intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – Từ thực tiễn của Đoàn đại biểu tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn nghiên cứu về lý luận, thực trạng và những quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội với mục đích, xem xét, đánh giá những quy định của pháp luật về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội còn những hạn chế, bất cập gì. Từ đó đề ra những giải pháp tối ưu nhằm đổi mới hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội ngày càng hoàn thiện hơn để làm cơ sở pháp lý cho việc thi hành theo Hiến pháp và pháp luật.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – Từ thực tiễn của Đoàn đại biểu tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƯƠNG THỊ THÚY OANH ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH – TỪ THỰC TIỄN CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính MÃ SỐ: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. NGUYỄN TIẾN HIỆP Phản biện 1: TS NGUYỄN THU AN Phản biện 2: PGS. TS NGUYỄN TẤT VIỄN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 204, Nhà B- Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 10 - Đường 3/2 - Quận 10 – TP Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 08 giờ 30, ngày 16 tháng 4 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1. Tính cấp thiết Xuất phát từ bản chất nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu ra tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Như vậy, Đoàn ĐBQH chỉ là tổ chức đặc thù của Quốc hội và là cánh tay nối dài của Quốc hội để thực hiện một số chức năng, nhiệm vụ mà Quốc hội giao phó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuy nhiên, Đoàn ĐBQH thuộc trung ương hay địa phương thì chưa được pháp luật quy định. Do đó, để bảo vệ được công dân thì Đoàn đại biểu Quốc hội phải có vị trí pháp lý rõ ràng, chặt chẽ. Xuất phát từ vấn đề này, tôi chọn đề tài “Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – Từ thực tiễn của Đoàn đại biểu tỉnh Long An” để làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp sau Đại học của bản thân. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong những năm gần đây, chất lượng hoạt động của Đoàn ĐBQH hội tỉnh ngày càng được quan tâm và chú trọng về cả hình thức và nội dung. Bởi thông qua các hoạt động của Đoàn ĐBQH có thể giúp cơ quan Nhà nước kịp thời phát hiện các hoạt động có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những hành vi sai trái. Từ đó, đề những biện pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy nhà nước, đồng thời kiểm soát tốt về quyền lực của nhà nước từ Trung ương đến địa phương, từ bên trong bộ máy nhà nước cũng như bên ngoài bộ máy nhà nước. Ngoài ra, Đoàn ĐBQH tỉnh chính là cơ quan quyền lực của nhân dân ở địa phương và thay mặt nhân dân bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các cử tri. 3
  4. Các sách chuyên khảo PGS. TS Trương Hồng Hà (2015), Hoạt động giám sát của Quốc hội Việt Nam trong cơ chế giám sát quyền lực nhà nước, nhà xuất bản Chính trị quốc gia. TS. Vũ Thị Mỹ Hằng (2020), Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội hiện nay, nhà xuất bản Chính trị quốc gia sự thật. Viện nghiên cứu lập pháp (2016), Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam kế thừa, đổi mới và phát triển, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật. - Một số bài báo tham khảo. - Bài luận văn: Địa vị pháp lý và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội – Qua thực tiễn tỉnh Bắc Giang của tác giả Hoàng Huy Việt. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học nói trên chỉ đề cập đến một số vấn đề liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội, của ĐBQH, đại biểu HĐND, chưa có công trình nghiên cứu nào nói rõ về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh một cách toàn diện. Chính vì vậy, đề tài Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – Từ thực tiễn của Đoàn đại biểu tỉnh Long An được nghiên cứu một cách toàn diện về tổng thể địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Luận văn nghiên cứu về lý luận, thực trạng và những quy định pháp luật về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội với mục đích, xem xét, đánh giá những quy định của pháp luật về hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội còn những hạn chế, bất cập gì. Từ đó đề ra những giải pháp tối ưu nhằm đổi mới hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội ngày càng hoàn thiện hơn để làm cơ sở pháp lý cho việc thi hành theo Hiến pháp và 4
  5. pháp luật 3.2 Nhiệm vụ Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như đã trình bày ở phần trên, luận văn tốt nghiệp chuyên ngành luật Hiến pháp – Luật Hành chính, tôi cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản như sau: Một là, khái quát được các khái niệm, địa vị pháp lý cũng như tìm hiểu các tính chất pháp lý của Đoàn Đại biểu Quốc hội qua từng thời kỳ khác nhau. Hai là, từ thực tiễn hoạt động của Đoàn đại biểu tỉnh Long An, trong đó bao gồm kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập trong các văn bản quy định về địa vị pháp lý, chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đại biểu tỉnh và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Ba là, đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, giúp Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có địa vị pháp lý rõ ràng hơn để chất lượng hoạt động được nâng cao. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn này chính là Địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH tỉnh. 4.2 Phạm vi nghiên cứu Trong luận văn này, người viết đã giới hạn phạm vi không gian trên địa bàn tỉnh Long An, giới hạn về thời gian từ khóa XIV đến năm 2023. Nội dung nghiên cứu trong các bản Hiến pháp như Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020; Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; Nghị quyết số 134/2020/QH14 về tiếp tục thực hiện các Nghị quyết 5
  6. của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII; Nghị quyết số 47/2022/QH15 về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2023; 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu được xây dựng dựa trên nền tảng học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lê Nin; tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm xây dựng của Đảng cũng như chính sách pháp luật của Nhà nước làm cơ sở phương pháp luận (chương 1). 5.2 Phương pháp nghiên cứu Trong phần nghiên cứu đề tài luận văn “Địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh – Từ thực tiễn của Đoàn đại biểu tỉnh Long An” tác giả đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu phổ biến như phân tích, tổng hợp; thống kê; so sánh và cuối cùng là phương pháp lịch sử. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn này làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về địa vị pháp lý của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh như khái niệm, mục đích, ý nghĩa để làm cơ sở Chương I: KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH 1.1 Khái quát về Quốc hội 1.1.1 Vị trí pháp lý của Quốc hội Quốc hội Việt Nam thực hiện các chức năng về quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, ngoài ra Quốc hội còn có vai trò giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước. 6
  7. Hiến pháp năm 1946, Nghị viện nhân dân có quyền ban hành pháp luật (Điều 23) Hiến pháp năm 1959, Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất (Điều 43) và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp (Điều 44). Hiến pháp năm 1980, khẳng định Quốc hội chính là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Điều 82). Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) bổ sung quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước. Hiến pháp năm 2013, bổ sung thêm vai trò kiểm soát quyền lực của cơ quan quyền lực nhà nước trong việc thực thi quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội Chức năng lập hiến, lập pháp Tại khoản 1 Điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định Quốc hội có quyền làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp; làm luật và sửa đổi luật. Điểm khác biệt giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội, Nghị viện ở một số nước trên thế giới đó là Quốc hội nước ta có chức năng lập hiến. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước Quốc hội quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước bởi Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, Quốc hợi có quyền quyết định mục tie̛ u, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hợ i của đất nước, những vấn đề quốc kế da̛n sinh, những vấn đề đối nợ i, đối ngoại và an ninh đất nước… Chức năng giám sát Quốc hội có quyền giám sát tối cao đối với mọi hoạt động của nhà nước, điều này có ý nghĩa là Quốc hội có tầm quan trọng trong hệ thống chính trị. 7
  8. Chủ tịch Quốc hội (Chủ tịch ủy ban TVQH; Ủy viên Hội đồng quốc phòng – an ninh) 1.1.3 Cơ cấu tổ chức của Quốc hội (sơ đồ) Phó Chủ tịch Quốc hội (Phó Chủ tịch ủy ban TVQH) Các ủy Thư ký Hội Viện Các ban Quốc đồng nghiên ban trực cứu lập trực hội dân tộc thuộc pháp thuộc ĐBQH Cử tri Mối quan hệ chỉ đạo Mối quan hệ chất vấn Nhận xét: Trong sơ đồ tổ chức của Quốc hội này, không có sự hiện diện của Đoàn ĐBQH mà chỉ có sự hiện diện của ĐBQB. Bởi các ĐBQH có thể thông qua hoạt động của Đoàn ĐBQH để tiến hành những công việc nhằm thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu, đồng 8
  9. thời cũng có điều kiện để tăng cường, mở rộng mối quan hệ gắn bó thường xuyên với cử tri, Nhân dân nơi đại biểu ứng cử. 1.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH 1.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH được thể hiện thông qua các nội dung được quy định trong luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Đoàn ĐBQH; trong đó có các hoạt động tiếp xúc cử tri, phản ánh, đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị của công dân, tiếp công dân và các hoạt động giám sát. 1.2.2 Vị trí, vai trò của Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn ĐBQH là tổ chức đặc thù trong tổ chức và hoạt động của Quốc hội Việt Nam. Đoàn ĐBQH được cử tri bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, Đoàn ĐBQH được tạo thành bởi các ĐBQH. 1.2.3 Quá trình hình thành và phát triển của Đoàn đại biểu của Quốc hội Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960 quy định tại Điều 2 “Đại biểu Quốc hội có thể hợp thành các đoàn đại biểu địa phương theo đơn vị tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương”. Điều 71 Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng Nhà nước năm 1981 “Đại biểu Quốc hội ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và đơn vị hành chính tương đương họp thành đoàn đại biểu Quốc hội địa phương và cử ra trưởng đoàn”. Điều 48 Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2001 khẳng định“Các đại biểu Quốc hội được bầu trong một tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương hợp thành Đoàn đại biểu Quốc hội.”. 9
  10. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 quy định tại Điều 43 “Đoàn đại biểu Quốc hội là tổ chức của các đại biểu Quốc hội được bầu tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc được chuyển đến công tác tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.” 1.2.4 Các điều kiện đảm bảo cho Đoàn ĐBQH hoạt động Để Đoàn ĐBQH là một tổ chức đặc thù của Quốc hội, các điều kiện đảm bảo cho Đoàn ĐBQH hoạt động bao gồm: Một là, phải có cơ quan tham mưu, giúp việc cho Đoàn ĐBQH tức là Văn phòng Đoàn ĐBQH. Hai là, về cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động. 1.2.5 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về địa vị pháp lý của Đoàn ĐBQH 1.2.4.1 Giai đoạn trước Hiến pháp 2013 Theo quy định tại Điều Luật Tổ chức Quốc hội năm 1960 thì Đoàn ĐBQH không phải là một tổ chức mang tính bắt buộc, các hoạt động chủ yếu nhằm trao đổi thông tin là chính. Điều 71 Luật Tổ chức Quốc hội và Hội đồng nhà nước năm 1981 “Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động của đại biểu Quốc hội tại các đơn vị bầu cử” và mở rộng quyền của ĐBQH về vấn đề giới thiệu một số chức danh quan trọng trong bộ máy nhà nước tại Điều 9 Luật này. Điều 48 Luật Tổ chức Quốc hội năm 1992, “Đoàn ĐBQH được bổ sung từ một đến hai ĐBQH hoạt động chuyên trách”. Tại Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001 bổ sung thêm “Đoàn đại biểu Quốc hội có trụ sở, Văn phòng giúp việc và có kinh phí hoạt động theo quy định của Uỷ ban thường vụ Quốc hội”. 1.2.4.2 Giai đoạn sau Hiến pháp 2013 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 kế thừa và bổ sung “quản lý, chỉ 10
  11. đạo hoạt động của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội” và bổ sung nội dung “Đoàn ĐBQH có trụ sở làm việc, Văn phòng Đoàn ĐBQH là cơ quan tham mưu, giúp việc, phục vụ hoạt động”. Thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH 13 ngày 22/12/2015 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thanh phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên đến năm 2018, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 580/2018/UBTVQH14 ngày 14/10/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thí điểm hợp nhất Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc. 1.3 Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với các cơ quan của Quốc hội và cử tri 1.3.1 Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đoàn ĐBQH có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động của Đoàn và giữ mối liên hệ với Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ tiếp nhận chất vấn của ĐBQH và sẽ chuyển nội dung chất vấn đến người bị chất vấn. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định chuyển ĐBQH tới địa phương khác trong trường hợp có luân chuyển vị trí công tác của ĐBQH. Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ kinh phí cho Đoàn ĐBQH hoạt động, quy định những chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo khác cho ĐBQH. Khi một ĐBQH mất tư cách của một người đại biểu vì có hành vi vi phạm pháp luật và đang bị cơ quan điều tra thì Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao phải có đề nghị. Trong trường hợp Quốc hội không họp thì phải có sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thì ĐBQH đó mới bị bắt giam, tạm giữ để điều tra. 11
  12. 1.3.2 Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội Điều 83 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020 khi tiến hành các hoạt động tại địa phương, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thông báo cho Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Đoàn ĐBQH tỉnh biết để phối hợp hoạt động. Hoặc khi có yêu cầu của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội thì đoàn ĐBQH có trách nhiệm tham gia. 1.3.3 Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Phối hợp tổ chức các hoạt động như tiếp xúc cử tri; tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức hoạt động giám sát; tổ chức tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; theo dõi, đôn đốc các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân. 1.3.4 Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội với cử tri Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc và cử tri là mối quan hệ tất yếu. Bởi chính cử tri là người đã bầu ĐBQH để thay mặt cử tri thực hiện ý chí, nguyện vọng và thực hiện quyền lực nhà nước. Chương II: THỰC TRẠNG QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU TỈNH LONG AN 2.1 Cơ cấu tổ chức của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An 2.1.1 Cơ cấu tổ chức của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khóa XIV (2016-2021) Đoàn ĐBQH tỉnh Long An nhiệm kỳ 2016-2021 gồm có 08 ĐBQH, cơ cấu thành phần Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh như sau: + Phụ nữ: 01 chiếm 12,5% + Đại biểu trẻ < 40 tuổi: 03 chiếm 37,5% 12
  13. + Có trình độ ĐH: 03 chiếm 37,5% + Có trình độ thạc sĩ: 04 chiếm 50% + Có trình độ Phó giáo sư, Tiến sĩ: 01 chiếm 12,5% + Đại biểu Trung ương: 03 chiếm 37.5% + Đại biểu địa phương: 05 chiếm 62.5% +Đại biểu kiêm nhiệm: 06 chiếm 75% + Đại biểu chuyên trách: 02 (trung ương) chiếm 25% + Trong Đảng: 8 chiếm 100% 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An khóa XV (2021-2026) Kết quả bầu cử Đoàn ĐBQH tỉnh Long An bao gồm tám đại biểu Quốc hội, cơ cấu thành phần Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh như sau: + Phụ nữ: 03 chiếm 37,5% + Đại biểu trẻ < 40 tuổi: 01 chiếm 12,5% + Có trình độ Đại học: 01 chiếm 12,5% + Có trình độ Thạc sĩ: 05 chiếm 62,5% + Có trình độ Tiến sĩ: 01 chiếm 12,5% + Có trình độ Phó giáo sư, Tiến sĩ: 01 chiếm 12,5% + Đại biểu Trung ương: 03 chiếm 37,5% + Đại biểu địa phương: 05 chiếm 62,5% + Đại biểu kiêm nhiệm: 05 chiếm 62.5% + Đại biểu chuyên trách: 03 (gồm 03 ĐBQH trung ương, 01 ĐBQH địa phương) chiếm 50% + Trong Đảng: 8 chiếm 100% Quốc hội khóa XV ngoài Trưởng đoàn còn có thêm Phó Trưởng đoàn. Đây là một tín hiệu đáng mừng. 2.2 Bộ máy tham mưu, giúp việc của Đoàn ĐBQH tỉnh Long An. 13
  14. Văn phòng có 06 phòng, 01 ban, 01 đơn vị hành chính đặc thù và 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc với tổng số 172 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động. Trong đó, Phòng công tác ĐBQH có 05 biên chế chịu trách nhiệm trực tiếp tham mưu và phục vụ hoạt động của Đoàn ĐBQH và ĐBQH tỉnh. Theo quy định của pháp luật, Văn phòng đoàn ĐBQH chủ yếu là giúp việc, tham mưu cho Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn ĐBQH. Ngoài ra, Văn phòng đoàn ĐBQH còn phải thực hiện các nhiệm vụ như xem xét, tổng hợp lại các ý kiến, kiến nghị của nhân dân và tiếp tục duy trì mối quan hệ với các cơ quan quyền lực nhà nước khác. 2.3 Mối quan hệ giữa Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An với các cơ quan khác trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri Đoàn ĐBQH tỉnh luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ với Tỉnh ủy, Văn phòng Thành ủy, Văn phòng UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp tỉnh cùng các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan khác ở địa phương để cùng phối hợp, tổ chức các hoạt động giám sát, khảo sát, lấy ý kiến xây dựng luật, trong hoạt động tiếp xúc cử tri,… Các cuộc khảo sát, giám sát của Đoàn ĐBQH có mời đại diện Thường trực và các Ban HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các sở ngành có liên quan cùng tham dự. Đoàn ĐBQH cũng thường xuyên làm việc với UBND, các cơ quan, các Sở, các ngành, các cấp để trao đổi, góp ý trong việc thi hành Hiến pháp, pháp luật. 2.4 Kết quả đạt được 2.4.1 Về hoạt động xây dựng pháp luật Tham gia xây dựng pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Đoàn ĐBQH tỉnh Long An trong suốt thời gian qua. Trong 14
  15. nhiệm kỳ 2016-2021, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An đã tiến hành tổ chức lấy ý kiến đóng góp đối với 83 dự án luật và 01 Nghị quyết để trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại các kỳ họp. Đoàn ĐBQH tỉnh Long An nhiệm kỳ 2021-2026 (tính đến tháng 6/2023) đã trực tiếp chủ trì các hội nghị và gửi đến các sở, ngành, địa phương lấy ý kiến đóng góp đối với 50 dự án luật, 29 nghị quyết với hơn 140 ý kiến đóng góp. Tại các kỳ họp, Đoàn ĐBQH đã có 55 lượt ý kiến, đóng góp tại Tổ và Hội trường đối với các dự án luật, Nghị quyết, được Ban soạn thảo đánh giá cao và đã tiếp thu, bổ sung để hoàn chỉnh các dự án luật và nghị quyết trình Quốc hội xem xét, thông qua. 2.4.2 Về hoạt động giám sát, khảo sát Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An (nhiệm kỳ 2016-2021) đã tổ chức thực hiện 15 chuyên đề giám sát, khảo sát, gửi 141 kiến nghị đến Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành, cơ quan ở Trung ương và địa phương. Hoạt động giám sát của Đoàn ĐBQH và ĐBQH không chỉ thực hiện đúng theo chương trình đã đề ra, bám sát các chương trình giám sát hằng năm của Quốc hội mà còn tổ chức thực hiện nhiều cuộc giám sát từ các vấn đề gây bức xúc ở địa phương và người dân. Về nội dung giám sát, Đoàn ĐBQH có chương trình giám sát tập trung các vấn đề trọng tâm, các vấn đề gây bức xúc trong công tác quản lý nhà nước, trong đời sống xã hội ở địa phương. Ngoài ra, Đoàn ĐBQH đã tổ chức 05 cuộc giám sát hoạt động giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đoàn ĐBQH nhiệm kỳ 2021-2026 (tính đến tháng 6/2023) đã thành lập và triển khai giám sát 04 chuyên đề của Quốc hội, 05 chuyên đề của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. 2.4.3 Về hoạt động chất vấn Đoàn ĐBQH tiến hành chất vấn 35 lượt bao gồm chất vấn bằng 15
  16. văn bản và chất vấn trực tiếp tại Hội trường như về chương trình điện sinh hoạt, điện sản xuất cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa; việc áp dụng công nghệ thông tin vào công tác khám chữa bệnh, thanh toán bảo hiểm y tế; việc quản lý khai thác cát dẫn đến tình trạng sói lở bờ sông, bờ biển; việc ứng phó biến đổi khí hậu; giải pháp để ngăn chặn suy thoái đạo đức của một bộ phận giáo viên và học sinh trong thời gian tới; các ý kiến chất vấn đề nghị Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan tập trung làm rõ trách nhiệm và có giải pháp cụ thể để giải quyết nhiều vấn đề trong hoạt động điều hành kinh tế - xã hội của Chính phủ; cải cách hành chính cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; việc kiểm soát chặt chẽ các dự án BOT; công tác quản lý ngân hàng, việc giải thể phá sản những tổ chức tín dụng yếu kém; về giải pháp khả năng tiếp cận tín dụng của khu vực kinh tế tư nhân; về nâng cao chất lượng xét xử hành chính giảm khiếu nại, khiếu kiện vượt cấp. Đến nhiệm kỳ 2021-2026 (tính đến tháng 6/2023) Đoàn ĐBQH đã lần lượt tiến hành chất vấn 17 lượt đối với các Bộ trưởng và 01 lượt chất vấn Thủ tướng Chính phủ. Về hoạt động tiếp xúc cử tri Đoàn ĐBQH tỉnh Long An (nhiệm kỳ 2016-2021) đã tổ chức 308 cuộc tiếp xúc cử tri cho ĐBQH tại các huyện, thị xã Kiến Tường, thành phố Tân An. Trong đó, có 09 cuộc tiếp xúc cử tri của toàn đoàn với hơn 35.000 cử tri tham dự và có trên 2.500 lượt ý kiến, kiến nghị của công dân được ghi nhận. 2.4.4 Về hoạt động tiếp công dân, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh kiến nghị của công dân 2.4.4.1 Hoạt động tiếp công dân Tổ chức tiếp công dân của Đoàn ĐBQH là một kênh thông tin quan trọng để thực hiện nhiệm vụ của một người đại biểu đối với cử tri. Hoạt động tiếp công dân của Đoàn ĐBQH góp phần nâng cao chất 16
  17. lượng hoạt động của Đoàn ĐBQH và hạn chế tình trạng công dân khiếu nại vượt cấp, giảm áp lực cho các cơ quan chức năng. Đoàn ĐBQH tỉnh Long An (nhiệm kỳ 2016-2021) đã tiếp công dân 513 lượt. Đa số công dân đến trình bày các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với Đoàn ĐBQH liên quan đến các lĩnh vực như xem xét bản án phúc thẩm của Tòa án nhân dân; tranh chấp đất đai; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất; khiếu nại các quyết định giải quyết tranh chấp đất của chính quyền địa phương; khiếu nại quyết định của Tòa án; các quyết định thi hành án; tố cáo của công dân liên quan đến lĩnh vực bổ nhiệm; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có thái độ nhũng nhiễu trong khi thi hành công vụ. 2.4.4.2 Hoạt động tiếp nhận đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đoàn ĐBQH (nhiệm kỳ 2016-2021) đã tiếp nhận 1.238 đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân từ nguồn tiếp nhận trực tiếp và tiếp nhận qua bưu điện. Trong số đó có hơn 320 đơn trùng lắp về nội dung, 24 đơn có nội dung không rõ ràng, 21 đơn không rõ địa chỉ và 03 đơn không có chữ ký người gửi. Chỉ tính riêng năm 2020, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có sự gia tăng đột biến so với năm 2019 (tăng hơn 354 đơn). Xuất phát từ nguyên nhân do nhiều hộ dân khiếu nại tập thể có liên quan đến vấn đề bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Đoàn ĐBQH tỉnh Long An phân loại đơn như sau: - Số đơn thư khiếu nại, tố cáo được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết: 752/1.238 chiếm 60,74%. - Số đơn thư, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được Đoàn ĐBQH hướng dẫn trả lời cho công dân: 118/1.238 chiếm 9,53%. 17
  18. - Số đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị có nội dung trùng lắp, không có chữ ký của công dân, không có địa chỉ rõ ràng: 368/1.238 chiếm 29,73%. Tuy nhiên, quá trình giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà Đoàn ĐBQH đã chuyển đến các cơ quan chức năng nhưng chưa nhận được báo cáo kết quả vẫn còn nhiều (257/752 đơn, chiếm 34,17%). Đoàn ĐBQH đã có văn bản đôn đốc lần một và làn hai. 2.5 Những khó khăn, hạn chế tồn đọng Thứ nhất, công tác xây dựng pháp luật Thứ hai, về hoạt động khảo sát, giám sát ĐBQH chưa sắp xếp thời gian hợp lý. Thứ ba, về hoạt động tiếp xúc cử tri theo lối mòn, chưa có sự sáng tạo, có sự trùng lắp, chưa khắc phục được tình trạng tiếp xúc với “đại cử tri” hoặc “cử tri chuyên trách”. Thứ tư, đối với những đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị được gửi qua đường bưu điện gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiếp cận thông tin, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quá trình giải quyết vụ việc. Thứ năm, trong công tác phối hợp chưa có sự chủ động giữa các bên và chưa có cơ chế phối hợp thống nhất. 2.6 Nguyên nhân Thứ nhất, về công tác xây dựng pháp thời gian lấy ý kiến diễn ra trong thời gian ngắn Thứ hai, trong công tác giám sát, khảo sát của Đoàn ĐBQH theo đoàn, chưa có khảo sát, giám sát riêng lẻ. Thứ ba, hoạt động tiếp xúc cử tri của Đoàn ĐBQH chủ yếu tổ chức theo định kỳ trước và sau kỳ họp Quốc hội. Thứ tư, hoạt động tiếp công dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, 18
  19. tố cáo, kiến nghị của công dân còn gặp hạn chế trong vấn đề nắm bắt thông tin, nguồn tiếp cận hồ sơ, tài liệu có liên quan đến quá trình giải quyết vụ việc. Thứ năm, cơ chế phối hợp chưa thống nhất, nhịp nhàng. Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA ĐOÀN ĐBQH TỈNH 3.1 Giải pháp đối với Đoàn ĐBQH tỉnh Long An 3.1.1 Đối với công tác xây dựng pháp luật. - Tiếp tục duy trì số lượng đại biểu chuyên trách và tăng tỷ lệ tái cử. - Phải coi trọng chất lượng đại biểu. - Bồi dưỡng những kiến thức, những kỹ năng. - Chú trọng nâng cao nhận thức về vai trò, ý thức, tầm quan trọng của công tác xây dựng pháp luật. - Thực hiện đúng quy trình và đủ thời gian. - Học tập, trao đổi kinh nghiệm với các Đoàn ĐBQH khác. 3.1.2 Đối với hoạt động khảo sát, giám sát - Chất vấn phải có chiều sâu, truy vấn chất vấn tới cùng. - Có chế hỗ trợ ĐBQH để có thể tự tiến hành giám sát. - Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tình hình thực tế. - Đẩy mạnh công tác giám sát chuyên đề. - Học tập, trao đổi kinh nghiệm đối với các Đoàn ĐBQH ở địa phương khác. - Giám sát cần tiến hành thu thộng thông tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau. - Thường xuyên xem xét, giải trình các giải pháp sau giám sát. Những vấn đề đặt ra cần được giải quyết triệt để. 3.1.3 Tiếp xúc cử tri 19
  20. - Đổi mới phương thức hoạt động. - Tiếp xúc cử tri thông qua nhiều kênh khác nhau, nhiều địa điểm khác nhau. - ĐBQH cần nắm bắt địa bàn nào có nhiều bức xúc. - Mỗi đoàn tiếp xúc cử tri cần cử từ một đến hai đại biểu - Nâng cao khả năng ghi chép, tổng hợp có chọn lọc. - Giữ chữ tín với cử tri và thực hiện lời hứa với cử tri. 3.1.4 Giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân - Phân loại và chuyển đơn.. - Những biện pháp chế tài đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân cố tình không thực hiện. - Tiếp tục bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức cho ĐBQH. - Đổi mới hoạt động giám sát. - Nắm bắt đầy đủ các thông tin. - Rà soát và tiếp tục hoàn thiện pháp luật nhằm bảo vệ người tố cáo. 3.1.5 Công tác phối hợp - Tranh thủ sự chỉ đạo của Đảng. - Tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Đoàn ĐBQH với Thường trực HĐND-UBND, Ủy ban MTTQ. - Cập nhật theo dõi các văn bản quy phạm pháp luật mới. - Ghi chép, tổng hợp các ý kiến đề xuất, kiến nghị. - Phối hợp tổ chức lấy ý kiến đóng góp xây dựng pháp luật. - Tránh tình trạng khảo sát, giám sát trùng lắp về nội dụng, thời gian và địa điểm. - Khảo sát, giám sát những vấn đề nổi cợm, bức xúc trong nhân dân và làm rõ trách nhiệm cũng như thẩm quyền giải quyết. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0