intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an cấp huyện - Qua thực tiễn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Acacia2510 _Acacia2510 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích thực trạng bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, qua đó đánh giá về những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này. Đề xuất các quan điểm và giải pháp toàn diện, có hệ thống và tính khả thi nhằm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và luật hành chính: Bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an cấp huyện - Qua thực tiễn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ............./............. ......./....... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN LƢƠNG VIỆT BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA ĐỐI TƢỢNG BỊ TẠM GIỮ, TẠM GIAM TẠI NHÀ TẠM GIỮ CÔNG AN CẤP HUYỆN – QUA THỰC TIỄN HUYỆN BỐ TRẠCH, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2021
  2. Công trình đƣợc hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. VŨ ĐỨC ĐÁN Phản biện 1: TS. i Thị Th nh Th Phản biện 2: TS. Hu nh Qu Luận văn đƣợc bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Đị điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Số: 201- Đƣờng Phan Bội Châu - Tp Huế - tỉnh Thừa Thiên Huế Thời gian: vào hồi ……giờ...…ngà .... tháng…năm 2021
  3. MỞ ĐẦU 1. L do chọn đề tài Quyền con người là thành quả phát triển lâu dài của lịch sử nhân loại, là giá trị chung của các dân tộc. Ở Việt Nam, vấn đề quyền con người là vấn đề quan trọng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, bảo vệ bằng nhiều văn bản pháp luật khác nhau như Hiến pháp, Bộ Luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự, v.v...Trong lĩnh vực tư pháp hình sự đối tượng bị bắt tạm giữ, tạm giam sẽ bị hạn chế một phần quyền con người, quyền công dân theo quy định của pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng, nhưng bên cạnh đó những người này họ còn có những quyền con người khác mà không bị pháp luật hạn chế cần phải được tôn trọng và bảo đảm cho họ. Những đối tượng bị tạm giữ, tạm giam này họ đã thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội thì sẽ bị pháp luật xử lý thích đáng theo quy định, nhưng trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam ở các cơ sở giam giữ, quyền con người cơ bản của họ không vì thế mà bị tước bỏ hết, họ cần được quan tâm, giáo dục để cải tạo sửa chữa những lỗi lầm của bản thân để trở thành người có ích cho xã hội về sau. Mặt khác, sự kỳ thị của một bộ phận không nhỏ những người làm pháp luật đối với các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam Vì vậy, việc chọn nghiên cứu đề tài “ ảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại Nhà tạm giữ Công n cấp hu ện - Qu thực tiễn hu ện ố Trạch, tỉnh Quảng ình” là yêu cầu khách quan và cấp thiết để đưa ra những quan điểm và giải pháp thích hợp nhằm giải quyết những tồn tại bất cập hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu liên qu n đến đề tài luận văn Với cách nhìn nhận về quyền con người trong thế giới hiện đại 1
  4. ngày càng sâu sắc vì tầm quan trọng của vấn đề này, trên quốc tế và ở Việt Nam hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Một số nghiên cứu về góc độ thạc sỹ, sách, tạp chí khoa học chuyên ngành trên đã góp phần gải quyết một số vấn đề để làm sáng tỏ về quyền con người nói chung và quyền con người trong việc bắt tạm giữ, tạm giam theo tố tụng hình sự. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên biệt về bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, luận văn là công trình khoa học đầu tiên, nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về “ ảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại Nhà tạm giữ Công n cấp hu ện - Qu thực tiễn hu ện ố Trạch, tỉnh Quảng Bình”, dưới góc độ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. Với kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn, chúng tôi hy vọng sẽ tháo gỡ hết được các bất cập và vướng mắc như đã nêu. 3. Mục đích và nhiệm vụ củ luận văn Mục đích nghiên cứu: Đề tài luận văn có mục đích nghiên cứu là hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam và thực trạng bảo đảm quyền con người của các đối tượng đó ở Nhà tạm giữ cấp huyện nói chung và ở địa bàn huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nói riêng, nhằm đưa ra các quan điểm và giải pháp cơ bản bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại địa phương. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện được nội dung trên, luận văn đặt ra những cách thức, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: Thứ nhất, nghiên cứu hệ thống hoá cơ sở lý luận về quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam thông qua việc làm rõ khái niệm, đặc điểm, nội dung và sự cần thiết phải bảo đảm quyền con 2
  5. người trong tạm giữ, tạm giam; xác định các yếu tố ảnh hưởng đến bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam. Thứ hai, phân tích thực trạng bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020, qua đó đánh giá về những kết quả đạt được; những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém này. Thứ ba, đề xuất các quan điểm và giải pháp toàn diện, có hệ thống và tính khả thi nhằm bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu củ luận văn Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quy định của pháp luật hiện hành và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch Phạm vi nghiên cứu: Về không gian luận văn nghiên cứu bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở huyện Bố Trạch trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2020. Về nội dung, luận văn nghiên cứu về bảo đảm các quyền con người trong tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật hiện hành. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu củ luận văn Phƣơng pháp luận: Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin về duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạmgiam. Phƣơng pháp nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phân 3
  6. tích, tổng hợp, thống kê, so sánh pháp luật, dự báo để chọn lọc những tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam ở các địa phương có điều kiện tự nhiên, văn hóa pháp lý tươngđồng. 6. Ý nghĩ l luận và thực tiễn củ luận văn Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của luận góp phần hoàn thiện hệ thống lý luận về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam - một nhóm chủ thể dễ bị tổn thương bị tước bỏ quyền tự do đi lại và một số quyềnkhác. Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài luận văn có thể làm tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu về quyền con người; về hoạt động tố tụng hình sự. 7. Kết cấu củ luận văn Bố cục của Luận văn được sắp xếp trình bày gồm: Lời cam đoan, Lời cảm ơn, Danh mục các từ viết tắt, Mục lục, Phần mở đầu, Phần nội dung, Phần kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ của Công an; Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ của Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình; Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ của Công an cấp huyện. 4
  7. Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ ẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA ĐỐI TƢỢNG Ị TẠM GIỮ, TẠM GIAM TẠI NHÀ TẠM GIỮ CỦA CÔNG AN 1.1. Qu n niệm về qu ền con ngƣời và qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại nhà tạm giữ củ Công n 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm qu ền con ngƣời và bảo đảm qu ền con ngƣời 1.1.1.1. Khái niệm qu ền con ngƣời Ở cấp độ quốc tế theo định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) của con người” Ở Việt Nam, QCN cũng được các chuyên gia nghiên cứu ở nhiều khía cạnh và cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung lại “quyền con người được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế”. 1.1.1.2. Đặc điểm qu ền con ngƣời Nhận thức của đại đa số các quốc gia trên thế giới cho rằng QCN có những tính chất cơ bản sau: Tính phổ biến, Tính không thể chuyển nhượng, Tính không thể phân chia,Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau. Các QCN có mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau, việc vi phạm đến quyền này sẽ ảnh hưởng đến các quyền khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua hoạt động vi phạm đó và ngược lại 5
  8. nếu tác động tích cực cũng sẽ đưa lại các mặt tích cực cho các quyền còn lại. 1.1.1.3. Khái niệm, đặc điểm bảo đảm qu ền con ngƣời Thứ nhất, khái niệm bảo đảm qu ền con ngƣời “Bảo đảm quyền con người” là tạo ra các điều kiện, tiền đề về mặt pháp lý, chế độ chính trị, kinh tế và xã hội để con người thực hiện được các QCN mà pháp luật đã ghi nhận. Thứ h i, đặc điểm bảo đảm qu ền con ngƣời Bảo đảm QCN được cụ thể hóa thành pháp luật bắt buộc mọi người phải tuân theo. Bảo đảm QCN được ghi nhận trong luật quốc tế và luật quốc gia do đó QCN cũng được bảo đảm và áp dụng toàn cầu, không thay đổi theo thời gian và đồng nhất trong mọi hoàn cảnh. Bảo đảm QCN qua các thời kỳ lịch sử có tính kế thừa và chọn lọc những tinh hoa của các quyền đó, đồng thời được phát triển để phù hợp với đặc điểm của xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa của nhân loại nhằm hướng tới bảo đảm QCN được tốt hơn và hoàn thiện hơn. 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm, tính chất qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m trong nhà tạm giữ củ Công n 1.1.2.1. Khái niệm về qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m trong nhà tạm giữ củ Công n Khái niệm: “Quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam là những lợi ích, nhu cầu mang thuộc tính tự nhiên của nhóm những người bị hạn chế tự do có thời hạn được pháp luật quốc gia quy định và trong các thỏa thuận mang tính quốc tế”. 1.1.2.2. Đặc điểm, tính chất về qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m trong nhà tạm giữ củ Công an Thứ nhất, mọi sinh hoạt của các đối tượng này bị giám sát 24/24 giờ và họ phải chấp hành các quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ 6
  9. quan, người có thẩm quyền quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam và phải chấp hành nội quy Nhà tạm giữ của Công an, chấp hành các quy định của pháp luật có liên quan. Thứ hai, các quyền tự do cá nhân bị hạn chế và chỉ được thực hiện trong phạm vi khuôn viên của nhà tạm giữ và các buồng giam giữ, việc thực hiện QCN ở đây phải thông qua cơ quan, người quản lý giam giữ và cơ quan tiến hành tố tụng, những người tiến hành tố tụng. Thứ ba, gắn với hoạt động TTHS. Những người bị tạm giữ, tạm giam là những người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn, vì vậy họ tạm thời mất một số quyền tự do về chính trị, kinh tế, xã hội và nhân thân như không thể tự do đi lại, không thể tham gia hội họp... 1.2. Qu định củ pháp luật về bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m trong Nhà tạm giữ củ Công n 1.2.1. Khái niệm, nội dung, hình thức bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m 1.2.1.1. Khái niệm bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m Bảo đảm QCN của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam là những cách thức, biện pháp tạo ra tiền đề về mặt pháp lý phù hợp giúp cho các đối tượng này được bảo vệ trước việc họ bị nghi ngờ đã thực hiện hành vi phạm tội, họ đang bị các cơ quan tiến hành tố tụng buộc tội và giúp cho họ được thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng đã được pháp luật quy định. 1.2.1.2. Nội dung bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m ảo đảm qu ền không bị bắt gi m tu tiện vô căn cứ 7
  10. Ở nước ta, quyền này được bảo đảm chắc chắn bằng việc pháp luật ghi nhận rõ không bị bắt hoặc bị giam giữ vô cớ, không bị tước quyền tự do trừ trường hợp việc tước tự do đó là có lý do và theo đúng những thủ tục mà pháp luật đã quy định và yêu cầu bảo đảm rằng bất kỳ người bị bắt giữ đều được thông báo vào lúc bị bắt và phải được thông báo không chậm trễ về sự buộc tội đối với họ. Quyền không bị bắt giam tùy tiện vô căn cứ được ghi nhận trong nhiều đạo luật khác nhau. ảo đảm qu ền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng Quyền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng đối với những người bị tạm giữ, tạm giam là quyền mà theo đó những người tạm giữ, tạm giam được hưởng những quyền lợi và phải thực hiện nghĩa vụ như nhau, không ai bị đối xử trái với quy định pháp luật. Trong hoạt động tạm giữ, tạm giam phải bảo đảm công bằng, không được có sự phân biệt giữa người nước ngoài với người Việt Nam; không có sự phân biệt các thành phần dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo; không có sự phân biệt đối xử giữa nam và nữ...mọi người bị tạm giữ, tạm giam đều có các quyền như nhau. Qu ền không bị tr tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục Thứ nhất, quyền không bị tra tấn đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục được bảo đảm trước hết bằng việc quyền này được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật. Thứ hai, quyền không bị tra tấn đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục còn được bảo đảm bằng việc pháp luật quy định cấm cơ quan có thẩm quyền tố tụng, người có thẩm quyền tố tụng thực hiện hành vi xâm phạm đến quyền trên của người bị tạm giữ, tạm giam 8
  11. Thứ ba, biện pháp bảo vệ quyền không bị tra tấn đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục còn được bảo đảm bằng việc BLHS nước ta quy định các hành vi tra tấn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Qu ền đƣợc bào chữ Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm thực hiện bằng việc pháp luật nước ta ghi nhận và quy định về việc thực hiện quyền này. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm thực hiện bằng việc pháp luật nước ta quy định luật sư, người bào chữa có có quyền gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam để thực hiện quyền bào chữa. Quyền bào chữa của người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm thực hiện bằng việc pháp luật nước ta quy định người tiến hành tố tụng có trách nhiệm để thực hiện nghiêm chỉnh quyền này. Qu ền không bị coi là có tội khi chƣ có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật củ Toà án Nội dung quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án trong tạm giữ, tạm giam được thể hiện ở việcngười bị tạm giữ, tạm giam chỉ bị hạn chế quyền con người, quyền công dân mà không bị mất quyền con người, quyền công dân; do đó họ vẫn được hưởng những quyền nhất định theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam năm 2015 như quyền tự bào chữa hoặc nhờ người bào chữa, quyền thăm gặp, nhận quà, quyền khiếu nại, tố cáo... 1.2.1.3. Các hình thức bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m Thứ nhất, Bảo đảm bằng pháp luật: Thứ hai, Bảo đảm cho việc thực thi pháp luật: 9
  12. Thứ ba, có cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật 1.2.2. Trách nhiệm củ cơ qu n, tổ chức, cá nhân có thẩm qu ền trong bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m Những người tiến hành tố tụng: Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên. Những người quản lý thi hành tạm giữ, tạm giam: Trưởng nhà tạm giữ, phó trưởng nhà tạm giữ, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân, viên chức làm nhiệm vụ quản giáo, bảo vệ, trinh sát, tham mưu tổng hợp, hỗ trợ tư pháp, kỹ thuật, hậu cần, y tế, giáo dục, hồ sơ. Chủ thể kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam: VKSND, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 1.2.3. Ý nghĩ củ việc qu định và thực hiện qu định bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m - Quy định và thực hiện quy định bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam cũng chính là đang góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nhằm hướng tới một nền tư pháp hiện đại, tôn trọng và bảo vệ các quyền con người - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam nhằm hạn chế sự vi phạm trong quá trình áp dụng các biện pháp ngăn chặn đối với người bị tạm giữ, tạm giam - Bảo đảm quyền con người trong tạm giữ, tạm giam góp phần 10
  13. bảo đảm tính minh bạch, dân chủ, công khai trong hoạt động tố tụng hình sự 1.3. Những ếu tố tác động đến bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại nhà tạm giữ củ Công n Thứ nhất, quy định của pháp luật về bảo vệ quyền con người trong tạm giữ, tạm giam Thứ hai, tổ chức bộmáy Thứ ba, đội ngũ cán bộ chiến sỹ ở Nhà tạm giữ, Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán Thứ tư, về cơ sở vật chất và nguồn lực kinhphí Tiểu kết chƣơng 1 Chương I khái quát Cơ sở lý luận và pháp luật về bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ của Công an. Cơ chế bảo đảm quyền con người cho các đối tượng này được biểu hiện cụ thể thông qua bảo đảm bằng pháp luật, bảo đảm cho việc thực thi pháp luật qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của những người tiến hành tố tụng, người quản lý thi hành tạm giữ, tam giam và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự và bảo đảm bằng cơ chế kiểm soát việc thực thi pháp luật của các cơ quan như Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, đoàn thanh niên…qua đó đã cho chúng ta thấy được ý nghĩa của việc quy định và thực hiện quy định bảo đảm quyền con người của đối tượng bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ của Công an cấp huyện. 11
  14. Chương 2: THỰC TRẠNG ẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA ĐỐI TƢỢNG Ị TẠM GIỮ, TẠM GIAM TẠI NHÀ TẠM GIỮ CỦA CÔNG AN HUYỆN Ố TRẠCH, TỈNH QUẢNG ÌNH 2.1. Đặc điểm tình hình Nhà tạm giữ củ Công n hu ện ố Trạch, tỉnh Quảng ình và các đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m 2.1.1. Đặc điểm tình hình Nhà tạm giữ củ Công n hu ện ố Trạch, tỉnh Quảng ình Huyện Bố Trạch có 01 Nhà tạm giữ nằm trong khuôn viên trụ sở Công an huyện Bố Trạch, Nhà tạm giữ có diện tích 1.100 m2 được xây dựng năm 1994 với 09 buồng và năm 2005 thêm 07 buồng, hiện nay có tổng cộng 16 buồng giam giữ được chia làm 02 dãy, dãy A có 09 buồng, dãy B có 07 buồng. Ngoài ra Nhà tạm giữ còn được bố trí thêm 01 phòng bếp để nấu ăn cho các đối tượng giam giữ và thi hành án. Đối tượng giam giữ và thi hành án tại Nhà tạm giữ thường dao động từ 30-50 người, lực lượng cán bộ chiến sỹ làm công tác giam giữ và Thi hành án hình sự tại Nhà tạm giữ gồm 12 đồng chí trong đó có 01 đồng chí được phân công kiêm nhiệm làm cán bộ y tế. Nhà tạm giữ Công huyện nằm tại trung tâm địa bàn huyện và gần bệnh viện nên thuận lợi cho giao thông và đưa các đối tượng đi khám chữa bệnh nhanh chóng kịp thời. 2.1.2. Tình hình đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại Nhà tạm giữ củ Công n hu ện ố Trạch Về tình hình đối tượng bị tạm giữ: Các đối tượng bị tạm giữ ở đây nhìn chung đều là nam giới chiếm tỷ lệ 98 %, nữ giới chiếm tỷ lệ 2%, các trường hợp tạm giữ các đối tượng đều đảm bảo đúng thẩm quyền, trình tự và có căn cứ, tạm giữ được áp dụng đối với người bị 12
  15. giữ trong trường hợp khẩn cấp, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người bị bắt theo quyết định truy nã. Tổng số người bị tạm giữ trong các năm từ 2015 đến 2020 tại Nhà tạm giữ công an huyện Bố Trạch là 294 người, tỷ lệ giải quyết người bị tạm giữ bị khởi tố hình sự là 100%, không có trường hợp nào người bị tạm giữ được trả tự do không xử lý hình sự. Về tình hình đối tượng tạm giam: Các đối tượng bị tạm giam ở đây là các bị can đã bị khởi tố đang nằm trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang bị tạm giam để chờ thi hành án, nhìn chung các đối tượng bị tạm giam ở đây đa phần cũng là nam giới. Tổng số người bị tạm giam trong các năm từ 2015 đến 2020 tại Nhà tạm giữ công an huyện Bố Trạch là 582 người, tỷ lệ giải quyết người bị tạm giam bị xét xử hình sự và tuyên có tội là 100%, không có trường hợp nào người bị tạm giam được trả tự do vì lý do không có hành vi thực hiện tội phạm. Công tác quản lý người bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã được quan tâm và chú trọng hơn, do vậy đã hạn chế đến mức thấp nhất các vi phạm làm ảnh hưởng quyền con người của các đối tượng bị tạm giữ, tạm giam, qua các năm từ 2015 đến 2020 không có khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến công tác này. 13
  16. ảng 2.1: Công tác kiểm sát tạm giữ từ năm 2015 đến năm 2020 Còn Qu Năm Tạm giữ Giải qu ết lại á hạn Tổng Khẩ Quả Truy Tổ Khởi Khởi Trả tự số n tang nã ng tố tố áp do Cấp số chuy dụng (VKS ển biện không tạm pháp phê giam ngăn chuẩn) chặn khác Năm 37 14 20 03 37 20 17 0 0 0 2015 Năm 39 20 18 01 39 21 18 0 0 0 2016 Năm 44 19 22 03 44 22 22 0 0 0 2017 Năm 54 22 28 04 54 27 27 0 0 0 2018 Năm 52 23 25 04 52 26 26 0 0 0 2019 Năm 68 02 65 01 68 37 31 0 0 0 2020 Nguồn: Báo cáo công tác bắt tạm giữ, tạm giam từ năm 2015 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch. 14
  17. Việc bắt, tạm giữ qua các năm đảm bảo đúng quy định của pháp luật, không có trường hợp oan sai hay lạm dụng giữ người trong trường hợp khẩn cấp sau đó phải trả tự do vì không có hành vi phạm tội. Tỷ lệ bắt, tạm giữ chuyển xử lý hình sự đạt tỷ lệ 100%. Không có tạm giữ quá hạn. ảng 2.2: Công tác kiểm sát tạm gi m từ năm 2015 đến năm 2020 Năm Tạm gi m Đã giải qu ết Quá hạn Tổng số Tổng số Chuyển Áp dụng Hủy Hội giải Thi hành Biện pháp bỏ đồng quyết án ngăn chặn tạm xét khác giam xử trả tự do Năm 2015 95 90 76 11 01 02 0 Năm 2016 80 78 69 07 02 0 0 Năm 2017 86 85 75 10 0 0 0 Năm 2018 77 77 65 08 01 03 0 Năm 2019 120 92 81 09 02 0 0 Năm 2020 124 113 98 15 0 0 0 Nguồn: Báo cáo công tác bắt tạm giữ, tạm giam từ năm 2015 đến năm 2020 của Viện kiểm sát nhân dân huyện Bố Trạch. 2.2. Tình hình bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại Nhà tạm giữ củ Công n hu ện ố Trạch, tỉnh Quảng ình 2.2.1. Thực trạng bảo đảm qu ền không bị bắt gi m tu tiện vô căn cứ 15
  18. Về tạm giữ: Từ năm 2015 đến năm 2020 tại nhà Tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã tạm giữ 294 người, trong đó giữ người trong trường hợp khẩn cấp 100 người, bắt quả tang tạm giữ 178 người, bắt truy nã tạm giữ 16 người. Đã giải quyết 294 người; trong đó khởi tố chuyển tạm giam 153 người, khởi tố áp dụng biện pháp ngăn chặn khác 141 người; trả tự do 0 người. Như vậy tỷ lệ giải quyết tạm giữ chuyển xử lý hình sự đạt tỷ lệ 100%. Không có tạm giữ quá hạn. Về tạm giam: Từ năm 2015 đến năm 2020 tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch có tổng số người bị tạm giam là 582 người, trong đó: số cũ 05 người, số mới 577 người. Đã giải quyết 535 người; Cụ thể: hủy bỏ biện pháp tạm giam 06 người (lý do bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố), thay đổi biện pháp ngăn chặn khác 60 người, Hội đồng xét xử trả tự do 05 người (tuyên mức án phạt tù bằng thời hạn tạm giam 05 người), án có hiệu lực pháp luật chuyển trại giam 464 người; hiện còn 42 người. Như vậy, tỷ lệ giải quyết người bị tạm giam bị xét xử hình sự và tuyên có tội là 100%, không có trường hợp nào người bị tạm giam được trả tự do vì lý do không có hành vi thực hiện tội phạm. 2.2.2. Thực trạng bảo đảm qu ền không phân biệt đối xử và đối xử bình đẳng Nhìn chung việc thực hiện chế độ đối với người bị tạm giữ, tạm giam tại nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch từ năm 2015 đến nay luôn thực hiện đúng các chế độ, không để xảy ra tình trạng phân biệt đối xử đối với đối với người bị giam giữ. Qua hoạt động kiểm sát toàn diện từ năm 2015 đến nay VKSND huyện Bố Trạch đã kiến nghị Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã tiến hành lắp đặt, sử dụng hệ thống truyền thanh; cấp báo Quảng Bình cho người bị giam giữ; Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã chấp nhận tiếp thu và thực hiện lắp đạt hệ thống truyền thanh và cấp 16
  19. báo Quảng Bình mỗi số 02 tờ để phục vụ nhu cầu thông tin thời sự của người bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật thi hành tạm giữ, tạm giam góp phần bảo đảm quyền lợi của người bị tạm giữ, tạm giam. 2.2.3. Thực trạng bảo đảm qu ền không bị tr tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục Từ năm 2015 đến năm 2020 tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã tạm giữ 294 người, tạm giam 582 người, việc thực hiện nhiệm vụ giam giữ đúng quy định pháp luật, Qua đó quyền không bị tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc bị hạ nhục đối với người bị tạm giữ, tạm giam được bảo đảm thực hiện trong thực tiễn. Cụ thể: Thứ nhất, trong kỳ, việc quản lý giam giữ không để xảy ra tình trạng tra tấn, bạo lực, truy bức, dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Thứ hai, việc kỷ luật người bị tạm giữ, tạm giam tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch về cơ bản đúng quy định theo pháp luật tạm giữ, tạm giam. Từ năm 2015 đến nay tại Nhà tạm giữ đã thi hành kỷ luật cách ly ở buồng kỷ luật đối với 03 người bị tạm giữ từ 01 đến 02 ngày do vi phạm nội quy giam giữ từ hai lần trở lên gồm: đánh nhau, cố ý làm hư hỏng cơ sở giam giữ… 2.2.4. Thực trạng bảo đảm qu ền đƣợc bào chữ Từ năm 2015 đến năm 2020 trong tổng số 294 người bị tạm giữ tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã có 05 lượt luật sư, người bào chữa tham gia bào chữa cho người bị tạm giữ; Cụ thể: năm 2015 có 01 lượt, năm 2017 có 02 lượt, năm 2019 có 02 lượt luật sự, người 17
  20. bào chữa làm thủ tục tham bảo vệ quyền lợi cho người bị buộc tội trong giai đoạn tạm giữ. Tất cả các trường hợp luật sư tham gia bào chữa nêu trên, CQCSĐT Công an huyện Bố Trạch và Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch đã tạo điều kiện theo quy định cho luật sư, người bào chữa có có quyền gặp, hỏi người bị tạm giữ để thực hiện quyền bào chữa; tạo điều kiện cho người bào chữa có quyền gặp, hỏi người bị buộc tội; có quyền có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu người có thẩm quyền tiến hành lấy lời khai, hỏi cung đồng ý thì được hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can. 2.2.5. Thực trạng bảo đảm qu ền không bị coi là có tội khi chƣ có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật củ Toà án Quyền không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch.Qua tìm hiểu thực trạng giam giữ tại Nhà tạm giữ Công an huyện Bố Trạch ta thấy việc thực hiện phân loại giam giữ, thực hiện chế độ giữa phạm nhân và người bị tạm giữ, tạm giam là khác nhau, người bị tạm giữ, tạm giam thì được hưởng quyền lợi theo Luật thi hành tạm giữ, tạm giam; phạm nhân được hưởng quyền và chấp hành các nghĩa vụ lao động, cải tạo, học tập theo Luật thi hành án hình sự. 2.3. Đánh giá chung về thực trạng bảo đảm qu ền con ngƣời củ đối tƣợng bị tạm giữ, tạm gi m tại Nhà tạm giữ củ Công n hu ện ố Trạch, tỉnh Quảng ình 2.3.1. Kết quả tích cực và ngu ên nhân đạt đƣợc Kết quả đạt đƣợc: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1