intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây cơ sở hạ tầng: Nghiên cứu giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh

Chia sẻ: Kiều Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

33
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn là khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng về tình hình giao thông tại thị trấn sinh thái Quốc Oai. Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp quy hoạch cho hệ thống giao thông tại thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây cơ sở hạ tầng: Nghiên cứu giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG ĐỖ VĂN PHÚ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI * KHÓA 2014 - 2016* NGÀNH KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ ĐỖ VĂN PHÚ NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐC OAI HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CƠ SỞ HẠ TẦNG Hà Nội - 2016
  2. LỜI CÁM ƠN  Trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của Khoa Đào tạo sau đại học, của các Nhà giáo đã tận tình trang bị cho tôi kiến thức để tự tin bước vào công tác và hoạt động nghề nghiệp. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Ban chủ nhiệm khoa Sau Đại học đã giúp đỡ tôi thực hiện, hoàn thành luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới TS.Phạm Hữu Đức - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, học tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường, đã nhiệt tình hướng dẫn và giảng dạy những kiến thức bổ ích cho chúng tôi suốt khóa học. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2016 Học viên Đỗ Văn Phú
  3. LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Đỗ Văn Phú
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ CN Công nghiệp CCN Cụm công nghiệp TTST Thị trấn sinh thái TT Thị trấn CTR Chất thải rắn QH Quy hoạch QHC Quy hoạch chung CSDL Cơ sở dữ liệu VTCC Vận tải công cộng KCN Khu công nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp TL Tỉnh lộ GT Giao thông BX Bến xe KT - XH Kinh tế - xã hội GTCC Giao thông công cộng GTVT Giao thông vận tải TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TOD Transit Oriented Development
  5. DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Số hiệu hình Tên hình Hình 1. 1 Sơ đồ vị trí và mối liên hệ vùng TTST Quốc Oai Hình 1. 2 Vị trí TTST Quốc Oai Hình 1. 3 Hệ thống sông chính của TTST Quốc Oai Hình 1. 4 Hiện trạng hệ thống giao thông TTST Quốc Oai Hình 1. 5 Giao thông đường bộ TTST Quốc Oai Hình 1.6 Đồ họa thể hiện sự phát triển của phương tiện giao thông ở Hà Nội Hình 1.7 Người dân sử dụng xe đạp và xe đạp điện tại TTST Quốc Oai Hình 1.8 Điểm dừng đón xe bus tại TTST Quốc Oai Hình 2. 1 Bản đồ QH sử dụng đất và phân khu TTST Quốc Oai đến năm 2030 Hình 2. 2 Một bãi để xe đạp ngoài trời ở thành phố Copenhagen Hình 2. 3 Hệ thống tàu điện ngầm (MRT) đóng vai trò quan trọng trong giao thông tại Singapore Hình 2. 4 Business Park giúp Singapore giữ lại được những công trình tự nhiên có giá trị. Hình 2. 5 Phương tiện xe Bus sử dụng nhiên liệu sạch tại TPHCM Hình 2. 6 Dải phân cách Đại lộ Võ Văn Kiệt được trồng cỏ và cây xanh Hình 3. 1 Sơ đồ phân khu vực theo chức năng chính Hình 3. 2 Các trục giao thông TTST Quốc Oai Hình 3. 3 Hệ thống các trục giao thông kết hợp cây xanh, mặt nước Hình 3. 4 Mạng lưới xanh Hình 3. 5 Hài hòa tổ hợp dân cư hiện hữu và mới Hình 3. 6 Mô hình nút giao thông xanh Hình 3. 7 Hệ thống cộng đồng bền vững Hình 3. 8 Mạng lưới du lịch đa dạng Hình 3. 9 Sơ đồ tái cơ cấu công nghiệp Hình 3. 10 Mô hình năng lượng tự túc Hình 3. 11 Sơ đồ tiếp cận ga hành khách Hình 3. 12 Hệ thống điểm trạm xe bus Hình 3. 13 Sơ đồ tuyến giao thông thân thiện Hình 3. 14 Minh họa tuyến giao thông dành riêng cho xe bus Hình 3. 15 Mô hình điểm chờ xe bus thân thiện môi trường Hình 3. 16 Minh họa tuyến giao thông dành riêng cho xe đạp Hình 3. 17 Minh họa bãi đỗ xe dành riêng cho xe đạp Hình 3. 18 Dải phân cách cho người đi bộ
  6. Hình 3. 19 Cầu vượt và hầm qua đường cho người đi bộ Hình 3. 20 Minh họa bãi đỗ xe kết hợp không gian xanh Hình 3. 21 Sử dụng nền thực vật kết hợp bê tông tại điểm đỗ xe
  7. Mục lục: MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................ 3 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. ................................................... 3 Một số khái niệm khoa học được sử dụng trong luận văn ......................... 3 Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 4 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG I-THỰC TRẠNG HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐCOAI…………………………………………………….6 1.1. Giới thiệu chung về thị trấn sinh thái Quốc Oai .................................. 6 1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 6 1.1.2. Điều kiện tự nhiên ............................................................................... 7 1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................... 10 1.1.4. Hiện trạng hạ tầng kinh tế - xã hội ..................................................... 11 1.2.Hiện trạng giao thông thị trấn Quốc Oai ............................................ 13 1.2.1. Giao thông đường bộ ......................................................................... 13 1.2.2.Giao thông cá nhân trong TTST Quốc Oai. ........................................ 17 1.2.3.Giao thông công cộng trong TTST Quốc Oai. .................................... 18 1.2.4. Đánh giá chung hệ thống giao thông thị trấn Quốc Oai...................... 21
  8. CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIAO THÔNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐC OAI HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH ............................................................................................................. 23 2.1. Cơ sở lý luận để phát triển hệ thống giao thông thị trấn Quốc Oai hướng đến đô thị xanh ............................................................................... 23 2.1.1. Một số tiêu chí về phát triển đô thị xanh ............................................ 23 2.1.2. Nguyên tắc quy hoạch hệ thống giao thông đô thị theo mục tiêu phát triển đô thị xanh .......................................................................................... 27 2.1.3. Vai trò của hệ thống giao thông trong phát triển đô thị xanh.............. 30 2.1.4. Các yếu tố cấu thành hệ thống giao thông trong đô thị xanh .............. 31 2.2. Cơ sở pháp lý để phát triển hệ thống giao thông đô thị hướng tới đô thị xanh .................................................................................................. 35 2.2.1. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến 2050 .............................................................................................. 35 2.2.2. Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 ........ 37 2.2.3. Hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến quy hoạch giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh. ............................................ 47 2.3. Kinh nghiệm thế giới về quy hoạch giao thông trong đô thị xanh. ... 51 2.3.1.Kinh nghiệm các nước phát triển. ....................................................... 51 a.Kinh nghiệm của Curitiba -Brazil ............................................................. 51 2.3.2. Kinh nghiệm các nước trong khu vực ................................................ 56 2.3.3.Kinh nghiệm các thành phố trong nước .............................................. 60 2.3.4.Những bài học rút ra cho thị trấn sinh thái Quốc Oai .......................... 63 CHƯƠNG 3 – ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUY HOẠCH HỆ THỐNG GIAO THÔNG THỊ TRẤN SINH THÁI QUỐC OAI HƯỚNG TỚI ĐÔ THỊ XANH ............................................................................................................. 67
  9. 3.1. Nguyên tắc và quan điểm quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng đến đô thị xanh. .............................................. 67 3.2. Đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh ............................................................... 68 3.2.1. Giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông đô thị kết hợp mạng lưới xanh và cộng đồng bền vững. ...................................................................... 69 3.2.2. Giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông công cộng .......................... 77 3.2.3. Giải pháp tăng cường giao thông xe đạp ............................................ 86 3.3.4. Giải pháp tăng cường giao thông đi bộ ............................................... 93 3.3.5. Giải pháp đỗ xe cho thị trấn sinh thái Quốc Oai................................. 95 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 98 1.Kết luận .................................................................................................... 98 2.Kiến nghị .................................................................................................. 98 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................ 100
  10. 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, quá trình phát triển kinh tế xã hội một cách nhanh chóng đã kéo theo sự gia tăng ô nhiễm môi trường và sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Bảo vệ môi trường và phát triển đô thị xanh, sạch, đẹp trở thành vấn đề vừa mang tính toàn cầu vừa có tính riêng của từng đô thị. Tùy thuộc vào điều kiện địa lý tự nhiên và kinh tế phát triển, mỗi khu vực có hướng đi riêng nhưng đều nhằm mục đích bảo vệ “ngôi nhà chung”. Thị trấn sinh thái Quốc Oai đang trên đà phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa với tốc độ cao. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội định hướng tới năm 2020 được xây dựng dựa trên quan điểm cơ bản là “phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường”. Việc phát triển đô thị Quốc Oai phải được thể hiện trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế xã hội, hạ tầng kỹ thuật của từng ngành. Có quy hoạch hạ tầng kỹ thuật tốt mới xây dựng phát triển tốt đô thị, thực hiện được chiến lược phát triển bền vững. Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia(2003), định hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050, trong đó yêu cầu xây dựng, phát triển công trình xanh, đô thị xanh, đô thị sinh thái ( eco-city) nhằm hướng đến mục tiêu phát triển đô thị Việt Nam nhanh và bền vững. Như vậy phát triển “đô thị xanh” là một trong những giải pháp giúp các đô thị Việt Nam góp phần vào việc phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường sống, thân thiện với môi trường. Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã khẳng định cần tạo lập hành lang xanh dọc các con sông gắn với các
  11. 2 lõi xanh, trục xanh, các không gian mở khu vực hồ Tây và không gian xanh mở tại các vùng nông thôn, cây xanh trong các khu bảo tồn tự nhiên, cây xanh đường phố. Vấn đề cần quan tâm là phát triển giao thông xanh. Giao thông Hà Nội đang chịu nhiều quá tải và là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Phương tiện giao thông hiện có, với 4 triệu xe máy (chiếm 1/3 cả nước, tập trung tới 60% ở khu trung tâm), với khoảng 400 nghìn ôtô (chiếm 1/6 cả nước)… đang là những thực trạng cần phải giải quyết. Trong khi đó mạng đường đang quá ít, chỉ chiếm khoảng 8% diện tích xây dựng đô thị.Do vậy, để có một đô thị xanh, rõ ràng Hà Nội phải quan tâm nhiều hơn nữa để có giao thông xanh xứng tầm với Thủ đô.[12] Hiện tại, thị trấn Quốc Oai nằm trong khu vực hành lang xanh giữa sông Đáy và sông Tích. Thực trạng phát triển của khu vực này gặp phải một số hạn chế hướng tới phát triển đô thị mang tính bền vững trong tương lai. Một trong những vấn đề cốt lõi chính là giải pháp phát triển giao thông, tìm kiếm mô hình quy hoạch giao thông để hướng tới đô thị xanh là điều cần thiết. Định hướng thị trấn Quốc Oai hướng tới đô thị xanh sẽ là cơ sở, cung cấp kinh nghiệm cho các đô thị khác học hỏi, tiếp tục phát triển và nhân rộng mô hình cho các đô thị Việt Nam. Chính vì vậy, đề tài “ Nghiên cứu giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh” là thiết thực và cần thiết. Mục tiêu nghiên cứu - Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng về tình hình giao thông tại thị trấn sinh thái Quốc Oai. - Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp quy hoạch cho hệ thống giao thông tại thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh.
  12. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai. - Phạm vi nghiên cứu theo không gian: toàn bộ ranh giới thị trấn sinh thái Quốc Oai. - Phạm vi nghiên cứu theo thời gian: theo giai đoạn quy hoạch thị trấn sinh thái Quốc Oai đến năm 2030. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra khảo sát, thu thập số liệu; - Phương pháp phân tích, so sánh; - Phương pháp tổng hợp; - Phương pháp kế thừa; Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. Luận văn đưa ra những giải pháp trong việc quy hoạch hệ thống giao thông của thị trấn sinh thái Quốc Oai theo định hướng đô thị xanh nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng tình hình giao thông tại thị trấn Quốc Oai. Ngoài ra, đề tài còn là cơ sở cho các đô thị khác tại Việt Nam tham khảo với mục tiêu hướng tới phát triển đô thị xanh. Một số khái niệm khoa học được sử dụng trong luận văn Khái niệm về đô thị sinh thái : Theo định nghĩa của Tổ chức Sinh thái đô thị của Úc thì “Một thành phố sinh thái là thành phố đảm bảo sự cân bằng với thiên nhiên”, hay cụ thể hơn là sự định cư cho phép các cư dân sinh sống trong điều kiện chất lượng cuộc
  13. 4 sống nhưng sử dụng tối thiểu các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Theo quan điểm của Richard Register về các thành phố sinh thái bền vững, thì đó là các đô thị mật độ thấp, dàn trải, được chuyển đổi thành mạng lưới các khu dân cư đô thị mật độ cao hoặc trung bình có quy mô giới hạn được phân cách bởi các không gian xanh. Hầu hết mọi người sinh sống và làm việc trong phạm vi khoảng cách đi bộ và đi xe đạp. Theo GS.TS.KTS.Nguyễn Hữu Dũng: “Đô thị sinh thái được hiểu là một đô thị mà trong quá trình tồn tại và phát triển đô thị, không làm cạn kiệt nguồn tài nguyên, không làm suy thoái môi trường, không gây tác động xấu đến vệ sinh, sức khỏe cộng đồng và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cư dân đô thị”.[3] Khái niệm về đô thị xanh: Theo ông Lootah, chủ tịch chính quyền vùng Dubai thì: “Đô thị xanh là một nhận thức toàn cầu hiện đại, rút ra từ thực tế và ý tưởng từ thành phố bền vững môi trường. Đô thị xanh có giao thông bền vững, xanh hóa thành phố, phát triển sử dụng năng lượng tái sinh và phát triển kinh tế xanh.”[5] Theo GS.TSKH.Phạm Ngọc Đăng thì “Đô thị xanh là đô thị được thiết kế và xây dựng trong điều kiện xem xét các tác động môi trường ở vị trí hàng đầu, không những chú ý đến sự thịnh vượng cuộc sống của dân cư, giảm thiểu nhu cầu tài nguyên đầu vào của đô thị, nhu cầu đối với nguồn nước, năng lượng vật liệu và thực phẩm mà còn phải đảm bảo thành phố sản sinh ra chất thải ô nhiễm môi trường ít nhất, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo đảm không khí sạch, nước sạch, đất sạch và điều kiện sống tốt nhất cho dân cư” [4]. Cấu trúc luận văn
  14. 5 Luận văn gồm phần Mở đầu, phần Kết luận-Kiến nghị và phần Nội dung bao gồm ba chương. Chương 1: Thực trạng hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai. Chương 2: Cơ sở khoa học đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới đô thị xanh. Chương 3: Đề xuất giải pháp quy hoạch hệ thống giao thông thị trấn sinh thái Quốc Oai hướng tới giao thông của đô thị xanh.
  15. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: digilib.hau@gmail.com TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
  16. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Với các tiêu chí về giao thông trong đô thị xanh và ví dụ thực tế, bài học các nước Singapore, Pháp, Đan Mạch...là cơ sở khoa học và kinh nghiệm quy báu để áp dụng và hoàn thiện cho hệ thống giao thông thị trấn Quốc Oai. Các định hướng quy hoạch và giải pháp đề xuất trong luận văn nhằm xây dựng thị trấn sinh thái Quốc Oai đạt được các mục tiêu và tầm nhìn đã xác định, góp phần giải quyết một số vấn đề còn tồn tại và đưa ra những giải pháp phát triển, tìm kiếm mô hình quy hoạch giao thông thân thiện với môi trường, đặt mục tiêu đến năm 2030 thị trấn Quốc Oai sẽ trở thành một đô thị xanh. Tác giả có một số đề xuất và kiến nghị sau: Hoàn thiện quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị theo hướng đô thị xanh, đề xuất giải pháp nâng cấp các tuyến đường hiện hữu, quy hoạch các trục đường mới, phát triển giao thông công cộng với hệ thống đường và ga đường sắt, hệ thống xe buýt. Cải thiện dịch vụ và cơ sở hạ tầng vận tải công cộng như tăng cường bến đỗ, các bến thuận lợi và dễ tiếp cận cho người sử dụng. Đề xuất giải pháp phát triển giao thông bằng xe đạp, đi bộ, thiết kế hạ tầng giao thông cho phương tiện xe đạp, bãi đỗ xe đạp. Xây dựng phố an toàn cho người đi bộ. 2.Kiến nghị Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị như sau:
  17. a.Thị trấn Quốc Oai cần xây dựng chính sách quản lý định hướng phát triển giao thông đô thị theo định hướng đô thị xanh để từ đó có thể thực hiện và thúc đẩy nhanh hơn các kế hoạch trở thành đô thị xanh. b.Khuyến khích quy hoạch giao thông kết hợp với trục không gian cây xanh, mặt nước. c.Chú trọng phát triển giao thông công cộng. Xây dựng các ga hàng khách với bán kính phù hợp cho người dân đi bộ, đi xe đạp.Cải tiến chất lượng phục vụ hệ thống GTCC. d.Quy hoạch xây dựng các tuyến đi xe đạp, đi bộ với các tiện ích kèm theo để khuyến khích, tạo thói quen cho người dân. e. Quy hoạch xây dựng các bãi đỗ xe tập trung kết hợp giải pháp kiến trúc xanh cho công trình. Trước mắt, nên ưu tiên cải thiện chất lượng mạng lưới (tối ưu hóa việc khai thác mạng lưới hiện hữu) hơn là việc cải thiện chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, nên tập trung vào việc kết nối tốt giữa các phương thức giao thông, tần suất, tốc độ vận doanh, giờ phục vụ và cấu trúc của mạng lưới. Sự kết hợp giữa quy hoạch đô thị (không gian công cộng, phố đi bộ...) và giao thông cần được nghiên cứu ở nhiều mức độ: khi lập quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông, khi nghiên cứu các dự án cải tạo đô thị, khi nghiên cứu xây dựng nhà ga và trạm trung chuyển. Không gian công cộng và các quy hoạch khác xung quanh các nút giao thông cũng là một phần trong hành trình của hành khách, góp phần tăng sức hấp dẫn của mạng lưới. Đảm bảo chất lượng dịch vụ cao và đồng bộ trên toàn mạng lưới giao thông.
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Giao thông vận tải (1999), “Chiến lược phát triển và các giải pháp hiện đại hóa trong giao thông đô thị ở các thành phố lớn Việt Nam”, Chương trình Khoa học công nghệ cấp Nhà nước-KHCN 10.02. 2. GS.TS.KTS. Nguyễn Hữu Dũng, KS. Nguyễn Đức Toàn (2010), “Đánh giá tình hình sử dụng năng lượng tại các khu đô thị mới, khu dân cư, kiến nghị giải pháp đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và đề xuất tiêu chí đánh giá đô thị kiểu mẫu về tiết kiệm năng lượng”, Đề tài nghiên cứu khoa học, Bộ Xây dựng. 3. GS.TS.KTS.Nguyễn Hữu Dũng, KS.Nguyễn Đức Toàn (2011), “Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững”, Giáo trình giảng dạy, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. 4. GS.TSKH.Phạm Ngọc Đăng (2012), “Bàn về xây dựng phát triển đô thị Xanh ở Việt Nam”, Hội Môi trường Xây dựng Việt Nam. 5. GS.TSKH.Phạm Ngọc Đăng (2013), “Các giải pháp thiết kế công trình xanh ở Việt Nam”, Nhà xuất bản Xây Dựng, Hà Nội. 6. Đỗ Thị Hân, Dương Hiểu Quang (2010), “ Nghiên cứu giao thông xe máy và các biện pháp cải thiện giao thông tại Hà Nội”, Tạp chí giao thông vận tải. 7. TS.Nguyễn Ngọc Quang (2013), “Thúc đẩy chuyển đổi từ phương tiện cá nhân sang giao thông công cộng”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, (số 8). 8. Đinh Quốc Thái (2009), “Nghiên cứu và xây dựng khung tiêu chí quy hoạch giao thông đô thị theo mục tiêu phát triển bền vững”, Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Đại học kiến trúc Hà Nội.
  19. 9. TS.Vũ Anh (2011), “Nghiên cứu quy hoạch phát triển hệ thống giao thông công cộng thành phố Hà Nội theo mục tiêu đô thị phát triển bền vững”, luận án tiến sỹ chuyên ngành Kỹ thuật hạ tầng đô thị. 10. PGS.TS Lưu Đức Hải (2011), “Đô thị sinh thái trong phát triển đô thị Việt Nam”, Tạp chí Quy hoạch Quy hoạch đô thị số 05. 11. Nguyễn Đức Toàn (2014),“Nghiên cứu đề xuất giải pháp cho hệ thống giao thông đô thị Linh Đàm hướng tới đô thị Xanh”, Luận văn thạc sỹ Kỹ thuật hạ tầng đô thị, Đại học kiến trúc Hà Nội. 12. Perkins Eastman Architects, POSCO E&C CO., Ltd, JINA Architects.,Ltd, Viện Kiến trúc, Quy hoạch đô thị và nông thôn,Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội (2011), “Đồ án Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050”. 13. Trung tâm Kiến trúc Quy hoạch Hà Nội- Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn- Bộ Xây dựng, “Đồ án Quy hoạch chung thị trấn sinh thái Quốc Oai, Huyện Thạch Thất và Quốc Oai, Thành phố Hà Nội,Đến năm 2030”. Tiếng Anh 14. Andrea Cinquina (Lund University); “Sustainable public urban transport systems: The case of Curitiba”. 15. Phil Sayeg (2009), “Hệ thống giao thông thông minh, Hội nghị bàn tròn về giao thông vận tải Australia.” 16. Robert Cervero (2011), “Tìm kiếm sự hài hòa cho giao thông công cộng”, Tạp chí Khoa học và Phát triển. Trang thông tin điện tử 17. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/giao-thong/chuyen-gia-giao-thong-5- 10-nam-nua-ha-noi-moi-co-the-han-che-xe-ca-nhan-3335442.html.
  20. 18. http://mag.ashui.com/chuyenmuc/quy-hoach-do-thi/12044-phat-trien-do- thi-xanh-tai-viet-nam.html
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2