intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Mô phỏng nồng độ chất ô nhiễm các công đoạn xử lý nước thải trạm xử lý nước thải KCN Hòa Cầm - Đề xuất, cải tiến vận hành để nồng độ đầu ra đạt QCVN

Chia sẻ: Bautroibinhyen24 Bautroibinhyen24 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài mô phỏng nồng độ các chất ô nhiễm đầu vào và ra của các công đoạn xử lý nước thải và tìm phương án vận hành tối ưu cho các công trình của TXLNT. Ứng dụng thí điểm tại TXLNT Khu công nghiệp (KCN) Hòa Cầm, Thành phố Đà Nẵng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật môi trường: Mô phỏng nồng độ chất ô nhiễm các công đoạn xử lý nước thải trạm xử lý nước thải KCN Hòa Cầm - Đề xuất, cải tiến vận hành để nồng độ đầu ra đạt QCVN

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA<br /> <br /> TRẦN THỊ THANH TÂM<br /> <br /> MÔ PHỎNG NỒNG ĐỘ CHẤT Ô NHIỄM CÁC<br /> CÔNG ĐOẠN XỬ LÝ NƯỚC THẢI TRẠM XỬ LÝ NƯỚC<br /> THẢI KCN HÒA CẦM. ĐỀ XUẤT, CẢI TIẾN VẬN HÀNH<br /> ĐỂ NỒNG ĐỘ ĐẦU RA ĐẠT QCVN<br /> <br /> Chuyên ngành<br /> Mã số<br /> <br /> : Kỹ thuật môi trường<br /> : 60.52.03.20<br /> <br /> TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br /> KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> Đà Nẵng - Năm 2017<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại<br /> TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN ĐÌNH HUẤN<br /> <br /> Phản biện 1: TS. Phan Như Thúc<br /> Phản biện 2: PGS.TS. Trần Cát<br /> <br /> Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br /> nghiệp thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Bách khoa vào ngày 29<br /> tháng 12 năm 2016.<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />  Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học<br /> Bách Khoa.<br />  Thư viện Khoa Môi trường, trường Đại học Bách khoa, Đại<br /> học Đà Nẵng.<br /> <br /> 1<br /> MỞ ĐẦU<br /> 1. Tính cấp thiết của đề tài<br /> Xử lý nước thải là quá trình làm giảm các chất trong nước đảm<br /> bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn của cơ quan quản lý trước khi thải vào<br /> nguồn tiếp nhận. Nước thải thường được tập trung về trạm xử lý<br /> nước thải (TXLNT) để xử lý đạt chuẩn trước khi thải ra ngoài môi<br /> trường vì vậy chất lượng nước đầu ra của trạm xử lý sẽ ảnh hưởng<br /> nhiều đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận.<br /> Hiện nay, việc thiết kế và vận hành TXLNT thường được thực<br /> hiện theo quy trình có sẵn dựa trên kinh nghiệm thực tế nên còn gặp<br /> nhiều vấn đề bất cập, cụ thể chất lượng nước ra không đạt yêu cầu<br /> hoặc vận hành không tốt dẫn đến tiêu hao nhiều năng lượng và hiệu<br /> quả xử lý thấp.Việc hình thành và phát triển mạnh mẽ của các khu<br /> công nghiệp trên địa bàn đã dẫn đến nhiều vấn đề về ô nhiễm môi<br /> trường và cũng là vấn đề cần được quan tâm, trong đó vấn đề về chất<br /> thải nguy hại (CTNH) phát sinh tại các khu công nghiệp là một trong<br /> những vấn đề quan trọng nhất vì tính chất nguy hại và sự ảnh hưởng<br /> lâu dài của chúng tới môi trường và con người.<br /> Theo cách truyền thống, để xác định nồng độ chất ô nhiễm đầu<br /> vào và đầu ra của một trạm xử lý nước thải thường phải lấy mẫu, đo<br /> đạc và phân tích tại phòng thí nghiệm. Cách làm này tốn khá nhiều<br /> chi phí, thời gian và công sức.<br /> Khi đã có số liệu từ việc đo đạc thí nghiệm trên dòng vào và<br /> dòng ra, việc sử dụng phần mềm để mô phỏng diễn biến của các chất<br /> ô nhiễm trong nước thải theo từng công đoạn của một trạm xử lý là<br /> cần thiết, trên cơ sở đó có thể mô phỏng được nồng độ ô nhiễm theo<br /> nhiều kịch bản khác nhau. Khi đã mô phỏng được đúng quá trình xử<br /> lý theo điều kiện thực tế thì việc tối ưu hóa vận hành sẽ dễ dàng thực<br /> <br /> 2<br /> hiện bằng phần mềm chuyên dụng để đưa ra cơ chế vận hành cho phù<br /> hợp nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao cũng như đảm bảo tiêu<br /> chuẩn môi trường.<br /> 2. Mục tiêu nghiên cứu<br /> * Mục tiêu tổng quát<br /> Mô phỏng nồng độ các chất ô nhiễm đầu vào và ra của các<br /> công đoạn xử lý nước thải và tìm phương án vận hành tối ưu cho các<br /> công trình của TXLNT. Ứng dụng thí điểm tại TXLNT Khu công<br /> nghiệp (KCN) Hòa Cầm, Thành phố Đà Nẵng.<br /> * Mục tiêu cụ thể<br /> - Phân tích, đánh giá hiện trạng của TXLNT KCN Hòa Cầm;<br /> - Đo đạc thông số ô nhiễm gồm COD, BOD5, Nitơ tổng,<br /> Phốtpho tổng qua từng công trình của TXLNT KCN Hòa Cầm;<br /> - Chạy phần mềm mô phỏng nồng độ chất đầu vào và ra của<br /> TXLNT;<br /> - Tối ưu hóa một số thông số vận hành tại TXLNT KCN Hòa<br /> Cầm.<br /> 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br /> * Đối tượng nghiên cứu<br /> Đối tượng nghiên cứu là TXLNT KCN Hòa Cầm, cụ thể: Công<br /> nghệ xử lý, tính chất và lưu lượng nước thải, thông số vận hành tại<br /> TXLNT.<br /> * Phạm vi nghiên cứu<br /> - Địa điểm nghiên cứu: khuôn viên TXLNT KCN Hòa Cầm<br /> 4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br /> - Phương pháp quan sát<br /> - Phương pháp phân tích tổng hợp<br /> - Phương pháp mô hình hóa<br /> - Phương pháp đo đạc<br /> <br /> 3<br /> 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br /> * Ý nghĩa khoa học<br /> - Kết quả mô phỏng nồng độ các chất ô nhiễm biến đổi liên tục<br /> theo thời gian của TXLNT KCN Hòa Cầm nhằm xác định hiệu quả<br /> xử lý từng công trình và cả hệ thống xử lý và đưa ra các điều chỉnh<br /> về vận hành nhằm tối ưu hóa hiệu quả xử lý cũng như chi phí xử lý.<br /> - Cung cấp tài liệu tham khảo về phương pháp mô phỏng trạm<br /> xử lý là cách điều chỉnh thông số vận hành nhằm tiết giảm chi phí<br /> vận hành hệ thống cho TXLNT, nâng cao hiệu quả sử dụng năng<br /> lượng và ý thức bảo vệ môi trường cho doanh nghiệp.<br /> * Ý nghĩa thực tiễn<br /> - Nâng cao hiệu quả xử lý nước thải tại TXLNT KCN Hòa<br /> Cầm nhằm đạt tiêu chuẩn nguồn tiếp nhận;<br /> - Chỉ ra các vấn đề bất cập của TXLNT KCN Hòa Cầm,<br /> nguyên nhân do đâu để từ đó có các giải pháp xử lý hợp lý;<br /> - Quá trình mô phỏng có thể áp dụng các kịch bản xử lý phù<br /> hợp cho TXLNT KCN Hòa Cầm.<br /> 6. Bố cục đề tài<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2