intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu xây dựng định mức và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

33
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là thông qua các kết quả phân tích thống kê các biến động về giá trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay để xuất các định mức, đơn giá cho công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo trì dường bộ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: Nghiên cứu xây dựng định mức và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh

  1. ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHAN THANH TÙNG NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ CHO HỆ THỐNG ĐƯỜNG TỈNH VÀ ĐƯỜNG HUYỆN THUỘC ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành : Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số : 85.80.205 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Đà Nẵng - Năm 2019
  2. Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ Phản biện 1: TS. NGUYỄN VĂN CHÂU Phản biện 2: TS. TRẦN TRUNG VIỆT Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật Xây dựng công trình giao thông họp tại Trường Đại học Bách khoa vào ngày 23 tháng 11 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại - Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa - Thư viện khoa Xây dựng Cầu đường trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN
  3. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đối với công trình xây dựng giao thông sau khi hoàn thành, đưa vào vận hành khai thác đều chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi các yếu tố tác động như tải trọng, tốc độ vận chuyển của các phương tiện vận tải và các yếu tố tự nhiên cũng như công tác tổ chức khai thác, điều đó dẫn tới các hư hỏng và làm suy giảm năng lực phục vụ ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng đảm bảo kỹ thuật ATGT của các công trình giao thông đường bộ. Do đó hình thành đề tài “Nghiên cứu xây dựng định mức và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh” nhằm đánh giá lại thực trạng việc áp dụng các định mức đơn giá cho công tác bảo trì, khai thác các tuyến đường giao thông đường bộ hiện nay và đề xuất bộ đơn giá định mức mới áp dụng hiệu quả trên địa bàn tỉnh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đơn giá các mặt hàng, các loại vật liệu, nhân công máy móc dùng trong công tác bảo trì đường bộ trên địa bàn tỉnh trà vinh. Vốn bảo trì đường bộ 2.2. Phạm vi nghiên cứu Mạng lưới đường bô trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Thống kê phân tích các biến động về giá trên địa bàn 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Thông qua các kết quả phân tích thống kê các biến động về giá trên địa bàn tỉnh từ năm 2016 đến nay để xuất các định mức, đơn
  4. 2 giá cho công tác bảo trì đường bộ cho hệ thống đường tỉnh, đường huyện thuộc địa bàn tỉnh Trà Vinh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả bảo trì dường bộ 3.2. Mục tiêu cụ thể Đề xuất bộ định mức và đơn giá cho công tác bảo trì công trình đường bộ tỉnh Trà Vinh. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác bảo trì đường bộ 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu trên các cơ sở khoa học: Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, điều tra xã hội học, đánh giá thực trạng công tác bảo trì giao thông đường bộ. Thu thập số liệu, dữ liệu từ các sở Tài Chánh, kho bạc, UBND tỉnh Trà Vinh, Ban An toàn giao thông tỉnh và các Sở, ngành liên quan. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của Luận văn đã góp phần vào xây dựng cơ sở khoa học cho công tác bảo trì và khai thác đường ở tỉnh Trà Vinh. - Ý nghĩa thực tiễn: Một số nội dung về bảo trì đường và định mức được đề cập trong Luận văn có giá trị tham khảo cho người xem trong việc đề xuất các giải pháp nâng chất lượng bảo trì và hiểu rỏ hơn định mức đang sử dụng 6. Nội dung nghiên cứu Chương 1: Tổng quan công tác bảo trì đường bộ Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác bảo trì đường bộ tỉnh trà vinh Chương 3: Xây dựng bộ định mức và một số giải pháp nâng cao hiệu quả bảo trì đường bộ
  5. 3 Chương 1 TỔNG QUAN CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 1.1. Công trình đường bộ và công tác bảo trì công trình đường bộ 1.1.1 Công trình đường bộ Công trình đường bộ được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu vận chuyển của nền kinh tế Phân loại công trình đường bộ: Theo cấp quản lý, theo tính chất phục vụ, theo nguồn vốn sở hữu, theo cấp kỹ thuật của đường, theo kết cấu mặt đường, theo công năng sử dụng. 1.1.2 Khái niệm về công trình đường bộ và đặc điểm của công trình đường bộ đến công tác bảo trì Khái niệm về công trình đường bộ. bao gồm Đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ. Đặc điểm của công trình đường bộ đến công tác bảo trì. - Tính hệ thống, liên hoàn, - Chịu sự tác động mạnh của tự nhiên, - Thời gian tồn tại lâu dài, - Mang tính chất hàng hóa công cộng không thuần túy, - Lợi ích mang lại thường phát huy trong thời gian dài. 1.2 Bảo trì công trình đường bộ 1.2.1 Các khái niệm về công tác bảo trì đường bộ, định mức, đơn giá, vốn và dự toán cấp phát vốn bảo trì đường bộ Là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Định mức là quy định mức hao phí cần thiết về vật liệu, nhân công và máy móc thi công để hoàn thành một đơn vị khối lượng nào đó
  6. 4 Phương pháp thống kê là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập về hao phí thời gian (sản lượng) thực tế để hoàn thành công việc theo từng thời điểm, công đoạn khác nhau. Phương pháp phân tích là phương pháp xây dựng mức bằng cách phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ quá trình quan trắc, phân tích của từng thông số môi trường, bước công việc được định mức và tính toán đến các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình kỹ thuật cũng như vật tư tiêu hao. Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập được trong khảo sát hoặc qua phiếu điều tra Đơn giá là chi phí cho một đơn vị công việc. Chi phí cơ bản trực tiếp của đơn giá là đơn giá vật liệu, đơn giá nhân công và đơn giá ca máy. Cần phân biệt giữa đơn giá công việc và đơn giá hao phí của định mức. 1.2.2. Nội dung công tác bảo trì công trình đường bộ - Kiểm tra công trình đường bộ - Quan trắc công trình đường bộ - Kiểm định xây dựng công trình đường bộ - Bảo trì sửa chữa thường xuyên và định kỳ. - Bảo trì dự phòng và bảo trì sửa chữa 1.2.3 Công tác bảo trì thường xuyên đường ôtô bao gồm các công tác Nền đường Lề đường Hàng cây ở hai bên đường Rãnh thoát nước Cống thoát nước Tương chắn đất Đường tràn và đường ngầm
  7. 5 Bảo trì thường xuyên hệ thống báo hiệu đường bộ Bảo trì thường xuyên mặt đường 1.3 Kinh nghiệm một số nước về huy động và sử dụng vốn bảo trì đường bộ 1.3.1 Kinh nghiệm Ấn Độ trong bảo trì đường bộ 1.3.2 Kinh nghiệm Nhật Bản trong bảo trì đường bộ 1.3.3 Kinh nghiệm Mỹ trong bảo trì đường bộ 1.3.4 Kinh nghiệm Hàn Quốc trong bảo trì đường bộ Kết hợp hài hòa giữa nhà nước và tư nhân 1.4 Huy động và sử dụng vốn bảo trì đường bộ ở nước ta Hiện nay, vốn cho bảo trì đường bộ (BTĐB) tại Việt Nam chủ yếu từ các nguồn: - Nguồn kinh phí của Quỹ Bảo trì đường bộ bao gồm nguồn kinh phí của quỹ trung ương và nguồn kinh phí của quỹ địa phương; trong đó, quỹ trung ương gồm: Ngân sách trung ương cấp từ nguồn thu phí sử dụng đường bộ nộp ngân sách trung ương (65% tổng số dự toán thu phí sử dụng đường bộ cả nước); ngân sách trung ương cấp bổ sung cho quỹ trung ương; các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. - Các nguồn huy động vốn khác. 1.5. Về việc áp dụng các định mức, đơn giá và sử dụng vốn cho công tác bảo trì đường bộ thuộc tỉnh Trà Vinh Hiện tại, lập dự toán định mức, đơn giá và sử dụng vốn cho công tác bảo trì đường bộ thuộc tỉnh Trà Vinh đang sử dụng định mức theo 3409/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 9 năm 2014 ban hành định mức bảo trì thường xuyên đường bộ [1]. Tuy nhiên việc sử dụng bộ định mức này còn bộc lộ nhiều bất cập như: còn thiếu các định mức sử dụng bê tông nhựa nguội (BTNN) dùng trong công tác bảo trì mặt đường, chi
  8. 6 phí vận chuyển vật liêu được sử dụng theo giá trị trung bình trong toàn tỉnh, đơn giá nhân công quá cũ, đơn giá máy móc không phù hợp với giá nhiên liệu và năng lực hoạt động của máy thi công. 1.6. Kết luận - Sự suy giảm chất lượng của đường ô tô tăng tốc độ theo thời gian vì vậy công tác sửa chữa bảo trì cầu đường cũng cần được duy trì thường xuyên liên tục. - Nhìn chung các công trình sửa chữa trên địa bàn Tỉnh Trà Vinh được thực hiện theo đúng trình tự, áp dụng đúng định mức, đơn giá và chấp hành nghiêm chỉnh các quy trình, quy phạm và các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác sửa chữa, bảo trì còn các công trình đều đảm bảo yêu cầu kỹ thuật theo hồ sơ thiết kế được duyệt nhưng nguồn vốn cho sửa chữa, bảo trì còn chưa kịp thời, ít, không đảm bảo cho công tác bảo trì bảo trì đường bộ. Ngoài ra một số định mức không còn phù hợp với thực tế khai thác ở địa phương. - Từ năm 2013 trở lại đây, công tác huy động vốn cho bảo trì đường bộ đã tăng theo từng năm tuy nhiên, chưa đủ để khắc phục các hư hỏng đang tồn tại do Trà Vinh là một tỉnh nghèo nên vốn phân chia cho công tác bảo trì thường xuyên rất hạn chế chủ yếu từ nguồn vốn do trung ương cấp hơn nửa trong một thời gian dài chỉ chú trọng công tác xây dựng cơ bản mà không chú trọng nhiều đến công tác duy tu bảo trì thường xuyên hệ thống cầu đường bộ nên dẫn đến tình trạng hư hỏng đang ngày càng trở nên trầm trọng hơn.
  9. 7 Chương 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ TỈNH TRÀ VINH 2.1. Khái quát mạng lưới đường bộ tỉnh Trà Vinh Trà Vinh là một tỉnh nằm phía Đông đồng bằng sông Cửu Long có vị trí tọa độ giới hạn từ 9°31'46" đến 10°4'5" vĩ độ Bắc và từ 105°57'16" đến 106°36'04" kinh độ Đông. Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía Đông Bắc giáp tỉnh Bến Tre ngăn cách bởi sông Cổ Chiên (một nhánh sông Tiền), phía Tây Nam giáp tỉnh Sóc Trăng ngăn cách bởi sông Hậu, Nam và Đông Nam giáp biển Đông với hơn 65 km bờ biển, nơi có 2 cửa sông (Cổ Chiên và Định An). 2.1.1 Hiện trạng mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Hình 2. 1 Bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Trà Vinh
  10. 8 2.1.2. Hệ thống đường bộ a. Về Quốc lộ (1) Quốc lộ 53: Là tuyến đường huyết mạch nối từ QL1 (Vĩnh Long) qua nhiều trung tâm kinh tế xã hội của tỉnh Trà Vinh và đấu nối vào QL54 tại xã Tập Sơn, huyện Trà Cú và cũng là tuyến đối ngoại độc đạo của tỉnh. (2) Quốc lộ 54: Là tuyến đường trục ngang nối từ phà Vàm Cống (tỉnh Đồng Tháp), cắt qua QL1 địa phận tỉnh Vĩnh Long và kết thúc tại thành phố Trà Vinh (giao với QL53) với tổng chiều dài 152 km. (3) Quốc lộ 60: Được xác định là tuyến trục dọc ven biển: Bắt đầu từ ngã ba Trung Lương (QL1) qua các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng để giáp nối lại QL1. b. Đường tỉnh (1) ĐT.911: dài 36,4km, điểm đầu giao ĐT.912, điểm cuối giáp ranh tỉnh Vĩnh Long, mặt nhựa rộng 5,5m, nền 9m. (2) ĐT.912: dài 17,2km, điểm đầu giao QL.54 xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, điểm cuối giao QL.54 huyện Tiểu Cần, mặt nhựa rộng 6m, nền 9m. (3) ĐT.913: dài 28,7km, điểm đầu giao QL.53 TX.Duyên Hải, điểm cuối tại Trung tâm xã Đông Hải,mặt nhựa rộng 5,5m, nền 6,5m. (4) ĐT.914: dài 36,5km, điểm đầu giao QL.53 xã Đại An, huyện Trà Cú, điểm cuối giáp đê Hiệp Thạnh TX.Duyên Hải, mặt nhựa rộng 4-6m, nền 6-9m. (5) ĐT.915: dài 49,797km, điểm đầu giáp sông Tân Dinh (ranh Vĩnh Long), điểm cuối giáp QL.53 xã Đại An, huyện Trà Cú. (6) ĐT.915B: dài 48,937km, điểm đầu giao QL.60 (đường dẫn vào cầu Cổ Chiên) tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, điểm cuối giáp ĐT.914 xã Hiệp Thạnh, TX.Duyên Hải
  11. 9 c.Về Đường huyện Đường huyện có 42 tuyến với tổng chiều dài 432,5 km, trong đó có 398,1 km đường láng nhựa (chiếm 92,04%), 11,4 km là đường đất (chiếm 2,63%) và 23,0 km đường có kết cấu mặt bằng bê tông cốt thép (chiếm 5,31%). 2.1.3. Hệ thống cầu trên đường bộ Hệ thống cầu trên địa bàn tỉnh có 192 cầu; trong đó Quốc lộ 51 cầu với tổng chiều dài là 2.612,5m, Đường tỉnh 34 cầu với tổng chiều dài là 2.631,488m và Đường huyện 107 cầu với tổng chiều dài là 4.079,03m. 2.2. Tổ chức quản lý bảo trì đường bộ tỉnh Hình 2. 2 Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý bảo trì đường bộ ở tỉnh Trà Vinh 2.3 Thực trạng công tác bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh 2.3.1. Kết cấu hạ tầng đường bộ Mạng lưới giao thông đường bộ quản lý chia thành 2 hệ thống: Đường tỉnh 225 km chiếm tỷ lệ 34.25% Đường huyện 432km chiếm tỷ lệ 65.75%
  12. 10 2.3.2. Quản lý, bảo trì đường bộ Trong thập kỷ qua, Nhà nước đã đầu tư cho đường bộ đã xây dựng một số tuyến mới và cải tạo, nâng cấp các tuyến hiện có. Tuy nhiên khó khăn về nguồn lực tài chính nhưng với nhu cầu cần phải đầu tư xây dựng nhiều nhằm kết nối đường hiện có, trong hệ thống đường địa phương, rút ngắn khoảng cách địa lý giữa các xã với nhau, giảm giá thành vận chuyển,... góp phần phát triển KTXH của địa phương. 2.3.3. Hiện trạng mạng lưới đường bộ Trong 10 năm qua, tuy Nhà nước đã quan tâm đầu tư xây dựng một số tuyến mới, cải tạo nâng cấp một số tuyến đang khai thác, chất lượng của mạng lưới đường bộ được cải thiện rõ rệt, song, đến nay cũng còn nhiều yếu tố bất cập: một số tuyến trên hệ thống đường tỉnh và huyện chưa vào cấp kỹ thuật, nhiều tuyến hư hỏng chưa nâng cấp trong quá trình khai thác do khối lượng xe lưu thông tăng theo từng năm 2.3.4. Các hư hỏng thường găp trên các tuyến đường và nguyên nhân gây ra a. Hư hỏng các bộ phận phụ của đường b. Hư hỏng các thiết bị của đường c. Hư hỏng các thiết bị phòng hộ d. Hư hỏng các công trình tiêu nước và thoát nước 2.3.5 Những bất cập trong việc áp dụng các định mức, đơn giá hiện nay trên địa bàn tỉnh Trà Vinh Thực tế triển khai đầu tư xây dựng cho thấy hệ thống định mức đã quá lạc hậu, chưa phù hợp với công nghệ, thiết bị ngày càng phát triển. Đồng thời, thiếu hệ thống định mức cơ sở về năng suất lao động và năng suất máy, thiết bị thi công cho việc xác định đơn giá, dự toán.
  13. 11 Việc xây dựng định mức còn nặng cảm tính, chưa dựa trên những yếu tố thực tế như năng suất lao động, công nghệ…, gây khó khăn trong việc xác định chi phí đầu tư xây dựng. Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng. Đối với những chi phí tư vấn có định mức tỷ lệ %, như chi phí lập dự án đầu tư; chi phí thiết kế; thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán; chi phí lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng; chi phí giám sát thi công xây dựng… thì được xác định theo công thức sau: GTV = Gct x T x k Trong đó: - Gct - Chi phí xây dựng trước thuế hoặc chi phí thiết bị trước thuế hoặc tổng của chi phí xây dựng và chi phí thiết bị trước thuế; -T - Định mức tỷ lệ % (tra theo phụ lục của QĐ 957 [11]); -k - Hệ số điều chỉnh (lấy theo hướng dẫn theo[11]). a. Những bất cập trong các quy định hiện hành của Nhà nước về việc xác định dự toán chi phí tư vấn đầu tư xây dựng * Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định theo định mức tỷ lệ phần trăm (%) * Đối với những chi phí tư vấn đầu tư xây dựng được xác định bằng cách lập dự toán 2.3.6 Phân chia nguồn vốn cho công tác bảo trì đường bộ Hiện nay, Nguồn vốn ngân sách tỉnh hàng năm cấp cho công tác quản lý, bảo trì hệ thống đường tỉnh, đường huyện ở Trà Vinh bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước, vốn Quỹ bảo trì đường bộ Trung
  14. 12 ương, vốn an toàn giao thông, nhưng cũng chưa đáp ứng được với nhu cầu hiện nay. Thực trang nguồn vốn Thực hiện sửa chữa lớn cầu, đường (từ nguồn sự nghiệp có tính chất đầu tư) giai đoạn từ năm 2016 – 2020. 2.3.7 Lập dự toán chi cho công tác bảo trì đường bộ Hàng năm, đơn vị quản lý lập kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện theo [1] của Bộ trưởng. Bộ Giao thông vận tải trình Ủy ban nhân tỉnh phê duyệt nhưng khi được phân bổ kinh phí thì hạn chế do phụ thuộc vào Ngân sách của tỉnh nên chưa đảm bảo tốt cho công tác quản lý khai thác đường. Từ 01/1/2017, việc quản lý nguồn kinh phí bảo trì đường bộ được thực hiện theo quy trình quản lý, cấp phát ngân sách, dẫn đến việc cấp kinh phí và giải ngân được quản lý bởi nhiều cơ quan, không đảm bảo tính thường xuyên, chủ động bố trí vốn theo đặc thù của công tác bảo trì. 2.4 Kết luận Nguồn kinh phí cho công tác bảo trì đã tăng so với trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Chưa có chiến lược và kế hoạch huy động cụ thể, chi tiết, có tính khả thi. Việc huy động vốn từ việc khai thác tài sản hạ tầng đường bộ mới được đề cập trong nghị định 10/2013/NĐ-CP ngày 11/1/2013 [13], nhưng chưa có các hướng dẫn cụ thể để thực hiện. Cần có các chính sách cụ thể huy động vốn đầu tư từ khu vực tư nhân như BT, BOT vào lĩnh vực bảo trì đường bộ do nguồn vốn hạn hẹp. Nhân lực cho công tác bảo trì còn thiếu cả về chất lượng và số lượng, còn hạn chế về trình độ năng lực. Công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng vốn chưa chặt chẽ.
  15. 13 Thực tế triển khai công tác sửa chữa cho thấy hệ thống định mức đã quá lạc hậu, chưa phù hợp với công nghệ, thiết bị ngày càng phát triển. Nhiều chủ đầu tư công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước sợ trách nhiệm, không xây dựng định mức mới, trong khi cơ chế cho phép địa phương công bố giá riêng biệt lại là kẽ hở để các đơn vị tăng chi phí đầu tư xây dựng. Đơn giá xây dựng công trình được xác định trên cơ sở giá thị trường hoặc định mức xây dựng và giá vật liệu, nhân công, máy thi công, các yếu tố chi phí cần thiết khác phù hợp với mặt bằng giá thị trường tại khu vực xây dựng. Tuy nhiên, việc điều tra, tổng hợp và tần suất ban hành lại phụ thuộc hoàn toàn vào năng lực bộ máy của cơ quan quản lý xây dựng địa phương. Về chi phí nhân công trong bộ định mức đang dùng thì căn cứ mức lương tối thiểu chung chưa cập nhật được mức lương tối thiểu vùng. Định mức đơn giá củ chưa tính đến chi phí vân chuyển thiết bị vật tư và chưa đưa ra định mức trộn bê tông nhựa nguôi trong công tác bảo trì vá ổ gà.
  16. 14 Chương 3 XÂY DỰNG BỘ ĐỊNH MỨC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO TRÌ ĐƯỜNG BỘ 3.1 Xây dựng bộ đinh mức trên địa bàn tỉnh Trà Vinh 3.1.1 Cơ sở pháp lý để áp dụng (các Nghị định CP, Thông tư Bộ GTVT và Qui định của UBND tỉnh Trà Vinh) Cơ sở pháp lý để áp dụng trên địa bàn tỉnh trà vinh cụ thể là: - Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014; - Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 đã được Quốc hội Khóa XIII thông qua ngày 18/6/2014; - Thông tư số 18/2016/TT-BXD ngày 30/06/2016 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết và hướng dẫn một số nội dung về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết kế, dự toán xây dựng công trình; - Thông tư số 05/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định đơn giá nhân công trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Thông tư số 06/2016/TT-BXD ngày 10/03/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng; - Căn cứ theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 05 năm 2015 hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng; - Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ban hành ngày 18/06/2015 về Quản lý dự án đầu tư xây dựng; - Nghị định số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/03/2015 về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình
  17. 15 - Luật đấu thầu: 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013; - Căn cứ theo Nghị định: 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 về Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật xây dựng; - Căn cứ Số: 3409/QĐ-BGTVT ngày 08 tháng 9 năm 2014 quyết định ban hành đinh mức bảo trì thường xuyên đường bộ 3.1.2 Bộ định mức áp dụng Bảng 3. 1 Bảng định mức áp dung tại tỉnh Trà Vinh T Số hiệu Ngày Ghi chú T I. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Khảo sát 1 1354/QD- 28/12/20 Thay thế công văn số 1779/BXD- BXD 16 VP ngày 16/08/2007, có hiệu lực từ ngày 01/02/2017 II. Định mức dự toán xây dựng công trình - Phần Sửa chữa Mã hiệu định mức 4 số bắt đầu bằng chữ X. Tương tự định mức dự 1778/BXD 16/08/20 2 toán xây dựng công trình ban -VP 07 hành kèm theo QĐ số 29/2000/QĐ- BXD III. Sửa chữa thường xuyên hệ thông cầu, đường bộ 3479/2001/ Định mức bảo trì thường xuyên 19/10 3 QĐ- đường bộ /2001 BGTVT Thay thế cho 3479/2001/QĐ- 3409/QĐ- 08/09/20 4 BGTVT định mức bảo trì thường BGTVT 14 xuyên đường bộ
  18. 16 3.1.3 Xây dựng bộ định mức cho công tác bảo trì đường bộ tỉnh Trà Vinh Định mức bảo trì thường xuyên đường bộ là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tổng hợp, bao gồm toàn bộ hao phí trực tiếp để hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác hoàn chỉnh từ công tác quản lý đến thực hiện bảo trì các bộ phận kết cấu tạo thành công trình, các công việc này được làm thường xuyên hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm nhằm khắc phục, sửa chữa những hư hỏng cầu, đường do tác động từ bên ngoài như tác động của con người, của thiên nhiên và sự diễn biến theo thời gian của bản thân công trình gây ra. a. Nội dung và kết cấu của định mức * Nội dung định mức Định mức bảo trì thường xuyên đường bộ bao gồm: - Mức hao phí vật liệu - Mức hao phí lao động - Mức hao phí máy thi công * Kết cấu của định mức Định mức bảo trì thường xuyên đường bộ được trình bày theo nhóm, loại công tác bảo trì và được mã hóa thống nhất. Định mức bảo trì thường xuyên đường bộ bao gồm 4 phần: Khối lượng công tác quản lý bảo trì thường xuyên đường bộ; Định mức bảo trì thường xuyên đường bộ ; Bảo trì cầu có chiều dài ≤ 300 m b. Hướng dẫn áp dụng Định mức bảo trì thường xuyên đường bộ bao gồm định ngạch khối lượng và định mức chi tiết cho từng hạng mục công tác bảo trì thường xuyên đường bộ.
  19. 17 Định mức làm cơ sở để lập đơn giá, dự toán chi phí bảo trì thường xuyên đường bộ phải thực hiện trong năm, xây dựng kế hoạch quản lý vốn theo quy định. Định mức đối với các hạng mục công tác quản lý bảo trì trong tập định mức này chưa bao gồm công tác đưa, đón công nhân đến công trường, công tác vận chuyển vật liệu, thiết bị đến công trường. c. Bộ định mức áp dụng dụng tại tỉnh Trà Vinh Bộ định mức áp dụng cho công tác duy tu sửa chữa thường xuyên đường bộ bao gồm các công tác sau: Công tác bảo trì thường xuyên cầu đường bộ trong thể hiện trong Phụ Lục 1 Công tác bảo trì thường xuyên mặt đường đá dăm láng nhựa thể hiện trong Phụ Lục 2 Công tác bảo trì thường xuyên mặt đường bê tông xi măng thể hiện trong Phụ Lục 3 Công tác bảo trì thường xuyên mặt đường bê tông nhựa thể hiện trong Phụ Lục 4 Hiện tại mặt đường tại địa bàn tỉnh Trà Vinh hầu hết là mặt đường láng nhưa với bề rộng mặt đường đường tỉnh và đường huyện là 5.5m thể hiện trong bảng 2.2 có số liệu như sau: Tổng số km đường quản lý 571 km Tổng số cọc tiêu hiện có 7500 cọc Tổng số trụ đở biển báo hiện có 2300 trụ Tổng số cọc mốc lộ giới 2384 cọc Tổng số cột Km 400 cột Số mét dài rãnh thoát nước 9787 m
  20. 18 3.1.4 Phân tích đơn giá về vật liệu, nhân công và xe máy a. Phân tích đơn giá về nhân công Theo Quyết định số 1382/QĐ-UBND quy định mức lương tối thiểu vùng chia làm 3 vùng, do công tác bảo trì nằm ở các huyện trong tỉnh nên áp Vùng IV làm vung cơ sở áp cho định mức có mức lương tối thiểu LNC4 = 2.050.000 đồng/tháng áp dụng trên các địa bàn còn lại của tỉnh Trà Vinh thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.2 Giá nhân công áp dụng cho công tác bảo trì dường tại tỉnh Trà Vinh Nhóm Hệ số Lương cơ Lương ngày lương lương bản Tính 26 ngày/ tháng 1.0-7 1,550 3.177.500 122.212 2-7 1,830 3.751.500 144.288 2,5-7 2,000 4.100.000 157.692 2,7-7 2,060 4.223.000 162.423 3,0-7 2,160 4.428.000 170.308 3,2-7 2,240 4.592.000 176.615 3,5-7 2,360 4.838.000 186.077 3,7-7 2,430 4.981.500 191.596 3,9-7 2,510 5.145.500 197.904 4,0-7 2,550 5.227.500 201.058 4,2-7 2,640 5.412.000 208.154 4,3-7 2,690 5.514.500 212.096 4,5-7 2,780 5.699.000 219.192 5,0-7 3,010 6.170.500 237.327 6,0-7 3,560 7.298.000 280.692 7,0-7 4,200 8.610.000 331.154
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
9=>0