intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

Chia sẻ: Ocxaodua999 Ocxaodua999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

20
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận văn nhằm đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và chỉ ra được tồn tại, hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và đối với giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân nói riêng. Đưa ra giải pháp để giải quyết các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA DƢƠNG THANH THÚY GIÁM SÁT CỦA ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH LẠNG SƠN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ CỦA CÔNG DÂN Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2019
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUỐC HIỆP Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp … tầng … Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi …h ngày … tháng … năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Trong những năm gần đây, nhiều nơi số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo gia tăng, thậm chí có nơi tình hình khiếu nại, tố cáo diễn biến hết sức phức tạp, làm ảnh hưởng đến an ninh, trật tự tại địa phương. Nguyên nhân cơ bản là do một số nơi chính quyền cơ sở còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước để giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc chưa tốt, còn có hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, cho thấy hệ thống pháp luật quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân cần được tiếp tục hoàn thiện. Thực trạng trên cho thấy, việc giám sát của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hệ thống chính trị đối với hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của các cơ quan có thẩm quyền là cần thiết. Giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân của các cơ quan có thẩm quyền ở nước ta hiện nay là một trong những phương thức để đảm bảo và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. ẹ ỉnh Lạng Sơn và hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạ ạt về giám sát giải quyết khiếu nạ ến nghị tru ật về kiểm soát quyền lực nhà nước, yêu cầu họi nhạ ạ ả ạ ạt giải quyế ẹ ạt giám sát giải quyế 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn ạt giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hộ 2
  4. đu ọn m. Đề tài cấp nhà nước đáng chú ý liên quan đến hoạt động giám sát của Quốc hội: Lê Tiến Hào (2011) “Khiếu nại, tố cáo hành chính – cơ sở lý luận và thực tiễn”, Đề tài độc lập cấp nhà nước; trong đó có bài viết của tác giả Bùi Nguyên Súy về “Tăng cường công tác giám sát của Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân”, tác giả Nguyễn Quốc Hiệp, Nguyễn Sỹ Giao về “Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo”. Đào Trí Úc (2010), “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực chính trị, đảm bảo dân chủ và kỷ luật trong hệ thống chính trị”, đề tài nghiên cứu khoa học. Các công trình, chuyên khảo tiêu biểu: Đào Trí Úc, Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước hiện nay, Nxb. Công an nhân dân, Hà Nội; Nguyễn Sĩ Dũng (2004), Quyền giám sát của Quốc hội - Nội dung và thực tiễn từ góc nhìn tham chiếu, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Sĩ Dũng (2006), Thường thức về hoạt động giám sát của Quốc hội, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Văn phòng Quốc hội (2006), Cơ quan lập pháp và hoạt động giám sát, Nxb. Tư pháp, Hà Nội; Nguyễn Đăng Dung (2011), Chức năng giám sát của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền, Nxb. Lao động, Hà Nội... Về luận văn Thạc sĩ, luận án Tiến sĩ: Hoàng Mạnh Khoa (2014): “Giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội - Qua thực tiễn tại tỉnh Thanh Hoá”, Luận văn Thạc sĩ Luật học. Vũ Mỹ Hằng (2016) “Thực hiện chức năng giám sát quyền lực nhà nước của Quốc hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Chính trị học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia, Hà Nội. Một số bài báo, kỷ yếu hội thảo đáng chú ý như: Lê Hữu Thể (2001), “Một số suy nghĩ về việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám 3
  5. sát của Quốc hội”, Văn phòng Quốc hội, Hà Nội; Trần Ngọc Đường (2003), “Quyền giám sát tối cao của Quốc hội và quyền giám sát tối cao của các cơ quan Quốc hội”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp; Trần Ngọc Đường (2003), „„Quyền giám sát tối cao và một số suy nghĩ về việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội”, Kỷ yếu hội thảo; Nguyễn Phú Trọng (2008), „„Tiếp tục đổi mới tổ chức hoạt động của Quốc hội‟‟, Tạp chí Cộng sản, số 786 ; Tô Văn Châu (2016), “Những yếu tố tác động tới quá trình giám sát của Quốc hội đối với tổ chức bộ máy nhà nước”, Tạp chí Tổ chức Nhà nước... Ngoài ra còn có một số bài tham luận của một số tác giả là các đại biểu Quốc hội, Văn phòng Quốc hội và Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia tại các hội nghị, hội thảo chuyên đề đề cập đến vấn đề giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hằng năm. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của Đề tài ậ ật giám sát và giám sát đối vớ ật về giám sát của Quốc hộ ải quyết khiếu nại, tố ại biểu Quốc hội tỉnh Lạ - Các yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của công dân của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết. - Nghiên cứu, bổ sung các cơ chế giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị 4
  6. của công dân thực sự có hiệu quả, chất lượng, xứng đáng với địa vị pháp lý của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội được pháp luật quy định. 3.2. Nhiệm vụ của Đề tài - Nghiên cứu, tổng hợp các căn cứ pháp luật quy định về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, nhất là hoạt động giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; quy định pháp luật liên quan đến thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. - Đánh giá thực trạng hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân và chỉ ra được tồn tại, hạn chế, vướng mắc của các quy định pháp luật về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và đối với giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân nói riêng. - Đưa ra giải pháp để giải quyết các tồn tại, hạn chế, nâng cao hiệu quả công tác giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu ạ ạt giám sát đối với giải quyế ến nghị đọ ến nghị ại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu n, luạn van “Giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân” tạ ng giám sát đối 5
  7. kh họ i tỉnh Lạng Sơn nói riêng. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Viẹc nghie n co o - Le tu n viẹc nghie n va o : Phuo o mọ n nha n thu giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiế n va o : phuo o o o luạn... 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Đây không những là công trình không những mang ý nghĩa trong việc hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động giám sát của cơ quan dân cử nói chung và của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói riêng đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền mà nó còn có ý nghĩa trong việc góp phần hoàn thiện về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. 6
  8. - Những vấn đề được đánh giá trong Luận văn là những vấn đề đáng được nghiên cứu, nâng cấp và tiến tới hoàn thiện về cơ chế cho hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung trong hệ thống pháp luật của nước ta. - Là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu, giảng dạy về nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. 7. Kết cấu của luận văn n va ong nhu sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị. Chương 2: Thực trạng hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị qua thực tiễn tại Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn. Chương 3: Phương hướng và giải pháp. 7
  9. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ 1.1. Khái niệm và phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước 1.1.1. Khái niệm khiếu nại, tố cáo, kiến nghị * Khái niệm khiếu nại: Theo một số Từ điển Tiếng Việt, khiếu nại thường được hiểu là đề nghị cơ quan có thẩm quyền xét một việc làm mà mình không đồng ý, cho là trái phép hay không hợp lý. Theo Luật Khiếu nại năm 2011, khái niệm khiếu nại được giải thích như sau: “Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” [26, tr.96]. *Khái niệm tố cáo: Tố cáo theo nghĩa chung nhất là ''vạch rõ tội lỗi của kẻ khác trước cơ quan pháp luật hoặc trước dư luận''. Đây là một quyền chính trị cơ bản của công dân, được Luật Tố cáo và các luật chuyên ngành điều chỉnh, quy định chặt chẽ. Khoản 1, Điều 2 Luật Tố cáo năm 2011 ghi nhận: ''Tố cáo là việc công dân theo thủ tục do Luật này quy định báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức" [27, tr.94].
  10. * Khái niệm kiến nghị: Kiến nghị là việc công dân hoặc tổ chức đề nghị với cá nhân, hoặc cơ quan quản lý hành chính nhà nước có thẩm quyền xử lý hoặc điều chỉnh, sửa đổi hoặc có giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý, điều hành một lĩnh vực chuyên môn nào đó đã được triển khai thực hiện trong quá trình quản lý hành chính nhà nước; các giải pháp, biện pháp và hình thức quản lý đó mà chủ thể kiến nghị cho rằng sẽ không hiệu quả, không phù hợp, không khả thi, có thể gây hoặc đã gây hậu quả xấu đến hoạt động bình thường và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức và tập thể. Quyền và lợi ích hợp pháp bị ảnh hưởng xấu (có thể bị thiệt hại cụ thể về vật chất) không nhất thiết là của cá nhân hoặc tổ chức kiến nghị, mà có thể ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhiều người, của cộng đồng dân cư theo khu vực hoặc của nhiều cơ quan, tổ chức. Bên cạnh khái niệm kiến nghị, phản ánh là một khái niệm được nhắc đến một số qui định của pháp luật. Phản ánh là việc công dân, tổ chức nêu lên và đề xuất với cá nhân, đơn vị có thẩm quyền xem xét, xử lý kịp thời những sự việc phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động bình thường hoặc gây thiệt hại đến lợi ích hợp pháp trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của cá nhân, tổ chức và tập thể. Sự việc được phản ánh không nhất thiết do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tạo nên, mà có thể do nhiều đối tượng gây nên, trong đó có thể có cả con người, thiên nhiên… * Phân biệt khiếu nại và tố cáo: Mặc dù khiếu nại và tố cáo cùng được ghi nhận là một quyền, thậm chí trước đây hai khái niệm này được quy định ở cùng một văn bản, cùng một điều luật. Tuy nhiên, đến nay hai vấn đề khiếu nại và tố cáo đã được xem xét, quy định tại hai văn bản quy phạm pháp luật khác nhau (Luật Khiếu nại năm 2011, Luật Tố cáo năm 2018) do giữa chúng có những khác biệt về cả nội dung lẫn cách thức giải quyết; 9
  11. giữa hai khái niệm khiếu nại và tố cáo có sự khác nhau không chỉ về nội dung mà còn khác nhau từ bản chất của chúng. Tuy nhiên, hai khái niệm này có liên quan chặt chẽ với nhau hợp thành một quyền cơ bản của công dân - một quyền trong lĩnh vực hành chính- chính trị. Khiếu nại, tố cáo là một quyền chính trị - pháp lý của công dân, một hình thức của quyền dân chủ trực tiếp để nhân dân thực hiện quyền quản lý hành chính nhà nước. 1.1.2. Khái niệm giám sát, phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước * Khái niệm về hoạt động giám sát: Theo Khoản 1, Điều 2, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015 (Luật thay thế cho Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003) thì “Giám sát là việc chủ thể giám sát theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, xử lý theo thẩm quyền hoặc yêu cầu, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý”. * Phân biệt hoạt động giám sát của Quốc hội với hoạt động Thanh tra, kiểm tra trong quản lý nhà nước: Về mặt thuật ngữ, kiểm tra, thanh tra, giám sát là các khái niệm khác nhau. Kiểm tra là “xem xét thực chất, thực tế”. Theo ngữ nghĩa thì giám sát rộng hơn so với kiểm tra; giám sát bao hàm cả kiểm tra, còn thanh tra được hiểu là hoạt động theo dõi, kiểm tra, đánh gía của cấp trên đối với cấp dưới về mức độ hoàn thành công việc. Theo Từ điển Luật học thì kiểm tra là xem xét tình hình thực tế thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nói chung hay một công tác cụ thể được giao để đánh giá, nhận xét... Kiểm tra cũng là công tác thuộc nhiệm vụ của cơ quan cấp trên đối với cấp dưới, của thủ trưởng 10
  12. đối với nhân viên. Hiểu một cách chung nhất, kiểm tra là loại hoạt động mà chủ thể kiểm tra tiến hành xem xét tình hình thực tế của đối tượng kiểm tra để đưa ra những đánh giá, nhận xét, kiến nghị, xử lý. 1.2. Ý nghĩa, vai trò hoạt động giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân 1.2.1. Đối với Quốc hội Hoạt động giám sát tối cao đối với việc tuân thủ Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân là một phương thức thực hiện quyền lực của nhân dân có ý nghĩa quan trọng. Cụ thể là: Việc khiếu nại, tố cáo của công dân một mặt biểu hiện quyền giám sát trực tiếp của nhân dân đối với bộ máy nhà nước, mặt khác lại là nguồn thông tin quan trọng cho hoạt động giám sát. Thông qua công tác này, Quốc hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những yêu cầu bức xúc của người dân và qua đó có những giải pháp kịp thời, phù hợp góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Vì vậy, nếu hoạt động giám sát có hiệu quả sẽ làm cho quyền khiếu nại, tố cáo của công dân được bảo đảm và thực thi thống nhất trong cả nước, đồng thời góp phần xây dựng được một bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh. 1.2.2. Đối với đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội * Việc tiếp nhận, nghiên cứu, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi tới các đại biểu Quốc hội được coi là nhiệm vụ quan trọng và được tiến hành theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Thông qua công tác này, các đại biểu Quốc hội nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng và những yêu cầu bức xúc của người dân và qua đó kiến nghị các giải pháp bảo đảm cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân có hiệu quả, góp phần vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp 11
  13. của công dân khi bị xâm hại, tăng cường kỷ cương, phép nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. * Thông qua hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân, Đoàn sẽ nắm được thông tin, tình hình về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân và có yêu cầu, kiến nghị phù hợp. 1.3. Quy định của pháp luật về hoạt động giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị 1.3.1. Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân năm 2015 và các văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật Pháp luật hiện hành quy định về hoạt động giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội bao gồm Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, sau đó được thay thế bằng Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015. 1.3.2. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 Tại Điểm c, Khoản 2, Điều 43, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 quy định Đoàn đại biểu Quốc hội tổ chức hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và tổ chức để các đại biểu Quốc hội trong Đoàn thực hiện nhiệm vụ giám sát tại địa phương; tham gia và phối hợp với Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội trong các hoạt động giám sát tại địa phương; theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân mà đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đã chuyển đến cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp thông tin, báo cáo về những vấn đề mà Đoàn đại biểu Quốc hội quan tâm”. 12
  14. 1.3.3. Luật Tiếp công dân và các quy định của pháp luật có liên quan Hiện nay, trách nhiệm tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội được quy định tại Luật Hiến pháp năm 2013, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết số 08/2002-QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội. 1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng và hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân 1.4.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giám sát Thứ nhất, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; thứ hai, quy định của pháp luật về hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; thứ ba, nhóm yếu tố thuộc về năng lực của đại biểu Quốc hội: Trình độ hiểu biết của đại biểu Quốc hội; quyền và nghĩa vụ của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội; phẩm chất, bản lĩnh chính trị, đạo đức, trách nhiệm của đại biểu Quốc hội; cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ giám sát; thứ tư, yếu tố thông tin và cung cấp thông tin; thứ năm, cách thức thực hiện giám sát của Quốc hội; thứ sáu, nhóm yếu tố thuộc đối tượng giám sát; thứ bảy, môi trường chính trị, xã hội của hoạt động giám sát; thứ tám, năng lực hoạt động của bộ máy tham mưu, giúp việc cho Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội. 1.4.2. Hậu quả pháp lý của hoạt động giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Căn cứ vào kết quả giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có các thẩm quyền trực tiếp và gián tiếp sau đây: Qua hoạt 13
  15. động đại biểu Quốc hội xem xét báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; thông qua hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội; hoạt động giám sát văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, kiến nghị; Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết để kịp thời chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật, xem xét trách nhiệm, xử lý người vi phạm, khôi phục lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị vi phạm. Kết luận chƣơng 1 Hoạt động giám sát của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội nói chung và giám sát đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng đã được Nhà nước ta luật hoá tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Hoạt động này chịu ảnh hưởng tác động của nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài; căn cứ vào kết quả hoạt động giám sát này, đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện một số thẩm quyền trực tiếp và gián tiếp nhất định đối với các đối tượng chịu sự giám sát. 14
  16. CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KIẾN NGHỊ QUA THỰC TIỄN TẠI ĐOÀN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TỈNH LẠNG SƠN 2.1. Khái quát tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn 2.1.1. Tình hình khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Trong giai đoạn 2016 - 2018, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp nhận 7.770 đơn thư đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 5.778 đơn (gồm 363 đơn khiếu nại, 85 đơn tố cáo, 5.330 đơn kiến nghị, phản ánh). Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành nhiều văn bản để chỉ đạo nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, vụ việc có nguy cơ gây mất ổn định về an ninh trật tự. Tuy nhiên, tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn vẫn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, vẫn còn có vụ việc công dân tụ tập đông người tại các cơ quan của 2.1.2. Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh a)Kết quả tiếp công dân: Trong giai đoạn 2016 - 2018 , các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp 6.077 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. định cư, giải phóng mặt bằng và thực hiện các chính sách xã hội..v.v. 15
  17. b) Kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị: Trong giai đoạn từ năm 2016 - 2018, các cơ quan hành chính trong tỉnh đã tiếp nhận 9.148 đơn thư đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Trong đó đơn thuộc thẩm quyền giải quyết là 6.133 đơn (gồm 404 đơn khiếu nại, 91 đơn tố cáo, 5.638 đơn kiến nghị, phản ánh); đã giải quyết được 6.001/6.133 đơn, đạt tỷ lệ 97,8%. c) Kết quả giải quyết khiếu nại: Tổng số đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết là 404 đơn; đã giải quyết 395/404 đơn, đạt tỷ lệ 97,8% (trong đó: Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết 150/151 đơn; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh đã giải quyết 09/09 đơn; Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết 236/244 đơn). c) Kết quả giải quyết tố cáo: Tổng số đơn tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết là 91 đơn; đã giải quyết 86/91 đơn, đạt tỷ lệ 94,5% (trong đó: Chủ tịch UBND tỉnh đã giải quyết 34/35 đơn; Thủ trưởng các Sở, ban, ngành của tỉnh đã giải quyết 13/13 đơn; Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết 39/43 đơn). d) Kết quả giải quyết kiến nghị, phản ánh: Tổng số đơn kiến nghị, phản ánh tiếp nhận trong kỳ báo cáo là 8.006 đơn; nội dung chủ yếu tập trung đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai, đề nghị thu hồi đất của các công ty lâm nghiệp để giao lại cho dân, đề nghị chi trả chế độ thôi việc đối với công dân nguyên là công nhân các lâm trường, đề nghị thực hiện các chính sách xã hội… 2.2. Nội dung hoạt động giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn 2.2.1. Nội dung giám sát * Chủ thể thực hiện: Đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đều là các chủ thể được pháp luật quy định có vai trò, trách nhiệm 16
  18. trong việc giám sát đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. * Đối tượng chịu sự giám sát: Mọi cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân được Hiến pháp và pháp luật quy định đều là đối tượng chịu sự giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội. *Phạm vi giám sát: Đại biểu Quốc hội có quyền giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những người đứng đầu các cơ quan này và các thành viên của Chính phủ; giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan, người có thẩm quyền ở địa phương. 2.2.2. Hình thức giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Theo quy định của pháp luật, hình thức giám sát của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội bao gồm nhiều hình thức, đối với mỗi hình thức giám sát, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình: Tham gia hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội tại kỳ họp; tham gia chất vấn và xem xét trả lời chất lời chất vấn; tổ chức giám sát thường xuyên đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân thông qua công tác tiếp công dân, ban hành các văn bản chuyển đơn, đôn đốc việc giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân do Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội chuyển đến cơ quan có thẩm quyền; căn cứ tình hình thực tế khiếu nại, tố cáo tại địa phương, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn chưa thành lập Đoàn giám sát chuyên đề đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo tại địa phương. 17
  19. 2.3. Thực trạng hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn đối với giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân 2.3.1. Tình hình tổ chức và hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn khóa XIV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 gồm có 06 đại biểu; 03 đại biểu công tác tại các cơ quan Trung ương (chiếm tỷ lệ 50%); 03 đại biểu công tác tại địa phương (chiếm tỷ lệ 50%); 01 đại biểu nữ, 04 đại biểu là người dân tộc thiểu số. Về trình độ chuyên môn: 100% đại biểu đều có trình độ đại học trở lên trong đó có 02 đại biểu là tiến sĩ; 6/6 đại biểu có trình độ lý luận chính trị cao cấp; 6/6 đại biểu tham gia Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; 01 đại biểu nữ tham gia nhóm nghị sĩ nữ của Quốc hội. 2.3.2. Kết quả tiếp công dân gắn với công tác giám sát giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân Trong giai đoạn 2016 - 2018, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức cho đại biểu Quốc hội đang công tác tại tỉnh tiếp công dân định kỳ được 38 buổi, với 263 lượt công dân, trong đó có 23 lượt đông người với 06 vụ việc. 2.3.3. Kết quả tiếp nhận, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị Trong giai đoạn 2016 - 2018, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã nhận được 448 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân, trong đó có 40 đơn khiếu nại, chiếm 8,92%; 55 đơn tố cáo, chiếm 12,27% còn lại là 370 đơn, thư kiến nghị chiếm 82,58%. Nội dung đơn, thư chủ yếu là tranh chấp đất đai; thắc mắc về việc thu hồi và giá bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, hỗ trợ đất tái định cư để thực hiện các dự án...,chiếm 48,43% tổng số đơn (217 đơn); đơn đề nghị xem xét thực hiện các chế độ chính sách, chiếm 10,49% (47 đơn), 30 đơn có nội dung 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2