intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:99

19
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm góp phần tái hiện lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Phú Thọ từ góc độ xây dựng, bảo vệ cũng như việc phát huy tác dụng của hậu phương. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Lịch sử: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)

  1. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1: ĐẢNG BỘ T ỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO TH ỰC HIỆN 11 NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TƢ̀ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 1.1 Đƣờng lối kháng chiến của Đảng và chủ trƣơng xây dựng 11 hâ ̣u phƣơng cách mạng trong kháng chiế n. 1.1.1 Đường lối kháng chiến của Đảng 11 1.1.2 Chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương trong 15 kháng chiến 1.2 Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây 22 dựng, bảo vệ hâ ̣u phƣơng thời kỳ từ 1945 đến 1950 1.2.1 Điều kiện tự nhiên, con người, truyền thống lịch sử Phú 22 Thọ và những thuận lợi , khó khăn trong việc xây dựng hậu phương trên địa bàn tỉnh. 1.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh và quá trình chỉ đạo thực 30 hiê ̣n nhiệm vụ hậu phương cách mạng Chƣơng 2: ĐẢNG BỘ T ỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO TH ỰC HIỆN 50 NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TƢ̀ NĂM 1951 ĐẾN NĂM 1954 2.1 Bối cảnh của cuộc kháng chiến và những vấn đề đặt ra trong 50 xây dƣ̣ng hâ ̣u phƣơng cách mạng 2.2 Chủ trƣơng của Đảng bô ̣ Phú Tho ̣ trong thực hiện nhiệm vụ 53 hâ ̣u phƣơng cách ma ̣ng trên địa bàn tỉnh. 2.2.1 Tình hình chung của tỉnh trong thời kỳ đẩy mạnh cuộc 53 kháng chiến toàn diện tới thắng lợi. 2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh và quá trìn h chỉ đạo thực 54 hiê ̣n nhiệm vụ hậu phương cách mạng 1
  2. Chƣơng 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 73 3.1 Mô ̣t số nhâ ̣n xét 73 3.1.1 Những kết quả của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh 73 đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương cách mạng ở đi ̣a phương. 3.1.2 Những hạn chế của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lãnh 79 đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương cách mạng ở đi ̣a phương. 3.2 Kinh nghiêm ̣ 80 3.2.1 Hậu phương là nhân tố thường xuyên, quyết định thắng 81 lợi của chiến tranh, vì vậy dù ở thời chiến hay thời bình đều phải nhận thức đúng đắn quan điểm đó. 3.2.2 Để xây dựng hậu phương vững mạnh, phải đảm bảo và 83 phát huy mạnh mẽ, đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng bộ về mọi mặt. 3.2.3 Căn cứ vào đặc điểm dân tộc, xã hội và chính trị của 85 tỉnh, muốn xây dựng hậu phương kháng chiến, Phú Thọ phải giữ vững ổn định chính trị, coi trọng bồi dưỡng sức dân, mở rộng khối đoàn kết toàn dân. KẾT LUẬN 92 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 2
  3. BẢNG QUY CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN HCM : Hồ Chí Minh HĐND : Hội đồng nhân dân HN : Hà Nội Nxb : Nhà xuất bản QĐND : Quân đội nhân dân UBHCKC : Ủy ban hành chính kháng chiến UBHC : Ủy ban hành chính UBKC : Ủy ban kháng chiến 3
  4. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi bàn về chiến tranh cách mạng, Lênin có một luận điểm nổi tiếng: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [73, tr. 497]. Trong các cuộc cách mạng, để giành được thắng lợi nhất thiết phải có hậu phương, bởi vì hậu phương là nơi có thể triển khai xây dựng và dự trữ tiềm lực của chiến tranh cả về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật; hậu phương là địa bàn đứng chân, là cơ sở lãnh đạo, tổ chức của tiền tuyến; là nơi chi viện sức người, sức của và động viên chính trị - tinh thần cho tiền tuyến đánh giặc; hậu phương cũng là nơi rút lui củng cố và bàn đạp tiến công của các lực lượng vũ trang, là nhâ n tố thường xuyên quyế t đinh ̣ thắ ng lơ ̣i của chiế n tranh. Tiế p thu lý luâ ̣n của chủ nghiã Mác – Lênin về khởi nghiã chiế n tranh và quân đội , kế thừa những kinh nghiê ̣m quân sự quý báu của dân tô ̣c , Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng đinh: ̣ “Muố n khởi nghiã phải có căn cứ điạ , muố n kháng chiến phải có hậu phương” [35, tr. 73]. Đấu tranh vũ trang, chiế n tranh cách mạng càng lâu dài, ác liệt thì vai trò của căn cứ địa, hâ ̣u phương càng trở nên quan tro ̣ng. Ở nước ta, trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, vấn đề xây dựng căn cứ điạ , hâ ̣u phương đã được ông cha ta hết sức coi trọng, xem đó như là những nhân tố có ý nghĩa quyết định đến thành bại của sự nghiệp cứu nước và giữ nước. Lịch sử xây dựng căn cứ điạ , hâ ̣u phương gắ n liề n với quá trình dựng nước và giữ nước trong lịch sử dân tộc . Ông cha ta đã cho ̣n 4
  5. những vùng có vi tri ̣ ́ chiế n lươ ̣c quan tro ̣ng , có địa thế hiểm yếu để làm nơi tâ ̣p kế t tổ chức, xây dựng lực lươ ̣ng kháng chiế n chố ng la ̣i quân thù. Quán triệt tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin và những quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng, về xây dựng hậu phương cách mạng cùng những kinh nghiệm quý báu của dân tộc, trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương. Đảng đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng hậu phương, căn cứ địa kháng chiến, coi đó là một bộ phận chiến lược của đường lối chiến tranh nhân dân, mà nội dung là giải quyết vấn đề đất đứng chân và xây dựng tiềm lực để kháng chiến lâu dài. Xuất phát từ đặc điểm của đất nước đất không rộng, lạc hậu về kinh tế, lực lượng vũ trang còn non trẻ, lại phải đối chọi với kẻ thù có quân đội thiện chiến, được trang bị vũ khí hiện đại, Đảng ta đã chủ động xây dựng đường lối kháng chiến, xây dựng căn cứ địa hậu phương kháng chiến phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Xây dựng hậu phương ở cả vùng rừng núi lẫn đồng bằng, thậm chí ở ngay trong vùng tạm bị địch chiếm. Để đảm bảo cho cuô ̣c kháng chiế n thắ ng lơ ̣i, việc xây dựng các căn cứ đia,̣ hâ ̣u phương cho tiề n tuyế n là viê ̣c làm cầ n thiế t. Ở Phú Thọ , trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng thực dân Pháp xâm lươ ̣c trước sự tấ n công của kẻ thù, các lực lượng vũ trang đã lùi về nông thôn, rừng núi, dựa vào điạ thế hiể m yế u của điạ hiǹ h để củng cố , xây dựng lực lươ ̣ng về mọi mặt để tiến hành kháng chiến lâu dài . Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương, các căn cứ điạ , hâ ̣u phương đã ra đời để đáp ứng yêu cầ u cấ p thiế t của cuộc chiến đấu. Đó là những khu vực đươ ̣c lựa cho ̣n làm nơi trú chân, bảo tồ n và phát triể n lực lươ ̣ng kháng chiế n , làm nơi để tích lũy , xây dựng cơ sở kinh tế , chính trị, xã hội làm chỗ dựa và bàn đạp cho các lực lươ ̣ng vũ trang và quần chúng nhân dân thực hành phản công , tiế n công tiêu diê ̣t đich ̣ . Hoạt đô ̣ng xây dựng , bảo vệ và phát huy tác dụng của hậu phương cách mạng ở 5
  6. Phú Thọ đã thực sự trở thành một nội dung quan trọng trong hoạt động kháng chiế n chố ng thực dân Pháp xâm lươ ̣c. Từ trước đế n nay , đã có nhiều công trình khoa học lịch sử , nhiề u tài liê ̣u, sách báo viết về lịch sử kháng ch iế n chố ng thực dân Pháp xâm lươ ̣c ở Phú Thọ trong thời gian từ 1945 – 1954. Tuy nhiên, nghiên cứu vấ n đề căn cứ đia,̣ hâ ̣u phương mới ít nhiề u đươ ̣c đề câ ̣p ở những góc đô ̣ khác nhau , chưa có công trình khoa ho ̣c nào nghiên cứu mô ̣ t cách có hê ̣ thố ng , toàn diện về quá trình hình thành, phát triển, đă ̣c điể m , vai trò của hâ ̣u phương cách mạng trên điạ bàn tỉnh Phú Tho ̣. Do đó, việc nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp nhằm góp phần làm rõ thêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương và góp phần khẳng định vai trò hậu phương kháng chiến trong thành quả kháng chiến của tỉnh Phú Thọ. Chính vì những lý do trên, tôi cho ̣n đề tài : “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ hậu phương trong cuộc kháng chiế n chố ng thực dân Pháp (1945 -1954)” làm luận văn thạc sĩ, chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Do tầ m quan tro ̣ng của căn cứ điạ , hâ ̣u phương trong chiế n tranh cách mạng, trong thời gian qua có một số công trình của cá nhân và tập thể các nhà khoa học liên quan đến vấn đề này, cụ thể như sau: Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945 – 1975), Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội 1997, đã tổng kết hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy sức mạnh hậu phương trong hai cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc ta chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; Các công trình: Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - thắng lợi và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh- trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb CTQG, HN 1996; Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 – 1975) - thắng lợi 6
  7. và bài học của Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh - Trực thuộc Bộ Chính trị, Nxb CTQG, HN 2000, đã tổng kết vấn đề xây dựng căn cứ địa, hậu phương dưới góc độ những bài học kinh nghiệm. Các công trình nghiên cứu trên khẳng định Đảng sớm nhận thức được tầm quan trọng của hậu phương, do đó đã hết sức coi trọng xây dựng hậu phương trên tất cả các mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa xã hội. Đảng đã giải quyết thành công vấn đề hậu phương và phát huy sức mạnh của hậu phương, xây dựng hậu phương thành địa bàn chiến lược cung cấp tối đa sức người, sức của cho kháng chiến, đánh bại hai tên đế quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự và khoa học kỹ thuật mạnh hơn ta nhiều lần. Do đó, đây là nguồn tài liệu quan trọng để tác giả luận văn tham khảo. Liên quan đến đề tài còn có các công trình, các bài báo, bài đăng trên tạp chí như: Hậu phương Thanh – Nghệ - Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) của Ngô Đăng Tri, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001; Đảng lãnh đạo xây dựng căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ (1946 – 1954) của Vũ Quang Hiển, Nxb CTQG, Hà Nội, 2001; Căn cứ địa U Minh (1945 – 1975) của Trần Ngọc Long, Nxb QĐND, Hà Nội, 2007; Mấ y vấ n đề đường lố i quân sự của Đảng ta của Đại tướng Võ Nguyên Giáp , Nxb Sự thâ ̣t, Hà Nội, 1970; Bài giảng về đường lối quân sự của Đảng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp , Viê ̣n Khoa ho ̣c quân sự, Hà Nội, 1974; Về xây dựng căn cứ địa – Hậu phương trong kháng chiến chống Pháp của Ngô Vi Thiện, đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 18 (6/1987); Chiế n khu và đấ u tranh vũ trang trong cách mạng tháng Tám của Đại tướng Văn Tiế n Dũng, đăng trên Tạp chí Lịch sử Đảng số 4/1995; Căn cứ đi ̣a cách mạng truyề n thố ng và hiê ̣n đại của giáo sư Văn Tạo đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 4/1995; Vài suy nghĩ về hậu phương chiế n tranh nhân dân Viê ̣t N am của Trần Bạch Đằng đăng trên Tạp chí Lịch sử quân sự số 3/1993… 7
  8. Các tác phẩm, bài viết được xuất bản đã nêu lên sự cần thiết, yêu cầu xây dựng căn cứ địa, hậu phương cho các cuộc kháng chiến; đề cập các quan điểm, đường lối xây dựng căn cứ địa làm hậu phương cho cuộc chiến tranh cách mạng; đề cập đến nguồn gốc của việc xây dựng, tính chất và đặc điểm của căn cứ địa cách mạng… Nhìn chung, các công trình nêu trên đã đề cập đến một số mặt lý luận và thực tiễn của việc xây dựng căn cứ địa, hậu phương ở các thời kỳ và các chiến trường khác nhau trên cả nước hoặc một số vùng, địa phương cụ thể. Ngoài các công trình nghiên cứu có tính khái quát trên, còn có một số công trình nghiên cứu cụ thể về lịch sử địa phương trong thời kỳ này như: Lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, tập I (1939- 1968) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nxb CTQG, H. 2000; Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Phú Thọ (1945- 1954) của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nxb Quân đội nhân dân, 1999; Lịch sử Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Phú Thọ (1930 – 2005) của Ủy ban MTTQVN tỉnh Phú Thọ, năm 2006; Lịch sử lực lượng vũ trang nhân dân tỉnh Phú Thọ1945 -2005 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ, Nxb Quân đội nhân dân, HN, 2007; Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu II, Nxb Quân đội nhân dân, HN, 2006; … Các công trình nghiên cứu cụ thể này cung cấp một số tư liệu cần thiết về quá trình thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên địa bàn tỉnh. Những công trình nói trên, tuy mức độ và đứng ở nhiều góc độ khác nhau, song nói chung đều ghi nhận vai trò quyết định của tỉnh, của hậu phương trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Thực tế cho thấy, đến nay chưa có công trình khoa học nào được công bố đi sâu nghiên cứu một cách hệ thống về vấ n đề thực hiện nhiệm vụ hâ ̣u phương cách mạng trên điạ bàn tin̉ h Phú Thọ trong thời kỳ kháng chi ến chống thực dân Pháp (1945 – 1954). Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu các ấn phẩm của các tác giả nêu trên là nguồn 8
  9. tham khảo quý, nguồn tư liệu phong phú, tin cậy để tác giả kế thừa trong quá trình thực hiện đề tài luâ ̣n văn tha ̣c sỹ của mình. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Góp phần tái hiện lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân Phú Tho ̣ từ góc đô ̣ xây dựng , bảo vệ cũng như việc phát huy tác dụng của hậu phương. Nêu lên được kết quả cơ bản của việc xây dựng và bảo vệ hậu phương Phú Thọ thời kỳ 1945 – 1954, qua đó làm nổi bật vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Phú Thọ. Từ đó rút ra những nhận xét và kinh nghiê ̣m trong quá trình xây dựng hậu phương thời kỳ cách mạng tiếp theo trên điạ bàn tỉnh. 3.2 Nhiệm vụ Tập hợp các nguồn tài liệu tại Thư viện Quốc gia Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Thọ, Tỉnh ủy Phú Thọ, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Phú Thọ… Mô tả một cách khái quát, toàn diện về chủ trương của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy Phú Thọ về quá trình xây dựng hậu phương Phú Thọ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những đường lố i chủ t rương chính sách của Đảng về xây dựng hâ ̣u phương và các biện pháp chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hậu phương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu quá triǹ h lañ h đa ̣o thực hiện nhiệm vụ hâ ̣u phương trên pha ̣m vi toàn tin̉ h. Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Phú Thọ trong thời kỳ kháng chiế n chố ng thực dân Pháp. 9
  10. Về thời gian: Luâ ̣n văn giới ha ̣n từ 1945 - 1954 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: Phương pháp lịch sử và logíc. Ngoài ra còn kết hợp với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh… các phương pháp trên được sử dụng phù hợp với từng nội dung của luận văn. 6. Đóng góp khoa học của đề tài Trên cơ sở tâ ̣ p hơ ̣p , hê ̣ thố ng các tư liê ̣u liên quan đế n chủ đề hâ ̣u phương cách ma ̣ng trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng thực dân Pháp ở Phú Tho ̣ , dựng la ̣i quá trình hình thành phát triể n và những hoa ̣t đô ̣ng của hâ ̣u phương trong cuô ̣c kháng chiế n chố ng Pháp của tỉnh Phú Thọ, qua đó làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng hậu phương và vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh trong thực hiện nhiệm vụ hậu phương trên địa bàn tỉnh. Rút ra một số kinh nghiê ̣m lịch sử về xây dựng và bảo vệ hâ ̣u phương cách mạng , góp phần bổ sung nguồn tư liệu về kháng chiến chống thực dân Pháp ở Phú Thọ. 7. Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Đảng bô ̣ tin̉ h Phú Tho ̣ lañ h đ ạo thực hiện nhiệm vụ hâ ̣u phương từ năm 1945 đến năm 1950. Chương 2: Đảng bô ̣ tin̉ h Phú Tho ̣ lañ h đa ̣o thực hiện nhiệm vụ hâ ̣u phương từ năm 1951 đến năm 1954. Chương 3: Mô ̣t số nhâ ̣n xét và kinh nghiệm. 10
  11. Chƣơng 1 ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ HẬU PHƢƠNG TƢ̀ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1950 1.1 Đƣờng lối kháng chiế n của Đảng và chủ trƣơng xây dƣ̣ng hâ ̣u phƣơng cách mạng trong kháng chiế n. 1.1.1 Đường lối kháng chiến của Đảng Chiến tranh là thử thách lớn đối với mỗi quốc gia, dân tộc trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Thử thách đó càng lớn hơn nhiều với nước ta vào cuối nǎm 1946. Nền độc lập mới giành được 16 tháng, chính quyền chưa được củng cố vững mạnh, vừa kháng chiến vừa kiến quốc, nên các mặt đời sống xã hội chưa thật sự ổn định, dân tộc ta đã phải đương đầu với cuộc chiến tranh trên quy mô toàn quốc. Với dã tâm mở rộng chiến tranh xâm lươ ̣c đấ t nước ta , thực dân Pháp đã lơ ̣i du ̣ng H iê ̣p đinh ̣ Sơ bô ̣ ngày 6- 3- 1946 để tăng quân trái phép và b ố trí lực lươ ̣ng chiế m đóng các vi ̣trí then chố t ở miề n Bắ c nước ta như Hà Nô ̣i , Nam Đinh, ̣ Vinh, Huế , Đà Nẵng, đánh chiế m các khu vực cửa ngõ giao thông thủy bộ trọng yếu ở miền Bắc như Hải Phòng , Lạng Sơn. Ngày 17 và 18-12- 1946, tại Hà Nội, quân Pháp đã gây ra các vu ̣ khiêu khić h , tàn sát đồng bào ta ở các phố Yên Ninh, Hàng Bún và gửi tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lươ ̣ng an ninh, giao quyề n kiể m soát thủ đô cho chúng . Ngày 18-12-1946, đại diện Chính phủ Pháp cắt đứt những liên hệ với đại diện Chính phủ ta. Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ và nhân dân ta trước một tình thế không thể nhân nhượng, vì tiếp tục nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân dân sẽ trở lại cuộc đời nô lệ. Trước hành đô ̣ng gây chiế n tranh xâm lươ ̣c ra cả nước ta của thực dân Pháp, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì. Trung ương Đảng và 11
  12. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kịp thời hạ quyết tâm phát động nhân dân cả nước đứng lên tiế n hành cuô ̣c kháng chiế n toàn quốc bảo vệ độc lập, chủ quyền của dân tô ̣c. Đây là lần đầu tiên Đảng lãnh đạo quân dân ta tiến hành một cuộc chiến tranh vừa mang tính chất bảo vệ Tổ quốc, vừa mang tính chất giải phóng dân tộc trên quy mô cả nước, đương đầu với một đế quốc lớn mạnh vốn đã từng thống trị Việt Nam trong nhiều năm. Đảng xác định cuô ̣c kháng chiế n của dân tô ̣c ta tuy có lơ ̣i thế về chính tri ,̣ tinh thầ n, song yếu về kinh tế , quân sự trước kẻ thù là một cường quốc có ưu thế về kinh tế , quân đô ̣i thiê ̣n chiế n , trang bi ̣ vũ khí hiện đại . Nhâ ̣n rõ bản chấ t xâm lươ ̣c và tiề m lực hùng ma ̣nh của thực dân Pháp cũng như những thuâ ̣n lơ ̣i và khó khăn của ta , vì vậy, ngay sau khi phát động cuộc kháng ch iế n toàn quố c , Đảng ta và C hủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp, đó là đường lối chiế n tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Chiế n tranh nhân dân Viê ̣t Nam là gọi chung các cuộc chiến tranh giải phóng dân tô ̣c và bảo vê ̣ Tổ q uố c do nhân dân Viê ̣t Nam tiế n hành trong tiế n trình lịch sử . Dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam , chiế n tranh nhân dân có các nô ̣i dung và đă ̣c trưng cơ bản: Chiế n tranh thâ ̣t sự vì lơ ̣i ić h của nhân dân mà mu ̣c tiêu cơ bản là đánh đổ đế quố c và phong kiế n, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, xóa bỏ mọi áp bức bóc lột, xây dựng mô ̣t xã hô ̣i mới, xã hội xã hội chủ nghĩa. Chiế n tranh dựa vào lực lươ ̣ng của toàn dân , nòng cốt là liên minh công nông . Dựa vào tiề m lực của nhân dân , sự giúp đỡ cổ vũ của lực lươ ̣ng cách ma ̣ng và tiế n bô ̣ thế giới. Phương thức tiế n hành chiế n tranh phong phú , sáng tạo, nhằm phát huy cao nhấ t sức ma ̣nh của toàn dân , đánh địch mô ̣t cách toàn diê ̣n , ở khắ p nơi với mo ̣i hin ̀ h thức tổ chức và hình thức đấ u tranh thić h hơ ̣p . Phương thức đó khiế n đich ̣ đông mà hóa thiế u , có sức mạnh lớn mà không phát huy được 12
  13. tác dụng, có sở trường mà không thi thố được , lại bị sa lầy , lúng túng và bị đô ̣ng, không rõ đâu là tiề n tuyế n, đâu là hâ ̣u phương, mô ̣t kiể u chiế n tranh xen kẽ triệt để. Phương thức đó đã khoét sâu những mâu thuẫn cố hữu của bấ t cứ mô ̣t đô ̣i quân xâm lươ ̣c nào , đó là mâu thuẫn giữa phân tán và tâ ̣p trung lực lượng, giữa phòng ngự và tiế n công , giữa đánh nhanh và đánh kéo d ài, làm cho lực lươ ̣ng và phương tiê ̣n của đố i phương ngày càng hao mòn , ý chí xâm lươ ̣c càng bi ̣sa sút… Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Người nói: “Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ… Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước”. [49, tr. 480] Đường lối kháng chiến của Đảng được xác định trong Chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng (12/12/1946), “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/12/1946) và được giải thích cụ thể trong tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh. Đường lối kháng chiến của Đảng là thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Cụ thể là: Mục đích kháng chiến: “đánh phản động thực dân Pháp xâm lược; giành thống nhất và độc lập”. Nhiệm vụ và tính chất của cuộc kháng chiến là “kế tục sự nghiệp Cách mạng Tháng Tám, nhằm hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc, mở rộng và củng cố chế độ cộng hòa dân chủ Việt Nam phát triển trên nền tảng dân chủ mới, nên có tính chất dân tộc giải phóng và dân 13
  14. chủ mới. Kháng chiến của ta là tự vệ, chính nghĩa và có “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”. Phương châm tiến hành kháng chiến là toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính. Kháng chiến toàn dân là “tất cả già trẻ, trai gái, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, hễ là người Việt Nam phải đứng lên chiến đấu”, là thực hiện mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm là một pháo đài. Để tiến hành chiến tranh phải vũ trang cho nhân dân, phát động phong trào dân quân. Đó “là cách hiệu nghiệm động viên toàn dân tham gia tác chiến; là cách tổ chức và rèn luyện đội quân hậu bị hết sức dồi dào để bổ sung và tiếp ứng cho quân chính quy, để đánh lâu dài”. [22, tr. 314] Kháng chiến toàn diện là đánh địch trên tất cả các mặt trận : chính trị, quân sự, kinh tế , văn hóa, ngoại giao. Kháng chiến lâu dài (trường kỳ) là để có thời gian chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ ta mạnh hơn địch. Dựa vào sức mình là chính (tự lực cánh sinh) là vì ta bị bao vây bốn phía, khi nào có điều kiện sẽ tranh thủ sự giúp đỡ của các nước, song lúc đó cũng không được ỷ lại. Đảng phát động cuộc kháng chiến chống Pháp là một quyết định lịch sử với trách nhiệm chính trị to lớn. Với tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo, thấm nhuần quan điểm về quần chúng nhân dân của chủ nghĩa Mác – Lênin, phát huy cao độ truyền thống cả nước chung sức đánh giặc, vừa sản xuất, vừa chiến đấu, gắn liền kháng chiến với kiến quốc, Đảng đã sớm đề ra đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, khoa học nhằm huy động nguồn lực lượng vô tận của toàn dân, tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc chiến tranh nhân dân Việt Nam. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chỉ thị “Toàn dân kháng chiến” của Trung ương Đảng và tác phẩm 14
  15. “Kháng chiến nhất định thắng lợi” của Trường Chinh được coi là nội dung cơ bản của Đường lối kháng chiến của Đảng ta, là ngọn đuố c soi đường dẫn dắ t nhân dân ta tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đi tới thắng lợi. Để tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng nhiệm vụ xây dựng hậu phương, coi đó là một trong những nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh giải phóng dân tộc. 1.1.2 Chủ trương của Đảng về xây dựng hậu phương trong kháng chiến Hậu phương hiểu theo nghĩa hẹp: “Là nơi đối xứng với tiền tuyến, có sự phân biệt rạch ròi bằng yếu tố không gian, là lãnh thổ ngoài vùng chiến sự, phía sau chiến tuyến, có dân cư và tiềm lực mọi mặt, nhất là về nhân lực, vật lực. Là nơi xây dựng và huy động sức người, sức của, đáp ứng nhu cầu của lực lượng vũ trang ngoài tiền tuyến”. [65, tr. 231] Theo nghĩa rộng, đây là chỗ dựa để tiến hành chiến tranh, nơi cung cấp sức người, sức của cho chiến tranh, không phân biệt rạch ròi với tiền tuyến về mặt không gian. Như vậy, có thể thấy ngay rằng, trong các cuộc chiến tranh, hậu phương là một trong những điều kiện cơ bản quyết định thắng bại, được thua của hai bên tham chiến. Bởi vì, chiến tranh là cuộc đọ sức toàn diện giữa hai bên tham chiến. Muốn thắng lợi phải có tiềm lực chiến tranh, bao gồm tiềm lực kinh tế (trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, chế độ kinh tế), tiềm lực chính trị - tinh thần (chế độ chính trị - xã hội, hệ tư tưởng và tinh thần của nhân dân), tiềm lực quân sự (sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang). Những tiềm lực đó phải được tạo ra và dự trữ tại hậu phương. Chiến tranh 15
  16. phải dựa vào hậu phương hùng mạnh. Quân đội nào tách khỏi hậu phương thì không thể giành thắng lợi trong chiến tranh, không thể tồn tại được. Trong lịch sử quân sự, các nhà quân sự lỗi lạc và những người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản như Mác, Ăng ghen, Lênin đều nhấn mạnh đến vai trò của hậu phương vững chắc, có tổ chức. Ăng ghen đã viết: “Toàn bộ việc tổ chức và phương thức chiến đấu của quân đội và do đó thắng lợi, thất bại đều tỏ ra là phụ thuộc vào những điều kiện vật chất, nghĩa là điều kiện kinh tế, vào chất liệu của con người và của vũ khí, nghĩa là vào chất lượng và số lượng của cư dân và của cả kĩ thuật”. [17, tr. 242] Lênin thì cho rằng: “Trong chiến tranh, ai có nhiều lực lượng hậu bị hơn, ai có nhiều nguồn lực, ai kiên trì đi sâu vào quần chúng nhân dân hơn, thì người đó thu được thắng lợi” [72, tr.84] Chiến tranh càng phát triển thì vai trò lực lượng vũ trang càng quan trọng. Để bảo đảm hoạt động xây dựng và tác chiến của lực lượng vũ trang, phải xây dựng một hậu phương vững mạnh. Lênin nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc, một đội quân giỏi nhất, những người trung thành nhất với sự nghiệp cách mạng cũng đều sẽ lập tức bị kẻ thù tiêu diệt nếu họ không được vũ trang, tiếp tế lương thực và huấn luyện đầy đủ” [73, tr. 247]. Ngoài ra, đề cập đến những yếu tố cụ thể quyết định sức mạnh của hậu phương, Mác, Ăngghen và Lênin đều đánh giá cao nhân tố chính trị- tinh thần, đồng thời cũng nhấn mạnh đến yếu tố trang bị vũ khí. Xtalin, khi bàn đến sự thử thách khắc nghiệt của chiến tranh, đã nói: “Lịch sử chiến tranh dạy rằng, chỉ có những nước nào mạnh hơn đối phương của mình về mặt phát triển và tổ chức kinh tế, về kinh nghiệm, tài nghệ và tinh thần chiến đấu của quân đội, về tinh thần kiên cường và đoàn kết của nhân dân trong suốt cả quá trình chiến tranh thì mới chịu đựng được sự thử thách đó” [70, tr. 113]. 16
  17. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “khi có chiến tranh, phải huy động và tổ chức tất cả các lực lượng trong nước để chống giặc” [48, tr. 474]. Kháng chiến càng lâu dài và ác liệt, càng phải huy động cao nhất sức người, sức của của căn cứ địa, hậu phương. Vì vậy, nhất thiết phải xây dựng căn cứ, hậu phương vững mạnh toàn diện về mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, văn hóa… Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chính quyền nhân dân vừa mới thành lập đã phải đương đầu với những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Ở miền Nam, quân Pháp được quân Anh trợ giúp, ngày 23 tháng 9 năm 1945 đã khởi hấn ở Sài Gòn, kế đó đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngoài Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch (sau đây viết tắt là quân Tưởng), được Mỹ tiếp tay, kéo vào với danh nghĩa giải giáp quân Nhật nhưng còn mục tiêu bóp chết cách mạng, dựng nên chính quyền tay sai của chúng. Trong khi đó, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chưa được nước nào trên thế giới công nhận. Chính quyền nhân dân mới được thành lập, chưa được kiện toàn, kinh nghiệm quản lý nhà nước còn rất hạn chế. Lực lượng vũ trang non trẻ, vũ khí thô sơ, kinh nghiệm chỉ huy và chiến đấu ít ỏi. Ách áp bức phong kiến cùng chính sách vơ vét tàn bạo của thực dân Pháp và phát xít Nhật khiến nền kinh tế quốc dân lâm vào tình trạng suy sụp thảm hại. Nhân dân vừa trải qua nạn đói khủng khiếp, chỉ trong vòng ba tháng giữa năm 1945, gần hai triệu đồng bào chết vì đói và dịch bệnh. Công thương nghiệp hàng hóa đình đốn, ngoại thương đình trệ, thủ công nghiệp tiêu điều. Về tài chính, kho bạc của chính quyền cách mạng chỉ còn hơn 1 triệu đồng nhưng quá nửa là rách nát. Ngân hàng Đông Dương còn nằm trong tay Pháp, đồng tiền Quan kim do quân Tưởng tung ra buộc ta phải lưu hành khiến cho thị trường càng thêm rối loạn. Do hậu quả của chính sách ngu dân của thực dân 17
  18. Pháp, 95% dân số nước ta không biết chữ và còn nhiều tệ nạn xã hội khác do hậu quả của chế độ thực dân để lại hết sức nặng nề. Những khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm đặt nước ta trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, chính quyền nhân dân có nguy cơ bị lật đổ, nền độc lập mới giành được có thể bị mất. Nhiệm vụ cơ bản nhất đặt ra cho Đảng và chính quyền nhân dân lúc này là giữ vững chính quyền, bảo vệ và xây dựng chế độ mới. Để chống thù trong, giặc ngoài, cùng với việc giáo dục chính trị cho quần chúng, xây dựng khối đoàn kết toàn dân, tổ chức và phát triển các đoàn thể cách mạng, xây dựng lực lượng vũ trang, Đảng và Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương lớn về xây dựng hậu phương trước khi xảy ra chiến tranh trên phạm vi cả nước. Trong bài nói chuyện với cán bộ, đại biểu nhân dân và thân sỹ, phú hào, trí thức ở Thanh Hóa ngày 20 tháng 2 năm 1947, với chủ đích nói về hậu phương, Hồ Chí Minh đã phân tích và nêu lên những khó khăn của quân xâm lược Pháp ở Đông Dương do những rối ren về chính trị, sa sút về kinh tế tại chính quốc. Đối với cuộc kháng chiến của ta, Người phân tích và khẳng định ta sẽ thắng vì ta có hậu phương ưu thế hơn địch, ta có thiên thời, địa lợi, nhân hòa đủ để thắng địch. Ta có thiên thời là “Ít tháng nữa trời nóng nực, Pháp không chịu nổi khí hậu, sẽ ngại dần, từ Nam chí Bắc đi tới đâu cũng chỉ có tro tàn, gạch vụn. Pháp đánh ban ngày nhưng ta lại đánh ban đêm”. Địa lợi là: “Ta ở đất ta, Pháp không quen đường đi”. Nhân hòa là “Trừ một số Việt gian, còn 25 triệu nhân dân ta đều muốn tự do. Còn dư luận ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Dương, Miến Điện, Tân Gia Ba, đều là chính nghĩa, mà đến Pháp cũng đa số ngả về ta”. “Cả ba: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa đều lợi cho ta. Những cái có lợi cho ta là hại cho địch, mà lợi cho địch mà hại cho ta”. [48, tr. 236] 18
  19. Dựa vào những ý kiến chỉ dẫn trực tiếp của Hồ Chí Minh và căn cứ vào chủ trương xây dựng căn cứ địa, hậu phương của Hội nghị Trung ương tháng 4 năm 1947. Năm 1948, Trung ương Đảng có nghị quyết về xây dựng hậu phương để kháng chiến lâu dài. Năm 1950, với ý định phối hợp với cách mạng Trung Quốc, Đảng chủ trương đẩy mạnh xây dựng hậu phương, thực hiện tổng động viên nhân tài vật lực để chuyển mạnh sang tổng phản công. Tháng 2-1951, Đại hội lần thứ II của Đảng được triệu tập, đã nhấn mạnh xây dựng hậu phương toàn diện, đẩy mạnh sản xuất, tiết kiệm, xây dựng lực lượng vũ trang, tranh thủ sự ủng hộ của các nước anh em để đẩy mạnh phản công, đưa kháng chiến phát triển đến thắng lợi. Trong khi chủ trương động viên toàn dân, vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng chủ trương dựa vào quần chúng nhân dân được giác ngộ cách mạng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đó là một trong những điều kiện căn bản để tiến hành kháng chiến và đưa kháng chiến đến thắng lợi. Đồng chí Trường Chinh vạch rõ: Để huy động sức người, sức của cho kháng chiến, phải xây dựng hậu phương, xây dựng căn cứ địa khắp nơi. “Căn cứ địa là một vùng tương đối an toàn ở đó ta đóng các cơ quan đầu não, huấn luyện bộ đội chủ lực, đào tạo cán bộ, chế tạo vũ khí, đạn dược, chữa chạy thương binh…”. [22, tr. 310] Do nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của hậu phương, ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta đã chủ động xây dựng căn cứ địa, hậu phương kháng chiến mang những đặc điểm phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Nước ta hẹp lại dài, hai mặt Đông và Tây Nam giáp biển, nếu có chiến tranh, địch có thể chia cắt nước ta thành nhiều chiến trường. Trước khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, cả nước được chia làm 12 khu để thuận tiện cho việc chỉ đạo chiến tranh, Mỗi chiến khu, thậm chí ở từng tỉnh, từng huyện hoặc liên tỉnh, liên huyện phải chọn những vùng “có thế chiến 19
  20. lược lợi hại, tiến có thể đánh, lui có thể giữ” để xây dựng thành căn cứ địa, làm chỗ đứng chân cho các cơ quan lãnh đạo kháng chiến, có tiềm năng xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, giải quyết vấn đề hậu cần, nuôi dưỡng và tiếp tế cho lực lượng kháng chiến. Bước vào cuộc kháng chiến, Đảng xác định ở Việt Nam có cǎn cứ địa vững chắc nhất là lòng dân, không có lòng yêu nước sâu sắc của nhân dân, không có tinh thần giác ngộ cách mạng cao của đông đảo quần chúng thì căn cứ địa nào, dù có núi cao rừng thẳm vẫn có thể bị địch đánh thọc sâu, hoặc bao vây chia cắt. Từ đó có thể mở mặt trận ở bất cứ nơi nào có bóng địch, đánh ngay cả ở sau lưng địch, trong lòng địch và tổ chức cǎn cứ địa không những ở rừng núi mà cả ở đồng bằng". Để bảo đảm chiến đấu thắng lợi, Đảng chủ trương xây dựng cǎn cứ địa và hậu phương tại chỗ vững mạnh, lấy nông thôn đồng bằng và rừng núi làm địa bàn chiến lược trọng yếu. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương xây dựng hậu phương, căn cứ địa ở cả rừng núi và đồng bằng, ở cả trước mặt và sau lưng địch. Ở đâu có quần chúng yêu nước được giác ngộ thì ở đó có hậu phương. Bởi vì, rừng núi là địa bàn chiến lược quan trọng, địa thế hiểm trở, có nhân dân các dân tộc trung thành với cách mạng, địch có nhiều sơ hở, khó phát huy ưu thế vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại. Ta có thể xây dựng, phát triển lực lượng, duy trì một cuộc chiến tranh lâu dài, kể cả những lúc gặp khó khăn nhất. Đây là nơi có thể xây dựng hậu phương vững chắc nhất của cách mạng nước ta. Đồng bằng là nơi không có địa thế hiểm trở như rừng núi, nhưng là nơi đông dân, nhiều của. Xây dựng chỗ đứng chân ở đồng bằng mới có điều kiện khai thác nhiều nhân tài, vật lực cho kháng chiến. Với tinh thần đó, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng ta tích cực củng cố những cǎn cứ đã có như Việt Bắc, Khu IV và Khu V, vùng Đồng Tháp Mười, đồng thời tích cực xây dựng các làng chiến đấu, các cǎn cứ và 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0