Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự, từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh
lượt xem 5
download
Luận văn được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực tiễn thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự đối với bị cáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự, từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/……… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO ANH BẮC QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ - TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60380102 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẠT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Vũ Trọng Hách Thừa Thiên Huế - 2018
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Vũ Trọng Hách Phản biện 1: ................................................................................. ................................................................................. Phản biện 2: ................................................................................. ................................................................................. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…………… - Quận……………… - TP Huế Thời gian: vào hồi …… giờ …… tháng …… năm 2018
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua chúng ta liên tục đi từ bất ngờ này sang bất ngờ khác từ những vụ án oan sai gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền con người, quyền công dân của bị cáo; ảnh hưởng đến uy tín của những cơ quan công quyền, cơ quan điều tra; làm xáo trộn và mất niềm tin từ dư luận; và gây thiệt hai không nhỏ đến ngân sách nhà nước. Điển hình như vụ án oan Hàn Đức Long ngồi tù oan 11 năm về tội danh giết người và hiếp dâm; Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn ngồi tù oan 10 năm và nhận số tiền bồi thường hơn 7 tỷ đồng; vụ án Huỳnh Văn Nén ngồi tù oan 17 năm về tội giết người, cướp tài sản; vụ án ông Trần Văn Thêm mang thân phận tử tù hơn 40 năm vv…Việc kết án oan, sai trên thực tế là điều không thể tránh khỏi trong tố tụng hình sự, và bởi vậy một khi có án oan, sai thì hậu quả của nó hết sức nặng nề, thương tâm và đôi khi không thể khắc phục được hậu quả (những bản án tử hình đã thi hành). Hoạt động TTHS là một mặt hoạt động của Nhà nước liên quan rất chặt chẽ với quyền con người. Hoạt động TTHS là nơi các biện pháp cưỡng chế Nhà nước được áp dụng phổ biến nhất; và vì vậy là nơi quyền con người của các chủ thể tố tụng, đặc biệt là bị cáo có nguy cơ dễ bị xâm hại nhất. Thực tiễn điều tra, truy tố, xét xử ở nhiều địa phương trong cả nước những năm qua cho thấy đang còn nhiều trường hợp vi phạm quyền con người đối với bị cáo trong quá trình tiến hành tố tụng trong đó điển hình là tỉnh Hà Tĩnh. Hà Tĩnh là một địa phương có tỉ lệ vụ án hình sự rất lớn, hoạt động tố tụng hình sự ở tỉnh vẫn còn nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến quyền con người, quyền công dân của người tham gia tố tụng hình sự (Bị cáo). 1
- Vì vậy, Với lý do nêu trên, tôi chọn đề tài “Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự, từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh” làm đề tài nghiên cứu Luận văn Thạc sĩ của mình. . T nh h nh n hi n c u Ở góc độ nghiên cứu về bảo đảm quyền con người nói chung trong Nhà nước pháp quyền, đã có các công trình "Quyền con người trong thế giới hiện đại" của nguyên Giám đốc trung tâm quyền con người của Học viện Chính trịquốc gia Hồ Chí Minh GS.TS. Hoàng Văn Hảo và Phạm Ích Khiêm; công trình "Triết học chính trị về quyền con người" của Nguyễn Văn Vĩnh; công trình "Quyền con người, quyền công dân trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của GS.TS. Trần Ngọc Đường; bài báo "Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam với việc bảo đảm quyền con người" của TS. Tường Duy Kiên; chuyên khảo "Quyền lực Nhà nước và quyền con người" của PGS. TS. Đinh Văn Mậu; các công trình của GS. TSKH Lê Văn Cảm về Nhà nước pháp quyền, về bảo đảm quyền con người trong Nhà nước pháp quyền; giáo trình “Lý luận và pháp luật về quyền con người” của PGS. TS. Nguyễn Đăng Dung, ThS. Vũ Công Giao, ThS. Lã Khánh Tùng đồng chủ biên. Cấp độ luận án tiến sỹ luật học có các đề tài: "Bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp ở Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Huy Hoàng; "Bảo vệ quyền con người trong tốtụng hình sự Việt Nam" của Nguyễn Quang Hiền; Bên cạnh đó, về giáo trình, sách chuyên khảo, bình luận có các công trình sau: Công trình nghiên cứu khoa học cấp Đại học quốc gia “ Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự trong giai đọan xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt 2
- Nam” do GS.TSKH. Lê Văn Cảm, TS. Nguyễn Ngọc Chí, TS. Trịnh Quốc Tỏan đồng chủ trì; báo cáo "Bảo đảm quyền con người trong tốt ụng hình sự trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" tại Hội thảo về Quyền con người trong tố tụng hình sự (do Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Ủy ban nhân quyền Australia tổ chức tháng 3-2010) của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc; chuyên khảo "Bảo vệ quyền con người trong luật hình sự, luật tố tụng hình sự Việt Nam" của TS. Trần Quang Tiệp; chuyên khảo "Các nguyên tắc tố tụng hình sự" của PGS.TS. Hòang Thị Sơn và TS. Bùi Kiên Điện; các bài báo của GS.TSKH Lê Văn Cảm "Những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền con người bằng pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự"; bài báo “Thực hiện dân chủ trong tố tụng hình sự trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay” của PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng;bài báo "Nguyên tắc suy đoán vô tội" của PGS. TS. Nguyễn Thái Phúc… Cấp độ luận văn thạc sỹ có các đề tài: "Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên và thực tiễn áp dụng tại thành phố Hà Nội" của tác giả Nguyễn Trần Bích Phượng; "Thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam" của tác giả Đỗ Thị Phượng; “Bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong tư pháp hình sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Thanh. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, khảo sát cho thấy, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu cơ bản và trực tiếp về bảo đảm quyền con người nói chung, bảo đảm quyền con người trong hoạt động tư pháp, bảo vệ quyền của NCTN trong tư pháp hình sự. Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về 3
- các quy định của pháp luật áp dụng (luật nội dung) đối với một số đối tượng bị hạn chế quyền tự do, nhưng chưa có công trình nào đi sâu, nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về quyền của bị cáo trong TTHS ở tỉnh Hà Tĩnh. Ðiều này cho thấy sự cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, cụ thể hơn nữa từ thực tiễn của địa phương để có những đánh giá đúng về thực trạng, nguyên nhân của những thực trạng và đề ra các giải pháp mang tính thực tiễn nhằm từng bước hoàn thiện quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu tác giả sẽ kế thừa một số nội dung nghiên cứu của các tác giả trên về quyền con người, quyền công dân, quyền của bị cáo, bị can trong tố tụng hình sự và phương pháp vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành nhằm thực hiện đầy đủ các quyền của bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự. . M c đích và nhiệ v n hi n c u .1. M c đích n hi n c u Từ việc làm rõ cơ sở lý luận về quyền của bị cáo trong pháp luật tố tụng hình sự và thực tiễn thựchienej quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh, luận văn làm sáng tỏ những bấp cập, hạn chế từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và trong phạm vi cả nước nói chung. Thông qua đó góp phần hoàn thiện những quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự. . .Nhiệ v n hi n c u Làm rõ những vấn đề lý luận về quyền con người và đảm bảo quyền con người của bị cáo trong tố tụng hình sự. 4
- Phân tích các quy định của Bộ Luật hình sự và các văn bản có liên quan đến bảo đảm quyền con người của bị cáo; tìm ra những hạn chế và bất cập về bảo đảm quyền con người của bị cáo. Nghiên cứu làm rõ tình hình thực tế việc bảo đảm quyền con người trong tố tụng hình sự trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đánh giá thực tiễn việc đảm bảo quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự đối với bị cáo trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả việc bảo đảm quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự. . Đối tƣ n và ph vi n hi n c u .1. Đối tƣ n n hi n c u Ðối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền của bị cáo và thực hiện quyền của bị cáo trong TTHS trong pháp luật Việt Nam và từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh. . . Ph vi n hi n c u - Phạm vi không gian: Quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự được thực hiện bằng pháp luật và thông qua việc thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của nhiều chủ thể trong hoạt động tố tụng. Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu việc thực hiện quyền của bị cáo thông qua hoạt hoạt động tố tụng hình sự ở địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. - Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu việc thực hiện quyền của bị cáo trong các giai đoạn tố tụng hình sự; đặc biệt nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự từ năm 2013 đến 2017. 5. Phƣơn pháp luận và các phƣơn pháp n hi n c u 5.1. Phƣơn pháp luận 5
- Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của triết học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, về quyền con người. Việc nghiên cứu được thực hiện từ góc độ lý luận chung về QCN nói chung và từ góc độ TTHS nói riêng. Ngoài ra việc thực hiện luận văn còn dựa vào thực tiễn xét xử, những tổng kết, đánh giá của ngành Tòa án, những số liệu thống kê về tình hình xét xử, về tổ chức cán bộ…để kiến nghị, đề xuất có cơ sở thực tiễn tại tỉnh Hà Tĩnh. 5. . Phƣơn pháp n hi n c u c thể Ngoài việc dựa vào thực tiễn xét xử, những tổng kết, đánh giá của ngành Tòa án, những số liệu thống kê về tình hình xét xử, về tổ chức cán bộ… luận văn còn dùng phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp hệ thống, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh pháp luật, phương pháp xã hội học. 6. Ý n hĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú cơ sở lý luận về quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự ở cấp tỉnh. - Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu đề tài có thể cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự; có thể làm tài liệu tham khảo cho các học viên chuyên ngành luật trong quá trình nghiên cứu và học tập. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và 6
- phần phụ lục.Nội dung của Luận văn gồm 03 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận về quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự ở tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Quan điểm và giải pháp về quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh 7
- Chƣơn 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ 1.1.Nh n hái niệ cơ n 1.1.1. Qu ền c n n ƣời Quyền con người là quyền vốn có tự nhiên mà chỉ có con người mới được hưởng trong những điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội nhật định và được pháp luật đảm bảo. Quyền con người vừa mang tính tự nhiên vừa mang tính xã hội; mang tính phổ biến nhưng lại mang tính đặc thù; mang tính giai cấp đồng thời mang tính nhân loại. 1.1. . Qu ền c n n Quyền công dân là khái niệm gắn liền với Nhà nước, thể hiện mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, được xác định bởi chế định quốc tịch. Quyền công dân là tập hợp những quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và chỉ những người mang quốc tịch của một nước thì mới được hưởng các quyền công dân mà pháp luật nước đó quy định. Theo điều 28 Hiến pháp năm 2013 thì công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân. ị o quyền ủ ị o tron tố tụn h nh sự 1. .1. Khái niệ ị cá Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 BLTTHS 2015 thì: “Bị cáo 8
- là n ười hoặ ph p nhân đã ị Tòa án quyết định đư r xét xử. Quyền và n hĩ vụ của bị o là ph p nhân được thực hiện thông qu n ười đại diện theo pháp luật ’’của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này. 1.2.2. Khái niệm quyền của bị cáo Quyền của bị cáo là những điều mà pháp luật quy định cho người đã bị khởi tố về hình sự hoặc bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử được hưởng, được làm, được đòi hỏi khi tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. 1. . . Đ c điể u ền của ị cá t n TTHS Thực hiện quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự có một số đặc điểm riêng sau: - Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng hình sự cần phải bảo vệ quyền cho bị cáo tốt nhất, hạn chế oan, sai trong hoạt động tố tụng hình sự. - Ở một số vụ án hình sự tòa án nhân dân cấp tỉnh, bị cáo được hưởng một số quyền nhất định mà theo quy định của pháp luật Tòa án phải đáp ứng như bị cáo là người chưa thành niên phải có người đại diện hợp pháp tại tòa. Bị cáo bị truy tố khung hình phạt cao nhất 20 năm, chung thân, tử hình hoặc bắt buộc có người bào chữa. Bị cáo là người dân tộc phải có phiên dịch… - Trách nhiệm của TAND cấp tỉnh và các chủ thể khác phải lớn hơn, nặng nề hơn so với cấp huyện. Cụ thể, so với TAND cấp huyện, TAND cấp tỉnh xét xử sơ thẩm những vị án hình sự mà bị cáo đã từng là những người tiến hành tố tụng, hay nhữn vụ án liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, ở địa bàn phức tạp; những vụ án là người có chức sắc trong tôn giáo hoặc có uy tín cao trong 9
- dân tộc ít người; những vụ án hình sự có yếu tố nước ngoài bị cáo ở nước ngoài hoặc tài sản có liên quan đến vụ án ở nước ngoài. 1.2.4. Nội dung quyền của bị cáo Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ; Quyền được tham gia phiên tòa; Đề nghị giám định, định giá tài sản Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa; Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu; Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá; Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa; Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội; Quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án; Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa; Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án. Và các quyền khác theo quy định của pháp luật 1. .5. Ý n hĩa của việc u định u ền của ị cá Trên cơ sở quy định đầy đủ, cụ thể quyền và nghĩa vụ của bị cáo, Bộ luật TTHS sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho bị cáo cáo xác định được phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quan hệ pháp luật TTHS, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp họ có thể lựa chọn được cách xử sự phù hợp nhất, có lợi 10
- cho bản thân và cho xã hội. Về phía các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, việc quy định rõ ràng, cụ thể quyền và nghĩa vụ của bị cáo cũng đặt trách nhiệm cao hơn với các cơ quan và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền của bị cáo, đồng thời, có cơ chế pháp lý cụ thể để xử lý trong trường hợp bị cáo không chấp hành nghĩa vụ đã được luật định. Đồng thời, việc quy định địa vị pháp lý của bị cáo là cơ sở pháp luật để cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng xác định được quyền và nghĩa vụ của mình trong mỗi quan hệ pháp luật TTHS với bị cáo. Đây cũng là cơ sở để các chủ thể tham gia tố tụng khác biết được quyền và nghĩa vụ của bị cáo để có những hành vi phù hợp, tránh xâm phạm lợi ích của bị cáo. 1. .1. Chất lƣ n của hệ thốn pháp luật 1. . . Chất lƣ n h t độn của các cơ uan và đội n ũ n ƣời tiến hành tố t n 1. . .Vai t ò của luật sƣ và các cơ uan ổ t Tƣ pháp 1. . .Cơ sở vật chất, ỹ thuật ph c v xét xử v án h nh sự ở tòa án cấp tỉnh và cấp hu ện 1. . Qu định của pháp luật hiện hành về u ền của ị cá t n tố t n h nh sự 11
- Chƣơn THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ Ở TỈNH HÀ TỈNH Thự trạn thự hiện quyền ủ ị o ở tỉnh Hà Tĩnh 2.2.1.Nh n ết u đ t đƣ c Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án các cấp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thực hiện có chất lượng đối với hầu hết các vụ việc, đảm bảo được yêu cầu và nhiệm vụ được đề ra, đã cùng với các cơ quan bảo vệ pháp luật khác trên toàn tỉnh giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, từ thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh cho thấy Tòa án các cấp tại tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện tốt các thủ tục, quyền hạn mà BLTTHS quy định. Việc đảm bảo quyền bào chữa được đảm bảo, không có tình trạng gây khó dễ cho các luật sư trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, tiếp xúc với bị cáo. Đặc biệt, Tòa án các cấp tại tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện trả hồ sơ điều tra bổ sung với nhiều vụ án, nhiều bị cáo. Cụ thể, trong 03 năm từ 2015 đến 2017 Tòa án cấp phúc thẩm trả hồ sơ vụ án; 74 bị cáo; Viện kiểm sát không chấp nhận 08 vụ. Tòa án hai cấp trả 135 vụ án; 432 bị cáo; Viện kiểm sát hai cấp chấp nhận 78 vụ; Viện kiểm sát hai cấp không chấp nhận 16. Việc thực hiện các quyền của bị cáo cũng được thể hiện qua thủ tục kháng cáo, kháng nghị và xét xử phúc thẩm các vụ án hình sự tại Tòa án các cấp ở tỉnh Hà Tĩnh trong những năm qua. Đối với hoạt động xét xử tại Tòa án, thực tiễn cho thấy tỉnh Hà Tĩnh những năm qua đã đảm bảo thực hiện tốt theo quy định của pháp luật TTHS. Ở các phần liên quan đến thủ tục, bị cáo đã được tạo điều kiện để trình 12
- bày lời khai, ý kiến nhằm làm rõ các tình tiết liên quan đến vụ án. Hiện tượng mớm cung, dụ cung dường như không có. Hội đồng xét xử tạo các điều kiện thuận lợi để người bào chữa cho bị cáo tham gia việc hỏi những người tham gia tố tụng để làm rõ các vấn đề liên quan đến chứng cứ buộc tội, kết quả giám định để bảo vệ quyền của bị cáo. Tòa án các cấp tại tỉnh Hà Tĩnh cũng đã thể hiện những đổi mới trong việc tạo điều kiện cho thực tiễn tranh luận tại phiên tòa được đảm bảo tốt hơn. Ngoài việc đảm bảo cho bị cáo, người bào chữa có quyền tranh luận tại phiên tòa với không khí dân chủ hơn so với trước đây, TAND tỉnh Hà Tĩnh đã thể hiện sinh động việc tôn trọng hình ảnh, vị trí và vai trò của luật sư khi đã triển khai bố trí chỗ ngồi của luật sư và đại diện Viện kiểm sát ở vị trí ngang nhau tại các phiên tòa. . . . Nh n tồn t i, h n chế a. Thực hiện quyền của bị cáo trong áp dụng các biện pháp ngăn chặn Tỷ lệ bị cáo bị áp dụng biện pháp tạm giam giao động từ 69.1% năm 2013 đến 73.3% năm 2014; số người được thay đổi biện pháp tạm giam sang biện pháp ngăn chặn khác trong quá trình tố tụng từ 9.43% năm 2013 đến 11.2% năm 2014; số bị cáo được tòa án trả tự do khi không phạt tù, được miễn trách nhiệm hình sự từ 4.36% năm 2014 đến 4.99% năm 2015… Qua con số thống kê và kết quả khảo sát cho thấy tạm giam là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến nhất (63% -70%); tiếp theo là cấm đi khỏi nơi cư trú (25%-30% ) còn các biện pháp khác ít được áp dụng. Số bị can, bị cáo không áp dụng biện pháp ngăn chặn chiếm tỉ lệ thấp, có huyện hầu như không có. 13
- Qua nghiên cứu cho thấy tình trạng lạm dụng biện pháp tạm giam chiếm tỷ lệ khá cáo. Các cơ quan tiến hành tố tụng ở Hà Tĩnh cũng đang lúng túng trong việc áp dụng thời hạn tạm giam trong trường hợp đồng phạm mà các bị cáo phạm tội thuộc các loại khác nhau, cho nên thời hạn tố tụng cũng được quy định khác nhau. Biện pháp đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để đảm bảo không hề được áp dụng ở Hà Tĩnh. b. Thực trạng thực hiện quyền của bị cáo trong điều tra, truy tố, xét xử Một là, quyền bào chữa của bị cáo chưa được thực sự được đảm bảo triệt để. Hai là, việc thực hiện quyền tranh luận tại phiên tòa chưa được đảm bảo một cách hiệu quả. Ba là, Việc công khai cho bị cáo biết các quyền của mình trong quá trình TTHS còn chưa được thực hiện triệt để. Bốn là, quyền kháng cáo của bị cáo trong tố tụng hình sự ở HàTĩnh mặc dù đã, đang và sẽ được đảm bảo thực hiện ngày càng tốt hơn, nhưng vẫn chưa đảm bảo thực hiện một cách tuyệt đối. c.Quyền của bị cáo chưa được đảm bảo thuộc về trách nhiệm của cơ quan tư pháp Nhiều vụ án cấp phúc thẩm phải cải sửa tội danh, giảm mức hình phát khá lớn theo kháng cáo của bị cáo hoặc người bị hại. Số bị cáo bị cải sửa, sửa qua kháng nghị phúc thẩm hằng năm chỉ chiếm khoảng 8.5% còn lại do kháng cáo. Một số vụ án có sai sót hoặc bị hủy án, cải sửa án nhưng không được xem xét để kháng nghị. Một số vụ án kiểm sát viên được phân 14
- công thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử chưa đánh giá đúng tính chất, mức độ, hậu quả hành vi bị phạm tội, dư luận xã hội và yêu cầu nhiệm vụ chính trị địa phương nên đề nghị mức hình phạt không sát đúng, hoặc chưa thực hiện nghiêm quy chế nghiệp vụ cũng như công tác kiểm sát bản án do sđó có nhiều bản án sái sót,xét xử không nghiêm minh, án quy chưa đúng luật ảnh hưởng đến quyền con người và quyền công dân của bị cáo. . . . N u n nh n của h n chế, vƣớn ắc t n việc thực hiện u ền của ị cá t i tỉnh Hà Tĩnh a.Nguyên nhân về mặt pháp luật Một là, không ít các quy định của BLTTHS hiện nay thể hiện không chính xác và không đầy đủ chính sách TTHS cũng như bản chất của Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay. Hai là, BLTTHS quy định các quyền của Bị cáo nhưng không có quy định cụ thể để Bị cáo thực hiện quyền đó như thế nào cũng hạn chế quyền của họ. Ba là, Chưa có cơ chế phù hợp để đảm bảo thực hiện quyền của Bị caó. Bốn là, Một số quy định của BLHS chưa hướng dẫn kịp thời, khoảng cánh giữa mức khởi điểm và mức cao nhất của khung hình phạt tương đối rộng dẫn đến nhận thức và vận dụng pháp luật hình sự của các cơ quan tiến hành tố tụng chưa thống nhất,chế định tại điều 47 BLHS cho phép Tòa án có thể xử phạt bị cáo dưới mức án thấp nhất của khung hình phạt lại càng làm cho khoảng cách này tăng thêm. b.Nguyên nhân khác - Người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tại tỉnh Hà Tĩnh chưa nhận thức đầy đủ về việc bảo đảm thực hiện quyền của Bị caó. 15
- - Số lượng, chất lượng của đội ngũ Luật sư. - Chế độ trách nhiệm chưa được quy định rõ ràng, việc truy cứu chưa thực sự nghiêm minh đối với các vi phạm quyền con người của bị cáo từ phía người tiến hành tố tụng. Chế tài tố tụng đối với các vi phạm chưa rõ ràng, thiếu cụ thể. - Mối quan hệ phối hợp giữa các bên tham gia TTHS còn nhiều hạn chế. 16
- Chươn 3 QUAN ĐIỂM VÀ GI I PHÁP TĂNG CƢỜNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA BỊ CÁO TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN TỈNH HÀ TĨNH 3 Qu n điểm thự hiện quyền ủ ị o tron tố tụn h nh sự từ thự tiễn tỉnh Hà Tĩnh Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự ở địa phương tỉnh Hà Tĩnh cần quán triệt những nguyên tắc và quan điểm sau: Thứ nhất, Bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động tố tụn hình sự phải gắn với nhiệm vụ cải cách tư pháp. Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với hoạt động tố tụng hình sự ở địa phương. Thứ ba, bảo đảm quyền của bị cáo trong hoạt động điều tra, xét xử, thi hành án…phải gắn với kiện toàn các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử cùng cấp theo yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền. Thứ năm, phát huy vai trò của Luật sư, các tổ chức trợ giúp pháp lý và vai trò giám sát của các cơ quan như Mặt trận tổ quốc, cơ qua báo chí trong hoạt động tố tụng hình sự để đảm bảo quyền của bị cáo. Thứ sáu, bảo đảm quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự phải phù hợp với pháp luật. . . Gi i pháp tăn cƣờn thực hiện u ền của ị cá t n tố t n h nh sự ở tỉnh Hà Tĩnh 17
- . .1. Tiếp t c an hành các văn n u ph pháp luật c thể hóa các u định về u ền của ị cá t n h t độn tố t n h nh sự Thứ nhất, Để đảm thự hiện của bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự cần khẩn trương rà soát các quy định pháp luật liên quan đến đảm bảo quyền của bị cáo ở các văn bản pháp luật khác nhằm bảo đảm tính thống nhấ và đồng bộ và ban hành văn bản hướng dẫn pháp luật cụ thể hóa quyền của bị cáo tại phiên tòa theo quy định. Thứ hai, Để thực hiện các quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự cần phải cụ thể hóa những quy định vế trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng như quy định rõ trách nhiệm của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Chủ tọa phiên tòa, các thành viên HĐXX, KSV thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động xét xử tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự. Thứ ba,Trong số những quy định về thủ tục phúc thẩm cần hoàn thiện Điều 235 BLTTHS hiện hành; Điều 238; Điều 240; Khoản 4 Điều 326; Khoản 3 Điều 298. Thứ tư, bảo vệ quyền của bị cáo trong tố tụng hình sự trước hết đòi hỏi hệ thống pháp luật không chỉ giúp nhà nước phát hiện xử lý tội phạm mà con không làm oan người vô tội. Dưới góc độ bảo vệ của bị cáo Luật tố tụng hình sự Việt Nam cần điều chỉnh theo hướng sau: Ghi nhận đầy đủ các quyền của bị cáo (bao gồm quyền con người và quyền công dân) trong tố tụng hình sự trên cơ sở các chuẩn mực quốc tế về quyền con người trong tố tụng hình sự. Bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự cũng có nghĩa là nếu người nào có những hành vi xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân trong tố tụng hình sự thì có chế tài nghiêm 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 509 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ giáo dục học: Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học văn hóa nghệ thuật Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay
26 p | 461 | 66
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 546 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 346 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 309 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 333 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 352 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 222 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Ngôn ngữ Trường thơ loạn Bình Định
26 p | 194 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 236 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 203 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn