BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
NGUYỄN DUY HẢO<br />
<br />
TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH TỔNG THỂ CỦA<br />
DẦM THÉP CÓ KỂ ĐẾN CÁC ĐIỀU KIỆN<br />
BIÊN VÀ PHÂN PHỐI NỘI LỰC THEO<br />
TIÊU CHUẨN EUROCODE 3<br />
Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp<br />
Mã số: 60.58.02.08<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT<br />
<br />
Đà Nẵng - Năm 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Phạm Văn Hội<br />
<br />
Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Quang Viên<br />
Phản biện 2: TS. Trần Quang Hưng<br />
<br />
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt<br />
nghiệp thạc sĩ Ngành Kỹ thuật xây dựng công trình dân dụng và công<br />
nghiệp họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 26 tháng 12 năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại:<br />
- Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng<br />
<br />
1<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Đề tài luận văn “Tính toán ổn định tổng thể của dầm thép có<br />
kể đến các điều kiện biên và phân phối nội lực theo tiêu chuẩn<br />
Eurocode 3 ” nhằm tìm hiểu đặc điểm làm việc, ứng xử của các bộ<br />
phận, cách tính, lập quy trình tính toán ổn định tổng thể của dầm thép<br />
có kể đến điều kiện biên và phân phối nội lực theo tiêu chuẩn<br />
Eurocode 3, trên cơ sở đó so sánh với cách tính theo Tiêu Chuẩn thiết<br />
kế kết cấu thép của Việt Nam TCVN 5575:2012.<br />
2. Mục tiêu nghiên cứu<br />
- Tìm hiểu đặc điểm làm việc, ứng xử các bộ phận của dầm<br />
thép;<br />
- Tìm hiểu, lập quy trình và cách tính toán ổn định tổng thể<br />
cho dầm thép có kể đến điều kiện biên và phân phối nội lực theo tiêu<br />
chuẩn Eurocode 3.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
- Đối tượng nghiên cứu: dầm thép<br />
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn này, giới hạn việc tính toán ổn<br />
định tổng thể kết cấu dầm thép có kể đến điều kiện biên và phân phối<br />
nội lực theo tiêu chuẩn Eurocode 3; qua đó đưa ra quy trình tính toán<br />
ổn định tổng thể kết cấu dầm thép liên tục có kể đến điều kiện biên và<br />
phân phối nội lực theo tiêu chuẩn Eurocode 3.<br />
4. Phương pháp nghiên cứu<br />
4.1. Phương pháp lý thuyết<br />
+ Thu thập các tài liệu tổng quan lý thuyết tính toán ổn định<br />
tổng thể kết cấu dầm thép hiện nay ở nước ta;<br />
+ Thu thập tài liệu về lý thuyết tính toán ổn định tổng thể kết<br />
cấu dầm thép liên tục có kể đến điều kiện biên và phân phối nội lực<br />
theo tiêu chuẩn Eurocode 3.<br />
<br />
2<br />
4.2. Phương pháp số<br />
Tiến hành các ví dụ bằng số để minh họa tính toán ổn định<br />
tổng thể kết cấu dầm thép liên tục có kể đến điều kiện biên và phân<br />
phối nội lực theo tiêu chuẩn Eurocode 3;<br />
5. Cấu trúc luận văn<br />
Với mục đích và tiêu chí nêu trên, luận văn dự kiến bao gồm<br />
phần mở đầu, phần kết luận kiến nghị và 3 chương chính sau đây:<br />
- Chương 1: Tổng quan về dầm thép và ổn định kết cấu<br />
- Chương 2: Lý thuyết tính toán ổn định tổng thể dầm thép<br />
- Chương 3: Ví dụ tính toán<br />
<br />
3<br />
CHƯƠNG I<br />
<br />
TỔNG QUAN VỀ DẦM THÉP VÀ ỔN ĐỊNH KẾT CẤU<br />
1.1. TỔNG QUAN VỀ DẦM THÉP<br />
1.1.1. Đặc điểm của dầm thép<br />
Kết cấu dầm thép được sử dụng rộng rãi nhờ có ưu điểm:<br />
cường độ lớn, độ tin cậy cao, trọng lượng nhẹ, chịu lực tốt, cấu tạo<br />
tương đối đơn giản và chi phí không lớn nên phù hợp với sản xuất<br />
công nghiệp.<br />
1.1.2. Các loại dầm thép trong xây dựng<br />
a. Dầm định hình<br />
b. Dầm tổ hợp<br />
c. Dầm bụng khoét lỗ<br />
d. Dầm bụng sóng<br />
e. Dầm cánh rỗng<br />
1.2. KHÁI NIỆM VỀ ỔN ĐỊNH KẾT CẤU<br />
1.2.1. Khái niệm chung<br />
Theo giáo trình sức bền vật liệu – PGS.TS Lê Ngọc Hồng: độ<br />
ổn định của kết cấu là khả năng duy trì, bảo toàn được dạng cân bằng<br />
ban đầu trước các nhiễu động có thể xảy ra.<br />
1.2.2. Các dạng mất ổn định<br />
- Mất ổn định về vị trí.<br />
- Mất ổn định về dạng cân bằng ở trạng thái biến dạng.<br />
a. Hiện tượng mất ổn định vị trí<br />
Xảy ra khi toàn bộ công trình được xem là tuyệt đối cứng,<br />
không thể giữ nguyên được vị trí ban đầu mà buộc phải chuyển sang<br />
vị trí khác.<br />
b. Hiện tượng mất ổn định về dạng cân bằng trong trạng thái<br />
biến dạng<br />
Xảy ra khi biến dạng ban đầu của vật thể tương ứng với tải<br />
<br />