intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức – Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức – Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất một số phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và hành chính: Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức – Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ THU HẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC - NGHIÊN CỨU TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học:TS. Nguyễn Khánh Ly Phản biện 1: PGS.TS. Trần Thị Diệu Oanh Phản biện 2: TS. Lê Văn Hảo Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp 206, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số:10 Đường 3/2, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh Thời gian: Vào hồi 15h00 – 16h30, ngày 17 tháng 3 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban QLĐT Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định tầm quan trọng của người cán bộ, Người đã đưa ra kết luận mọi công việc thành công hay thất bại đều do năng lực, phẩm chất của người cán bộ quyết định; có cán bộ tốt, việc gì cũng xong. Từ Nghị quyết số 26-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương khóa XII cho đến Nghị quyết Đại hội XIII của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 01/02/2021 cũng đã một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ và đưa ra quan điểm tiếp tục tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược và người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Điều này minh chứng cho việc Đảng và Nhà nước ta dồn sức trong việc kiến tạo một nền hành chính vững mạnh với lực lượng cán bộ, công chức, viên chức vừa hồng vừa chuyên cho Đảng, Nhà nước. Bệnh viện Nhi đồng 2 trải qua 45 năm hình thành và phát triển ( 01/6/1978 – 01/6/2023), là bệnh viện Nhi khoa – hạng 1, trực thuộc Sở Y tế thành phố Hồ Chí Minh, một trong 4 bệnh viện Nhi đầu ngành ở Việt Nam chịu trách nhiệm khám, chữa bệnh cho trẻ em độ tuổi từ 0 đến dưới 16 tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía Nam. Số giường bệnh kế hoạch được giao là 1400 giường với đầy đủ các chuyên khoa, đặc biệt là khoa Ngoại Thần kinh, khoa Ung bướu huyết học, khoa Gan – Mật – Tụy và Ghép Gan … bệnh viện xây dựng cơ cấu tổ chức gồm 10 phòng chức năng, 38 khoa lâm sàng, cận lâm sàng và 1726 viên chức và người lao động phục vụ tại bệnh viện. Với đội ngũ viên chức và người lao động khá lớn thực hiện các hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp như vậy thì thực tiễn hoạt động quản lý đội ngũ viên chức của bệnh viện cũng không phải là bài toán đơn giản. Trên thực tế việc thực hiện pháp luật liên quan đến quản lý viên chức có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Hơn nữa, hiện nay các quy định pháp luật liên quan đến quản lý viên chức đã có nhiều thay đổi phù hợp với tình hình mới, cụ thể như: những sửa đổi, bổ sung của Luật viên chức và các quy định về tuyển dụng, sử dụng, đánh giá xếp loại, xử lý kỷ luật tại các Nghị định
  4. số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020; Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020, Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 … của Chính phủ. Với những nội dung nêu trên, là một viên chức quản lý với nhiều năm công tác tại một phòng tham mưu của Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh, bản thân mong muốn được áp dụng những kiến thức Luật Hiến pháp và Luật Hành chính học tại Học viện Hành chính Quốc gia vào thực tiễn, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức – Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Thời gian qua, nội dung về quản lý viên chức được nhiều tác giả nghiên cứu và công bố về nội dung quản lý viên chức. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào đánh giá một cách đầy đủ, trực tiếp việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt với những điểm mới của các quy định của pháp luật về quản lý viên chức trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy, thông qua đề tài nghiên cứu “Thực hiện pháp luật về quản lý viên chức – Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh” này ngoài việc tác giả mong muốn tìm hiểu thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý viên chức, còn đưa ra một số định hướng, giải pháp bảo đảm việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và pháp lý liên quan việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức nói chung. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Phân tích những ưu điểm, hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân hạn chế (nếu có).
  5. - Đề xuất phương hướng, giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật trong quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Cơ sở lý luận và thực trạng việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức và một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức trong thời gian tới. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về thời gian: Thực trạng việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian 06 năm (2018-2023). - Phạm vi về không gian: Kết quả thực hiện các quy định pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Tác giả thực hiện phương pháp luận duy vật: biện chứng, lịch sử kết hợp tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến viên chức. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng phương pháp: thống kê, hệ thống, tổng hợp... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn 6.1. Ý nghĩa lý luận Góp phần hệ thống hóa lý luận cơ bản về thực hiện pháp luật trong quản lý viên chức. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo, quản lý đơn vị thuộc ngành y tế, nhất là bộ phận phụ trách công tác tổ chức cán bộ tại các bệnh viện công lập trong hoạch định, xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển nhân lực và thực hiện pháp luật về QLVC. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các thành phần như: lời cam kết, lời cảm ơn, mục lục, lời
  6. mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kế cấu luận văn được phân thành các chương. Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Chương 2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3. Phương hướng và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi Đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC 1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 1.1.1.1. Khái niệm viên chức Từ những năm đầu thập niên 60 đến năm 2007 ở nước ta chưa có sự phân định, tách biệt rõ ràng tên gọi “cán bộ” hay “công chức” và “viên chức”. Khái niệm viên chức chỉ thực sự được làm rõ và chi tiết tại Luật Viên chức năm 2010 quy định như sau: “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật”. Hoạt động công tác của viên chức chỉ mang tính chuyên môn, nghề nghiệp và không mang quyền lực công; đó là đặc điểm, đặc trưng khác biệt giữa viên chức và công chức. Đồng thời, Luật cũng nêu rõ các vấn đề khác biệt lớn giữa quy định “chức danh nghề nghiệp” của viên chức với “ngạch” của cán bộ, công chức Đội ngũ viên chức có vai trò rất quan trọng trong việc trực tiếp thực hiện hoạt động chuyên môn, nghề nghiệp theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị góp phần vào sự phát triển của đơn vị sự nghiệp công lập và quy luật vận động phát triển. 1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý viên chức
  7. Tập hợp các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các hoạt động, nội dung liên quan đến viên chức mục đích bắt buộc thực hiện một cách nhất quán mục đích nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức trong thực thi nhiệm vụ được giao đó là pháp luật về quản lý viên chức. 1.1.1.3. Khái niệm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Thực hiện pháp luật là việc làm cho các quy định của pháp luật trở thành hành vi, hành động thiết thực trong thực tế. Việc làm cho các quy định về đội ngũ viên chức trở thành hành vi thực tế và hợp pháp của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có liên quan gọi là thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Thứ nhất, là một phương pháp để Nhà nước thực hiện chức năng quản lý đội ngũ viên chức. Thứ hai, là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thứ ba, những chủ thể khác nhau thực hiện pháp luật về quản lý viên chức với những phương thức, biện pháp không giống nhau. 1.1.3. Nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Một là, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng, nhất quán và nghiêm minh. Hai là, đảm bảo tính công khai, minh bạch Ba là, phù hợp với điều kiện, đặc điểm của đơn vị. 1.1.4. Vai trò thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Một là, giữ vai trò quan trọng trong việc góp phần xây dựng một nền hành chính chất lượng, sáng tạo và hiện đại đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ mới. Hai là, góp phần xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật nói chung và cụ thể về QLVC được đồng bộ, đầy đủ và thống nhất. 1.2. Thẩm quyền và nội dung thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 1.2.1. Thẩm quyền thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Khoản 1 Điều 6 và khoản 2 Điều 47 Luật Viên chức năm 2010 và Điều 62 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 đã nói rõ về thẩm quyền trong quản lý viên chức, cụ thể: Chính phủ thống nhất
  8. quản lý nhà nước về viên chức. Theo phân cấp, Bộ Nội vụ thực hiện và chịu trách nhiệm về hoạt động quản lý nhà nước về viên chức. Theo chiều dọc UBND cấp tỉnh tiến hành việc quản lý nhà nước về viên chức tại địa phương thông qua Sở Nội vụ. Các cơ quan cấp Sở (cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh) là cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức được thực hiện sắp xếp, luân chuyển, sử dụng và kiểm tra giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của viên chức theo lĩnh vực hoạt động. 1.2.2. Nội dung thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Điều 61 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ đã cụ thể hóa nội dung thực hiện pháp luật về QLVC, bao gồm 11 công tác. Tuy nhiên, khi thực hiện pháp luật về QLVC, các đơn vị sự nghiệp công lập chỉ thực hiện các hoạt động cụ thể: (1) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch viên chức; (2) Xây dựng Đề án vị trí việc làm; (3) Công tác tuyển dụng, sử dụng viên chức; (4) Tổ chức thực hiện thay đổi chức danh nghề nghiệp; (5) Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; (6) Thực hiện chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi ngành nghề, BHXH, BHYT, ốm đau, thai sản, thôi việc, nghỉ hưu, tử tuất… đối với viên chức; (7) Công tác bình bầu danh hiệu thi đua, bình xét khen thưởng và xem xét xử lý kỷ luật đối với viên chức; (8) Thực hiện công tác báo cáo, thống kê; (9) Kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật về viên chức trong hoạt động nghề nghiệp; (10) Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với viên chức. 1.2.2.1. Thực hiện quy định pháp luật về kế hoạch, quy hoạch quản lý viên chức Công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch về quản lý viên chức của các đơn vị sự nghiệp công lập được tiến hành trên cơ sở phạm vi chức trách, nhiệm vụ được phân công, phân cấp của cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức. Do đó, cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức khi triển khai sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể các đơn vị thực hiện các nội dung về quy hoạch, kế hoạch quản lý viên chức. 1.2.2.2. Thực hiện quy định pháp luật về tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, thi đua khen thưởng, kỷ luật viên chức.
  9. - Về tuyển dụng viên chức: Hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập sẽ đạt hiệu quả cao khi tuyển dụng được người có đầy đủ năng lực và phẩm chất. Tuyển dụng viên chức qua 02 hình thức là thi tuyển hoặc xét tuyển. Khi xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức phải nắm bắt rõ: hoạt động, định hướng phát triển; thực trạng nhu cầu công việc thực tế, vị trí việc làm chưa đủ viên chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp công lập. - Về sử dụng viên chức Sử dụng viên chức là quá trình quản lý viên chức sẽ sắp xếp, phân công viên chức vào các vị trí công việc của đơn vị sự nghiệp công lập để khai thác và phát huy tối đa năng lực làm việc của viên chức nhằm đạt hiệu quả cao trong công việc, thông qua đó đạt được mục tiêu của cơ quan, tổ chức đề ra. Để thực hiện quá trình sử dụng viên chức bao gồm một số hoạt động chủ yếu như: Bố trí viên chức; Luân chuyển viên chức; Điều động viên chức; Biệt phái viên chức; Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm viên chức. - Về đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức: Việc đánh giá viên chức gồm các nội dung cụ thể như: lập trường, bản lĩnh chính trị tư tưởng; đạo đức tác phong lối sống với đồng nghiệp, gia đình và xã hội; phong cách làm việc; ý thức trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính và đặc biệt là kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức theo 4 mức: Xuất sắc, tốt, hoàn thành và không hoàn thành.. - Khen thưởng, kỷ luật: + Khen thưởng là một phương thức công nhận, ghi nhận kết quả của viên chức có thành tích, có sự đóng góp vượt mức trong hoạt động thực thi nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp thông qua những giá trị tinh thần và vật chất nhằm thúc đẩy, khuyến khích sự cống hiến hết lòng hết sức của viên chức. + Kỷ luật viên chức là việc áp dụng chế tài theo quy định đối với hành vi vi phạm của viên chức căn cứ vào mức độ hậu quả gây ra.
  10. Nghị định của Chính phủ đã khẳng định: căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm mà viên chức phải chịu một trong 4 hình thức sau: (1) Khiển trách; (2) Cảnh cáo; (3) Cách chức (chỉ áp dụng đối với viên chức có chức vụ lãnh đạo, quản lý); (4) Buộc thôi việc. Năm 2020, Chính phủ cũng đã ban hành văn bản nêu rõ việc xử lý kỷ luật đối với trường hợp viên chức có vi phạm trong thời gian công tác nhưng hiện tại đã nghỉ việc, nghỉ hưu. Vì vậy đã thôi không còn suy nghĩ nghỉ hưu, nghỉ việc là khỏe là hết trách nhiệm. 1.2.2.3. Thực hiện quy định pháp luật về đào tạo, bồi dưỡng Hàng năm vào quý 1 các cơ quan xây dựng và ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ xây dựng, phát triển của đơn vị và kế hoạch của cấp của thẩm quyền giao. Một số nội dung đào tạo, bồi dưỡng cụ thể bao gồm: Kiến thức chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ liên quan hoạt động của viên chức; lý luận chính trị; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; … 1.2.2.4. Thực hiện quy định pháp luật về chế độ, chính sách - Thôi việc: Thôi việc là việc viên chức kết thúc quan hệ lao động với đơn vị sự nghiệp công lập. Viên chức thôi việc theo nguyện vọng phải thể hiện bằng văn bản nêu rõ lý do và thời gian xin nghỉ việc gửi cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định. Từ ngày nhận được đơn nghỉ việc của viên chức, trong vòng 05 ngày làm việc, Thủ trưởng đơn vị xem xét và giải quyết chấp thuận hay không chấp thuận. Nghị định 115/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định các trường hợp viên chức chưa được giải quyết thôi việc. - Nghỉ hưu: Nghỉ hưu là khi viên chức hết tuổi làm việc theo quy định của pháp luật lao động và theo các điều kiện nghỉ hưu như: độ tuổi, số năm tham gia bảo hiểm xã hội…sẽ không tiếp tục làm việc nữa. Trước ngày nghỉ hưu 06 tháng, đơn vị nơi viên chức công tác phải thông báo bằng văn bản về thời gian nghỉ hưu để viên chức được biết. 1.2.2.5. Thực hiện quy định pháp luật về hoạt động thanh tra, kiểm tra và chế tài xử lý vi phạm pháp luật quản lý viên chức. Mục đích của công tác kiểm tra, giám sát trong hoạt động công vụ, hoạt động nghề nghiệp là để xác định làm rõ những mặt làm được, mặt chưa làm được và xử lý vi phạm; đồng thời còn biểu dương, nhân
  11. rộng những nhân tố tích cực mới, phát huy tính chủ động sáng tạo của viên chức. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 1.3.1. Những yếu tố khách quan 1.3.1.1. Hoạt động xây dựng pháp luật về quản lý viên chức Hoạt động thực hiện pháp luật về QLVC có mối quan hệ mật thiết với hoạt động xây dựng pháp luật về QLVC. Bởi lẽ, trên thực tế để thực hiện pháp luật có chất lượng thì đầu tiên cần là hệ thống pháp luật tốt, hoàn thiện, thống nhất và phù hợp với thực tế. 1.3.1.2. Văn bản áp dụng pháp luật về quản lý viên chức Văn bản áp dụng pháp luật về QLVC là những văn bản pháp lý mang tính quyền lực do các chủ thể có thẩm quyền ban hành trên cơ sở luật định để điều chỉnh riêng biệt đối với các tổ chức, cá nhân cụ thể trong những trường hợp cụ thể. 1.3.1.3. Những điều kiện vật chất-kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho hoạt động thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Hoạt động thực hiện pháp luật về QLVC còn chịu ảnh hưởng của những điều kiện đảm bảo cần thiết về vật chất – kỹ thuật (Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin). 1.3.1.4. Dư luận xã hội và hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Các cơ quan chức năng với tập thể xã hội cần phải phối hợp đồng bộ, hiệu quả để phát hiện các sai phạm trong khâu QLVC. Công tác kiểm tra thực hiện pháp luật về QLVC có vai trò rất quan trọng, nhằm nhanh chóng khắc phục sai lầm, tránh hậu quả to lớn xảy ra, góp phần xây dựng đội ngũ viên chức chất lượng, có năng lực trình độ chuyên môn, thay mặt Nhà nước phục vụ Nhân dân. 1.3.1.5. Chính sách đãi ngộ, lương, thưởng, phụ cấp Tiền lương là một vấn đề đặc biệt quan trọng và là chính sách quan trọng trong quản lý viên chức; là điều kiện đảm bảo cho viên chức làm việc, động lực khuyến khích trong hoạt động nghề nghiệp, đảm bảo cho viên chức yên tâm công tác. Ở Việt Nam, hệ thống thang
  12. lương, bảng lương hiện nay chưa phù hợp và chưa tương xứng với sự phát triển của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.3.2. Những yếu tố chủ quan 1.3.2.1. Công tác tổ chức và cán bộ của các cơ quan có thẩm quyền thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Thực hiện pháp luật về QLVC vốn là hoạt động do đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở hoặc do chủ thể có thẩm quyền tiến hành trên thực tế. Vì vậy, cần phải tổ chức khoa học, có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của các bộ phận tham mưu để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc. 1.3.2.2. Trình độ văn hóa pháp lý và ý thức pháp luật của các chủ thể thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Hoạt động thực hiện pháp luật về QLVC có mối quan hệ chặt chẽ đến hoạt động xây dựng pháp luật về QLVC. Bên cạnh đó, để hoàn thiện hoạt động thực hiện pháp luật về QLVC còn yêu cầu về trình độ pháp lý của viên chức. Ý thức pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật hoặc chủ thể bị áp dụng pháp luật có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của mình và hành vi của các chủ thể khác để phù hợp với mục đích, yêu cầu và quy định của pháp luật. Do đó, ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về vị trí, chức năng, cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngũ viên chức của Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.1. Vị trí, chức năng của Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Với nhu cầu bức thiết phải có thêm bệnh viện nhi đồng thứ hai để đủ khả năng đáp ứng việc khám, chữa bệnh cho các cháu thiếu nhi,
  13. mầm non tương lai của đất nước. Vì vậy, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chọn bệnh viện Grall để thành lập Bệnh viện Nhi đồng thứ 2 và chọn ngày Quốc tế thiếu nhi 01/6/1978 để cho ra đời Bệnh viện Nhi đồng 2. Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện chuyên khoa được Ủy ban nhân dân Thành phố xếp hạng I tại Quyết định số 421/QĐ-UBND ngày 10 tháng 02 năm 2020 và được Bộ trưởng Bộ Y tế phân công đầu ngành và phạm vi chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa Nhi tại các tỉnh, thành phố: Tây Nguyên, Duyên Hải Miền Trung, Đông Nam bộ theo Quyết định số 4026/QĐ-BYT ngày 20 tháng 10 năm 2010. Bệnh viện Nhi Đồng 2 là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em dưới 16 tuổi và có các nhiệm vụ sau đây: Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh; Đào tạo cán bộ y tế; Nghiên cứu khoa học về y học; Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn kỹ thuật; Phòng bệnh; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế trong bệnh viện; Thực hiện công tác xã hội trong bệnh viện; Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Y tế giao 2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Bệnh viện Nhi đồng 2 có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 2 là người đứng đầu Bệnh viện Nhi đồng 2 do Giám đốc Sở Y tế bổ nhiệm, chịu trách nhiệm trước Ủy ban Nhân dân Thành phố, Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được giao. Tổ chức bộ máy hiện nay của Bệnh viện Nhi đồng 2 bao gồm 10 phòng chức năng, 31 khoa lâm sàng và 07 khoa cận lâm sàng. 2.1.2. Thực trạng đội ngũ viên chức của Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.3.1. Về quản lý, sử dụng biên chế viên chức Số biên chế viên chức được Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh giao, như sau: Năm 2018 và năm 2019: 1.880 biên chế viên chức; Năm 2020 và năm 2021: 1.874 biên chế viên chức; Năm 2022: 1.874 biên chế viên chức. Đến thời điểm 30/9/2023, tổng số biên chế viên chức
  14. của Bệnh viện Nhi đồng 2 là 1.195 người. 2.1.3.2. Về cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp Bệnh viện Nhi đồng 2 xác định cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức trong tổng số vị trí việc làm 1.874 người, số lượng viên chức ứng với hạng chức danh nghề nghiệp, cụ thể: hạng I là 02 người; hạng II là 40 người; hạng III là 837 người và hạng IV là 770 người. Trong đó: 225 người thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ. 2.1.3.3. Về trình độ đào tạo của viên chức Trong tổng số biên chế viên chức của Bệnh viện Nhi đồng 2 là 1.202 người, trình độ đào tạo của viên chức như sau: Tiến sĩ/Chuyên khoa cấp II: 56 người (chiếm 4.65%); Thạc sĩ/Chuyên khoa cấp I: 171 người (chiếm 14.22%); Đại học: 489 người (chiếm 40.68%); Cao đẳng: 147 người (chiếm 11.22%); Trung cấp: 331 người (chiếm 27.69%); Sơ cấp: 8 người (chiếm 0.67%). 2.1.3.4. Về trình độ lý luận chính trị Trong tổng số biên chế viên chức của Bệnh viện Nhi đồng 2 là 1.195 người, viên chức đạt trình độ lý luận chính trị như sau: Cao cấp chính trị: 4 người (chiếm 0.3%); Trung cấp lý luận chính trị: 149 người (chiếm 12.5%); Sơ cấp chính trị: 44 người (chiếm 3.6%). 2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. 2.2.1. Về công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện quán triệt, tuyên truyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật bao gồm các luật của Quốc Hội; nghị định của Chính phủ, thông tư của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế và các văn bản cụ thể hóa công tác quản lý của nhà nước về viên chức của Sở Nội vụ, văn bản hướng dẫn thực hiện do Sở Y tế ban hành. 2.2.2. Kết quả công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức. 2.2.2.1. Vị trí việc làm trong cơ quan, tổ chức hành chính Vị trí việc làm là công việc cụ thể của từng cá nhân gắn với chức danh, chức vụ, cơ cấu và ngạch viên chức, là căn cứ để xác định biên chế và bố trí con người trong cơ quan, tổ chức của Nhà nước.
  15. Bệnh viện Nhi đồng 2 xác định cơ cấu chức danh nghề nghiệp viên chức trong 1.874 người, như sau: - Viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp hạng I: 02 người. - Viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp hạng II: 40 người. - Viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp hạng III: 837 người. - Viên chức ứng với chức danh nghề nghiệp hạng IV: 770 người. Trong đó: 225 người thuộc nhóm hỗ trợ, phục vụ. 2.2.2.2. Tuyển dụng, sử dụng và thực hiện chế độ, chính sách đối với viên chức - Về tuyển dụng viên chức: Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện công tác tuyển dụng viên chức thông qua hình thức xét tuyển và thực hiện theo trình tự do pháp luật quy định. Cụ thể: +Năm 2018: Nhu cầu tuyển dụng của bệnh viện là 471 người, đăng ký dự thi là 261 người, kết quả trúng tuyển là 210. + Năm 2019: Nhu cầu tuyển dụng là 343 người, đăng ký dự thi là 157 người, kết quả trúng tuyển là 142. + Năm 2021: Nhu cầu tuyển dụng là 270 người, đăng ký dự thi là 216 người, kết quả trúng tuyển là 145. + Năm 2020 và năm 2022, 2023: không tổ chức tuyển dụng viên chức. - Về công tác bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Kết quả đạt được, từ năm 2018 đến năm 2023 bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp cho 712 viên chức, cụ thể: Năm 2018: 07 Điều dưỡng hạng III, 49 Điều dưỡng hạng IV, 108 Bác sĩ hạng III; các chức danh khác: 46 người. Năm 2019: 22 Điều dưỡng hạng III, 56 Điều dưỡng hạng IV, 45 Bác sĩ hạng III; các chức danh khác: 19 người. Năm 2020 và năm 2022: không tổ chức thăng hạng. Năm 2021: 29 Điều dưỡng hạng III, 24 Điều dưỡng hạng IV, 49 Bác sĩ hạng III; các chức danh khác: 43 người. Năm 2023: Bổ nhiệm CDNN: 80 trường hợp. Thăng hạng CDNN: 23 Bác sĩ hạng II, 01 Dược hạng II; 06 Kỹ thuật y hạng III, 104 Điều dưỡng hạng III, 01 Kỹ sư hạng III.
  16. - Về công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển viên chức Về công tác quy hoạch: Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2020 và những năm tiếp theo, cụ thể: đối với lãnh đạo, quản lý cơ quan (quy hoạch Giám đốc bệnh viện là 03 người; quy hoạch Phó Giám đốc bệnh viện là 08 người); Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý phòng, khoa trực thuộc bệnh viện: 220 người. Quy hoạch nguồn nhân sự cấp ủy và cán bộ lãnh đạo, quản lý đến năm 2025 và những năm tiếp theo, cụ thể: đối với lãnh đạo, quản lý cơ quan (quy hoạch Giám đốc bệnh viện là 04 người; quy hoạch Phó Giám đốc bệnh viện là 11 người); Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý phòng, khoa trực thuộc bệnh viện: 161 người. Về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại: Từ năm 2018 đến 2023, kết quả cụ thể như sau: - Năm 2018: Bổ nhiệm 16 viên chức. Bổ nhiệm lại 07 viên chức. Điều động và bổ nhiệm 01 viên chức. - Năm 2019: Bổ nhiệm 08 viên chức. Bổ nhiệm lại 17 viên chức. - Năm 2020: Bổ nhiệm 06 viên chức. Bổ nhiệm lại 13 viên chức. - Năm 2021: Bổ nhiệm 28 viên chức. Bổ nhiệm lại 13 viên chức. Điều động, bổ nhiệm 07 viên chức. - Năm 2022: Bổ nhiệm 26 viên chức. Bổ nhiệm lại 11 viên chức. Điều động, bổ nhiệm 10 viên chức. - Năm 2023: Bổ nhiệm 29 viên chức. Bổ nhiệm lại 18 viên chức. Điều động, bổ nhiệm 05 viên chức Về luân chuyển viên chức, chuyển đổi vị trí công tác Kết quả từ năm 2018 đến 2023, chuyển đổi vị trí công tác, cụ thể: năm 2018 là 07 người; năm 2019 là 03 người; năm 2020 là 13 người; năm 2021 là 11 người; năm 2022: 10 người; năm 2023: 10 người. Đồng thời, hàng năm bệnh viện thực hiện luân chuyển hơn 60 lượt viên chức để đáp ứng nhu cầu, nhiệm vụ công tác khám, chữa bệnh. Về công tác thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức Kết quả, thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, cụ thể: Năm 2018, năm 2019 và năm 2021: Thành phố Hồ Chí Minh
  17. không tổ chức thi nâng ngạch Năm 2020: Bác sĩ cao cấp (hạng I) 02 viên chức; Chuyên viên 02 viên chức. Năm 2022: Điều dưỡng hạng III là 114 viên chức, Kỹ sư hạng III là 01 viên chức, Bác sĩ chính (hạng II) là 20 viên chức, Dược sĩ chính (hạng II) là 01 viên chức. Năm 2023: thực hiện hồ sơ thăng hạng chức danh nghề nghiệp hạng IV 56 lên hạng III: 79 trường hợp; chức danh nghề nghiệp hạng III lên hạng II: 17 trường hợp. Công tác nâng bậc lương Về nâng bậc lương thường xuyên, cụ thể: năm 2018 là 387 người; năm 2019 là 396 người; năm 2020 là 488 người; năm 2021 là 395 người; năm 2022 là 493 người; năm 2023 là 368 người. Về nâng bậc lương trước thời hạn, cụ thể: năm 2018 là 134 người; năm 2019 là 141 người; năm 2020 là 145 người; năm 2021 là 113 người; năm 2022 là 117 người; năm 2023 là 37 người. Công tác nghỉ hưu, nghỉ việc Giải quyết thôi việc theo nguyện vọng, cụ thể: năm 2018 là 29 người; năm 2019 là 46 người; năm 2020 là 29 người; năm 2021 là 44 người; năm 2022 là 63 người; năm 2023 là 41 người. Giải quyết chế độ hưu trí, cụ thể: năm 2018 là 17 người; năm 2019 là 16 người; năm 2020 là 21 người; năm 2021 là 12 người; năm 2022 là 7 người; năm 2023 là 16 người. 2.2.2.3. Đào tạo, bồi dưỡng Hàng năm, Bệnh viện đều xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng viên chức để đáp ứng việc thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao và định hướng phát triển của bệnh viện. Kết quả: Năm 2018: Chuyên khoa cấp I: 23; Chuyên khoa cấp II: 5; Thạc sĩ 01; Tiến sĩ 01; Cử nhân Điều dưỡng/ Cử nhân Kỹ thuật viên 129; trung cấp lý luận chính trị 36; quản lý bệnh viện/quản lý điều dưỡng/quản lý cấp phòng 11. Năm 2019: Chuyên khoa cấp I: 19; Chuyên khoa cấp II: 5; trung cấp lý luận chính trị 19; quản lý bệnh viện/quản lý điều dưỡng/quản lý cấp phòng 28.
  18. Năm 2020: Chuyên khoa cấp I: 10; Chuyên khoa cấp II: 5; Cử nhân Điều dưỡng: 113 (Đại học) và 39(Cao đẳng); trung cấp chính trị 14; quản lý bệnh viện/quản lý điều dưỡng/quản lý cấp phòng: 85. Năm 2021: Chuyên khoa cấp I: 17; Chuyên khoa cấp II 7; Thạc sĩ 3; trung cấp lý luận chính trị 20; quản lý bệnh viện/quản lý điều dưỡng/quản lý cấp phòng: 96. Năm 2022: Chuyên khoa cấp I: 15; Chuyên khoa cấp II: 11; Thạc sĩ 6; Tiến sĩ 1; Cử nhân Điều dưỡng/ Cử nhân Kỹ thuật viên 33; sơ cấp lý luận chính trị 43; quản lý bệnh viện/quản lý điều dưỡng/quản lý cấp phòng: 17. Năm 2023: Chuyên khoa cấp I: 25; Chuyên khoa cấp II: 10; Thạc sĩ 6; Tiến sĩ 01; sơ cấp lý luận chính trị 07; quản lý điều dưỡng/quản lý cấp phòng 12; quản lý chất lượng bệnh viện 28. Hàng năm bệnh viện cử hơn 1000 lượt viên chức tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn và các lớp tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng chuyên môn phục vụ công tác khám, chữa bệnh. 2.2.2.4. Đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức Bệnh viện Nhi đồng 2 xác định công tác đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức là nhiệm vụ trọng tâm trong quá trình quản lý viên chức, đạt kết quả như sau: - Năm 2018: Tổng số 1.072 người, trong đó mức độ Hoàn thành nhiệm vụ bao gồm: Xuất sắc 114 người; Tốt 907 người; Hoàn thành nhưng năng lực hạn chế 51 người; Không có trường hợp Không hoàn thành. - Năm 2019: Tổng số 1.162 người, trong đó mức độ Hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể: Xuất sắc 173 người; Tốt 926 người; Hoàn thành nhưng năng lực hạn chế 52 người; Không hoàn thành 11 người. - Năm 2020: Tổng số 1.268 người, trong đó mức độ Hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể: Xuất sắc 137 người; Tốt 1110 người; Hoàn thành 18 người; Không hoàn thành nhiệm vụ 03 người. - Năm 2021: Tổng số 1.231 người, trong đó mức độ Hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể: Xuất sắc 124 người; Tốt 1088 người; Hoàn thành 17 người; Không hoàn thành 02 người.
  19. - Năm 2022: Tổng số 1.179 người, trong đó mức độ Hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể: Xuất sắc 204 người; Tốt 968 người; Hoàn thành 07 người; Không hoàn thành 0 người. - Năm 2023: Tổng số 1.102 người, trong đó mức độ Hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể: Xuất sắc 174 người; Tốt 1014 người; Hoàn thành 13 người; Không hoàn thành 01 người. 2.2.2.5. Thi đua, khen thưởng Năm 2018: Bằng khen UBND Thành phố 36 cá nhân và 8 tập thể; Chiến sĩ thi đua cơ sở: 119. Năm 2019: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 02 cá nhân. Bằng khen UBND Thành phố: 31 cá nhân và 22 tập thể; Chiến sĩ thi đua cơ sở: 178. Năm 2020: Thầy thuốc ưu tú: 02. Bằng khen UBND Thành phố 40 cá nhân và 01 tập thể; Chiến sĩ thi đua cơ sở: 92. Năm 2021: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 03 cá nhân và 02 tập thể. Bằng khen UBND Thành phố: 212 cá nhân và 27 tập thể; Chiến sĩ thi đua cơ sở: 112. Năm 2022: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 03 cá nhân. Bằng khen UBND Thành phố: 46 cá nhân và 40 tập thể; Chiến sĩ thi đua cơ sở:196. Năm 2023: Bằng khen Thủ tướng Chính phủ: 24 cá nhân và 03 tập thể; Huân chương lao động hạng Ba: 08 cá nhân và 01 tập thể. Bằng khen UBND Thành phố: 56 cá nhân và 22 tập thể; Chiến sĩ thi đua cơ sở: 237 người 2.2.2.6. Về xử lý kỷ luật viên chức Kết quả thực hiện công tác xử lý kỷ luật, cụ thể: - Năm 2018: Không có trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật. - Năm 2019: viên chức bị xử lý kỷ luật là 05 người, trong đó: khiển trách: 02 người; Cảnh cáo: 02 người và Buộc thôi việc: 01 người. - Năm 2020: viên chức bị xử lý kỷ luật, trong đó: khiển trách: 01 người; Cảnh cáo: 01 người và Buộc thôi việc: 01 người.
  20. - Năm 2021: viên chức bị xử lý kỷ luật, trong đó: khiển trách: 02 người; Xóa tư cách chức vụ: 01 người (trường hợp viên chức đã nghỉ việc). - Năm 2022: Không có trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật. - Năm 2023: 01 viên chức bị xử lý kỷ luật hình thức Khiển trách. 2.2.2.7. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật của Sở Y tế, Bệnh viện Nhi đồng 2 xây dựng kế hoạch tại bệnh viện, chú trọng các nội dung, hình thức triển khai, phổ biến đến viên chức, người lao động phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm tình hình thực tế của bệnh viện. Các hình thức tuyên truyền đã thực hiện như: ban hành văn bản phổ biến; lồng ghép trong sinh hoạt của Công đoàn; đăng tin, bài trên các trang thông tin điện tử của đơn vị; tổ chức thành công Hội thi tìm kiếm kiến thức pháp luật. 2.2.2.8. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật Công tác kiểm tra, giám sát là một hoạt động vô cùng quan trọng và cần thiết phải thực hiện một cách nghiêm túc, thường xuyên trong các cơ quan nhà nước. Để đảm bảo công tác, bệnh viện tự tổ chức giám sát, kiểm tra các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Từ năm 2019 đến năm 2022, bệnh viện đã chịu sự thanh tra, kiểm tra giám sát của 07 Đoàn Thanh tra, kiểm tra của cấp có thẩm quyền theo các chuyên đề, nội dung khác nhau. 2.3. Đánh giá việc thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại Bệnh viện Nhi đồng 2, Thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua. 2.3.1. Những thành quả đạt được trong công tác tổ chức thực hiện pháp luật về quản lý viên chức tại bệnh viện Nhi đồng 2 Được sự quan tâm, chỉ đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc nên bệnh viện đã đạt được thành tựu, cụ thể: Một là, trong công tác tuyển dụng, có sự quan tâm sâu sát trong việc rà soát, cập nhật các quy định của pháp luật về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Hai là, công tác bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức căn cứ trên cơ sở kết quả xét tuyển viên chức hàng năm và kết quả xác
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2