intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

52
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, luận văn phân tích thực trạng hệ thống nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý vận tài đường bộ, thực tiễn áp dụng hiện nay, để tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tài đường bộ ở nước ta thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CHU THỊ NHÀN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2017
  2. Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: PGS.TS. Vũ Đức Đán, Học viện HCQG Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Bá Chiến, Đại học Nội vụ HN Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng 402C nhà A Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 15h30 ngày 28 tháng 7 năm 2017 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia 2
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Vấn đề quản lý hoạt động vận tải đường bộ luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và các nội dung này đã được đưa vào Luật Giao thông đường bộ từ năm 2001. Sau hơn 7 năm thực hiện, đã ban hành Luật Giao thông đường bộ năm 2008 sửa đổi và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật để quản lý hoạt động vận tải đường bộ.Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng, trong lĩnh vực vận tải đường bộ, đến nay vẫn còn tồn tại nhiều yếu kém tác động tiêu cực đến chất lượng dịch vụ vận tải và an toàn giao thông, làm hạn chế những thành công trong quá trình phát triển của vận tải đường bộ. Để có căn cứ hoàn thiện pháp luật cũng như khắc phục những tồn tại, bất cập nêu trên của hoạt động vận tải đường bộ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải và giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ thì việc nghiên cứu, nắm bắt được cơ sở pháp lý và thực tiễn thi hành pháp luật là vô cùng cần thiết vì suy cho cùng, pháp luật được tạo ra cũng là để đi sâu vào cuộc sống thực tiễn. Đó chính là lý do tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ” để làm luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp - Luật Hành chính tại Học viện Hành chính Quốc gia. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài - Viện Khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (1980), Xử lý vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội; - Nguyễn Trọng Bình (2000), Đại học Luật Hà Nội. - Đỗ Quốc Phong (2010), Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với vận tải hành khách liên tỉnh bằng ô tô áp dụng cho tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Giao thông vận tải. 1
  4. - Trương Thị Mỹ An (2014), Dịch vụ vận tải của Việt Nam, thực trạng và giải pháp, luận văn tốt nghiệp lớp cao cấp lý luận chính trị, Trường Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 3. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận có liên quan, luận văn phân tích thực trạng hệ thống nội dung cơ bản của quy định pháp luật về quản lý vận tài đường bộ, thực tiễn áp dụng hiện nay, để tìm ra những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tài đường bộ ở nước ta thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: pháp luật về quản lý vận tải đường bộ và thực tiễn thi hành ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn được giới hạn trong việc nghiên cứu pháp luật về quản lý vận tải đường bộ (trọng tâm là Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và văn bản hướng dẫn thi hành Luật về hoạt động vận tải đường bộ) trong nước giai đoạn từ năm 2009 đến nay. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài 4.1. Phương pháp luận Luận văn sử dụng các phương pháp duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, trong đó có các phương pháp cụ thể như: Phương pháp phân tích, Phương pháp thống kê, Phương pháp so sánh. Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tác giả còn sử dụng phương pháp lịch sử, tổng hợp, … 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 5.1. Ý nghĩa lý luận Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đường bộ nhằm làm rõ đặc điểm, vai trò, nguyên tắc, các yếu tố ảnh hưởng và đánh giá 2
  5. hiệu quả của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ cũng như những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các quy định cũng như việc triển khai, thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ. Đồng thời thông qua việc nghiên cứu của đề tài đã hệ thống hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các quy định điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua việc nghiên cứu thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đường bộ để rõ những mặt được, những tồn tại, hạn chế và bất cập trong các quy định cũng như việc triển khai, thực hiện pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ. Từ đó, đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ. Do đó, luận văn là tài liệu tham khảo cho các đề tài nghiên cứu liên quan đến các quy định pháp luật về quản lý vận tải đường bộ. Đồng thời, là căn cứ cho các nhà nước lý về vận tải đường bộ để hoàn thiện hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở Việt Nam hiện nay. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu và phần kết luận, luận văn được kết cấu bởi 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ. Chương 2: Thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở nước ta hiện nay. Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ ở nước ta hiện nay. 3
  6. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ 1.1. Quan niệm về pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 1.1.1. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ 1.1.1.1. Khái niệm vận tải đường bộ Vận tải đường bộ được hiểu là hoạt động sử dụng phương tiện giao thông đường bộ để vận chuyển người, hàng hóa trên đường bộ (theo khoản 30 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Phương tiện giao thông đường bộ gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ. Trong đó: Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự (theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. 1.1.1.2. Khái niệm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ được hiểu là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực thi hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ nhằm đảm bảo cho hoạt động vận tải đường bộ được diễn ra liên tục, ổn định và phát triển. Ngoài ra, pháp luật về quản lý hoạt động vận tải đường bộ còn được hiểu là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các hoạt động vận tải đường bộ [29]. 1.1.2. Đặc điểm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Thứ nhất, pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ ở Việt Nam không chỉ được quy định trong Luật Giao thông đường bộ mà còn được quy định trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. 4
  7. Thứ hai, pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ là pháp luật mang tính chuyên ngành cao, tuy nhiên cũng như hệ thống pháp luật khác thì pháp về về vận tải đường bộ cũng chịu sự tác động của một số văn bản pháp luật khác và của một số cơ quan khác nhau. Thứ ba, các quy định về hoạt động vận tải đường bộ liên quan trực tiếp đến tài sản và sinh mạng con người nên có tính bắt buộc cao. Thứ tư, pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ có tính quần chúng. 1.1.3. Vai trò của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Thứ nhất, về phía nhà nước, pháp luật về quản lý vận tải đường bộ là công cụ hữu hiệu để nhà nước quản lý hoạt động vận tải đường bộ đảm bảo cho các hoạt động này được diễn ra một cách ổn định, đảm bảo trật tự, an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước đồng thời đảm bảo cho hoạt động vận tải đường bộ phát triển theo đúng định hướng mà nhà nước đặt ra. Ngoài ra, vận tải đường bộ giữ một vai trò rất quan trọng trong việc việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Thứ hai, về mặt kinh tế, pháp luật về quản lý vận tải đường bộ định ra những quy định đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, đó chính là điều kiện để thúc đẩy hoạt động vận tải đường bộ phát triển cũng như tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân tham gia kinh doanh vận tải đường bộ hoạt động. Thông qua pháp luật về quản lý vận tải đường bộ, giúp cho hoạt động vận tải đường bộ được diễn ra trong khuôn khổ pháp luật và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho đất nước. Thứ ba, về mặt xã hội, pháp luật về quản lý vận tải đường bộ cũng mang tính xã hội sâu sắc. 1.2. Điều chỉnh pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 1.2.1. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Một là, nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý về vận tải đường bộ. Hai là, nguyên tắc thực hiện pháp luật về quản lý vận tải là nghĩa vụ bắt buộc đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường bộ. 5
  8. Ba là, nguyên tắc quyền đi đôi với nghĩa vụ. Bên cạnh việc trao cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vận tải đường bộ các quyền cơ bản thì pháp luật về quản lý vận tải đường bộ các nghĩa vụ tương ứng. Bốn là, nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật về quản lý vận tải đường bộ. 1.2.2. Một số nội dung điều chỉnh của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ 1.2.2.1. Các quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước Nhà nước vừa là chủ thể ban hành các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ đồng thời vừa là chủ thể thực thi các quy định này trên thực tế. Vì vậy pháp luật về vận tải đường bộ đưa ra các quy định điều chỉnh về: trách nhiệm, chức năng, nhiệm vụ của hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ. Cụ thể là: xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện, thực thi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về vận tải đường bộ. 1.2.2.2. Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ Các quy định cụ thể điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ gồm quy định điều chỉnh: đối với hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh; đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (gồm: quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh; quy định cụ thể đối với từng hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ; quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ; quy định về giá, cước, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ). 1.2.2.3. Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ Các biện pháp đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ cụ thể như: thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ. Trong đó, biện pháp đảm bảo chủ yếu là xử phạt vi phạm hành chính. 1.3. Tiêu chí đánh giá sự hoàn thiện của pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 1.3.1. Tính toàn diện, đồng bộ 6
  9. Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ thể hiện sự thống nhất ở hai cấp độ. Ở cấp độ chung, sự đồng bộ giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác. Tính toàn diện, đồng bộ của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ còn thể hiện ở việc ban hành đầy đủ các văn bản quy định chi tiết Luật Giao thông đường bộ, các quy định pháp luật trong những trường hợp cần có sự quy định chi tiết, để khi văn bản pháp luật có hiệu lực thì nó cũng đã có đủ các điều kiện để có thể được tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. 1.3.2. Tính thống nhất Tính thống nhất của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ được thể hiện trong cả hệ thống pháp luật về quản vận tải đường bộ cũng như trong từng bộ phận hợp thành của hệ thống pháp luật vận tải đường bộ ở các cấp độ khác nhau, nghĩa là giữa hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ với hệ thống pháp luật các lĩnh vực khác, giữa từng văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý vận tải đường bộ. 1.3.3. Tính phù hợp Tính phù hợp của hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ thể hiện ở nội dung của hệ thống pháp luật luôn có sự tương quan với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phù hợp với các quy luật và điều kiện kinh tế - xã hội sẽ làm cho pháp luật về quản lý vận tải đường bộ dễ dàng được thực hiện, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy, tạo điều kiện cho sự phát triển của kinh tế - xã hội, trường hợp ngược lại, pháp luật khó được thực hiện trên thực tế, thậm chí có thể cản trở hoặc gây ra những thiệt hại nhất định cho sự phát triển đó. Tiếp đến là sự phù hợp của pháp luật về vận tải đường bộ với điều kiện chính trị của đất nước. 1.3.4. Tính khả thi Các quy định của pháp luật về quản lý vận tải đường bộ phải có khả năng thực hiện được. 1.3.5. Tính phù hợp về kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật 7
  10. Kỹ thuật pháp lý khi xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật là tổng thể những phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật nhằm đảm bảo cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. 1.4. Yếu tố ảnh hưởng tới thi hành pháp luật về quản lý vận tải đường bộ 1.4.1. Sự hoàn thiện của pháp luật về vận tải đường bộ Trước hết, hoạt động thi hành pháp luật về quản lý vận tải đường bộ có liên quan rất chặt chẽ với hoạt động xây dựng pháp luật. Để thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ có hiệu quả trước hết phải có pháp luật tốt. 1.4.2. Ý thức của chủ thể tham gia vận tải đường bộ Ý thức pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động áp dụng pháp luật. Chủ thể tham gia pháp luật có ý thức tuân thủ pháp luật cao thì hoạt động thi hành pháp luật sẽ mang lại hiệu quả cao và ngược lại. 1.4.3. Công tác tổ chức và ý thức pháp luật của chủ thể thi hành pháp luật Hệ thống pháp luật về quản lý vận tải đường bộ muốn được thực hiện một cách có hiệu quả thì cần đề cao công tác tổ chức thực hiện. Do mảng vận tải đường bộ là một mảng lớn, có sự tham gia của đông đảo của quần chúng nhân dân và có vai trò hết sức to lớn đến đời sống, sự phát triển kinh tế - xã hội cho nên pháp luật điều chỉnh về hoạt động này cũng khá phức tạp và mang tính chất quan trọng. Chính vì vậy các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý về hoạt động vận tải đường bộ cần được tổ chức một cách khoa học,có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, thẩm quyền của mỗi cơ quan, mỗi bộ phận để tránh hiện tượng chồng chéo, mâu thuẫn cản trở nhau trong công việc của các cơ quan này. 1.4.4. Các yếu tố về: trình độ của đối tượng thi hành, thực hiện pháp luật; một số điều kiện về vật chất, kỹ thuật cần thiết Có thể nói, đối tượng tham gia hoạt động quản lý vận tải đường bộ là đông đảo quần chúng nhân dân với độ tuổi, giới tính, tầng lớp, tôn giáo, trình 8
  11. độ… khác nhau. Do đó, trên thực tế ý thức của chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ chưa cao.Vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về quản lý vận tải đường bộ nhằm nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân, tạo lòng tin của nhân dân vào pháp luật để từ đó họ có những hành vi pháp luật tích cực, biết sử dụng pháp luật vào việc bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của mình cũng như không vi phạm pháp luật. 9
  12. Chƣơng 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VẬN TẢI ĐƢỜNG BỘ Ở NƢỚC TA HIỆN NAY 2.1. Phân tích thực trạng pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ 2.1.1. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động vận tải đường bộ (chủ thể quản lý) Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13 tháng 11 năm 2008, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 thay thế Luật Giao thông đường bộ năm 2001 gồm 8 chương, 89 điều. Tại nội dung của Luật đã quy định rõ nội dung quản lý nhà nước và trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao thông vận tải, trong đó bao gồm cả hoạt động vận tải đường bộ. Theo quy định của hệ thống pháp luật hiện hành về vận tải đường bộ, cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về vận tải đường bộ và chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức như sau: - Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, trong đó bao gồm hoạt động vận tải đường bộ. - Bộ Giao thông vận tải: n lư Nhà nước về giao thông vận tải trong phạm vi cả nước. - Tổng cục Đường bộ Việt Nam: + Chức năng: Tổng cục Đường bộ Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quản lý nhà nước chuyên ngành giao thông vận tải đường bộ trong phạm vi cả nước. 10
  13. - Sở Giao thông vận tải: + Chức năng: Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có chức năng tham mưu, giúp ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện quản lý nhà nước về giao thông vận tải, bao gồm: đường bộ, vận tải, an toàn giao thông trên địa bàn tỉnh, thành phố; Sở Giao thông vận tải chịu sự chỉ đạo, Việt Nam. 2.1.2. Nhóm quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động vận tải đường bộ, các chủ thể tham gia hoạt động vận tải đường bộ 2.1.2.1. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ thì hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải. Tại khoản 5 Điều 4 của Chương 1 Luật Giao thông đường bộ quy định “Người tham gia giao thông phải có ý thức tự giác, nghiêm chỉnh chấp hành quy tắc giao thông, giữ gìn an toàn cho mình và cho người khác. Chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc bảo đảm an toàn của phương tiện tham gia giao thông đường bộ” [29]. Luật đã đưa ra quy tắc chung khi tham gia giao thông, cụ thể: “người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.; xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong 11
  14. xe ô tô phải thắt dây an toàn” (Điều 9 Luật Giao thông đường bộ năm 2008) [29]. Các quy định nêu trên tại Luật Giao thông đường bộ chỉ mang tính quy tắc chung. Để triển khai thực hiện các quy định của Luật, trong thời gian qua Chính phủ và Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành nhằm đảm bảo các quy định đối với hoạt động vận tải đường bộ được triển khai thực hiện trên thực tế, cụ thể: - Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá và Thông tư sửa đổi, bổ sung số 46/2014/TT-BGTVT ngày 06/10/2014; Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT ngày 07/9/2015 quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ. - Thông tư số 91/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ. - Thông tư số 35/2013/TT-BGTVT ngày 21/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về xếp hàng trên xe ô tô. Trên cơ cở quy định của Luật, Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ban hành các quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của phương tiện giao thông thô sơ đường bộ và việc tổ chức thực hiện Vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự tại địa phương mình. Ví dụ: - Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành: Quyết định số 20/2015/QĐ- UBND ngày 08/9/2015 về Quy định quản lý hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh vận chuyển hàng hóa, hành khách, xe máy kéo vận chuyển hàng hóa và xe dùng làm phương tiện đi lại của người khuyết tật tham gia giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Bến Tre. 12
  15. - Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành: Quyết định số 3160/2009/QĐ-UBND ngày 17//9/2009 quy định về điều kiện, phạm vi hoạt động của xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hoá trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và Quyết định sửa đổi, bổ sung số 442/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015. Bên cạnh các quy định pháp luật trực tiếp điều chỉnh đến hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh, Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ có liên quan đã ban hành các quy định pháp luật có liên quan để hỗ trợ, đảm bảo các quy định của pháp luật về vận tải đường bộ được triển khai trên thực tế, như: - Nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30/10/2009 của Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người. Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư số 21/2010/TT-BGTVT ngày 10/8/2010 hướng dẫn Nghị định 95/2009/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và chở người. - Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT ngày 09/11/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư số 53/2014/TT- BGTVT ngày 20/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Thông tư số 29/2012/TT-BCA ngày 18/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về tổ chức kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe ô tô, xe máy chuyên dùng trong công an nhân dân. - Thông tư thay số 09/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cung cấp, quản lý và sử dụng dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô. - Thông tư số 06/2016/TT-BGTVT ngày 08/4/2016 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ. 2.1.2.2. Nhóm quy phạm điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa. Bên cạnh việc phải tuân thủ các quy định pháp luật như 13
  16. đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ không kinh doanh thì hoạt động kinh doanh vận tải còn được điều chỉnh bởi một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Xuất phát từ lý do hoạt động này có tính đa dạng và phức tạp hơn. Thứ nhất, đối với các quy định về điều kiện kinh doanh vận tải, quyền, nghĩa vụ của người kinh doanh Luật Giao thông đường bộ đã quy định các điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Trên cơ sở quy định của Luật, để quy định chi tiết Luật Chính phủ đã ban hành Nghị định số 91/202009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và Nghị định số 93/2012/NĐ-CP ngày 08/11/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 91/202009/NĐ-CP ngày 21/10/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, Nghị định thay thế số 86/2014/NĐ-CP về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Thứ hai, đối với các quy định điều chỉnh cụ thể đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ: Trên cơ sở quy đinh của Luật, Nghị định của Chính phủ để chi tiết, đưa các quy định vào thực tế, trong thời gian qua, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, cụ thể như sau: - Thông tư thay thế số 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/01/2014 và Thông tư sửa đổi, bổ sung số 60/2015/TT-BGTVT ngày 02/11/2015. Bên cạnh đó, để quy định cụ thể đối với hoạt động vận chuyển khách du lịch thì Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã liên tịch với Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư số 19/2015/TTLT-BGTVT-BVHTTDL ngày 25/5/2015 hướng dẫn về vận tải hành khách du lịch bằng xe ô tô và cấp biển hiệu cho xe ô tô vận tải hành khách du lịch. - Thông tư số 10/2015/TT-BGTVT ngày 15/4/2015 quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. 14
  17. - Thông tư số 92/2015/TT-BGTVT ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quy trình lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách cố định bằng xe ô tô. 2.1.2.3. Nhóm các quy định dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ gồm dịch vụ tại bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, đại lý vận tải, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho hàng, dịch vụ cứu hộ vận tải đường bộ (theo khoản 1 Điều 82 Luật Giao thông đường bộ) [29], Thông tư số 63/2014/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hành khách, vận tải hàng hóa bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. 2.1.2.4. Nhóm các quy định về giá, cước, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động vận tải đường bộ Để đảm bảo quyền lợi của các bên tham giai hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ, nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về giá cước vận tải đường bộ và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ, cụ thể: Thông tư số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 liên tịch giữa Bộ Tài chính và Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện giá cước vận tải bằng xe ô tô và giá dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. 2.1.3. Nhóm quy phạm pháp luật đảm bảo việc thi hành các quy định pháp luật về quản lý vận tải đường bộ Các quy định pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ được ban hành và thực hiện trên thực tế, bên cạnh những chủ thể có thái độ và hành vi trong thực hiện pháp luật tích cực thì cũng có một bộ phận không nhỏ không tuân thủ các quy định của pháp luật. Vì vậy, để đảm bảo việc thi hành pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ hiệu quả, nhà nước ta đã đưa ra các quy định xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ. Điều 4 Luật Giao thông đường bộ quy định “Mọi hành vi vi phạm pháp luật giao thông đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật” [29]. 2.2. Thực trạng thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đƣờng bộ ở nƣớc ta thời gian qua 2.2.1. Công tác tổ chức thực hiện pháp luật 15
  18. Ngay sau khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được Quốc hội thông qua, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan đã chủ động, tích cực xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành tương đối đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008 theo phân cấp. 2.2.2. Tình hình thực hiện pháp luật về quản lý vận tải đường bộ trên một số lĩnh vực 2.2.2.1. Tình hình thi hành pháp luật vận tải đường bộ của các cá nhân, tổ chức khi tham gia hoạt động vận tải đường bộ không kinh doanh Kể từ khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và các văn bản hướng dẫn Luật về hoạt động vận tải được ban hành, có hiệu lực thi hành cùng với công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước thì nhìn chung người dân đã có ý thức trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ. Ý thức của người dân tham gia hoạt động vận tải đường bộ ngày càng nâng cao hơn so với trước trong việc tuân thủ các quy tắc giao thông khi tham gia hoạt động vận tải đường bộ. Ví dụ như: tỷ lệ số người dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, đi đúng làn đường, chấp hành báo hiệu đường bộ…khi tham gia giao thông ngày càng tăng cao. Từ đó góp phần hạn chế được tình trạng ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông giảm liên tục trong các nãm qua. 2.2.2.2. Tình hình thi hành pháp luật về hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ Thứ nhất, đối với việc thi hành các điều kiện kinh doanh Về phía cơ quan quản lý nhà nước, công tác cấp Giấy phép kinh doanh vận tải đã được các cơ quan quản lý nhà nước đơn vị vận tải. Tuy nhiên, việc triển khai, thực hiện một số quy định của Nghị định còn hạn chế, chưa phù hợp với thực tế dẫn đến hiệu quả thi hành chưa cao. Thứ hai, đối với việc thi hành pháp luật về kinh doanh vận tải hành khách: 16
  19. - Hoạt động vận tải bằng xe ôtô theo tuyến cố định Trong thời gian qua, việc thi hành các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ôtô theo tuyến cố định đã được thực hiện một cách nghiêm túc. - Hoạt động vận tải du lịch, hợp đồng Hiện nay, việc thi hành các quy định đối với hoạt động vận tải hợp đồng, du lịch chưa hiệu quả. - Hoạt động vận tải bằng xe buýt Nhìn chung, việc thi hành các quy định về hoạt động vận tải hành khách bằng xe buýt đã được thực hiện nghiêm túc. - Hoạt động vận tải hành khách bằng xe taxi: . Các địa phương đã và đang triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch hoạt động vận tải hành khách bằng taxi theo đó sẽ giới hạn việc phát triển hoạt động vận chuyển này phù hợp với tốc độ phát triển về nhu cầu đi lại của người dân. Cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin ngày càng mạnh mẽ, trong thời gian gần đây, nhiều doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe taxi đã ứng dụng phần mềm điều hành thay thế cho phương pháp điều hành truyền thống (sử dụng bộ đàm). Thứ ba, đối với việc thi hành pháp luật về kinh doanh vận tải hàng hoá: Trên cơ cở quy định của Luật và các quy đinh hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hàng hoá; quy định tải trọng, khổ giới hạn đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện khi tham gia giao thông đường bộ và các quy định về việc xếp hàng hóa trên xe ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc khi tham gia giao thông trên đường bộ thì trách nhiệm của người vận tải, lái xe, người áp tải, người thuê vận tải, người xếp hàng hóa ngày càng được nâng cao, do đó tình trạng vận chuyển hàng hóa quá tải trọng đã giảm. 2.2.2.3. Công tác thi hành pháp luật liên quan đến dịch vụ hỗ trợ đường bộ Các quy định về quản lý, tổ chức hoạt động của bến xe đã được các cơ quan, chủ bến xe, trạm dừng nghỉ triển khai thực hiện khá tốt trong nhiều năm qua. Tuy 17
  20. nhiên, bên cạnh đó, còn tồn tại tình trạng một số bến xe, trạm dừng nghỉ chưa đạt chuẩn, tính đến hết năm 2016, cả nước còn khoảng hơn 100 bến, trạm chưa đạt chuẩn [2]. 2.2.2.4. Công tác thi hành pháp luật về giá, cước, phí, lệ phí trong hoạt động vận tải đường bộ Theo quy định tại Thông tư 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT chỉ quy định bắt buộc phải kê khai giá cước đối với vận tải khách bằng xe taxi và tuyến cố định, còn các hình thức khác do Sở Tài chính chủ trì trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét bổ sung vào danh mục kê khai giá. Vì vậy, hiện nay hầu hết các địa phương đều không quản lý giá cước vận tải khách theo hợp đồng, du lịch và vận tải hàng hóa. Việc này đã có ảnh hưởng lớn và gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý giá cước vận tải trong thời gian qua khi giá nhiên liệu đầu vào có biến động lớn. 2.2.2.5. Công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý vi phạm các quy định về hoạt động vận tải Trong thời gian qua, mặc dù ý thức tuân thủ pháp luật về hoạt động vận tải đường bộ ngày càng được nâng cao, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại nhiều hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động vận tải dường bộ. Đây chính là nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông, gây rối trật tự, an toàn giao thông. Vì vậy, để răn đe, giáo dục ý thức tự giác chấp hành pháp luật của người tham gia hoạt động vận tải đường bộ và phòng ngừa vi phạm, trên cơ sở các quy định về công tác thanh tra và xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động vận tải đường bộ, trong thời gian qua các các công tác này đã dược triển khai, thực hiện nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân Trong thời gian qua hoạt động vận tải đường bộ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều thành quả lớn, cụ thể: Một là, t hoạt 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2