intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu hướng tới mực tiêu làm rõ bản chất của biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiên bắt buộc, bằng việc áp dụng các phương pháp phân tích, đánh giá hệ thống qui định của pháp luật về mặt lý luận và đánh giá quá trình thực hiện biện pháp này ở thực tiễn, cụ 3 thể là trong việc tổ chức thực hiện biện pháp này trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LƯƠNG THỊ NGỌC QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC – NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Luật hiến pháp và luật hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Đắk Lắk - 2023
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Phạm Hồng Thái Phản biện 1: PGS.TS Trần Thị Diệu Oanh. Đơn vị công tác: Học viện Hành chính Quốc gia. Phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Văn Hương. Đơn vị công tác: Phân viện Trường Đại Học Luật tại Đăk Lăk Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ. Phân viện HVHCQG Khu vực Tây Nguyên, Học viện Hành chính Quốc gia - Số 02 Trương Quang Tuân - TP Buôn Ma Thuột - Tỉnh Đắk Lắk Thời gian: Vào hồi 16 giờ 06 tháng 01 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Ban Quản lý đào tạo, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cai nghiện bắt buộc được thực hiện với mục đích để cách ly người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên ra khỏi gia đình, cộng đồng trong một thời gian nhất định theo quyết định của Tòa án. Quá trình thực hiện biện pháp này đặt ra vấn đề là cần có cơ chế, giải pháp để vừa đảm bảo công tác quản lý của cơ quan nhà nước về phòng, chống ma túy vừa đảm bảo được trật tự an toàn xã hội. Và xem đây là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị và nâng cao đời sống vật chất – tinh thần cho nhân dân. Song song đó là để đảm bảo các quyền công dân, quyền con người của người nghiện ma túy khi bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong thời gian nhất định. Thực tiễn thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng trong thời gian thời gian qua đã đạt được một số kết quả khả quan, đã phản ánh được chính sách đúng đắn, sự quyết tâm của các cấp chính quyền trong việc phòng, chống ma túy. Các kết quả được thể hiện ở việc đã xác định được tình trạng nghiện của phần lớn các đối tượng nghiện trên địa bàn huyện và các xã, thị trấn; Đã lập hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp cai nghiên bắt buộc đối với các đối tượng đủ điều kiện áp dụng theo qui định. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức thực hiện tại huyện Krông Năng vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Vì vậy, qua nghiên cứu đề tài: “Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc - Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk” làm chuyên đề nghiên cứu Luận văn Thạc sỹ chuyên nghành Luật Hiến pháp và Luật Hành 1
  4. chính. Qua đó tác giả muốn làm rõ một số vấn đề về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, thực trạng thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng cũng như nêu ra các giải pháp, đề xuất để bảo đảm thực hiện có hiệu quả biện pháp này tại địa phương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn. Ma túy, cai nghiện ma túy bằng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện cai nghiện bắt buộc được nghiên cứu rộng rãi trên phạm vi cả nước và Đăk Lăk nói riêng. Các công trình nghiên cứu của hầu hết các tác giả đã khai thác, nhìn nhận từ góc độ về quyền con người, quyền công dân trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính; đánh giá từ góc độ pháp lý về quá trình áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đề tài: Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc – Nghiên cứu thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk, tập trung nghiên cứu, làm rõ hơn cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Qua đó góp phần làm rõ thêm, phân tích đầy đủ hơn về vấn đề nêu trên dưới góc độ quyền con người trong toàn bộ quá trình, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và đưa ra các định hướng, giải pháp để đảm bảo cho quá trình thực hiện có hiệu qủa trong giai đoạn hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích: Đề tài nghiên cứu hướng tới mực tiêu làm rõ bản chất của biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiên bắt buộc, bằng việc áp dụng các phương pháp phân tích, đánh giá hệ thống qui định của pháp luật về mặt lý luận và đánh giá quá trình thực hiện biện pháp này ở thực tiễn, cụ 2
  5. thể là trong việc tổ chức thực hiện biện pháp này trên địa bàn huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk. Trên cơ ở đó đưa ra những phương hướng, giải pháp nhằm thực hiện tốt biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Nhiệm vụ: Nhiệm vụ mà luận văn đặt ra và giải quyết là tập trung vào các nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể sau: Một là: Khái quát những vấn đề lý luận, pháp lý về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa ra khái niệm, chỉ ra đặc điểm về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, các yếu tố ảnh hưởng đến quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hai là: Đánh giá được thực trạng pháp luật và thực trạng bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện ở huyện Krông Năng, chỉ ra những ưn điểm, những hạn chế. Ba là: Đưa ra được những giải pháp chung và giải pháp riêng có tính khả thi nhằm bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện tại huyện Krông Năng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn. Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu về các qui định của pháp luật về mặt lý luận trong việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nghiên cứu từ thực tiễn việc thực hiện biện pháp này tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn hướng tới việc nghiên cứu 1 cách tổng thể, khái quát từ quá trình thay đổi nhận thức của các chủ thể có thẩm quyền; thay đổi của hệ thống chính sách, hệ thống pháp luật từ thời điểm áp dụng Pháp lệnh 3
  6. xử lý vi phạm hành chính đến Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 và Luật sửa đổi năm 2020 trong việc áp dụng, thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Luận văn nghiên cứu thực tiễn thực hiện bảo đảm quyền con người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn từ năm 2019 đến năm 2023. 5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp luận: Quá trình nghiên cứu, thực hiện đề tài, tác giả đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lich sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong việc tiếp cận, đánh giá đối tượng nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu: Chương 1 nghiên cứu khái quát những vấn đề lý luận về cai nghiện, cai nghiện bắt buộc, các chủ thể có thẩm quyền thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cai nghiện bắt buộc. Vì vậy tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, dẫn chiếu các qui định của Luật; đi sâu vào phân tích các khái niệm về các vấn đề liên quan đến lý luận và pháp luật về cai nghiện bắt buộc. Chương 2 của luận văn đánh giá thực tiễn và hiện trạng trong việc áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng. Tại chương này tác giả sử dụng phương pháp thống kê bảng biểu qua việc tổng kết thực tiễn tại địa phương; phân tích, tổng hợp so sánh và đối chiếu các số liệu trên cơ sở các tiêu chí để đánh giá thực trạng thực hiện trên thực tế. Chương 3 của luận văn tác giả sử dụng phương pháp tổng kết thực tiễn; nghiên cứu tài liệu; phân tích để đưa ra các giải pháp, kiến nghị cũng như phương hướng để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật trong 4
  7. việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Từ đó góp phần vào công cuộc phòng chống các tệ nạn ma túy, giảm tình trạng nghiện và sử dụng ma túy tại địa phương. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Nghiên cứu của luận văn không chỉ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn trong quá trình thực hiện việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; gắn với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân của người bị áp dụng tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Mà còn góp phần vào việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các chủ thể tham gia thực hiện (các chủ thể có quyền) trong việc vận dụng, triển khai thực hiện các quy định pháp luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; và hướng dẫn các chủ thể phải thực hiện (người nghiện) thực hiện các quyền, nghĩa vụ của mình được pháp luật cho phép để bảo đảm quyền trong quá trình chấp hành biện pháp cai nghiện bắt buộc. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý về quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. - Chương 2: Thực trạng bảo đảm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, từ thực tiễn nghiên cứu tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm quyền con người của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 5
  8. Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC 1.1. Khái quát về cai nghiện bắt buộc và người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.1.1. Cai nghiện bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.1.1.1. Cai nghiện bắt buộc: Chất Opioid – Receptor được các nhà nghiên cứu phát hiện có cơ chế tác động và tính chất gây nghiện ma túy. Chất này có tác dụng làm giảm đau tăng khoái cảm và ức chế về hô hấp nên sẽ gây lệ thuộc về thể chất (gây nghiện), gây ra ảo giác, tăng hưng phần, kích thích, … cho người sử dụng nó. Qua phân tích, làm rõ các vấn đề nêu trên có thể hiểu: “Cai nghiện ma túy là quá trình thực hiện các hoạt động hỗ trợ về y tế, tâm lý, xã hội, giúp người nghiện ma túy dừng sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, phục hồi thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi để chấm dứt việc sử dụng trái phép các chất này”. 1.1.1.2. Cơ sở cai nghiện bắt buộc Theo qui định của Luật cơ sở cai nghiện ma túy gồm cơ sở cai nghiện ma túy công lập và cơ sở cai nghiện ma túy tự nguyện. Các cơ sở cai nghiện ma túy được thành lập để thực hiện chức năng điều trị, cắt cơn, giải độc, …cho người nghiện ma túy theo qui định của Luật Phòng, chống ma túy. *Chức năng, nhiệm vụ của cơ sở cai nghiện bắt buộc: *Cơ cấu tổ chức của cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.2. Người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.1.2.1. Đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 6
  9. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một biện pháp cưỡng chế hành chính. Được áp dụng đối với người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, đã bị áp dụng và áp dụng xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quyết định của chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nhưng vẫn nghiện (chưa cai được nghiện, tái nghiện); Hoặc người nghiện chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng họ không có nơi ở, nơi cư trú ổn định. Biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện nhằm tạo điều kiện để người nghiện chữa bệnh, lao động, học tập và chịu sự giám sát, quản lý của các cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.1.2.2. Người bị đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy Đưa đối tượng nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những người bị áp dụng chế tài hành chính buộc người nghiện ma túy phải bị cách ly khỏi cộng đồng và bị quản lý, giám sát chặt chẽ trong một thời gian nhất định nhằm hạn chế tái nghiện ở cộng đồng, cũng như giám sát để người nghiện không gây ra hậu quả cho gia đình và xã hội, đồng thời giúp cho người nghiện cai nghiện, học nghề, phục hồi sức khỏe để hòa nhập trở lại với gia đình và xã hội. 1.1.3. Thẩm quyền và qui trình đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.1.3.1. Về thẩm quyền Theo qui định của Nghị định 221/2013 của chính phủ qui định về thẩm quyền. Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện của người nghiện ma túy là nhân viên y tế (bao gồm bác sỹ, y sỹ tại trạm y tế các xã, phường, thị trấn; bệnh xá; phòng khám và các bệnh viện cấp quận, huyện; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc). 7
  10. 1.1.3.2. Qui trình, thủ tục đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Việc đưa người nghiện ma túy vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc là thủ tục hành chính đặc thù. Vì vậy, pháp luật qui định rất chặt chẽ về qui trình thực hiện như các trình tự, thủ tục từ quá trình rà soát, sàng lọc để lập hồ sơ đề nghị xem xét cho tới quá trình đọc hồ sơ, thẩm tra tại các cơ quan chuyên môn, mở phiên họp tại Tòa án nhân dân và cả qui trình thực hiện sau khi quyết định áp dụng của Tòa án có hiệu lực thi hành. Qui trình cụ thể gồm các bước. Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị Bước 2: Cơ quan đề nghị ra thông báo cho người bị đề nghị hoặc người đại diện của họ (trường hợp người nghiện từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi) về việc lập hồ sơ đề nghị xem xét áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Bước 3: Chuyển hồ sơ cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện Bước 4: Chuyển hồ sơ đề nghị cho Trưởng phòng Lao động – thương binh xã hội cấp huyện. Bước 5: Chuyển hồ sơ đề nghị cho Tòa án xem xét, quyết định. Bước 6. Tòa án mở phiên họp với các thành phần theo qui định để xem xét đề nghị và quyết định. Bước 7: Đưa người nghiện bị đề nghị áp dụng quyết định thi hành quyết định tại các cơ sở cai nghiện. Bước 8: Các cơ sở cai nghiện tiếp nhận người nghiện ma túy bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. 1.2. Quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.2.1. Khái niệm và đặc điểm quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 8
  11. Người nghiện ma túy bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, là công dân có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi theo qui định. 1.2.2. Nội dung quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Cấm các hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn của cá nhận, tổ chức có thẩm quyền để gây khó khăn, cản trở cho người bị đề nghị, người phải thi hành quyết đinh áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Yêu cầu người bị áp dụng chấp hành thời hạn áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quá thời gian quyết định áp dụng của Tòa án. Người bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc có quyền được áp dụng một số tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Luật như các trường hợp chấp hành tốt nội qui cơ sở điều trị, … Nghiêm cấm các hành vi của người có thẩm quyền xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, sức khỏa và tính mạng của người bị đề nghị, người bị áp dụng biện pháp trong thời gian họ chấp hành quyết định tại các cơ sở điều trị, cai nghiện bắt buộc. Có hành vi trục lợi, lợi dụng, bóc lột sức lao động của người bị áp dụng trong thời gian họ chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại các cơ sở cai nghiện. Trong thời gian người bị áp dụng quyết định cai nghiện bắt buộc, được nhà nước chăm lo, bố trí ngân sách để đảm bảo các điều kiện về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe, lao động và học tập. Nghiêm cấm các cơ sở cai nghiện bắt buộc, các cá nhân – cơ quan có thẩm quyền buộc, yêu cầu người bị đề nghị, người chấp hành quyết 9
  12. định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc gia đình họ đóng góp các khoản thu bằng tiền hoặc hiện vật khác trái với qui định. Cấm các hành vi giả mạo, làm sai lệch hồ sơ như các hành vi làm giả hồ sơ đề nghị miễn thời hạn chấp hành còn lại cho người bị áp dụng, hoãn thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà không đảm bảo các điều kiện để hoãn thi hành; lập hồ sơ tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại cơ sở cai nghiện bắt buộc khi không đủ điều kiện áp dụng hoặc áp dụng trái với qui định, nội qui. Trong quá trình thi hành quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc, người bị đề nghị, người bị áp dụng quyết định có quyền khiếu nại, tố cáo hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Đồng thời họ có quyền khởi kiện tại Tòa án về các hành vi xâm phạm quyền của các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc lập hồ sơ đề nghị, xem xét quyết định và thi hành quyết định cai nghiện bắt buộc. 1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.2.3.1. Tác động từ các quy định của Luật và văn bản hướng dẫn áp dụng. 1.2.3.2. Ảnh hưởng từ phía chủ thể xem xét quyết đinh 1.2.3.3. Ảnh hưởng từ phía cơ sở cai nghiện 1.2.3.4. Ảnh hưởng từ phía người bị đề nghị 1.2.4. Điều kiện đảm bảo quyền của người nghiện ma túy bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc 1.2.4.1. Điều kiện đảm bảo về mặt pháp lý 1.2.4.2. Điều kiện đảm bảo về kinh tế 10
  13. 1.3. Một số giới hạn quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Tiểu kết chương 1 11
  14. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC - TỪ THỰC TIỄN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến công tác cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk 2.1.1. Đặc điểm về kinh tế - xã hội. Với vị trí địa lý nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Đăk Lăk, huyện Krông Năng là đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột 50km và được nối bằng quốc lộ 29B với tỉnh Phú Yên và quốc lộ 14 với tỉnh Gia Lai. Krông Năng có diện tích tự nhiên là 614,61km2 với dân số là 126.860 người. Trên địa bàn huyện ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ, trong những năm gần đây cùng với sự chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng hội nhập và kinh tế thị trường thì dân số tăng nhanh chủ yếu do di cư tự do nên ảnh hưởng lớn đến đất ở, sản xuất kinh doanh cũng như vấn đề an ninh trật tự xã hội. Từ đó phát sinh, gia tăng tình hình tội phạm và các tệ nạn xã hội khác như tình trạng trộm cắp, nghiện ma túy, mại dâm, … 2.1.2. Tình trạng nghiện ma túy ở huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk Theo báo cáo thống kê của Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện Krông Năng giai đoạn 2020 – 2022 trên địa bàn huyện tình hình người nghiện mới phát sinh ngày càng nhiều, đặt biệt là số lượng người nghiện không có nơi cư trú ổn định, di cư từ những nơi khác đến, cụ thể: Năm 2020 Công an huyện Krông Năng đã phát hiện 34 trường hợp nghiện mới, năm 2021 là 41 trường hợp và năm 2022 là 36 trường hợp. Đây là những trường hợp người nghiện được phát hiện thông qua hoạt động truy 12
  15. quyét tại các đợt cao điểm trấn áp tội phạm, phần lớn những trường hợp được phát hiện thông qua hoạt động điều tra, đấu tranh các tội phạm về ma túy và các nhóm tội xâm phạm đến sở hữu tại địa bàn huyện Krông Năng. 2.2. Thực trạng thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk 2.2.1. Về tổ chức cơ sở cai nghiện của huyện Krông Năng Trên địa bàn huyện Krông Năng không có cơ sở cai nghiện bắt buộc tập trung, do đó khi có người nghiện ma túy được đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, trong thời gian chờ lập thủ tục xem xét quyết định thì đều phải chuyển đến cơ sở điều trị, cai nghiện ma túy tỉnh Đắk Lắk (có trụ sở tại thôn 4, xã Tân Tiến, huyện Krông Păk, tỉnh Đăk Lăk). Tại tỉnh Đăk Lăk thì đây là cơ sở điều trị cai nghiện công lập duy nhất, có chức năng tiếp nhận điều trị cho các đối tượng cai nghiện ma túy bắt buộc. 2.2.2. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tổ chức cai nghiện 2.2.3. Công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng chống ma túy 2.2.4. Tổ chức thực hiện và thực tế các quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk 2.2.4.1. Tình hình tổ chức thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi có Luật xử lý vi phạm hành chính tại huyện Krông Năng 2.2.4.2. Tình hình tổ chức thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ khi có Luật xử lý vi phạm hành chính tại huyện Krông Năng 13
  16. Theo báo cáo tổng kết 4565/BC đánh giá công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện trên địa bàn huyện Krông Năng giai đoạn 2016 – 2020 tại hội nghị tổng kết đánh giá ngày 15 tháng 7 năm 2020 của UBND huyện Krông Năng cho thấy: Giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn huyện Krông Năng đã kiểm tra, đánh giá và xác định tình trạng nghiện ma túy với các đối tượng nghiện không có nơi cư trú ổn định để đưa vào cơ sở xã hội quản lý, cắt cơn, giải độc là 897 người; Số lượng đối tượng được lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 394 người; Trong số 394 người được lập hồ sơ đề nghị Tòa án xem xét thì Tòa án đã ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với 347 người, tất cả đều đã thi hành quyết định có hiệu lực của Tòa án. 2.3. Đánh giá chung về kết quả thực hiện các quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk 2.3.1. Mặt tích cực Thực hiện các quy định hiện hành của Trung ương và tỉnh Đăk Lăk về chính sách cai nghiện ma túy, trong thời gian qua các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận tổ quốc, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, đặt biệt là hỗ trợ các đối tượng sau cai nghiện. Thông qua hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, vấn đề nghiện ma túy trên địa bàn huyện Krông Năng có sự chuyển biến tích cực góp phần vào công cuộc đầy lùi ma túy của Đăk Lăk nói riêng và cả nước nói chung. 2.3.2. Mặt hạn chế 14
  17. Quá trình thực hiện việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại huyện Krông Năng thời gian qua đã đạt được hiệu quả nhất định. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại khó khăn, vướng mắc. Công tác tổ chức cho người nghiện ma túy và gia đình họ khai báo và đăng ký cai nghiện được thực hiện, nhưng do công tác vận động, tuyên truyền chưa thực chất, hiệu quả. Đồng thời do chính nhận thức của người nghiện và gia đình họ về sự kỳ thị của cộng đồng nên việc tự khai báo và đăng ký cai nghiện còn rất hạn chế. Một số gia đình có người nghiện ma túy nhưng cố tình che dấu, không khai báo gây khó khăn cho quá trình quản lý, hỗ trợ. Việc quản lý, giám sát và hỗ trợ đối với các đối tượng sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng có hiệu quả nhưng chưa thực chất, bền vững, chưa đáp ứng được kỳ vọng. Điều này xuất phát từ việc thiếu hoạt động đào tạo, dạy nghề tại các cơ sở cai nghiện và chính sách tạo việc làm cho người sau cai nghiện tại địa phương. Số lượng người nghiện ma túy nhiều nhưng công tác cai nghiện không được tổ chức thường xuyên, tỷ lệ tái nghiện cao. 2.3.3. Nguyên nhân Tiểu kết chương 2 15
  18. Chương 3 PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÁC QUYỀN CỦA NGƯỜI BỊ ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐĂK LĂK 3.1. Phương hướng thực hiện quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng, chống ma túy không chỉ đối với người nghiện ma túy mà còn đổi với gia đình họ và xã hội. - Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh ma túy trên các tuyến đường trung tâm, trọng yếu và địa bàn trọng điểm của địa phương, tiến tới xóa bỏ các điểm nóng, phức tạp về ma túy. - Đẩy mạnh việc rà soát, thống kê, phân loại và đánh giá trên cơ sở khách quan, trung thực về số lượng người sử dụng trái phép chất ma túy, đặt biệt là các loại ma túy tổng hợp và ma túy mới để qua đó đánh giá được mức độ, tính chất và phân loại phù hợp các đối tượng nghiện, đồng thời đánh giá xu hướng sử dụng trái phép chất ma túy; nghiên cứu phân loại theo tình trạng nghiện và có giải pháp điều trị phù hợp với từng loại đối tượng nghiện, trên cơ sở bộ tiêu chí chung, phù hợp với địa phương. - Đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác điều trị cai nghiện, đặc biệt là nâng cao hiệu quả của hoạt động cắt cơn, giải độc. - Xây dựng, bổ sung thêm các tài liệu cần có trong quá trình lập hồ sơ đề nghị như tài liệu chứng minh tình trạng nghiện ma túy của người 16
  19. bị đề nghị, các tài liệu chứng minh nhân thân, lý lịch của người bị đề nghị. Đặc biệt, chú trọng thu thập các tài liệu có lợi, các tình tiết giảm nhẹ. 3.2. Các giải pháp chung để thực hiện các quyền của người bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk. - Cần xem xét việc tinh giản, rút ngắn thủ tục hành chính trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Cần giảm bớt các khâu trung gian không cần thiết của cơ quan – tổ chức đề nghị mà căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, chuyên môn của từng cơ quan, tổ chức đề nghị để phân công, phân nhiệm cho đúng mục đích, nhiệm vụ và đạt hiệu quả hơn. - Cùng với việc hoàn thiện vai trò của cơ quan có thẩm quyền đề nghị trong việc lập hồ sơ đề nghị, rất cần các qui định xác định rõ ràng, cụ thể hơn về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền khi có hành vi xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị trong hoạt động rà soát, xác định tình trạng nghiện và lập hồ sơ đề nghị - Bổ sung quyền của người nghiện ma túy được trợ giúp pháp lý miễn phí nếu họ thuộc trong các trường hợp luật định, để người nghiện ma túy có cơ hội được tư vấn, tiếp cận hỗ trợ dễ dàng hơn, qua đó đảm bảo quyền lợi của mình cũng như nâng cao năng lực nhận thức. 3.2.2. Nâng cao nhận thức về dự phòng và điều trị nghiện. Để nhân cao nhận thức trong công tác phòng, chống ma túy, đặc biệt là hoạt động dự phòng và điều trị nghiện. Cần xác định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan thông tin truyền thông nhằm phát huy hiệu quả hoạt động phổ biến, tuyên truyền pháp luật và các chính sách của nhà nước về phòng, chống ma túy. Bằng việc đổi mới hình thức, phương thức 17
  20. và nội dung tuyên truyền, triển khai đồng bộ các loại hình tuyên truyền; phát huy và duy trì các loại hình tuyên truyền, thông tin hiệu quả. Thông qua hoạt động tuyên truyền, phổ biến thông tin cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tập huấn chuyên môn nghiệp nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, chính quyền và nhân dân về phòng ngừa nghiện ma túy, cai nghiện ma túy và quản lý người nghiện sau cai nghiện và những tác hại, hệ lụy do ma túy gây ra cho gia đình, xã hội. Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động cai nghiện bắt buộc bằng cách xây dựng và triển khai các ứng dụng, phần mềm hỗ trợ thông tin trong việc cung cấp dịch vụ cai nghiện ma túy. Song song với hoạt động tuyên truyền về dự phòng và điều trị nghiện cần lồng ghép, phối kết hợp với chương trình phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác, đặc biệt là tại các địa bàn phức tạp. Xác định vai trò trọng tâm của các tổ chức đoàn thể trong xã hội, đặc biệt là vai trò của Mặt trận tổ quốc trong việc vận động, tổ chức các hoạt động tuyên truyền vận động đoàn viên, hội viên cùng các tầng lớp nhân dân tham gia. 3.2.3. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác dự phòng và cai nghiện ma túy Năng lực của đội ngũ cán bộ trong công tác cai nghiện ma túy là vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Vì vậy để nâng cao năng lực của lực lượng này cần đẩy mạnh việc thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng thông qua hoạt động tập huấn, hội thảo, trao đổi nghiệp vụ cho lực lượng cán bộ lãnh đạo và người làm công tác chuyên môn về cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện cũng như lực lượng người lao động, viên chức làm việc tại cơ sở cai nghiện, cơ sở cung cấp dịch cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2