BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
ĐOÀN PHƢỚC TRIỀU<br />
<br />
THIẾT KẾ VÀ LẮP RÁP HỆ ĐIỀU KHIỂN<br />
VỊ TRÍ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ<br />
XOAY CHIỀU 3 PHA DÙNG FPGA<br />
<br />
Chuyên ngành : Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa<br />
Mã số:<br />
<br />
60.52.02.16<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2015<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐOÀN QUANG VINH<br />
<br />
Phản biện 1: TS. LÊ TIẾN DŨNG<br />
<br />
Phản biện 2: TS. NGUYỄN HOÀNG MAI<br />
<br />
Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ<br />
kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 13 tháng 12 năm 2015.<br />
<br />
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
Sự bùng nổ của tiến bộ khoa học trong lĩnh vực điện - điện tử tin học hiện nay đã có những thay đổi sâu sắc cả về mặt lý thuyết lẫn<br />
thực tế lĩnh vực truyền động điện tự động. Trƣớc hết phải kể đến sự ra<br />
đời và ngày càng hoàn thiện các bộ biến đổi điện tử công suất, với kích<br />
thƣớc gọn nhẹ, độ tác động nhanh cao, dễ dàng ghép nối với các mạch<br />
điều khiển dùng mach vi điện tử, vi xử lý…Các hệ truyền động điện tự<br />
động ngày nay thƣờng sử dụng nguyên tắc điều khiển vector cho các<br />
động cơ xoay chiều. Phần lớn các mạch điều khiển này dùng kỹ thuật<br />
số với chƣơng trình phần mềm linh hoạt, dễ dàng thay đổi các cấu trúc tham<br />
số hoặc các luật điều khiển, vì vậy làm tăng độ chính xác và hiệu suất cho<br />
các hệ truyền động.<br />
FPGA có nhiều ƣu điểm vƣợt trội so với các công nghệ khác và<br />
kể cả chi phí, có lợi thế trong việc canh tranh với thị trƣờng. FPGA là<br />
viết tắt của cụm từ tiếng anh Field -Programmable Gate Array (mảng<br />
cổng lập trình đƣợc dạng trƣờng) là một loại vi mạch tích hợp dùng cấu<br />
trúc mảng phần tử logic mà ngƣời dùng có thể lập trình đƣợc.<br />
Xuất phát từ những vấn đề thực tế đã nêu trên, tôi đã chọn đề<br />
tài luận văn tốt nghiệp thạc sĩ: “Thiết kế và lắp ráp hệ điều khiển vị<br />
trí động cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha dùng FPGA”<br />
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài<br />
a. Ý nghĩa khoa học<br />
Đề tài xây dựng hệ thống điều khiển kín, phản hồi tốc độ, sử<br />
dụng bộ điều khiển PID số để điều khiển ổn định vị trí động cơ không<br />
<br />
2<br />
<br />
đồng bộ xoay chiều ba pha rotor lồng sóc theo phƣơng pháp vector<br />
không gian sử dụng FPGA.<br />
b. Ý nghĩa thực tiễn<br />
Hệ thống này cho phép sử dụng có hiệu quả, nâng cao chất lƣợng<br />
động cơ không đồng bộ trong các hệ thống truyền động điện các nhà máy<br />
công nghiệp.<br />
3. Mục tiêu đề tài<br />
Trong thực tế, tốc độ động cơ bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố bên<br />
ngoài, thƣờng là do tải, vì vậy tốc độ của động cơ thƣờng không đạt tốc<br />
độ nhƣ mong muốn của ngƣời điều khiển. Từ thực tế đó, đề tài nhằm<br />
mục tiêu xây dựng hệ thống biến tần điều khiển động cơ không đồng bộ<br />
xoay chiều ba pha với vị trí động cơ đƣợc điều khiển bám theo tín hiệu<br />
đặt mong muốn trong trƣờng hợp không có tải và có tải.<br />
4. Nội dung của đề tài<br />
- Tìm hiểu động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha rotor<br />
lồng sóc.<br />
- Xây dựng mô hình toán học động cơ không đồng bộ xoay<br />
chiều ba pha rotor lồng sóc.<br />
- Tìm hiểu phƣơng pháp điểu khiển vector, điều khiển động cơ<br />
dựa trên cơ sở điều chế vector không gian.<br />
- Xây dựng cấu trúc hệ truyền động điều khiển vị trí động cơ<br />
không đồng bộ xoay chiều ba pha.<br />
- Tổng hợp toàn bộ hệ thống.<br />
- Mô phỏng hệ thống trên Matlab Simulink và thiết kế phần<br />
cứng, lập trình cho hệ thống.<br />
5. Bố cục đề tài<br />
Dự kiến bố cục luận văn có 4 chƣơng:<br />
<br />
3<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
CHƢƠNG 1. Tổng quan động cơ không đồng bộ xoay chiều 3<br />
pha rotor lồng sóc.<br />
CHƢƠNG 2. Biến tần và hệ thống biến tần - động cơ không<br />
đồng bộ xoay chiều 3 pha lồng sóc.<br />
CHƢƠNG 3. Điều khiển vị trí động cơ không đồng bộ xoay<br />
chiều 3 pha rotor lồng sóc.<br />
CHƢƠNG 4. Sử dụng FPGA thiết kế bộ điểu khiển vị trí động<br />
cơ không đồng bộ xoay chiều 3 pha.<br />
6. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
a. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha rotor lồng<br />
sóc (IM).<br />
- Hệ thống biến tần.<br />
- Phƣơng pháp điều khiển vector tựa theo từ thông rotor.<br />
- FPGA, lập trình bộ điều khiển PID số.<br />
- Matlab Simulink.<br />
b. Phương pháp nghiên cứu<br />
- Nghiên cứu lý thuyết, tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề<br />
tài, xây dựng đƣợc nội dung cần trình bày trong luận văn.<br />
- Tính toán dựa trên lý thuyết đƣa ra các hệ thống điều khiển.<br />
- Mô phỏng các kết quả đạt đƣợc trên Matlab Simulink.<br />
- Thiết kế phần cứng dựa trên mô hình đã tính toán đƣợc.<br />
<br />