Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi
lượt xem 4
download
Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về phổ biến pháp luật với tư cách là một hoạt động khoa học pháp lý và khoa học hành chính; đưa ra một số nhận xét, đánh giá và kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở lý luận phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ .............../ ............... ......../ ........ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN THỊ THANH THÚY PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. TẠ NGỌC HẢI Phản biện 1: .................................................................. . ....................................................................................... Phản biện 2: .................................................................. . ....................................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP……………… Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Tỉnh Quảng Ngãi có 14 huyện, thành phố và 184 xã, phường, thị trấn với tổng diện tích tự nhiên trên 5.152 km2 với dân số có 1.247.644 người. Trong 6 huyện miền núi và 3 huyện đồng bằng có xã miền núi có 83 xã, thị trấn, chiếm 62% diện tích toàn tỉnh là nơi sinh sống chủ yếu của 178.874 người thuộc đồng bào các dân tộc Hre, Co và Cadong, chiếm 14,34 % dân số trên toàn tỉnh. Địa hình vùng núi của tỉnh khá phức tạp, nhiều đồi núi cao, bị chia cắt bởi nhiều sông suối. Mùa mưa thường xảy ra sạt lở lớn, mùa nắng bị khô hạn kéo dài. Dân cư sống thưa thớt. Diện tích đất canh tác ít, điều kiện canh tác nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn. Theo số liệu điều tra cuối năm 2016, toàn tỉnh có 45.260 hộ nghèo, chiếm 13,06% tổng số hộ trong toàn tỉnh. Trong đó khu vực miền núi có 25.392 hộ nghèo, chiếm 41,93% tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh; Hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 23.292 hộ, chiếm 47,54% trong tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa được đồng bộ, cần phải được hoàn thiện; một số chính sách hỗ trợ đã làm cho đồng bào dân tộc thiểu số ỷ lại, dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước không tự vượt qua khó khăn tổ chức sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài: "phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi” làm luận văn tốt nghiệp khóa học, với mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ về cơ sở lý luận, thực trạng của hoạt động này trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, qua đó đề xuất một số giải pháp để tiếp tục góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động trong thời gian đến. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong thời gian qua, đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu, hội thảo, các bài viết có liên quan đến vấn đề phổ biến pháp luật. Trong điều kiện của bản thân học viên đã tham khảo các tài liệu sau: - Năm 2014, Luận văn thạc sĩ “Pháp luật về trợ giúp pháp lý 1
- cho người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội, chuyên ngành Lý luận Lịch sử Nhà nước và pháp luật (60.38.01) của Hoàn Thị Liên, do Đào Trí Úc hướng dẫn, nhưng chỉ mới dừng lại ở việc nhận định sơ bộ quy phạm pháp luật hiện hành; - Năm 2015 khóa tốt nghiệp của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh có Luận văn thạc sĩ “Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên phương diện mở rộng cung tín dụng, chuyên ngành Kinh tế phát triển (60.31.05), của Hoàn Đức Kiên Thế, do Đinh Phi Hỗ hướng dẫn; - Bài viết “Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, của Bùi Đức Chánh, Bùi Thị Hồng Linh, Bùi Thị Hồng Tâm (2014), “Tạp chí Khoa học và Công nghệ”, Trường Đại học Phạm Văn Đồng (số 4/2014), tr 160-168. Và còn một số đề tài, công trình khác nghiên cứu về vấn đề này. Qua nghiên cứu, tham khảo các sách, đề tài, bài viết nêu trên cho thấy hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo đã được các tác giả đề cập nghiên cứu, phản ánh trên nhiều góc độ và thời gian khác nhau. Vẫn còn nhiều vấn đề về thực trạng công tác phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số trong thời gian gần đây chưa được đề cập nghiên cứu, đánh giá và kiến nghị một cách đầy đủ, thấu đáo. Về phía tỉnh Quảng Ngãi, đã có bài viết: Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, tuy nhiên, chưa đi sâu đánh giá được cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác phổ biến pháp luật về kinh doanh. Do đó, thông qua đề tài này, tác giả sẽ tập trung đi sâu nghiên cứu, đánh giá một cách sâu sắc về thực trạng phát triển sản xuất, kinh doanh của các huyện miền núi. Qua đó, mong muốn có những đề xuất, kiến nghị giải pháp hữu ích nhằm phát huy vai trò, hiệu quả về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi nói riêng và của cả nước nói chung, góp phần vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật trong giai đoạn hiện nay. 2
- 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Để đạt được mục đích đặt ra, luận văn đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phổ biến pháp luật về kinh doanh tại địa phương; - Phân tích, đánh giá khách quan, toàn diện về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội, an ninh, trật tự an toàn xã hội của tỉnh và thực trạng công tác phổ biến pháp luật trong những năm qua cả về kết quả đạt được cũng như các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng đó. - Đề xuất một số giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến pháp luật về kinh doanh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề lý luận, thực tiễn phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với 06 huyện miền núi thuộc tỉnh Quảng Ngãi (huyện Trà Bồng, Tây Trà, Sơn Hà, Sơn Tây, Minh Long và huyện Ba Tơ) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số Hre, Kor và Cadong. - Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2017. - Về nội dung: Luận văn nghiên cứu phổ biến pháp luật về kinh doanh cho người đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác phổ biến pháp luật; chính sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến pháp luật. Đề tài được thực hiện trên cơ sở tiếp cận từ góc độ lý luận và thực tiễn để từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật áp dụng chế độ chính sách cho người đồng bào dân tộc thiểu số về sản xuất, kinh doanh hiện nay. 3
- Trong quá trình tiếp cận, xúc tiến nghiên cứu đề tài, tác giả đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, quan sát. Các phương pháp được sử dụng một cách linh hoạt để đảm bảo hiệu quả và tính thuyết phục của việc nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan đến việc phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận: Từ việc nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu, luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về phổ biến pháp luật với tư cách là một hoạt động khoa học pháp lý và khoa học hành chính; đưa ra một số nhận xét, đánh giá và kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm hệ thống cơ sở lý luận về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số. - Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất các giải pháp có giá trị tham khảo trong thực tế hoàn thiện phổ biến pháp luật; góp phần nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả hoạt động phổ biến pháp luật. Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức pháp luật đối với đội ngũ cán bộ, công chức hiểu đầy đủ, sâu sắc về những điểm bất cập, cách lựa chọn phương pháp tổ chức triển khai trong quá trình sản xuất, kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số đúng theo quy định của pháp luật. 7. Kết cấu của luận văn: có 3 chƣơng, phần mở đầu và kết luận Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận văn gồm 3 chương sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phổ biến pháp luật tại địa phương. Chương 2: Thực trạng phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Chương 3: Phương hướng và giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Quảng Ngãi. 4
- Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ 1.1. Khái niệm phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.1.1. Phổ biến pháp luật và phổ biến pháp luật kinh doanh Trong các hoạt động của đời sống xã hội, ngoài pháp luật, có thể có những quy phạm xã hội thuộc các lĩnh vực khác cũng đòi hỏi phải được phổ biến cho những đối tượng khác nhau được biết. Tuy nhiên, khác với các quy phạm xã hội nói chung, pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận không chỉ dành riêng cho cá nhân, tổ chức cụ thể mà áp dụng chung cho tất cả các chủ thể. 1.1.2. Đồng bào dân tộc thiểu số trong quan hệ pháp luật hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh Nhà nước cần phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số bởi họ là một nhóm chủ thể yếu thế trong xã hội. Trình độ dân trí, khoa học, kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ của đồng bào dân tộc thiểu số thấp, không được đào tạo cơ bản, ít thông tin. Họ chủ yếu sống và làm việc ở các vùng sâu, vùng xa, hoặc vùng có địa hình hiểm trở, địa bàn thường bị chia cắt, chịu nhiều tác động của thiên tai. Kết cấu hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, dịch vụ) ở vùng này vẫn còn khó khăn, nhiều nơi môi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái. Do những khó khăn trên cùng với tập quán canh tác lạc hậu, kinh tế của đồng bào dân tộc thiểu số kém phát triển nên phần lớn bà con dân tộc thiểu số thuộc nhóm người nghèo, có trình độ phát triển kinh tế, xã hội không đồng đều. Tỷ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình quân chung cả nước. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội, mức sống giữa các dân tộc, giữa các vùng chênh lệch với các vùng khác. 1.2. Những yêu cầu trong phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.2.1. Yêu cầu, chính xác, đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, thiết thực Hiệu quả quản lý nhà nước và mục đích của phổ biến pháp luật trong mỗi nhà nước chỉ đạt được khi nó được đặt trong những yêu cầu nhất định. Các yêu cầu đòi hỏi tổ chức, cá nhân phổ biến pháp luật tại địa phương phải chấp hành khi thực hiện nhiệm vụ luôn gắn với mục tiêu của quản lý nhà nước. Tại Việt Nam, yêu cầu đặt ra đối với công tác phổ biến pháp luật thể hiện ở các nội dung sau: Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, chỉ đạo của Nhà 5
- nước ở trung ương và chính quyền địa phương đối với việc phổ biến pháp luật. Thứ hai, xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phổ biến pháp luật. Thứ ba, nội dung phổ biến pháp luật phải chính xác, đầy đủ, dễ hiểu, thiết thực Thứ tư, hoạt động phổ biến pháp luật cần phải kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm 1.2.2. Yêu cầu hoạt động phổ biến pháp luật cần phải kịp thời, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm Công tác phổ biến pháp luật là hoạt động tác động lên ý thức con người, vì lợi ích lâu dài nên phải được thực hiện kịp thời, thường xuyên với phương châm “mưa dầm, thấm lâu”, tránh tình trạng hình thức, làm theo phong trào. Đồng thời, hoạt động này cũng không nên làm tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng điểm trong từng giai đoạn nhằm đạt kết quả cụ thể. Hoạt động áp dụng phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ phụ thuộc vào khâu xây dựng ban hành pháp luật mà pháp luật có phát huy vai trò to lớn trong đời sống xã hội khi nó được áp dụng vào đối tượng thông qua những hoạt động cụ thể của con người. Vì vậy, hoạt động áp dụng pháp luật phụ thuộc rất lớn vào trình độ văn hóa pháp lý của cán bộ và cả đối tượng tác động của pháp luật. 1.2.3. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phải đa dạng phù hợp với từng đối tƣợng đƣợc phổ biến, giáo dục pháp luật Có nhiều hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật khác nhau, mỗi hình thức có sự phù hợp với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Do đó, khi phổ biến, giáo dục pháp luật phải xuất phát từ đối tượng được phổ biến, giáo dục pháp luật để lựa chọn phương pháp, hình thức tối ưu và có sự kết hợp đan xen giữa các phương pháp, hình thức khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất, pháp luật thường sử dụng hai phương pháp cơ bản đó là: phương pháp giáo dục truyền thống và phương pháp giáo dục hiện đại. Phương pháp truyền thống là phương pháp sử dụng các công cụ, phương tiện đã dùng từ lâu đời trong lịch sử ngành giáo dục như: thuyết trình, giải thích pháp luật, nói chuyện, trao đổi về pháp luật, giảng dạy pháp luật; tọa đàm pháp luật, phương pháp tạo tình huống, nêu gương… Phương pháp hiện đại là phương pháp có sử dụng kết hợp các thiết bị kỹ thuật hiện đại như máy tính, máy chiếu, máy quay 6
- phim…để chủ thể phổ biến pháp luật có thể dễ dàng thực hiện các phương pháp mô hình hóa, trực quan hóa gắn với các tình huống quan sát thực tế. 1.2.4. Gắn với việc thi hành pháp luật, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh Chính sách và pháp luật hiện hành đảm bảo việc đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng thiết yếu vùng dân tộc thiểu số; khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, bảo vệ môi trường sinh thái, phát huy tinh thần tự lực, tự cường của các dân tộc. Khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường. Có giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư phát triển ở vùng dân tộc thiểu số. Xây dựng, củng cố, quốc phòng, an ninh ở các địa bàn xung yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo gắn với phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo an ninh chính trị và giữ vững trật tự an toàn xã hội ở vùng dân tộc thiểu số [6, tr.7]. 1.2.5. Phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan, tổ chức, gia đình và xã hội Một là, biên soạn nội dung, tài liệu tuyên truyền về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đồng bào dân tộc thiểu số. Hai là, hình thức tuyên truyền phải đặc thù riêng cho nhóm đối tượng là người dân tộc thiểu số, vùng dân tộc thiểu số. Ba là, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đang có và đặc biệt là phát huy vai trò tuyên truyền của người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Bốn là, tổ chức các lễ tuyên dương, biểu dương, khen thưởng để kịp thời động viên, khích lệ và nhân rộng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, xuất sắc trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Năm là, công tác tuyên truyền, vận động có những định hướng, biện pháp hiệu quả để phòng ngừa, ngăn chặn những tiêu cực, mặt trái của thời kỳ hội nhập, sự phát triển mạnh mẽ của thông tin, truyền thông. 1.3. Nội dung, hình thức phổ biến pháp luật kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 1.3.1. Nội dung phổ biến pháp luật kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 7
- - Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. - Chính sách bảo vệ và phát triển rừng thông qua hỗ trợ tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất. - Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất, hỗ trợ khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp. - Hỗ trợ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao. - Hỗ trợ lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản. - Hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề; hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo. - Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường cho nông dân; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ. - Hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ xuất khẩu lao động; hỗ trợ tạo việc làm. - Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện 1.3.2. Hình thức phổ biến pháp luật kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số Để đối tượng được tiếp nhận tri thức pháp luật về kinh doanh, cần phải biến đổi về chất trong nhận thức của họ thì bản thân mục đích và nội dung của phổ biến pháp luật về kinh doanh không thể tự nó đi vào nhận thức. Vấn đề cần phải thông các phương thức truyền tải thông tin, các hình thức giao tiếp giữa chủ thể và đối tượng. Hiện nay có rất nhiều hình thức để tuyên truyền, mỗi hình thức tuyên truyền đều có những đặc thù và kỹ năng riêng. Chúng ta có thể tham khảo một số hình thức cơ bản sau: - Tuyên truyền miệng - Phổ biến pháp luật qua mạng lưới truyền thanh cơ sở - Phổ biến pháp luật qua báo chí - Phổ biến pháp luật qua mạng internet - Phổ biến pháp luật qua xét xử tại Tòa án - Phổ biến pháp luật qua hoạt động hòa giải ở cơ sở - Phổ biến pháp luật qua Trợ giúp pháp lý - Phổ biến pháp luật qua các mô hình điểm tại các khu dân cư 8
- Tiểu kết chƣơng 1 Nhà nước phải có chính sách phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số thông qua chính sách pháp luật. Phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số là một bộ phận của hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, của pháp luật về hỗ trợ và pháp luật về dân tộc thiểu số nói riêng. Chế định này là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các hành động, biện pháp hỗ trợ và các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình Nhà nước phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số. Nội dung của Phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số bao gồm các hành động, biện pháp hỗ trợ của Nhà nước đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình kinh doanh như: Bố trí kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; Chính sách bảo vệ và phát triển rừng thông qua hỗ trợ tiền khoán chăm sóc, bảo vệ rừng, giao rừng và giao đất để trồng rừng sản xuất; hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất, hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản; hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề đối với hộ nghèo; hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo; hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường cho nông dân; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ; hỗ trợ đào tạo nghề; hỗ trợ xuất khẩu lao động; tạo việc làm; hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã đặc biệt khó khăn và huyện nghèo. 9
- Chương 2: THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 2.1. Giới thiệu khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi 2.1.1 Điều kiện tự nhiên - Về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, có chiều dài đường bờ biển là 130 km, có 6 cửa biển, giàu nguồn lực hải sản với nhiều bãi biển đẹp. Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung được Chính phủ chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam. Quảng Ngãi trải dài từ 14°32′ đến 15°25′ Bắc, từ 108°06′ đến 109°04′ Đông, tựa vào dãy Trường Sơn, hướng ra Biển Đông (với chiều dài bờ biển 144 km) phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (với chiều dài địa giới 98 km), phía Nam giáp tỉnh Bình Định (với chiều dài địa giới 83 km), phía Tây Nam giáp tỉnh Kon Tum (với chiều dài địa giới 79 km), phía Đông giáp biển Đông. Nằm ở vị trí trung độ của cả nước, Quảng Ngãi cách thủ đô Hà Nội 883 km về phía Bắc và cách Tp Hồ Chí Minh 838 km về phía Nam. Quảng Ngãi có 4 con sông chính, lớn nhất là sông Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Bồng và Trà Câu. Đất đai trong địa bàn tỉnh được chia làm 9 nhóm đất chính với 25 đơn vị đất và 68 đơn vị đất phụ. - Về lịch sử chính trị: Đơn vị hành chính tỉnh Quảng Ngãi chính thức được thành lập vào năm 1832, đến sau cuộc thắng lợi Cách mạng tháng 8 năm 1945, tỉnh Quảng Ngãi được đổi tên thành tỉnh Lê Trung Đình. Năm 1946, lấy lại tên cũ là tỉnh Quảng Ngãi. Tháng 12/1975, Quốc Hội khóa V thông qua Nghị quyết thành lập các tỉnh hợp nhất trong đó có tỉnh Nghĩa Bình trên cơ sở hợp nhất giữa tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Ngày 01/7/1989, Quảng Ngãi được tách ra từ tỉnh Nghĩa Bình và tái thành lập lại tỉnh Quảng Ngãi. Đến nay, tỉnh Quảng Ngãi gồm có 14 huyện, thành phố, trong đó có 6 huyện miền núi, 01 hải đảo, 01 thành phố và 06 huyện đồng bằng với 184 xã, phường, thị trấn với diện tích là 5.152,49 km2. - Về phân bố dân số: Tính đến năm 2015, dân số toàn tỉnh Quảng Ngãi có 1.247.644 người trong đó: Nam có 616.346 người, nữ có 631.2982 người, nông thôn có 1.063.019 người, thành thị có 184.625 người, 10
- mật độ dân số là 242 người/km2. Quảng Ngãi có 29 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm đông nhất với 1.055.154 người, thứ hai là Người Hrê với hơn 115.268 người, thứ ba là Người Cor với hơn 28.110 người, Người Kdong có 17.713 người, cùng với các dân tộc ít người khác như Hoa, Mường, Tày, Thái... 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội Trong những năm qua, cùng với công cuộc đổi mới đất nước nói chung, dưới sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các cấp ủy Đảng ở địa phương, Quảng Ngãi đã thu được những thành tựu to lớn có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng định hướng, quy mô kinh tế tăng lên đáng kể, các ngành, thành phần, vùng kinh tế đều phát triển, nhất là ngành công nghiệp và Khu kinh tế Dung Quất phát triển mạnh, đã và đang là động lực to lớn, trực tiếp thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi cũng còn nhiều hạn chế: Kinh tế phát triển chưa thật bền vững; chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh còn thấp. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn phát triển chậm; nông nghiệp phát triển chưa toàn diện; loại hình dịch vụ thiếu đa dạng; sản xuất giữa các vùng còn chênh lệch lớn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ. Quản lý nhà nước về quy hoạch, bảo vệ tài nguyên, môi trường, đầu tư xây dựng cơ bản chưa theo kịp yêu cầu. Lĩnh vực văn hoá - xã hội phát triển chưa tương xứng với nhịp độ tăng trưởng kinh tế.….Đây chính là những thách thức lớn đối với tỉnh Quảng Ngãi. Vì vậy, phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số phát triển sản xuất, kinh doanh là một đòi hỏi khách quan và mong muốn của số đông đồng bào dân tộc thiểu số tạo niềm tin trong Nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng tích cực phát triển sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vượt qua đói nghèo. Để đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo bền vững chỉ có cách từng người, từng hộ đồng bào dân tộc thiểu số phải chủ động, tích cực tổ chức sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập nâng cao đời sống. 2.2. Thực trạng phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 2.2.1. Tình hình phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 11
- Ngày 13/10/2011 Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU về đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội phấn đấu giảm nghèo nhanh và bền vững 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020; HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 24/2011/NQ-HĐND ngày 27/10/2011 về Chương trình giảm nghèo bền vững; ngày 27/12/2011 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 207/QĐ-UBND Phê duyệt Đề án đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội, phấn đấu giảm nghèo nhanh, bền vững 6 huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 – 2020 và định hướng đến năm 2020 và các Sở ngành có liên quan ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện. Tiêu chí đánh giá pháp luật về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số là những dấu hiệu, chuẩn mực đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về chính sách phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số. Xác định các tiêu chí về tính toàn diện, tính đồng bộ và thống nhất; tính phù hợp, tính minh bạch, trình độ lập pháp, tính tương tích với các văn bản pháp luật mà Việt Nam đã tham gia ký kết và phê chuẩn và tính kinh tế của việc điều chỉnh pháp luật của chính sách pháp luật là một yêu cầu khách quan để ngày càng hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về hỗ trợ đồng bào dân tộc sản xuất, kinh doanh. Như đã trình bày ở trên, các quy định về hỗ trợ trong Luật Đầu tư trong năm 2014, hỗ trợ kinh doanh trong pháp luật thương mại, pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.v.v.. cũng là một bộ phận của pháp luật về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, dưới đây chỉ chú ý ở mức độ nhất định các quy định đó và tập trung vào đánh giá các nhóm quy phạm pháp luật sau: 2.2.2. Về hỗ trợ kinh phí cho rà soát, xây dựng quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi Nhóm chính sách pháp luật này nhằm mục tiêu hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh trong nhiều văn bản pháp luật như: Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị cao, ưu tiên hỗ trợ lúa lai, ngô lai tại Khoản 2, Mục II, Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ [5, tr.3]; hỗ trợ giống, phân bón, vật tư phục vụ chuyển đổi cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, hỗ trợ làm chuồng trại chăn nuôi tại Khoản 4 Quyết định 551/QĐ-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó 12
- khăn [26, tr4] hoặc cho vay phát triển chăn nuôi với mức vay tối đa 50 triệu đồng/ hộ với lãi suất vay 1,2%/năm theo quy định tại Khoản 2, Điều 8 Nghị định 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ Về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng [8, tr.4]. Mặt khác, một số chính sách quy định định mức hỗ trợ quá thấp không còn phù hợp như Chính sách theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn [25, tr.2]. 2.2.3. Về hỗ trợ trong sản xuất, kinh doanh lâm nghiệp Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ và Nghị định số 75/2015 ngày 09/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ Về cơ chế chính sách bảo vệ và phát triển rừng gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020. Các chế định giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp đã tạo tâm lý ổn định cho các tổ chức, cá nhân tham gia nhận rừng, đồng thời khẳng định tính pháp lý của chủ rừng, khắc phục tình trạng lâu nay “rừng không có chủ”. Tuy nhiên, các chế định này còn có những hạn chế làm cho việc thực thi pháp luật ở cơ sở chưa tốt đó là: - Thủ tục rườm rà, phức tạp nhất là trong khâu rà soát quy hoạch, đo đạc, cắm mốc, giao đất trên thực địa, thực hiện theo nguyên tắc đầu tư, hằng năm. - Còn chồng chéo thể hiện một nội dung trên nhiều văn bản pháp luật. - Chế tài xử phạt chưa cụ thể, rõ ràng, quy định chung chung khó thực hiện. 2.2.4. Về hỗ trợ sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp Hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất, hỗ trợ khai hoang, phục hóa hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp; hỗ trợ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; hỗ trợ phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển ngành nghề đối với hộ nghèo; hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, dịch vụ bảo vệ thực vật, thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm cho các huyện nghèo. Các chế định này được quy định trên nhiều văn bản pháp luật của Chính phủ như Nghị quyết 30a/NQ-CP ngày 27/12/2008, của Thủ tướng Chính phủ như Quyết định số 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 về phê duyệt chính sách đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số và các văn bản hướng dẫn của bộ ngành. 13
- 2.2.5. Hỗ trợ xúc tiến thương mại, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, thông tin thị trường cho nông dân; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ Nhóm quy phạm này được quy định trên một số văn bản chỉ mới mang tính chủ trương rất khó thực hiện đạt hiệu quả. Ví dụ: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ quy định tại Khoản 6, Điểm A, Mục II: “Hỗ trợ mỗi huyện 100 triệu đồng/năm để xúc tiến thương mại, quảng bá giới thiệu sản phẩm, nhất là nông, lâm, thủy đặc sản của địa phương; thông tin thị trường cho nông dân” [5, tr.2] hoặc tại Khoản 7, Điểm A, Mục II: “Khuyến khích tạo điều kiện và có chính sách ưu đãi thu hút các tổ chức, nhà khoa học trực tiếp nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ ở địa bàn, nhất là việc tuyển chọn, chuyển giao giống cây trồng, giống vật nuôi cho sản xuất ở các huyện nghèo” [5, tr.3]. 2.2.6. Hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ xuất khẩu lao động, tạo việc làm Nhóm quy phạm pháp luật về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề, hỗ trợ xuất khẩu lao động và hỗ trợ tạo việc làm được quy định tương đối toàn diện, thống nhất, nhiều văn bản như: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2013 của Chính phủ quy định tại Điểm A, Mục II; Khoản 1, Điều 3 Quyết định 755/QĐ-TTg ngày 20/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 71/2009/QĐ-TTg ngày 29/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án Hỗ trợ các huyện nghèo đẩy mạnh xuất khẩu lao động góp phần giảm nghèo bên vững giai đoạn 2009 – 2020; Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm. 2.2.7. Về hỗ trợ trong lĩnh vực tín dụng Nhóm quy phạm pháp luật này thường được quy định ngay trong các Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước còn có Quyết định, Thông tư và các Ngân hàng chuyên doanh cũng có hướng dẫn để thực hiện các văn bản của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. 2.3. Kết quả đạt đƣợc trong thực hiện phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Trong những năm qua, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh tiếp tục được thụ hưởng từ các chính sách pháp luật về hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số của Nhà nước thông qua các nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi ngày càng tăng nhiều hơn về đối tượng được thụ hưởng, về định mức hỗ trợ. Nhờ đó, tình hình kinh tế, chính trị vùng đồng bào dân tộc thiểu số 14
- của tỉnh cũng đã có sự thay đổi đáng kể, thu nhập bình quân đầu người tăng từ mức 4,98 triệu đồng/người/năm 2010 lên 8,6 triệu đồng/người/năm vào cuối năm 2016; lương thực bình quân đầu người tăng từ mức 327,2 kg/người năm 2010 tăng lên 360,5 kg/người năm 2016; 6 huyện miền núi đã có 58/67 xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được trong suốt cả năm; 13/67 xã có chợ trung tâm xã; 67/67 xã có trạm y tế trong đó có 30% số xã có trạm y tế đạt chuẩn; tỷ lệ hộ được sử dụng điện là 90,4%; tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh là 77%; tỷ lệ hộ gia đình được xem truyền hình là 90,75% và tỷ lệ hộ nghe đài tiếng nói Việt Nam là 95,6% [40, tr.1,2]. 2.4. Những thuận lợi, khó khăn, thách thức, nguyên nhân hạn chế đối với phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bòa dân tộc thiểu số 2.4.1. Thuận lợi Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh đã quan tâm đặc biệt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thể hiện qua việc ban hành các Nghị quyết, Quyết định và văn bản chỉ đạo về phát triển kinh tế, xã hội vùng miền núi giai đoạn 2011-2015 với chương trình giảm nghèo nhanh bền vững 6 huyện miền núi và Chương trình 135 trong giai đoạn 2011-2015. Việc thực hiện các chính sách pháp luật về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở cấp tỉnh, huyện, xã được thực hiện đồng bộ, đúng theo qui định. Hằng năm, các Đoàn giám sát của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra của Ủy ban Dân tộc, các Đoàn giám sát của HĐND tỉnh, UBND tỉnh, các sở ngành và UBND các huyện. 2.4.2. Khó khăn, thách thức Do đặc thù của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh Quảng Ngãi có xuất phát điểm quá thấp. Trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số thấp, nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, sinh sống chủ yếu là vùng đặc biệt khó khăn có hệ thống kết cấu hạ tầng chưa đồng bộ, giao thông cách trở, một số xã người dân không đi lại được trong mùa mưa, lũ. Đối với dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được phân cấp đến Chủ tịch UBND xã tổ chức lựa chọn, chỉ định đơn vị cung cấp. Việc hỗ trợ sản xuất như hỗ trợ khai hoang đất trống đồi núi trọc, đất bị sa bồi thủy phá, khai hoang ruộng bậc thang lúa nước; cấp con giống, cây giống được thực hiện theo quy định. 15
- Việc hỗ trợ của các phòng ban chuyên môn của UBND huyện đối với UBND các xã trong việc tổ thực hiện pháp luật về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ở một số xã chưa kịp thời, tích cực và thường xuyên. Công tác giám sát thực hiện Chương trình đã được quan tâm, tuy nhiên trình độ năng lực, hiểu biết về pháp luật và kinh nghiệm kiểm tra, giám sát thực thi pháp luật của Ban giám sát xã còn rất nhiều hạn chế và không có kinh phí hỗ trợ. Việc quản lý đất đai tại các lâm trường không chặt chẽ để người dân lấn chiếm và không kịp thu hồi những diện tích kinh doanh kém hiệu quả để giao cho Nhân dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất, kinh doanh. 2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại Một bộ phận trong Nhân dân nói chung và đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng, cán bộ các cấp, nhất là cấp xã và huyện, các ngành còn có tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, chỉ muốn Nhà nước hỗ trợ, trợ cấp, cho không; thiếu ý chí quyết tâm tổ chức sản xuất, kinh doanh vươn lên làm giàu “Công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân về chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước chưa thực sự sâu rộng, công tác chính trị tư tưởng chuyển biến còn chậm, sự ỷ lại trông chờ vào bao cấp có xu hướng gia tăng, chưa phát huy nội lực trong Nhân dân và tiềm năng thế mạnh của địa phương” [42, tr.9]. Năng lực lãnh đạo chỉ đạo của một số cán bộ, nhất là cán bộ ở các địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh chưa theo kịp với yêu cầu. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành phát triển kinh tế, xã hội của chính quyền các cấp ở miền núi còn nhiều hạn chế; quản lý và sử dụng các nguồn lực đầu tư cho miền núi chưa chặt chẽ, dẫn đến một số dự án kém phát huy hiệu quả; việc thực hiện phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số chưa đạt được như mong muốn. 16
- Tiểu kết chƣơng 2 Pháp luật về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ban hành trong thời gian qua khá đầy đủ, toàn diện, thống nhất, phù hợp trên tất cả các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Cơ chế chính sách pháp luật đã từng bước thay đổi tư duy; phân cấp mạnh cho địa phương; thể hiện rõ tính công khai, minh bạch với sự tham gia dân chủ trong thảo luận bàn bạc của đối tượng thụ hưởng; từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cộng đồng, nhóm hộ; từ cho không chuyển sang cho vay có điều kiện và chú trọng cung cấp các dịch vụ khuyến nông, khuyến lâm, xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp. Tuy nhiên, chính sách pháp luật về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số ban hành trong thời gian qua còn tản mạn, chưa đồng bộ, nhiều cơ quan quản lý cùng một nội dung chính sách; chính sách ban hành trước và sau thiếu sự kết nối về nội dung, nhiệm vụ quản lý; một số chính sách pháp luật không kịp thời sửa đổi bổ sung cho phù hợp với thực tế với sự phát triển của xã hội; chính sách thường có mục tiêu lớn, nhưng thời gian thực hiện lại ngắn, định mức quá thấp nên khó thực hiện và vốn bố trí không đồng bộ; nhất là hầu hết các chính sách pháp luật này đều hết hiệu lực thi hành vào năm 2016; sự phân công chủ trì chỉ đạo tổ chức thực hiện một số chính sách pháp luật còn chồng chéo, trùng lắp làm cho việc thi hành pháp luật giảm hiệu lực, hiệu quả. 17
- Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT VỀ KINH DOANH CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TỈNH QUẢNG NGÃI 3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số 3.1.1. Quan điểm hoàn thiện phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số Một là, thể chế hóa đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số Hai là, phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn với yêu cầu của kinh tế thị trường Ba là, hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số phải góp phần phát triển sản xuất, kinh doanh bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số Bốn là, kết hợp phát triển kinh tế gắn với thực hiện công bằng xã hội Năm là, chính sách, phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số đặt trong hệ thống và tổng thể với các chính sách, pháp luật khác Sáu là, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Bảy là, phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương ái, tương trợ giúp đỡ nhau giữa đồng bào dân tộc thiểu số trong phát triển sản xuất, kinh doanh. 3.1.2. Yêu cầu đối với phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số Thứ nhất, đảm bảo và đáp ứng các tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống pháp luật Thứ hai, chú ý đặc thù của nhóm dân tộc, từng vùng, từng địa phương và từng lĩnh vực Thứ ba, phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số phải phù hợp với chính sách dân tộc của Đảng 3.2. Kiến nghị hoàn thiện phổ biến pháp luật về kinh doanh cho đồng bào dân tộc thiểu số Thực hiện Hiến pháp năm 2013; Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội về Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 và Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội về phê duyệt chủ trương đầu tư các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 -2020 [18, tr.2]; Nghị 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 103 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 18 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn