiện Ngọc, Đông Quế Sơn, Thuận Yên, Phú Xuân), 2 khu kinh tế (khu KTM Chu Lai và KKT Cửa khẩu Nam Giang) 157 cụm công nghiệp được quy hoạch thu hút nhiều dự án đầu tư với trên hàng trăm nhà máy, cơ sở sản xuất quy mô lớn, thu hút trên 40 ngàn lao động chủ yếu trong các lĩnh vực may mặc, giày da, lắp ráp ô tô, sản phẩm từ gỗ. 2.2.2. Tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN tỉnh Quảng Nam Đến nay, trên địa bàn tỉnh ngoài khu KTM Chu Lai, có 4 KCN được quy hoạch và thành lập, thu hút được 63 dự án đầu tư trong đó có 48 dự án đầu tư trong nước và 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư đạt 2362 tỷ đồng và 291,117 triệu USD với 53 dự án đã hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định. Riêng khu KTM Chu Lai có 11 dự án đầu tư nước ngoài đang hoạt động.
- 15 2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP FDI TẠI CÁC KCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 2.3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng lao động tại doanh nghiệp FDI 2.3.1.1. Quy mô và cơ cấu lao động * Quy mô lao động: của các doanh nghiệp FDI trong KCN được đánh giá dựa trên một số chỉ tiêu về số lượng và chất lượng lao động + Số lượng lao động: Bảng 2.3: Quy mô LĐ trong DN FDI phân theo KCN năm 2010 Tổng số Tổng tỷ lệ LĐ TT KCN DN số LĐ LĐ bq/DN 1 KCN ĐNĐN 13 9.566 81,25 736 2 KCN Thuận Yên 1 224 1,90 224 3 KTM Chu Lai 11 1.849 15,70 168 KCN Đông Quế 4 Sơn 2 135 1,15 68 5 KCN Phú Xuân 0 0 0 0 Tổng cộng 27 11.774 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam Số lao động tập trung đông nhất là KCN Điện Nam Điện Ngọc 9.566 người (81,25%), bình quân 736 người/1 DN; KTM Chu Lai hơn 1.800 người (15,7%); KCN Thuận Yên (1,9%); Đông Quế Sơn (1,15%).
- 16 Quy mô lao động làm việc trong các DN FDI phân theo KCN năm 2010 1% 0% 16% 2% KCN ĐN-ĐN KCN Thuận Yên KTM Chu Lai KCN Đông Quế Sơn KCN Phú Xuân 81% Hình 2.2 Quy mô lao động trong các DN FDI phân theo KCN năm 2010 + Chất lượng lao động: Bảng 2.4: Trình độ lao động phân theo KCN năm 2010 Trình độ người lao động (ĐVT: Người) Sau ĐH, Trung Sơ LĐ tổng KCN ĐH CĐ cấp cấp P/thông LĐ ĐNĐN 22 515 107 179 8.743 9.566 Thuận Yên 0 3 14 3 204 224 Chu Lai 4 159 61 138 1.487 1.849 Đông Q.Sơn 0 4 14 5 112 135 Phú Xuân 0 0 0 0 Tổng cộng 26 681 196 325 10.546 11.774 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam Nhìn chung, lao động hiện làm việc trong các DN FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh chủ yếu là lao động phổ thông: 10.546 người (89,57%); số lao động có trình độ từ sơ cấp đến sau đại học là rất thấp chỉ chiếm 10,43%, trình độ sau đại học 26 người gồm 4 người ở khu KTM Chu Lai và 22 người làm việc tại KCN Điện Nam–Điện
- 17 Ngọc đạt tỷ lệ 0,22%; Trình độ đại học, cao đẳng 681 người (5,78%); trình độ trung cấp, sơ cấp lần lượt là 196 người (1,66%), 325 người (2,76%). Riêng lao động phổ thông chưa qua đào tạo từng KCN đều có tỷ lệ từ 80% trở lên, xét theo tỷ lệ từ cao đến thấp lần lượt là KCN Điện NamĐiện Ngọc (91,4%), KCN Thuận Yên (91,07%), KCN Đông Quế Sơn (82,96%), khu KTM Chu Lai (80,42%). * Cơ cấu lao động Trong điều kiện dữ liệu cho phép, cơ cấu lao động trong các DN FDI được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu cơ bản phân theo giới tính, ngành nghề và loại hình doanh nghiệp. + Cơ cấu theo giới tính: Bảng 2.5 Số lượng lao động nữ/ tổng lao động trong DN FDI tại KCN năm 2010 Tổng số Tổng LĐ LĐ tỷ lệ TT KCN DN LĐ nam nữ LĐ nữ 1 ĐNĐN 13 9.566 1.483 8.083 84,50 2 Thuận Yên 1 224 14 210 93,75 3 Chu Lai 11 1.849 577 1.272 68,79 4 Đông Q.Sơn 2 135 49 86 63,70 5 Phú Xuân 0 Tổng cộng 27 11.774 2.123 9.651 81,97 Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Nam So với tổng lao động trong các DN FDI tại các KCN thì lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao 81,97%; tỷ lệ nữ làm việc tại KCN Điện Nam– Điện Ngọc chiếm tỷ lệ 84,5%, KCN Thuận Yên 93,75% là do
- 18 có các công ty chuyên sản xuất mặt hàng giày, may mặc thu hút hơn 8.000 nữ lao động tham gia;
- 19 + Cơ cấu theo ngành nghề Lao động trong các DN FDI tại các KCN trên địa bàn tỉnh phân bố không đều trên các lĩnh vực ngành nghề: Ngành sản xuất giày thu hút 8.610 lao động, ngành may mặc: 1.201 lao động, đứng thứ ba là ngành chế biến gỗ: 841 lao động, ngành khai khoáng và chế biến thức ăn gia súc cần ít lao động nhất. Số lượng lao động phân theo ngành nghề đăng ký KD 9000 8000 7000 6000 5000 KCN ĐN-ĐN KCN Thuận Yên 4000 KTM Chu Lai 3000 KCN Đông Quế Sơn 2000 KCN Phú Xuân 1000 0 Khai May Giày Cơ Chế biến Thức ăn Khác khoáng mặc khí,điện gỗ gia súc tử Hình 2.5 Số lượng lao động phân theo ngành đăng ký kinh doanh + Cơ cấu lao động theo loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp FDI theo hình thức 100% vốn đầu tư nước ngoài tại các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút rất đông lao động, nhiều gấp 5 lần so với các doanh nghiệp FDI theo hình thức liên doanh. 2.3.1.2. Thực trạng điều kiện làm việc Đa số các doanh nghiệp FDI trong các KCN đảm bảo nhà xưởng đúng quy cách, không gian thông thoáng, đủ ánh sáng, bố trí nhà ăn, nhà xe, khu vệ sinh hợp lý. Ngoài ra, các DN rất chú trọng công tác phòng cháy chữa cháy, nhất là các DN chuyên sản xuất da giày, may mặc, chế biến gỗ, sản xuất nhiên liệu giấy. Tuy nhiên vẫn còn một số DN chưa thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường như: xả nước thải chưa qua xử lý hoặc nước thải sau khi xử lý vẫn còn hóa
- 20 chất độc hại vượt mức cho phép, gây ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan chung. 2.3.1.3. Thu nhập và lợi ích của người lao động Lao động làm việc trong các DN FDI tại các KCN được tham gia BHXH chiếm 86,92%, trong đó lao động nữ chiếm tỷ lệ khá cao (90,79%). Thu nhập bình quân trên 2,3 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra người lao động còn nhận tiền hỗ trợ thuê nhà, đi lại, tiền ăn giữa ca 2.3.2. Đánh giá vai trò của DN FDI trong thị trường lao động Trong tổng số 11.774 lao động hiện làm việc trong các DN FDI tại các KCN thì có 10.424 lao động trong tỉnh chiếm tỷ lệ 88,53%, dân nhập cư bình quân chỉ chiếm tỷ lệ là 11,47%. Điều này cho thấy ngoài KCN Phú Xuân đang xây dựng, hầu hết các KCN trên địa bàn tỉnh đều thu hút rất đông lao động là người dân ở tại địa phương, trong đó khu KTM Chu Lai và KCN Thuận Yên đều đạt tỷ lệ 89% trở lên. 2.3.3. Thực trạng tuân thủ pháp luật về lao động của các DN FDI Đa số các DN FDI hoạt động trong các KCN Quảng Nam đều cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn hướng dẫn Bộ luật lao động , các nghị định, chính sách về BHXH, tiền lương, an toàn lao động–vệ sinh lao động. Nhờ đó các DN đã nghiêm túc thực hiện tốt chế độ cho NLĐ, tuy nhiên vẫn còn một số DN thực hiện công tác này chưa triệt để. 2.3.4. Đánh giá vai trò của nhà nước đối với doanh nghiệp FDI Những năm qua, cùng với sự trưởng thành, ngày càng lớn mạnh về mọi mặt của các DN hoạt động kinh doanh trong các KCN, đặc biệt là doanh nghiệp FDI, phải kể đến vai trò to lớn của các cơ quan quản lý nhà nước đã thực sự là người “bạn đồng hành“ cùng doanh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 510 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 348 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 203 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 237 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 205 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn