ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ<br />
<br />
NGUYỄN TUẤN ANH<br />
<br />
TỐI ƯU VIỆC LỰA CHỌN SỐ ĐẦU VÀO KHI ÁP DỤNG<br />
MẠNG NƠRON NHÂN TẠO TRONG BÀI TOÁN DỰ<br />
ĐOÁN ĐIỂM ĐÍCH CỦA MỘT CHUYẾN TAXI<br />
<br />
Ngành: Kỹ thuật Phần mềm<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật Phần mềm<br />
Mã số: 8480103.01<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT PHẦN MỀM<br />
<br />
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM NGỌC HÙNG<br />
TS. TRẦN TRỌNG HIẾU<br />
<br />
Hà Nội, 10/2018<br />
<br />
1<br />
<br />
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU<br />
1.1. Hoàn cảnh<br />
Nền công nghiệp taxi đang thay đổi nhanh chóng, các đối thủ mới cùng những công nghệ mới<br />
đang thay đổi cách các doanh nghiệp taxi vận hành. Sự thay đổi này mang lại nhiều thuận lợi nhưng<br />
nó cũng gây nên nhiều vấn đề. Một thay đổi lớn đang diễn ra là các công ty taxi chuyển từ hệ thống<br />
điều phối taxi bằng bộ đàm sang hệ thống điều phối điện tử. Với hệ thống mới, mỗi taxi sẽ được gắn<br />
một thiết bị GPS để xác định vị trí cũng như trao đổi thông tin liên lạc với trung tâm. Hệ thống điều<br />
phối điện tử giúp cho việc xác định vị trí taxi đã đi qua và hiện tại là dễ dàng nhưng không biết rõ địa<br />
điểm chiếc taxi đang đi tới vì thông thường, lái xe sẽ không nhập điểm đến của hành trình. Đồng thời<br />
phương thức thông báo về khách gọi xe mới cho các taxi cũng thay đổi, từ việc broadcast thông tin<br />
cho tất cả các xe bằng việc hệ thống sẽ tự động tìm một xe phù hợp nhất để yêu cầu đón khách. Do đó<br />
nếu biết được gần đúng vị trí mà mỗi taxi đang hướng tới thì hệ thống sẽ có thể tìm được chiếc taxi<br />
phù hợp nhất [15].<br />
<br />
1.2. Đặt vấn đề và đề xuất phương pháp<br />
Một cuộc thi về dự đoán điểm đến của một hành trình taxi đã được tổ chức vào năm 2015 với<br />
chiến thắng thuộc về đội MILA lab ở Canada bằng việc sử dụng mạng nơron nhân tạo nhiều tầng<br />
truyền thẳng. Nhưng một vấn đề gặp phải nằm ngay tại tầng đầu vào là số lượng các điểm GPS mà<br />
taxi đã đi qua là không cố định, điều này thì không phù hợp với điều kiện kích thước tầng đầu vào của<br />
mạng nơron nhiều tầng là phải cố định. Do đó các tác giả đã cố định số lượng đầu vào bằng cách chỉ<br />
lấy k điểm đầu tiên và k điểm cuối cùng của chuyến đi. Với mô hình chiến thắng trong cuộc thi, k có<br />
giá trị là năm. Tuy nhiên, trong bài báo các tác giả chưa đề cập đến việc làm thế nào để xác định giá trị<br />
k tối ưu nhất [1].<br />
Trong đề tài này, tôi đề xuất phương pháp lựa chọn số đầu vào tối ưu trong bài toán dự đoán điểm<br />
đến của một chuyến taxi khi cho trước tập các điểm ban đầu. Đề tài hoàn toàn có thể áp dụng cho bài<br />
toán dự đoán số lượng đầu ra cố định (fixed-length output) từ số lượng đầu vào thay đổi (variablelength input).<br />
<br />
1.3. Tổng quan luận văn<br />
Phần còn lại của luận văn được trình bày như sau.<br />
Chương 1 giới thiệu về hoàn cảnh, đặt vấn đề, mô tả phương pháp đề xuất, và cách nội dung trong<br />
luận văn được trình bày.<br />
Chương 2 trình bày về kiến thức nền tảng về mạng nơron nhân tạo truyền thẳng nhiều tầng.<br />
Chương 3 trình bày về bài toán dự đoán điểm đích của chuyến taxi và phương pháp đội MILA lab<br />
giải quyết vấn đề cũng như bài toán tìm số lượng đầu vào tối ưu cho mạng nơron nhân tạo nhiều tầng<br />
truyền thẳng để cải tiến mô hình của đội MILA lab..<br />
Chương 4 trình bày mô hình đề xuất, xây dựng thử nghiệm và kết quả thực nghiệm của phương<br />
pháp.<br />
Phần kết luận đưa ra kết quả của luận văn và cũng như triển vọng và hướng nghiên cứu trong<br />
tương lai.<br />
<br />
2<br />
<br />
CHƯƠNG 2: MẠNG NƠRON NHÂN TẠO TRUYỀN THẲNG NHIỀU TẦNG<br />
2.1. Mạng nơron nhân tạo<br />
Mạng nơron nhân tạo (artificial neural network) là một mô hình tính toán xử lý thông tin bằng<br />
cách mô phỏng theo cách thức hoạt động của hệ nơron sinh học trong bộ não con người [2].<br />
Mạng gồm một nhóm các phần tử (nơron nhân tạo) kết nối với nhau thông qua các liên kết (liên<br />
kết được đánh trọng số). Nó làm việc như một thể thống nhất bằng cách truyền thông tin theo các kết<br />
nối và tính giá trị mới tại các nơron. Một mạng nơron nhân tạo sẽ được cấu hình để giải quyết một vấn<br />
đề cụ thể nào đó như nhận dạng mẫu, phân loại dữ liệu, dự đoán,... Nó hoạt động thông qua một quá<br />
trình học từ tập các mẫu huấn luyện. Việc học về bản chất chính là quá trình đưa dữ liệu vào mạng<br />
nơron và thực hiện hiệu chỉnh trọng số liên kết giữa các nơron thông qua kết quả có trước trong mẫu.<br />
Mô hình toán học tiêu biểu cho một nơron nhân tạo được minh họa như hình 2.1 sau:<br />
Wk1<br />
<br />
x1<br />
<br />
Hàm truyền<br />
x2<br />
<br />
∑<br />
<br />
Wk2<br />
<br />
Đầu ra<br />
<br />
.<br />
.<br />
<br />
.<br />
.<br />
<br />
xN<br />
<br />
WkN<br />
<br />
bk<br />
<br />
Trọng số liên kết<br />
<br />
Ngưỡng<br />
<br />
Đầu vào<br />
<br />
yk<br />
<br />
f(.)<br />
<br />
Hàm tổng<br />
<br />
Hình 2.1 Mô hình toán học của một nơron<br />
Cấu trúc của một nơron k được mô tả toán học bằng cặp biểu thức sau:<br />
<br />