Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống dịch tự động Việt - Khmer trợ giúp dự báo thời tiết tại các đài phát thanh truyền hình
lượt xem 4
download
Mục tiêu chính mà đề tài hướng đến là nghiên cứu các vấn đề về xử lý ngôn ngữ tiếng Việt như phương pháp dịch máy, kỹ thuật tách từ tiếng Việt, kho ngữ liệu song ngữ,..
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Xây dựng hệ thống dịch tự động Việt - Khmer trợ giúp dự báo thời tiết tại các đài phát thanh truyền hình
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG KIM PI SÍCH XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỊCH TỰ ĐỘNG VIỆT - KHMER TRỢ GIÚP DỰ BÁO THỜI TIẾT TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH Chuyên ngành: KHOA HỌC MÁY TÍNH Mã số: 60.48.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phan Huy Khánh Đà Nẵng - Năm 2014
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: 1 Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Phan Huy Khánh. 2 Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố. 3 Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Tác giả Kim Pi Sích
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i MỤC LỤC ........................................................................................................ ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vi DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... vii MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT................................................................ 6 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN DỊCH TỰ ĐỘNG ......................... 6 1.1.1. Lịch sử dịch máy .................................................................. 7 1.1.2. Vấn đề dịch tự động trong tiếng Việt ................................... 9 1.1.3. Một số phương pháp dịch máy............................................. 9 1.1.4. Một số dịch vụ dịch máy đã có .......................................... 12 1.2. XỬ LÝ CÂU TIẾNG VIỆT .......................................................... 13 1.2.1. Tách câu ............................................................................. 13 1.2.2.Tách từ................................................................................. 15 1.3. TÌM HIỂU TIẾNG KHMER ......................................................... 21 1.3.1. Giới thiệu dân tộc Khmer ................................................... 21 1.3.2. Lịch sử hình thành tiếng Khmer......................................... 23
- iii 1.3.3. Chữ viết Khmer .................................................................. 24 1.3.4. Đặc điểm ngữ âm tiếng Khmer .......................................... 28 1.3.5. Đặc điểm từ vựng tiếng Khmer .......................................... 30 1.3.6. Đặc điểm ngữ pháp tiếng Khmer ....................................... 31 1.4. NHẬN XÉT HAI NGÔN NGỮ VIỆT VÀ KHMER .................... 31 1.4.1. Những đặc điểm tương đồng .............................................. 31 1.4.2. Những nét dị biệt ................................................................ 32 1.4.3. Khả năng xây dựng một hệ thống dịch tự động ................. 34 1.5. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG TIN HỌC HIỆN NAY ................... 34 1.5.1. Hiện trạng ........................................................................... 34 1.5.2. Một số kết quả hiện có ....................................................... 35 1.5.3. Nhu cầu xử lý ngôn ngữ tiếng Khmer................................ 36 1.6. NGỮ LIỆU SONG NGỮ............................................................... 37 1.6.1. Khái niệm ........................................................................... 37 1.6.2. Vấn đề thu thập dữ liệu song ngữ ...................................... 37 1.6.3. Công cụ xây dựng kho ngữ liệu song ngữ ......................... 38 1.6.4. Một số dữ liệu song ngữ Việt – Khmer ............................. 38 CHƯƠNG 2 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG DỊCH TỰ ĐỘNG VIỆT KHMER............................................................................................... 40 2.1. PHÂN TÍCH BẢN TIN DỰ BÁO THỜI TIẾT ............................ 40 2.1.1. Phân loại các bản tin dự báo thời tiết ................................. 40 2.1.2. Phân tích các bản tin dự báo thời tiết ................................. 41
- iv 2.1.3. Phân tích các mẫu câu dự báo thời tiết .............................. 52 2.2. MÔ HÌNH KIẾN TRÚC HỆ THỐNG DỊCH VIỆT – KHMER ... 53 2.2.1. Mô hình kiến trúc hệ thống ................................................ 53 2.2.2. Phương pháp dịch............................................................... 54 2.2.3. Phương tách từ ................................................................... 55 2.2.4. Dịch bản tin ........................................................................ 57 2.2.5. Dịch số và dấu câu ............................................................. 58 2.2.6. Dịch giờ, ngày tháng .......................................................... 60 2.3. XÂY DỰNG CẤU TRÚC KHO NGỮ LIỆU SONG NGỮ ......... 63 2.3.1. Tổng quan về quá trình xây dựng kho ngữ liệu ................. 63 2.2. 2. Cấu trúc kho ngữ liệu ........................................................ 64 2.2.3. Kỹ thuật chuyển đổi dữ liệu ............................................... 66 CHƯƠNG 3 TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG DỊCH VIỆT – KHMER ......................................................................................................... 68 3.1. CHỌN MÔI TRƯỜNG, CÔNG CỤ XÂY DỰNG HỆ THỐNG . 68 3.2. THU THẬP DỮ LIỆU VÀ CẬP NHẬT KHO NGỮ LIỆU SONG NGỮ ...................................................................................................... 68 3.2.1. Chọn nguồn dữ liệu ............................................................ 68 3.2.2. Thu thập dữ liệu ................................................................. 69 3.2.3. Cập nhật dữ liệu cho kho ngữ liệu song ngữ ..................... 69 3.3. THỬ NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ................................ 87 3.3.1. Giao diện hệ thống ............................................................. 87
- v 3.3.2. Kịch bản sử dụng hệ thống và thử nghiệm ........................ 88 3.3.3. Phương pháp đánh giá chất lượng hệ dịch ......................... 89 3.3.4. So sánh bản dịch thủ công và đánh giá kết quả ................. 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 97 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 98 PHỤ LỤC
- vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT XLNNTN Xử lý ngôn ngữ tự nhiên. CSDL Cơ sở dữ liệu CN Chủ Ngữ VN Vị Ngữ BN Bổ Ngữ DN Danh Ngữ ĐN Động Ngữ TT Tính Từ DT Danh Từ TN Trạng Từ ĐT Động Từ ALPAC Automatic Language Processing Advisory Committee EBMT Example-Based Machine Translation SMT Statistical-Based Machine Translation CBMT Corpus-Based Machine Translation BLEU Bilingual Evaluation Understudy NIST National Institute of Standards and Technology UNL Universal Networking Language MM Maximum Matching FMM Forward Maximum Matching BMM Backward Maximum Matching WFST Weighted Finit State Transducer TBL Transformation based Learning XML Extensible Markup Language HTTP Hypertext Transfer Protocol HTML HyperText Markup Language
- vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1 Bảng con chữ Phụ âm giọng O........................................................ 24 Bảng 1.2 Bảng chân Phụ âm giọng O ............................................................. 24 Bảng 1.3 Bảng con chữ Phụ âm giọng Ô ....................................................... 25 Bảng 1.4 Bảng chân Phụ âm giọng Ô.............................................................. 25 Bảng 1.5 Bảng phụ âm bổ sung biến đổi giọng Ô thành giọng O .................. 25 Bảng 1.6 Bảng Nguyên âm thường ráp với Phụ âm giọng O .......................... 26 Bảng 1.7 Bảng Nguyên âm thường ráp với Phụ âm giọng Ô .......................... 26 Bảng 1.8 Bảng Nguyên âm độc lập ................................................................ 26 Bảng 1.9 Bảng số và cách đếm trong tiếng Khmer ...................................... 28 Bảng 2.1 Bản tin dự báo thời tiết hằng ngày Việt – Khmer. .......................... 41 Bảng 2.2 Bản tin dự báo thời tiết về bão Việt – Khmer. ................................ 43 Bảng 2.3 Bản tin dự báo thời tiết về lũ Việt – Khmer. ................................... 45 Bảng 3.1 Các tháng trong tiếng Khmer........................................................... 63
- viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Giao diện dịch máy Google Translate ............................................. 12 Hình 1.2 Giao diện dịch máy Systran ............................................................. 13 Hình 1.3 Cách gõ chữ Khmer trong bộ gõ Khmer Unicode của NiDA .......... 36 Hình 2.1 Mô hình kiến trúc hệ thống .............................................................. 54 Hình 2.2 Mô hình tổng quát xây dựng kho ngữ liệu ....................................... 64 Hình 2.3 Sơ đồ chuyển đổi kho ngữ liệu Word thành kho ngữ liệu XML ..... 66 Hình 2.4 Kho ngữ liệu VietKhmer.xls ............................................................ 67 Hình 2.5 Kho ngữ liệu VietKhmer.xml .......................................................... 67 Hình 3.1 Giao diện hệ thống dịch Việt - Khmer ........................................... 87 Hình 3.2 Kịch bản sử dụng hệ thống dịch...................................................... 88
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Việt Nam là một quốc gia của 54 dân tộc cùng chung sống hòa thuận, mỗi dân tộc điều có một nền văn hóa mang đặc sắc riêng gắn liền với truyền thống và phong tục riêng của dân tộc đó, các nền văn hóa tương đối thống nhất và hài hòa với nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng trong thể thống nhất của nền văn hóa các dân tộc Việt Nam. Dân tộc Khmer có dân số khoảng 1382 ngàn người (năm 2009) tập trung ở các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng Sông Cửu Long và một số ở thành phố Hồ Chí Minh và miền Đông Nam bộ[12], là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất trong cộng đồng dân tộc thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khmer ở Việt Nam. Đa phần đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Khmer phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, cuộc sống đồng bào còn gặp rất nhiều khó khăn, các biến động của thời tiết như sương mù, sương muối, lũ lụt, mưa bão, triều cường nếu không phát hiện sớm và có các biện pháp để phòng tránh, ứng phó kịp thời, các biến động thời tiết này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân, hoa màu, cây trồng bị phá hoại, năng suất, chất lượng sản phẩm nông sản sẽ bị giảm làm cho cuộc sống đồng bào khó khăn nay còn khó khăn hơn. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là tăng cường đẩy mạnh thực hiện tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về công tác văn hóa – thông tin [25], để đưa thông tin hữu ích về khoa học kỹ thuật, dự báo thời tiết, chăm sóc sức khoẻ, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá đặc sắc của các dân tộc, tuyên truyền đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nhằm giúp đồng bào nâng cao tay nghề, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường, giữ vững an ninh trật tự xã hội...
- 2 Một số địa phương đã có các ấn phẩm báo, tạp chí, sản xuất và phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình dành cho đồng bào dân tộc Khmer. Tuy nhiên, phần lớn các đài phát thanh truyền hình phát sóng bằng tiếng Khmer chưa có chương trình thông tin về thời tiết đến với người dân. Vì vậy, cần có chương trình thông tin dự báo thời tiết bằng tiếng Khmer, việc này sẽ bổ sung thêm kênh thông tin, giúp thông tin về thời tiết chính xác, kịp thời đến đồng bào. Hiện nay, để sản xuất một chương trình phát thanh, truyền hình về dự báo thời tiết bằng tiếng Khmer cần nhiều thời gian và công sức. Xuất phát từ thực tế trên, một giải pháp đưa thông tin dự báo thời tiết kịp thời và chính xác đến với đồng bào là vấn đề cần thiết, giúp đồng bào có cách ứng phó kịp thời với diễn biến phức tạp của thời tiết, để làm giảm tối đa sự thiệt hại do thời tiết gây ra. Từ các thực tế đó, tôi đề xuất đề tài: “Xây dựng hệ thống dịch tự động Việt – Khmer trợ giúp dự báo thời tiết tại các đài phát thanh truyền hình” 2. Mục tiêu của đề tài Mục tiêu chính mà đề tài hướng đến là nghiên cứu các vấn đề về xử lý ngôn ngữ tiếng Việt như phương pháp dịch máy, kỹ thuật tách từ tiếng Việt, kho ngữ liệu song ngữ,.. Xây dựng kho ngữ liệu song ngữ Việt - Khmer có cấu trúc mở và dễ kế thừa để phục vụ cho các chương trình XLNNTN Việt – Khmer khác. Khai thác kho ngữ liệu, xây dựng hệ thống dịch tự động Việt - Khmer trong lĩnh vực dự báo thời tiết, nhằm trợ giúp cho các ban biên tập báo, phát thanh truyền hình trong việc biên tập các tin dự báo thời tiết bằng tiếng Khmer được dễ dàng, chính xác và nhanh chóng hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- 3 Để đáp ứng mục tiêu đã nêu, đề tài cần giải quyết những vấn đề chính sau: Tìm hiểu lý thuyết Tìm hiểu các đặc trưng, bản chất ngôn ngữ, chủ yếu ngôn ngữ viết của tiếng Khmer trong sự so sánh qua lại với tiếng Việt. Nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu các ứng dụng XLNNTN, các phương pháp dịch máy, chủ yếu phương pháp dịch máy thống kê, xây dựng kho ngữ liệu song ngữ Phân tích cấu trúc câu về dự báo thời tiết Tài liệu Việt - Khmer thu thập được từ các chuyên gia và từ Internet Sách, giáo trình, từ điển song ngữ Việt-Khmer Tập hợp các bản tin dự báo thời tiết Việt, Khmer của đài phát thanh, truyền hình. Các CSDL song ngữ Việt - Khmer thu thập được liên quan đến bài toán dự báo thời tiết Phân tích mẫu câu trong bản tin và đưa ra cấu trúc câu Việt - Khmer tương ứng cho các mẫu tin. Cập nhật kho ngữ liệu song ngữ Việt - Khmer Thu thập dữ liệu từ các mẫu câu, trích rút từ vựng từ những bản tin dự báo thời tiết để xây dựng kho ngữ liệu Việt - Khmer phục vụ cho hệ thống dịch. Xây dựng ứng dụng Xây dựng hệ thống dịch Việt – Khmer phục vụ dịch bản tin về dự báo thời tiết hỗ trợ cho các ban biên tập đài phát thanh, truyền hình trong việc biên tập chương trình dự báo thời tiết bằng tiếng Khmer. 4. Phương pháp nghiên cứu
- 4 Thu thập dữ liệu từ các bản tin dự báo thời tiết. Phân tích từ vựng và mẫu câu Việt - Khmer tương ứng. Xây dựng kho ngữ liệu dễ dàng truy xuất, mở rộng, chuyển đổi các định dạng dữ liệu. Tìm hiểu các công cụ phù hợp để phục vụ cho công việc lập trình. Khai thác kho ngữ liệu để xây dựng ứng dụng dịch tương tác. Kiểm thử chương trình, nhận xét và đánh giá kết quả. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: Ý nghĩa khoa học: Nắm bắt được các vấn đề cơ bản trong xử lý tiếng Việt. Đây là tiền đề, nền tảng phát triển các ứng dụng XLNNTN cho tiếng Khmer (như dịch, từ điển, phần mềm học tập, website đa ngữ…). Ý nghĩa thực tiễn: Trợ giúp cho công tác truyền thông của các đài phát thanh truyền hình, nhằm thông tin dự báo thời tiết chính xác và kịp thời cho đồng bào dân tộc Khmer, giúp đồng bào giảm tối đa những thiệt hại do thời tiết gây ra. 6. Bố cục của luận văn Báo cáo của luận văn được tổ chức thành 3 chương. Chương 1. Cơ sở lý thuyết Tìm hiểu về các bài toán dịch tự động, các vấn đề trong quá trình xây dựng kho ngữ liệu song ngữ, tìm hiểu tiếng Khmer, phân biệt giống nhau và khác nhau giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt, tiếng Khmer, hiện trạng ứng dụng tin học trong tiếng Khmer hiện nay. Chương 2. Giải pháp xây dựng hệ thống dịch tự động Việt - Khmer Chương này phân tích các bản tin dự báo thời tiết tiếng Việt, tiếng Khmer, đưa giải pháp xây dựng hệ thống dịch tự động Việt - Khmer.
- 5 Chương 3. Triển khai thử nghiệm hệ thống dịch Việt - Khmer Chọn môi trường công cụ xây dựng hệ thống, thu thập dữ liệu và cập nhật kho ngữ liệu song. Xây dựng, cài đặt, thử nghiệm chương trình và đánh giá kết quả.
- 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN DỊCH TỰ ĐỘNG Dịch tự động hay còn gọi là dịch máy (Machine Translation) là một nhánh của xử lý ngôn ngữ tự nhiên thuộc phân ngành trí tuệ nhân tạo, nó là sự kết hợp giữa ngôn ngữ, dịch thuật và khoa học máy tính. Như tên gọi, dịch tự động thực hiện dịch một ngôn ngữ này (gọi là ngôn ngữ nguồn) sang một hoặc nhiều ngôn ngữ khác (gọi là ngôn ngữ đích) một cách tự động, không có sự can thiệp của con người trong quá trình dịch. Khó khăn của việc thiết kế chương trình dịch tự động là làm sao khử nhập nhằng hiệu quả. Nói về tính nhập nhằng, đây là khái niệm chỉ tính không rõ ràng của ngôn ngữ. Trong tiếng Việt có các hiện tượng nhập nhằng như nhập nhằng đồng âm (hoặc đồng tự), nhập nhằng từ loại, nhập nhằng từ đa nghĩa. Khi dịch tự động tiếng việt, khó khăn đầu tiên là xác định ranh giới từ, không giống như tiếng Anh (và nhiều ngôn ngữ khác) mỗi từ mang trọn vẹn một nghĩa và được xác định ranh giới qua khoảng trắng, tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập do vậy có rất nhiều từ ghép, nếu không xác định đúng sẽ xuất hiện kiểu dịch từng từ rồi ghép lại với nhau. Còn về từ đa nghĩa tiếng Anh cũng như tiếng Việt và hầu như tất cả các ngôn ngữ khác đều rất phức tạp, muốn xác định nghĩa chính xác phải thực hiện phân tích văn cảnh. Sau khi xác định nghĩa phù hợp của từ, công việc tiếp theo là sắp xếp để tạo thành câu hoàn chỉnh. Nếu hai ngôn ngữ có cấu trúc càng khác nhau bao nhiêu công việc này càng phức tạp bấy nhiêu, với những ngôn ngữ gần nhau như tiếng Anh và tiếng Pháp công việc tương đối đơn giản, nhưng giữa tiếng Pháp và tiếng Trung thì rất khó khăn. Để sắp xếp người ta đưa vào các cấu trúc ngữ pháp hết sức phức tạp, áp dụng nhiều kiến thức toán học nhưng thực tế cho thấy hiệu quả của chúng vẫn không được tốt.[16] Một cách tiếp cận khác là dự vào tư liệu đã dịch sẵn của con người, điển hình là Google Translate, nó nạp hàng triệu trang tư liệu sau đó thực hiện các
- 7 thao tác mà nó gọi là thống kê kiến thức để phân tích cho các lần dịch tự động sau này, kiểu dịch rất gần với thao tác tìm kiếm – lĩnh vực đặc biệt mạnh của Google.[5] 1.1.1. Lịch sử dịch máy Lịch sử của dịch tự động bắt đầu từ thế kỷ 17, khi hai nhà triết học Leibniz và Descartes đưa ra những ý tưởng đầu tiên về các mã thực hiện mối liên hệ giữa nhiều ngôn ngữ, nhưng tất cả những đề xuất này chỉ dừng lại ở mức lý thuyết mà không có một ứng dụng thực tế nào. Sáng chế đầu tiên cho một "chương trình dịch tự động" được thực hiện vào khoảng giữa thập niên 1930. Vào thời điểm này Georges Artsruni đã tạo ra một bộ từ điển song ngữ với chức năng tra từ tự động bằng các băng giấy, tiếp theo một người Nga là Pyotr Troyanskii tiếp tục phát triển với nhiều chi tiết hơn. Nó không chỉ có một bộ từ điển song ngữ mà còn bao gồm các quy tắc ngữ pháp cơ bản dựa trên quốc tế ngữ (Esperanto). Lịch sử của dịch tự động được chính thức ghi nhận từ thập niên 1950 mặc dù như trên trình bày trước đó một số công việc ở dạng manh nha đã được thực hiện. Vào năm 1954, thực nghiệm Georgetown-IBM đã thực hiện thành công thí nghiệm dịch tự động hoàn toàn hơn 60 câu tiếng Nga sang tiếng Anh. Thành công bước đầu này đã tạo điều kiện để lập ra những quỹ đầu tư có giá trị cho các nghiên cứu. Các tác giả (tại thời điểm đó) tuyên bố rằng chỉ trong vòng từ 3 đến 5 năm nữa vấn đề dịch máy sẽ được giải quyết. Nhưng thực tế kết quả chậm hơn nhiều, báo cáo ALPAC vào năm 1966 cho thấy sau hơn 10 năm nghiên cứu lĩnh vực này vẫn không có những tiến bộ đáng kể và hệ quả là số tiền chi cho nghiên cứu giảm mạnh. Vào cuối thập niên 1980, khi máy vi tính có tốc độ xử lý cao hơn đồng thời lại rẻ hơn thì người ta mới bắt đầu quan tâm hơn đến mô hình thống kê vốn đòi hỏi khả năng xử lý dữ liệu cực lớn mà trước đó không thể thực hiện được vì các nguyên nhân kỹ thuật cũng như kinh tế.
- 8 Lĩnh vực dịch tự động trong vài năm qua đã có những thay đổi lớn, có rất nhiều nghiên cứu dựa trên các nền tảng thống kê và ví dụ mẫu. Hiện nay có một số công ty xây dựng chương trình dựa trên thống kê như Language Weaver (chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thương mại liên quan đến dịch thuật), Google và Microsoft cũng có các sản phẩm tương tự do chính họ giữ bản quyền. Một hướng tiếp cận mới là kết hợp (lai ghép) các phương pháp với nhau, như những nghiên cứu phối hợp giữa các nguyên tắc cú pháp và hình thái học vào trong các hệ thống thống kê. Với tiếng Việt, từ năm 1960 vấn đề dịch tự động cho tiếng Việt đã bắt đầu được nghiên cứu, hầu hết đều do các nguyên nhân chính trị và quân sự. Các tài liệu nước ngoài cho thấy, được sự bảo trợ của Không lực Hoa Kỳ, Bernard E. Scott thành lập công ty Logos vào năm 1969 với mục đích tiếp tục nghiên cứu việc tổ chức hệ thống dịch tự động từ tiếng Anh ra tiếng Việt. Scott bắt đầu chuẩn bị cho việc tổ chức hệ thống dịch tự động này vào mùa xuân năm 1965 tại Viện công nghệ máy tính tại New York, Mỹ. Vào khoảng tháng 6 năm 1970 hệ thống dịch tự động có tên Logos I ra đời với từ điển tự động hóa hỗ trợ chỉ có hơn 1.000 từ tiếng Việt, tác giả của hệ thống này là Byrne, Charles E.; Scott, Bernard E.; Binh, Truong N. Nhưng hệ thống này không tồn tại được lâu, việc nghiên cứu của Scott chấm dứt vào năm 1973. Cũng trong khoảng thời gian này, một dự án khác về xây dựng hệ thống dịch tự động từ tiếng Anh ra tiếng Việt đã được tiến hành vào đầu thập niên 1970 tại Tập đoàn viễn thông Xyzyx, California. Hệ thống này đầu tiên được xây dựng để dịch văn bản Anh - Pháp về vũ trụ học trên máy IBM 360 theo nguyên tắc hoạt động tương tự như của hệ thống Logos. Tuy nhiên, hệ dịch máy Anh-Việt được sử dụng rộng rãi tại Việt nam đầu tiên là EVTRAN - 1997. Và sau đó EVTRAN 2.0, 1999 với hơn 200.000 từ và cụm từ. Từ năm 2006, bản EVTRAN 3.0 (được gọi là Ev-Shuttle) biên dịch văn bản hai chiều Anh-Việt và Việt-Anh (với hơn 500.000 mục từ vựng).[7]
- 9 1.1.2. Vấn đề dịch tự động trong tiếng Việt Mặc dù dịch tự động ở Việt Nam đã được nghiên cứu và phát triển hơn 20 năm qua, song vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề để nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu hiện nay đang tập trung chủ yếu vào xử lý giữa tiếng Việt và ngôn ngữ của các nước khác như tiếng Anh, Pháp, Nhật, Hoa,.. Tuy nhiên chưa có sản phẩm dịch máy nào được hoàn thiện, chất lượng dịch còn nhiều hạn chế. Do chất lượng chưa thật tốt nên hầu hết các sản phẩm dịch tự động đều chỉ mang tính tham khảo, các bản dịch chỉ cho biết đại ý và nó hoàn toàn có thể dịch sai một phần hoặc toàn bộ nội dung cốt lõi của văn bản. Trong quá trình dịch thuật nếu lạm dụng dịch tự động sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến văn phong, bởi vì người dịch giữ nguyên cách hành văn của bản dịch nhưng cách hành văn này thường không chính xác, máy móc và thiếu "chất người". So sánh giữa các thể loại văn bản khác nhau cho thấy dịch tự động dịch tài liệu chuyên ngành có chất lượng tốt nhất, nguyên nhân là vì các tài liệu này từ vựng có nghĩa rõ ràng (đơn nghĩa), cấu trúc ngữ pháp mạch lạc, đơn giản, ngược lại thể loại văn học là khó dịch nhất vì từ thường đa nghĩa, nhiều khẩu ngữ, cấu trúc ngữ pháp phức tạp, hay sử dụng nghĩa bóng. [2] 1.1.3. Một số phương pháp dịch máy 1.1.3.1. Dịch máy dựa trên ví dụ (EBMT: Example-based MT) Phương pháp dịch máy dựa trên ví dụ (EBMT: Example-Based Machine Translation) sử dụng các mẫu câu hay còn gọi là các câu ví dụ. Các câu này được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu với đầy đủ các thông tin như cây chú giải, các liên kết giữa các thành phần của hai câu thuộc hai ngôn ngữ. Phương pháp dịch máy dựa trên ví dụ dựa trên ngân hàng mẫu câu ví dụ, không đòi hỏi phải có sự phân tích ngôn ngữ học, cú pháp, ngữ nghĩa vì mọi câu dịch đều dựa vào việc “so khớp” mẫu. Câu nguồn chỉ cần so khớp từng phần với mẫu câu ví dụ bằng các giải thuật phù hợp. Nó gần như kiểu dịch trực tiếp bằng cách thay thế theo kiểu 1-1 mà không cần hiểu biết gì nhiều về
- 10 ngôn ngữ. Độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào số mẫu được lưu trong kho ngữ liệu song ngữ. Một khi kho dữ liệu càng lớn thì chi phi tìm kiếm, xử lý thông tin để so trùng mẫu cũng rất lớn. Như vậy, theo phương pháp này ta cần xây dựng một kho ngữ liệu song ngữ rất lớn thì chất lượng của bản dịch sẽ được nâng cao. Trong thực tế thật khó để chúng ta có thể lưu trữ tất cả các mẫu câu của ngôn ngữ tự nhiên mà chúng ta có thể gặp trên cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ máy tính với bộ lưu trữ ngày càng được gia tăng về dung lượng và tốc độ truy xuất cũng có thể cho phép chúng ta lưu trữ một kho dữ liệu khổng lồ cho hệ dịch. Phương pháp dịch dựa trên cơ sở ví dụ này đơn giản về mặt mô hình lý thuyết và trong một số trường hợp (như dịch các văn bản gần giống nhau và hay lặp đi lặp lại) thì lại cho ra kết quả cao bất ngờ.[2] 1.1.3.2. Dịch máy dựa trên thống kê (SMT: Statistical-based MT) Dịch máy dựa trên thống kê SMT: Statistical-Based Machine Translation) là cách tiếp cận dịch máy dựa trên thống kê để xây dựng từ điển và các quy luật dịch một cách tự động, thay vì xây dựng các từ điển, các quy luật dịch bằng tay như trong hệ dịch RBMT. Để thực hiện được điều này, cần có một kho dữ liệu song ngữ rất lớn. hệ thống sẽ thống kê và đưa ra các xác suất dịch tương ứng về từ/ngữ, cấu trúc hay xác suất chuyển dịch vị trí giữa hai ngôn ngữ và xác suất xuất hiện các từ/ngữ trong một ngữ cảnh nhất định nào đó. Cách tiếp cận SMT này không đòi hỏi sự phân tích sâu về ngôn ngữ, chúng hoàn toàn tự động thực hiện các quá trình phân tích, chuyển đổi, tạo câu bằng cách dựa trên kết quả thống kê được từ kho ngữ liệu song ngữ huấn luyện. Ngày nay, với sự phát triển về bộ nhớ và tốc độ tính toán đã cho phép cách dịch ngày nay ngày càng hiệu quả. Mặt khác, tính vận động và biến đổi của ngôn ngữ nên các từ vựng, văn phạm của ngôn ngữ sẽ biến đổi theo.
- 11 Chính vì vậy cách tiếp cận này có lợi thế hơn so với cách tiếp cận dựa vào từ vựng hay dựa vào luật ngôn ngữ, ngày nay nó là phương pháp dịch được nghiên cứu nhiều nhất. [5] 1.1.3.3. Dịch máy dựa trên ngữ liệu (CBMT: Corpus-based MT) Dịch máy dựa trên ngữ liệu (CBMT: Corpus-Based Machine Translation) đang được áp dụng vào nhiều hệ thống dịch tự động trong những năm gần đây, việc lấy đúng được cặp ánh xạ đích và nguồn một cách tự động là một yêu cầu thiết yếu cho các phương pháp dịch dựa trên ngữ liệu. Ở đây, việc phân thành loại tiếp cận có tên là “dựa trên ngữ liệu” có vẻ không được rõ ràng lắm, vì thật ra, các cách tiếp cận dựa trên thống kê hay dựa trên ví dụ nói trên đều dựa trên ngữ liệu. Những điểm đặc biệt của cách tiếp cận này là dựa trên cơ sở ngôn ngữ học và dùng công nghệ máy học để các quy luật của ngôn ngữ từ ngữ liệu. Hệ thống học dựa trên cấu trúc của ngôn ngữ chứ không phải học trên bề mặt của ngôn ngữ như trong SMT. Để thực hiện được điều này, máy cần có ngữ liệu rất lớn (corpus), dạng đơn ngữ (monolingual) hay song ngữ (bilingual) và máy sẽ khai thác trên các kho ngữ liệu này. Đặc điểm của cách tiếp cận này là khả năng tự rút ra các quy luật của ngôn ngữ. Nó có những ưu điểm của cách tiếp cận dựa trên luật (vì cuối cùng nó cũng dựa trên luật được rút ra) nhưng khắc phục được khuyết điểm của việc xây dựng luật thủ công bởi các chuyên gia. Các luật được rút ra lại được thử nghiệm tại chỗ để đánh giá độ chính xác và hiệu quả của luật (dựa trên ngữ liệu huấn luyện), chính vì vậy, các luật rút ra được đảm bảo là chính xác, bao quát, không mâu thuẫn và không thừa. Cách tiếp cận dựa trên ngữ liệu là cách tiếp cận tiên tiến gần đây, khi mà kho ngữ liệu đơn ngữ hay đa ngữ dạng điện tử ngày càng có nhiều. Cách tiếp cận này dựa trên công nghệ máy học để rút ra các quy luật ngôn ngữ một cách tự động. Ngoài ra, với sự biến đổi của ngôn ngữ hay chuyển đổi lĩnh vực dịch, thì cách tiếp cận này tỏ ra hiệu quả trong việc cập nhật bộ luật của nó. [6]
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Giáo dục học: Biện pháp quản lý đổi mới phương pháp dạy học các môn Khoa học xã hội và Nhân văn ở trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum
26 p | 110 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 104 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 204 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn