intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục về quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn phân tích và đánh giá khá toàn diện thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tiễn hiện nay, trên cơ sở đó nêu rõ được quan điểm, phương hướng và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến, giáo dục về quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN GIANG LAM PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐỨC CƯỜNG Phản biện 1 : …………………………………………….. Phản biện 2 : …………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số : 201 –Đường Phan Bội Châu – Thành phố Huế Thời gian : vào hồi giờ tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn Trẻ em là hạnh phúc của gia đình, là tương lai của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc; việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em hôm nay chính là đầu tư cho sự phát triển hiệu quả, bền vững nguồn nhân lực trong tương lai và cho sự phát triển của đất nước. Trẻ em được coi là một trong các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất, có vị thế kinh tế, chính trị, xã hội thấp hơn, từ đó, nguy cơ bị bỏ quên hay bị vi phạm các quyền con người cao hơn. Bởi vậy, quyền trẻ em cần được các nước, các cộng đồng chú ý bảo vệ đặc biệt. Các quyền cơ bản của trẻ em được Việt Nam hiến định trong các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980, 1992 và đặc biệt trong Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em 2016, Luật Hôn nhân và gia đình 2014; hệ thống các chính sách, chương trình và kế hoạch khác. Bởi vậy, trẻ em Việt Nam đã, đang và sẽ được hưởng những cơ hội tốt đẹp, được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục toàn diện về mọi mặt. Tuy nhiên, gần đây ở nước ta, tình trạng trẻ em bị xâm hại ngày càng diễn biến phức tạp, gia tăng về mức độ, tính chất nguy hiểm và số lượng vụ việc. Những vụ việc xâm hại trẻ em liên tiếp được công khai làm rúng động dư luận và cảnh báo “đỏ” về sự an toàn của những đứa trẻ và sự xuống cấp về đạo đức, ý thức pháp luật của những người trưởng thành. Do đó, chỉ có thể thông qua phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em nâng cao nhận thức của mọi người về quyền trẻ em, giúp mỗi con người ý thức biết tôn trọng quyền của trẻ em và giúp trẻ em tự mình biết bảo vệ quyền của mình Mặt khác, nước ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, thì việc giáo dục quyền trẻ em giúp đẩy nhanh tiến trình hội nhập quốc tế và xây dựng một Nhà nước công bằng, dân chủ, nhân đạo và bảo vệ được nguồn nhân lực cho tương lai đất nước. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về quyền trẻ là một yêu cầu bức thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên đây, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận, làm rõ những khuyết điểm, tồn tại trong thực tiễn phổ biến giáo dục quyền trẻ em, từ đó xác định phương hướng và biện pháp tiếp tục giáo dục quyền trẻ em trong đề tài : “Phổ biến, giáo 1
  4. dục quyền trẻ em ở Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Vấn đề bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em đã được Liên Hợp Quốc, các nhà khoa học pháp lý nước ta và thế giới quan tâm nghiên cứu. Trong những năm gần đây, đã có những công trình nghiên cứu về trẻ em nói chung, những vấn đề truyền thông - vận động quyền trẻ em để triển khai và đem lại những giá trị, ý nghĩa về lý luận và thực tiễn như các công trình sau: Chương trình nghiên cứu về trẻ em Việt Nam: “Nghiên cứu vị trí, vai trò của gia đình và cộng đồng trong sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em Việt Nam” do Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam chủ trì, GS.TS Phạm Tất Dong làm chủ nhiệm; “Một số khó khăn và cản trở qua 10 năm thực hiện Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” (1991-2001), do Trung tâm Thông tin- Tư liệu và Nghiên cứu do Ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam tiến hành điều tra; Báo cáo “Hoạt động, tư vấn- xây dựng chương trình truyền thông- vận động trẻ em giai đoạn 2001-2005” do Plan International Hà Nội, 2001, của tác giả Trịnh Hòa Bình;... Các công trình nghiên cứu kể trên đã chỉ ra được nhận thức về Luật của các nhóm lãnh đạo, người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ em, khó khăn khi thực hiện luật, hoặc xây dựng các chương trình truyền thông, vận động về quyền trẻ em, chỉ tập trung vào bảo vệ quyền trẻ em mà chưa chỉ ra được nhận thức về quyền trẻ em, chưa đề cập được đến vấn đề giáo dục quyền trẻ em. Mặt khác, một số công trình nghiên cứu như: “Giáo dục quyền con người, quyền công dân ở nước ta hiện nay- thực trạng và giải pháp”, luận văn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Hưng, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội; “Giáo dục nhân quyền trong hệ thống các trường Đại học ở Việt Nam”, luận văn thạc sĩ do Nguyễn Thị Thu Thủy, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện; luận văn thạc sĩ “Ý thức pháp luật và hoạt động tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật ở nước ta hiện nay” do Nguyễn Thị Như Quỳnh, Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội thực hiện; luận văn thạc sĩ của tác giả Đặng Ngọc Hoàng: “Một số vấn đề về phổ biến pháp luật trong giai đoạn hiện nay”; “Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở nước ta – Thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ của tác giả Hồ Ngọc Dũng; “Một số vấn đề về giáo dục pháp luật trong giai đoạn hiện nay”, đề tài khoa học cấp Bộ, Khoa Nhà nước pháp luật, Học viện 2
  5. Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; “Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới” của Viện nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư Pháp thực hiện; “Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ở nước ta – Thực trạng và giải pháp”,... thì đã có đề cập đến vấn đề giáo dục và vấn đề phổ biến, giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, chỉ đơn thuần là công tác phổ biến, giáo dục pháp luật liên quan đến những ngành nghề cụ thể, mà không phải là pháp luật về quyền trẻ em; hoặc chỉ mới nghiên cứu về giáo dục quyền con người, trong đó có cả quyền trẻ em, mà chưa quan tâm nghiên cứu vấn đề phổ biến và giáo dục quyền trẻ em như là một lĩnh vực nghiên cứu độc lập, riêng biệt. Như vậy, đã có rất nhiều nghiên cứu về trẻ em và quyền trẻ em nói chung, nhưng chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề phổ biến và giáo dục quyền trẻ em, hay đưa ra được giải pháp để quyền trẻ em thực sự đi sâu vào nhận thức của người dân đến đâu? Hay nói cách khác, vẫn chưa có một nghiên cứu chuyên sâu nào nghiên cứu về cách thức phổ biến pháp luật và giáo dục về pháp luật quyền trẻ em. Với nghiên cứu trong luận văn này, mong rằng sẽ là sẽ phần nào giải quyết được vấn đề này. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu trên cơ sở lý luận và thực tiễn về phổ biến, giáo dục quyền trẻ em để có được một cái nhìn mang tính hệ thống, toàn diện, sâu sắc; từ đó chỉ ra được các nguyên nhân còn hạn chế, đồng thời đề xuất các giải pháp mang tính lâu dài, ổn định và hiệu quả trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở địa bàn Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu phân tích một số vấn đề lý luận chung về phổ biến, giáo dục pháp luật; cơ sở lý luận về quyền trẻ em và phổ biến, giáo dục pháp luật quyền trẻ em. - Đánh giá thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở nước ta và trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình hiện nay. - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, hình thành các quan điểm, phương hướng và đề xuất giải pháp trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em phù hợp với tình hình ở 3
  6. Việt Nam trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là công tác phổ biến tri thức, giáo dục nhận thức pháp luật về quyền trẻ em trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam nói chung, và ở địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về phổ biến, giáo dục pháp luật (trong đó tập trung nhấn mạnh vào công tác giáo dục pháp luật) về quyền trẻ em trong hệ thống văn bản pháp luật ở Việt Nam nói chung, và trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình nói riêng; thực trạng, giải pháp của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trong những năm gần đây. Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ năm 2012 đến nay. Bởi lẽ: Thứ nhất, đây là giai đoạn mà Đảng và Nhà nước ta bắt đầu thay đổi nhận thức về Quyền con người; vấn đề quyền con người được xác định là mục tiêu, là động lực của sự phát triển, là bản chất của chế độ ta; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân phải được xác định ở vị trí trang trọng hàng đầu; và dĩ nhiên rằng trong đó có quyền trẻ em – tất cả điều đó được ghi nhận thông qua bản Hiến pháp 2013. Thứ hai, đây cũng là giai đoạn Luật Phổ biến, Giáo dục pháp luật ra đời vào năm 2012 - đánh dấu bước thay đổi và chuyển biến trong nhận thức và hành động của Đảng và Nhà nước ta khi ghi nhận và đề cao vai trò của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đời sống xã hội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Luận văn được sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: - Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử trong nghiên cứu khoa học của chủ nghĩa Mác- Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Phương pháp nghiên cứu + Điều tra xã hội học đối với các đối tượng liên quan, nhằm đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật về quyền trẻ em. 4
  7. + Nghiên cứu tài liệu, thống kê, phân tích những tài liệu có liên quan đến đề tài; sử dụng sơ đồ, biểu mẫu để phục vụ nghiên cứu đề tài. + Phương pháp so sánh, đối chiếu các số liệu, tài liệu có liên quan trong từng giai đoạn, từng đơn vị để có được những góc nhìn khách quan, đầy đủ với nhiều khía cạnh, nhằm đạt được hiệu quả tối đa. + Phương pháp tổng hợp các dữ liệu có trong đề tài, nhằm đưa ra những nội dung mang tính hệ thống, xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu tương đối toàn diện, có hệ thống của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên tất cả các phương diện: lý luận và thực tiễn, thể hiện ở những nội dung cơ bản sau: - Về lý luận Luận văn góp phần làm rõ tính đặc thù về mục đích, hình thức và phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. Luận văn phân tích và đánh giá khá toàn diện thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật trong thực tiễn hiện nay, trên cơ sở đó nêu rõ được quan điểm, phương hướng và đề ra các giải pháp có tính khả thi nhằm tăng cường hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam nói chung. - Về thực tiễn Kết quả luận văn góp phần vào việc bổ sung những vấn đề lý luận chung của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em, trên cơ sở đó góp phần nâng cao chất lượng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em nói riêng và phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung. Các giải pháp mà luận văn nêu ra có thể sử dụng trong phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương. Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc xây dựng, hoàn thiện các chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trong phạm vi cả nước và địa phương. Đồng thời luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy đối với các cơ sở giáo dục đại học, các trung tâm bồi dưỡng chính trị của địa phương và những ai quan tâm đến vấn đề này. 7. Kết cấu của luận văn 5
  8. Ngoài các phần chú thích, danh mục từ viết tắt và danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn gồm ba phần chính: - Phần mở đầu, giới thiệu sơ lược về luận văn. - Phần nội dung, đi vào nghiên cứu sâu đề tài, gồm có 3 chương: Chương 1. Những vấn đề lý luận cơ bản quyền trẻ em và phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. Chương 2. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở Việt Nam và trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây. Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. - Phần kết luận. 6
  9. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUYỀN TRẺ EM VÀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM 1.1. Quyền trẻ em 1.1.1. Khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm về trẻ em Theo Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Việt Nam: Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. 1.1.1.2. Khái niệm quyền trẻ em Quyền trẻ em chính là quyền con người được cụ thể hóa cho phù hợp với nhu cầu, đặc trưng phát triển và tính chất cuộc sống của trẻ em, đó là những đặc quyền tự nhiên của trẻ em được quy định trong pháp luật, đó là những quyền mà trẻ em được hưởng, được làm được tôn trọng và thực hiện nhằm bảo đảm cho trẻ em không những được hưởng các quyền mà còn trở thành chủ thể của các quyền đó. 1.1.2. Phân loại 1.1.2.1. Phân loại theo Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em Phân loại theo Công ước về Quyền trẻ em quyền của trẻ em gồm (22) quyền 1.1.2.2. Phân loại theo Luật trẻ em 2016 Theo Luật Trẻ em năm 2016 thì trẻ em có tổng cộng 25 quyền 1.2. Pháp luật về Quyền trẻ em 1.2.1. Quyền trẻ em theo Luật Quốc tế. Công ước về quyền trẻ em (CRC) là văn kiện quốc tế cơ bản và toàn diện nhất về quyền trẻ em. Ngoài ra, theo Luật Quốc tế, Quyền trẻ em còn được đề cập trong hai Nghị định thư không bắt buộc bổ sung Công ước về sử dụng trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang và về buôn lậu trẻ em, bóc lột và văn hóa phẩm khiêu dâm trẻ em. Và trong các công ước và khuyến nghị có liên quan của Tổ chức Lao động Quốc tế, viết tắt là ILO (tiêu biểu là Công ước số 138 , Công ước số 182) cùng một số văn kiện khác. 1.2.2. Quyền trẻ em theo pháp luật Việt Nam. 7
  10. Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và nước thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp quốc về Quyền trẻ em vào ngày 20/02/1990. Ở Việt Nam, Quyền trẻ em được thể chế hóa trong rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: - Luật trẻ em 2016. - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. - Bộ Luật dân sự . - Bộ luật hình sự. - Bộ luật lao động. - Hệ thống pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. - Ngoài ra, quyền trẻ em còn được ghi nhận trong những ngành Luật cụ thể và trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Bộ luật Tố tụng Hình sự, Luật giáo dục và các văn bản khác. 1.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. 1.3.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật về 1.3.2. Sự cần thiết và mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. 1.3.2.1. Sự cần thiết của phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. 1.3.2.2. Mục tiêu của phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. 1.3.3. Chủ thể, khách thể, hình thức, nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật quyền trẻ em. 1.3.3.1. Khách thể, đối tượng của giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. 1.3.3.2. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. 1.3.3.3. Nội dung, hình thức, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. a) Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em b) Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em c) Phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em 1.3.3.4. Vai trò phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. 8
  11. Tóm tắt chương 1 Để công tác PBGDPL về quyền trẻ em đạt được hiệu quả tối ưu, thì chắc chắn, ngay từ ban đầu phải nắm chắc cơ sở lý luận về vấn đề này. Việc xác định đúng, rõ ràng, chi tiết các nội dung về trẻ em, quyền trẻ em, pháp luật về quyền trẻ em hay đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp PBGDPL về quyền trẻ em sẽ là nền tảng cơ bản vững chắc, để khi xem xét nó dưới góc độ thực tiễn, sẽ dễ dàng nhận ra được, chỗ nào đúng, chỗ nào sai, điểm nào đã làm được và những điểm nào còn khó khăn, còn vướng mắc, cần sửa đổi; giúp cho công tác PBGDPL về quyền trẻ em đi theo đúng hướng, đúng trọng tâm, tránh được các nghiên cứu xa rời thực tiễn, thiếu chiều sâu. Cơ sở lý luận vững chắc, chính là điều kiện quan trọng, đặt nền móng cho công tác nghiên cứu đi đúng hướng, sâu sắc và đạt hiệu quả. 9
  12. Chương 2 THỰC TIỄN PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 2.1. Thực tiễn phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở Việt Nam 2.1.1. Phổ biến, giáo dục quyền trẻ em trên Thế giới 2.1.2. Phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở Việt Nam 2.1.2.1. Thành tựu đạt được Giai đoạn 2012 đến nay là giai đoạn đánh dấu sự phát triển mới của công tác PBGDPL trong cả nước, trong đó có công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em và đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Một là, hệ thống luật pháp, chính sách luôn quan tâm, chú trọng và không ngừng kiện toàn theo hướng tiếp cận toàn diện dựa trên quyền trẻ em. Hai là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó có quyền trẻ em được tiến hành đồng nhất, từ Trung ương đến địa phương, dưới hình thức truyền thống và cả các hình thức mới, linh động với từng địa phương cụ thể. Ba là, đẩy mạnh trợ giúp pháp lý cho trẻ em. Bốn là, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em được lòng ghép song song với công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường. Năm là, tập trung mọi nguồn lực cho công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, cũng như công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền trẻ em. 2.1.2.2. Những hạn chế còn tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác PBGDPL về quyền trẻ em trong giai đoạn 2012 đến nay vẫn còn những tồn tại, hạn chế: Một là, giữa công tác chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ em và công tác PBGDPL còn có tách bạch, chưa có sự đồng nhất, kể cả về quy định pháp luật, các chính sách, chương trình hành động đến kết quả đạt được. Hai là, về nội dung PBGDPL về quyền trẻ em, ở một số Bộ, ngành, đoàn thể, địa phương còn dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng 10
  13. điểm, chưa sát với nhu cầu thực tiễn; về hình thức PBGDPL về quyền trẻ em ở một số Bộ, ngành, địa phương chậm được đổi mới. Ba là, Quyền được TGPL của trẻ em tại một số địa phương, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và trong một số trường hợp đặc biệt chưa được bảo đảm thực hiện đầy đủ. Bốn là, nguồn lực phục vụ công tác PBGDPL về quyền trẻ em còn nhiều hạn chế. 2.2. Thực tiễn phổ biến, giáo dục quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong những năm gần đây. 2.2.1. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội tác động đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Công tác PBGDPL về quyền trẻ em là một quá trình hoạt động có tính định hướng, có tổ chức, có kế hoạch lâu dài, nhằm hình thành cho các nhóm đối tượng cụ thể tri thức về quyền trẻ em và pháp luật có liên quan, từ đó đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp. Chính vì thế mà nó chịu tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau, trong đó, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của từng vùng, miền có tác động rất lớn đến nhận thức - yếu tố cốt lõi của PBGDPL. - Về điều kiện tự nhiên: Tuyên Hóa diện tích tự nhiên 1128,694 km2, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó được phân bố cụ thể như sau: Bảng 2.1: Phân bố đất trên địa bàn huyện Tuyên Hóa Loại đất Diện tích (ha) Phần trăm (%) Tổng 1 12869,4 100 Đất nông nghiệp 8655,0 7,67 Đất lâm nghiệp 92365,7 81,83 Đất ở 695,2 0,62 Đất chuyên dùng 2646,0 2,34 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy 58,6 0,05 sản Đất chưa sử dụng 3888,0 3,44 Đất phi nông nghiệp khác 4560,9 4,04 Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016. 11
  14. - Về đặc điểm Kinh tế: Tuyên Hóa là một huyện miền núi khó khăn, có điều kiện kinh tế kém phát triển, với cơ cấu kinh tế không đều và còn ở mức thấp, tốc độ phát triển chậm. Trong khi, yếu tố kinh tế, là yếu tố tác động rất lớn đến công tác PBGDPL về quyền trẻ em. Do đó, sẽ rất khó khăn cho công tác, PBGDPL về quyền trẻ em ở một huyện miền núi có điều kiện kinh tế còn thấp như Tuyên Hóa. - Về đặc điểm văn hóa – xã hội: Tính đến thời điểm 31/12/2016 dân số toàn huyện Tuyên Hóa là 79 469 người, phân bố trên 19 xã, 1 thị trấn; mật độ dân số là 68,4 người/km2, trong đó ở thành thị là 4,4 người/km2, ở nông thôn là 64,04 người/km2. Với lượng dân số tương đối đông và tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn, nên bình quân đất trên đầu người ở nông thôn càng ngày càng giảm, diện tích đất canh tác theo đó mà ít đi, dẫn đế thu nhập thấp, trình độ dân trí lạc hậu, nạn thất nghiệp càng ngày càng tăng, đòi hỏi tầng lớp lao động phải rời quê đến thành phố để kiếm việc làm; do đó, dân số còn lại trên thực tế của địa phương chủ yếu là người già và trẻ em - những người mà trong nhận thức của họ còn cố chấp, lạc hậu khó thay đổi; hoặc chưa đủ trưởng thành để nhận thức đầy đủ vấn đề. Mặc dù dân cư trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa đa số là người dân tộc Kinh, người dân tộc thiểu số chiếm rất ít, chủ yếu người Mã Liềng sống quy tụ trong 5 bản của 2 xã Thanh Hoá, Lâm Hoá gồm 113 hộ, 462 khẩu (chiếm 0,6% dân số), nhưng chủ yếu vẫn là dân thổ cư, sinh sống lâu năm, nên lối sống, lao động và sinh hoạt của họ chủ yếu vẫn chịu ảnh hưởng bởi lề lối, phong tục tập quán của địa phương, luôn trong tư tưởng “phép vua thua lệ làng”, nên chắc chắn công tác PBGDPL về quyền trẻ em sẽ gặp không ít trở ngại. Là huyện miền núi còn nhiều khó khăn, nên việc tiếp xúc với các tư tưởng mới, tiến bộ gặp nhiều hạn chế. Trong dân cư các hủ tục phong kiến, lạc hậu vẫn diễn ra, cho nên việc họ nhận thức và hành động trong cách nuôi dạy con cái, đặc biệt là trẻ em còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các tư tưởng lỗi thời như “trọng nam khinh nữ”, “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”,...và họ mặc định điều đó là đúng, dẫn đến vô tình xâm hại đến những quyền cơ bản của trẻ em mà họ không hề hay biết. Do đó, việc thay đổi được nhận thức của họ là rất khó khăn, đòi hỏi công tác PBGDPL nói chung và công tác PBGDPL 12
  15. về quyền trẻ em nói riêng, phải có những biện pháp đặc thù khi đó mới mang lại hiệu quả thật sự. Vậy nên, có thể nhận thức rằng các yếu tố văn hóa, nó gắn liền với một phạm vi không gian, xã hội nhất định, nơi các cá nhân và cộng đồng cùng nhau tạo dựng, thừa nhận và chia sẻ giá trị văn hóa, lối sống, phong tục tập quán,... sự biểu hiện của nó qua những mặt, những khía cạnh nhân định, sẽ có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình PBGDPL về quyên trẻ em, đưa pháp luật tới gần hơn với cuộc sống. Các phong tục tập quán, lối sống trong cộng đống dân cư nó sẽ tác động đến ý thức pháp luật của các tầng lớp nhân dân, thể hiện rõ nét ở khu vực miền núi như huyện Tuyên Hóa. Bên cạnh những ưu điểm că bản, thì bên cạnh đó vẫn bộc lộ những nhược điểm nhất định như trình độ dân trí còn thấp, còn chịu ảnh hưởng bởi các hủ tục phong kiến, lạc hậu, khó thay đổi. 2.2.2. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 2.2.2.1. Tình hình trẻ em và bảo vệ quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình Bảng 2.2: Thống kê số lượng trẻ em qua các năm ĐVT: người Năm Tổng dân số Số lượng trẻ em Tỷ lệ phần (người) (người) trăm (%) 2012 78256 19015 24,3 2013 78341 19972 25,5 2014 78425 20348 25,9 2015 78755 21221 26,9 2016 79469 21557 27,1 Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016. Trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, trẻ em khá đông, trung bình mỗi năm đều chiếm từ 25% dân số trở lên, tăng đều qua các năm và số lượng tăng tương đối lớn, trong vòng 5 năm ( từ 2012 đến 2016) tăng thêm 2542 trẻ em ( từ 19015 lên 21557). Do đó, công tác chăm sóc,bảo vệ, giáo dục trẻ em, cũng như việc đảm bảo được quyền cho trẻ em là điều vô cùng cần thiết, đồng thời cũng là một thách thức lớn với một Huyện miền núi còn khó khăn như huyện Tuyên Hóa. 13
  16. Trong những năm qua, về cơ bản Huyện cũng đã đáp ứng được một số quyền cơ bản của trẻ em trong một mức độ nhất định. Sơ đồ 2.1: Tỷ lệ sinh Tỷ lệ sinh (‰) 50.00 Tỷ lệ sinh 0.00 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 (‰) Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016. Bảng 2.3: Thống kê số trẻ em được sinh ra ĐVT: người Năm 2012 2013 2014 2015 2016 Số lượng trẻ em sinh ra 900 1315 1658 1526 1650 Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016. Hàng năm, Huyện Tuyên Hóa có số trẻ em được sinh ra khá lớn, những vẫn đảm bảo được 100% số trẻ em sinh ra được khai sinh đầy đủ. Các cơ quan chức năng, đảm bảo công tác hướng dẫn, giải thích rõ ràng và thực hiện thủ tục đăng ký, làm giấy khai sinh cho nhân dân một cách nhanh chóng. Đặc biệt, đối với người dân tộc Mã Liềng ở 2 xã Thanh Hóa, Lâm Hóa, đường sá đi lại khó khăn, trình độ nhận thức còn hạn chế, nên mỗi khi có trẻ em sinh ra, cán bộ tư pháp xã được cử đến tận nhà để giải thích tầm quan trọng của giấy khai sinh, vận động và hướng dẫn đồng bào thực hiện kịp thời. Bảng 2.4: Thống kê số lượng trẻ em theo độ tuổi ĐVT: người Độ tuổi Năm 0 – dưới 6 6 – dưới 12 12 - dưới 16 2012 6351 6364 5400 2013 7180 6309 5168 2014 7576 6263 5151 2015 8252 6333 5110 14
  17. 2016 8650 6335 4922 Nguồn: Niên giám Thống kê Huyện Tuyên Hóa năm 2016. Tình hình trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa vi phạm pháp luật hình sự và bị xâm hại trong các vụ án hình sự trong những năm gần đây được thống kê qua bảng số liệu sau: Bảng 2.5: Trẻ em với các vụ án hình sự ĐVT: Vụ Năm Trẻ em là người bị hại Trẻ em là bị can, bị cáo 2012 0 3 2013 0 5 2014 0 6 2015 1 4 2016 0 4 Đến 09/2017 0 2 Nguồn: Báo cáo kết hoạt động Viện Kiểm sát nhân dân Huyện Tuyên Hóa các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2016 và sáu tháng đầu năm 2017. 2.2.2.2. Tình hình phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình a. Cơ sở pháp lý của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình b. Đội ngũ làm công tác của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình c. Nội dung, đối tượng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. d. Hình thức của công tác phổ biến,giáo dục pháp luật về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Một là, tuyên truyền miệng: Hai là, PBGDPL về quyền trẻ em qua Đài Truyền thanh – truyền hình huyện và hệ thống loa truyền thanh cơ sở Ba là, PBGDPL về quyền trẻ em thông qua tổ chức cuộc thi tìm hiểu pháp luật. Bốn là, PBGDPL về quyền trẻ em thông qua hoạt động trợ giúp pháp lý 15
  18. Năm là, PBGDPL thông qua các cuộc vận động chấp hành pháp luật Sáu là, PBGDPL về quyền trẻ em thông qua các hình thức khác 2.3. Những tồn tại và nguyên nhân rút ra trong công tác giáo dục trẻ em ở Việt Nam huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 2.3.1. Tồn tại Bên cạnh những kết quả to lớn của công tác PBGDPL về quyền trẻ em mà các cấp, các ngành của huyện đã đạt được trong giai đoạn 2012- 20017 trên địa bàn huyện Tuyên Hóa vẫn đang còn những tồn tại, những bất cập nhất định. 2.3.1.1. Về cơ sở pháp lý của công tác PBGDPL về quyền trẻ em Có thể nói, công tác PBGDPL về quyền trẻ là khâu đầu tiên đặc biệt quan trọng trong hoạt động thi hành pháp luật, là cầu nối giữa hoạt động xây dựng pháp luật và thực thi pháp luật. 2.3.1.2. Về chủ thể, đối tượng PBGDPL về quyền trẻ em Mặc dù đã có những thay đổi về mặt nhận thức của cấp ủy Đảng, chính quyền và của xã hội về công tác PBGDPL về quyền trẻ em, tuy nhiên vẫn còn chưa thật sự đầy đủ, chưa tương xứng với vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác này. Vì vậy, sự đầu tư cho công tác PBGDPL về quyền trẻ em còn chưa được chú ý về mọi mặt, trong đó có chủ thể thực hiện công tác này. 2.3.1.3. Về nội dung, về hình thức, phương pháp PBGDPL về quyền trẻ em. - Về nội dung: - Về hình thức, phương pháp: 2.3.1.4. Công tác kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. 2.3.2. Nguyên nhân Xuất phát từ thực hiện hoạt động thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em ở huyện Tuyên Hóa nhận thấy có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan lẫn khách quan dẫn đến những hạn chế, bất cập trong công tác này. Trong đó, có những nguyên nhân cơ bản sau: 2.3.3. Bài học kinh nghiệm. Qua thực tế thực hiện công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm sau: 16
  19. Tóm tắt chương 2 Trên cơ sở tiếp thu những giá trị tiêu biểu của công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên thế giới và những chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật về bảo vệ quyền trẻ em ở nước ta, công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Bằng sự chủ động tham gia tích cực của các tổ chức, cơ quan, đoàn thể, cá nhân và gia đình, những quy định của pháp luật về quyền trẻ em đã đến được gần hơn với mọi cá nhân, gia đình và trẻ em, giúp cho mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội hiểu đúng, hiểu đủ và nhận thức được vai trò quan trọng của trẻ em, cũng như bảo vệ quyền của trẻ em trong xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, do điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn nên công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn huyện nhà vẫn còn gặp phải những khó khăn, vướng mắc. Do đó, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải có cách nhìn tổng thể, để tổng kết, đánh giá lại những hoạt động của công tác này, từ đó xác định nguyên nhân và rút ra được những bài học cần thiết, từ đó có thể đưa ra những giải pháp phù hợp, thúc đẩy công tác PBGDPL về quyền trẻ em đạt được hiệu quả. 17
  20. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 3.1. Phương hướng chung nhằm thúc đẩy phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em Công tác PBGDPL ở nước ta hiện nay nói chung còn mang tính hình thức và tính hiệu quả chưa cao, trong đó có PBGDPL về quyền trẻ em. Nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em trên địa bàn Huyện Tuyên Hóa, cần có những biện pháp tích cực, hiệu quả, mang tính chủ động lâu dài. Để đạt được điều đó, trước hết cần phải thực hiện đổi mới đồng bộ cả về nhận thức, tư duy lẫn hành động trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em. 3.1.1. Đổi mới nhận thức và tư duy phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. Nhằm từng bước giải quyết tồn tại, hạn chế, nhanh chóng nâng cao hiệu quả của công tác công tác PBGDPL về quyền trẻ em, trước hết chúng ta phải có cách nhìn mới, quan niệm mới về PBGDPL về quyền trẻ em. Để đổi mới được nhận thức và tư duy trong công tác PBGDPL về quyền trẻ em, đòi hỏi đó là cả một quá trình đồng bộ, thống nhất, trong lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta, từ Trung ương đến địa phương, từ tổ chức đến cá nhân, từ người lớn đến trẻ em trong toàn xã hội. 3.1.2. Đổi mới nội dung, phương pháp phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền trẻ em. Xuất phát từ thực tiễn huyện nhà và tính hiệu quả của công tác PBGDPL về quyền trẻ em, đòi hỏi phải có những thay đổi, những chuyển biến tích cực trong quá trình thực hiện công tác này, theo đó cần phải có nội dung, phương pháp và hình thức PBGDPL về quyền trẻ em thích hợp với từng nhóm chủ thể, nhóm đối tượng . 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2