intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền của nguyên đơn đồng thời nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình trên thực tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA LÊ THỊ THÙY LINH QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ- NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ Phản biện 1 : …………………………………………….. Phản biện 2 : …………………………………………….. Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành Chính Quốc gia Địa điểm : Phòng họp............, nhà............ – Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số : 201 –Đường Phan Bội Châu – Thành phố Huế Thời gian : vào hồi giờ tháng năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luận văn. Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 25/11/2015 và có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2016. BLTTDS 2015 bao gồm các quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự và nhiều điểm mới cập nhật thay cho BLTTDS số 24/2004/QH11 và Luật Tố tụng Dân sự số 65/2011/QH12 sửa đổi năm 2011. Nếu như nói BLDS 2015 quan trọng về nội dung thì BLTTDS 2015 lại là Bộ luật quan trọng về hình thức. BLTTDS quy định những vấn đề liên quan đến: Những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của TA nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết các vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật. 1
  4. BLTTDS góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; giáo dục mọi người nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Có thể nói, BLTTDS được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển của BLDS 2004, đồng thời tiếp thu những thành tựu lập pháp của nhiều nước trên thế giới. Đây là văn bản có tính pháp lý cao nhất quy định về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy định về nguyên đơn, quyền của nguyên đơn và bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn. Nguyên đơn là một khái niệm pháp lý đặc thù của lĩnh vực tố tụng tại Tòa án, thể hiện mối quan hệ đặc biệt quan trọng đối với vụ việc tranh chấp dân sự, hôn nhân gia đình, lao động, kinh doanh thương mại…. Không có một vụ việc nào được giải quyết tại Tòa án mà không có sự xác định về nguyên đơn. Vì vậy, nguyên đơn chính là một bộ phận không thể thiếu khi xét xử tại Tòa án. Trong vụ việc dân sự, nguyên đơn được coi là chủ thể quan trọng, nếu thiếu chủ thể này thì vụ việc dân sự không thể phát sinh. Việc Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 có hiệu lực là một kết quả quan trọng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các chế định quy định về thủ tục tố tụng dân sự tại Tòa án, trong đó có các quy phạm quy định rõ ràng về các vấn đề pháp lý của nguyên đơn. Điều này có ý nghĩa quan trọng của việc xác định thành phần, tư cách nguyên đơn trong các vụ việc dân sự, góp phần trong việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ dân sự chính đáng của họ và đây cũng là cơ sở quan trọng cho quá trình giải quyết các vụ việc dân sự một cách chính xác, khách quan… Tuy nhiên, về phương diện lý luận thì nhiều vấn đề về quyền của nguyên đơn cũng chưa được giải quyết triệt để. Thực tiễn tố tụng 2
  5. tại Tòa án cũng cho thấy, trong nhiều trường hợp, quyền của nguyên đơn đã không được tôn trọng một cách đúng mức. Một số quy định về quyền của nguyên đơn được quy định trong BLTTDS chưa rõ ràng và cụ thể dẫn tới những khó khăn, vướng mắc trong việc đảm bảo thực hiện quyền. Do vậy, việc nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự cả về phương diện lý luận, lập pháp và thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp cho việc hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền của nguyên đơn là một việc làm cần thiết. Xuất phát từ những lý do trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài "Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình" làm Luận văn cao học luật của mình. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn Sau khi BLTTDS 2004 có hiệu lực và nay là BLTTDS 2015, cũng đã có một vài công trình nghiên cứu về quyền của nguyên đơn như Luận văn cao học luật với đề tài “Đương sự trong vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005), Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về đương sự trong TTDS, từ đó phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về đương sự và thực tiễn thực hiện các quy định này ở Tòa án để tìm ra các phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật TTDS về đương sự; Luận văn cao học luật “Thụ lý vụ án dân sự - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Liễu Thị Hạnh (bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2009), Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về thụ lý vụ án dân sự, tiếp cận các quy định của pháp luật hiện hành về thụ lý vụ án dân sự và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định về thụ lý vụ án dân sự từ đó đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy 3
  6. định của pháp luật về thụ lý vụ án dân sự; Luận văn cao học luật "Đương sự trong vụ án dân sự" của tác giả Đào Thu Hải Yến (bảo vệ tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2015), Luận văn làm rõ khái niệm đương sự cũng như việc xác định đúng tư cách đương sự, quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự, đánh giá thực trạng các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự qua đó đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của đương sự trong vụ án dân sự; Luận văn cao học luật "Quyền tự định đoạt của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự ở Việt Nam hiện nay" của tác giả Nguyễn Thanh Hải (bảo vệ tại Trường Đại học quốc gia Hà Nội năm 2016), Luận văn làm rõ các vấn đề lý luận, nội dung các quy định của pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trong các vụ án dân sự tại Tòa án từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật và thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về quyền tự định đoạt của đương sự trong TTDS nhằm đảm bảo thực hiện quyền tự định đoạt của đương sự trên thực tế... Ngoài ra, cũng có một số bài viết trên các tạp chí chuyên ngành về một nội dung cụ thể về quyền của nguyên đơn. Chẳng hạn như bài viết “Bàn về quyền khởi kiện của đương sự khi Tòa án trả lại đơn khởi kiện do hết thời hiệu khởi kiện” của tác giả Huỳnh Minh Khánh đăng tải trên Tạp chí Kiểm sát số 7/2013; Bài viết “Về việc rút đơn khởi kiện của đương sự trong tố tụng dân sự” của ThS Nguyễn Triều Dương (Tạp chí Tòa án nhân dân số tháng 11/2009)... Các bài viết đăng trên tạp chí có bài “Bảo đảm quyền tố tụng của đương sự thông qua người đại diện” của tác giả Nguyễn Thị Thúy Hằng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 năm 2015; “Người 4
  7. tham gia tố tụng dân sự” của Nguyễn Việt Cường đăng trên tạp chí Nghề luật, số 02 năm 2006; “Quyền khởi kiện và việc xác định tư cách tham gia tố tụng” của Trần Anh Tuấn đăng trên Tạp chí Toà án nhân dân số 23 năm 2008 v.v... Việc nghiên cứu cho thấy các công trình trên đây cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề cập đến một nội dung quyền cụ thể nào đó trong các quyền mà nguyên đơn có hoặc nghiên cứu một cách gián tiếp về quyền của nguyên đơn trong tổng thể các quyền của nguyên đơn. Cho đến nay, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự tại địa bàn huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Trước tình hình đó, tôi đã chọn đề tài "Quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sỹ của mình. Đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu, toàn diện và có hệ thống về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. 3. Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn 3.1. Mục đích Mục đích nghiên cứu của bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào cũng đều trả lời cho câu hỏi: Việc thực hiện công trình nghiên cứu nhằm vào cái gì? Đây cũng chính là ý nghĩa thực tiễn của kết quả nghiên cứu. Không nằm ngoài cách tiếp cận trên, tôi xác định mục tiêu nghiên cứu của Luận văn là làm rõ được những vấn đề lý luận cũng như nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự. Ngoài ra, việc nghiên cứu cũng nhằm làm sáng rõ việc bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Trên cơ sở kết 5
  8. quả nghiên cứu tổng hợp, luận văn sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về quyền của nguyên đơn đồng thời nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình trên thực tế. 3.2. Nhiệm vụ Trên cơ sở mục đích nêu trên, luận văn phải hoàn thành một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự; - Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam có liên quan tới quyền của nguyên đơn, bảo đảm quyền của nguyên đơn và thực tiễn thực hiện tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Từ đó chỉ ra những điểm bất cập, thiếu hợp lý trong các quy định của pháp luật về quyền của nguyên đơn cũng như bảo đảm quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần đảm bảo quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu khoa học của Luận văn là quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Với nhiệm vụ nghiên cứu trên, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu quy định của pháp luật về quyền của nguyên đơn trong giải 6
  9. quyết vụ việc dân sự, việc bảo đảm quyền của nguyên đơn khi tham gia tố tụng. Nội dung cốt lõi của luận văn là xoay quanh quyền của nguyên đơn và việc bảo đảm việc thực hiện quyền của nguyên đơn dưới góc nhìn lý luận, luật thực định và thực tiễn. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ được giới hạn trong phạm vi sau đây: - Phạm vi về thời gian: Về văn bản pháp luật, luận văn chủ yếu được viết trên cơ sở phân tích, đánh giá quy định của pháp luật tố tụng dân sự năm 2015. Về số liệu khảo sát việc thực hiện quyền của nguyên đơn, luận văn phân tích các số liệu giai đoạn từ năm 2013 - 2017 tại Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Phạm vi về không gian, quyền của nguyên đơn sẽ được phân tích và đánh giá qua quy định của Bộ luật tố tụng 2015 và việc thực hiện quyền của nguyên đơn tại Toà án nhân dân huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, việc nghiên cứu được tiến hành dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, chính sách của Đảng, Nhà nước và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật. Ngoài ra, để giải quyết vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành khác như phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp; phương pháp so sánh; phương pháp thống kê...v.v. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 7
  10. Luận văn là một trong những công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam. Những đóng góp của luận văn thể hiện trên một số phương diện sau đây: Thứ nhất, quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự được nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về lý luận, luật thực định và thực tiễn thực hiện. Thứ hai, luận văn nghiên cứu chuyên sâu về thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về bảo đảm quyền của nguyên đơn tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình nhằm chỉ ra thực trạng bảo đảm quyền của nguyên đơn cũng như những bất cập, vướng mắc trong việc thực hiện pháp luật. Thứ ba, trên cơ sở tổng hợp kết quả nghiên cứu, luận văn đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền của nguyên đơn và bảo đảm thực hiện quyền của nguyên đơn, nâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền của nguyên đơn tại địa bàn huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Thứ tư, luận văn được bảo vệ thành công sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành luật, các cán bộ làm công tác thực tiễn liên quan đến giải quyết các vụ việc dân sự. Ngoài ra, luận văn sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan lập pháp liên quan tới việc hoàn thiện pháp luật về quyền của nguyên đơn trong tố tụng dân sự. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Danh mục các chữ viết tắt, Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn bao gồm 3 chương với kết cấu như sau: 8
  11. Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp luật về quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. Chương 2: Thực trạng thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự ở huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Chương 3: Phương hướng, giải pháp đảm bảo quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. 9
  12. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Nguyên đơn Trong cuốn “Black’s Law Dictionnary”, nguyên đơn định nghĩa là “người đưa ra hành động; bên than phiền hoặc khởi kiện cá nhân và có tên trong hồ sơ” hay trong Từ điển Luật học của nhà xuất bản từ điển khoa học năm 2006, đã được xuất bản ở nước ta, “nguyên đơn là người khởi kiện hoặc người không khởi kiện trong những vụ án về dân sự hoặc tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích của người đó. Nguyên đơn có thể là cá nhân hoặc pháp nhân". 1.1.2. Quyền của nguyên đơn Chúng ta thấy rằng trong sự phát triển của xã hội, khi Nhà nước và pháp luật ra đời thì việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân được ghi nhận bằng pháp luật của Nhà nước và bảo đảm thực hiện thông qua các thiết chế do Nhà nước thiết lập. Theo đó, quyền của tổ chức, cá nhân khi tham gia vào tố tụng dân sự đã được pháp luật ghi nhận và chủ thể cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự với tư cách nguyên đơn phải được cơ quan có thẩm quyền do Nhà nước quy định bảo vệ. 1.1.3. Vụ việc dân sự Vụ việc dân sự là vụ việc phát sinh tại Tòa án nhân dân do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện, yêu cầu Tòa án bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác. Như vậy vụ việc dân sự có các đặc điểm sau đây: 10
  13. 1.2. Việc xác định tư cách nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự thì việc xác định tư cách nguyên đơn có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giúp nguyên đơn thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng để đảm bảo quyền lợi của mình, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Việc xác định đúng tư cách nguyên đơn sẽ tránh được việc vụ án phải giải quyết đi, giải quyết lại nhiều lần gây mất thời gian, tổn phí cho nguyên đơn cũng như các đương sự khác và Toà án. Xác định đúng tư cách nguyên đơn sẽ tránh được việc giải quyết không đúng về quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ pháp luật nội dung, đảm bảo mối liên hệ giữa pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng dân sự. 1.2.1. Cơ sở của việc xác định tư cách nguyên đơn trong các vụ việc dân sự Xác định tư cách của nguyên đơn trên cơ sở xác định chủ thể có quyền khởi kiện, bị khởi kiện hoặc có quyền yêu cầu, có liên quan đến giải quyết yêu cầu: 1.2.2. Các quy định về xác định tư cách của nguyên đơn Có hai loại chủ thể khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung có tranh chấp và chủ thể được chuyển giao hoặc thừa kế quyền, lợi ích. Xét theo luật thực định khoản 2 Điều 68 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: “Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức do bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm hại. 1.3. Các quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự 11
  14. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự để đảm bảo cho các đương sự nói chung và nguyên đơn nói riêng có điều kiện thuận lợi để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án, đồng thời bảo đảm việc giải quyết vụ án dân sự nhanh chóng, kịp thời, đúng đắn, pháp luật tố tụng dân sự đã quy định khá cụ thể, chi tiết về quyền và nghĩa vụ của nguyên đơn, với phạm vi bài Luận văn này tôi chỉ xin đề cập tới quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự. 1.3.1. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Là một vấn đề cơ bản của tố tụng dân sự, chi phối quá trình tố tụng dân sự nên quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự được quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự. Nội dung nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự trong tố tụng dân sự: 1.3.1.1. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn trong việc khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự 1.3.1.2. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn trong việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu 1.3.1.3. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn trong việc thỏa thuận giải quyết vụ việc dân sự 1.3.1.4. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn trong việc tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình 1.3.1.5. Quyền tự định đoạt của nguyên đơn trong việc kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án 12
  15. 1.3.1.6. Quyền khiếu nại hành vi, quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng 1.3.1.7. Quyền đề nghị Tòa án quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 1.3.2. Quyền của nguyên đơn trong hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh. Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. 1.3.3. Các quyền khác của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự. Ngoài hai nhóm quyền quan trọng được đề cập ở trên, để bảo đảm cho nguyên đơn có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, pháp luật tố tụng dân sự hiện hành còn quy định cho nguyên đơn các quyền khác như: Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình; Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập; Tham gia phiên tòa; Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này; Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng; Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ việc theo quy định của Bộ luật này; Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án; Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị 13
  16. theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 1.3.3.1. Quyền nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. 1.3.3.2. Quyền yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng theo quy định của Bộ luật này. 1.3.3.3. Quyền tham gia phiên tòa. 1.3.3.4. Quyền tranh luận tại phiên tòa. 1.4. Các yếu tố bảo đảm quyền của nguyên đơn trong giải quyết vụ việc dân sự 1.4.1. Sự bảo đảm về hệ thống luật pháp Khi lựa chọn định hướng phát triển theo xu hướng tiến bộ, hoàn thiện hệ thống pháp luật, các quốc gia đều cố gắng cụ thể hóa các quy định về bảo đảm quyền của công dân trong Hiến pháp và pháp luật của quốc gia mình, vì thế bảo vệ các quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự là một tất yếu khách quan. Ở Việt Nam, Ðảng và Nhà nước ta vừa không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật tạo tiền đề pháp lý bảo đảm quyền con người nói chung và quyền của nguyên đơn trong các vụ việc dân sự nói riêng, vừa luôn xây dựng các chính sách cụ thể để từng bước cải thiện, không ngừng nâng cao đời sống nhân dân, vừa quy định cụ thể quyền của nguyên đơn trong Bộ luật tố tụng dân sự. 1.4.2. Bảo đảm về đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật 1.4.2.1. Quy định về sự độc lập, khách quan của Tòa án - Bảo đảm cần thiết của việc thực thi quyền của nguyên đơn. Sự độc lập của Tòa án được ghi nhận là một nguyên tắc quan trọng nhằm bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền của nguyên đơn. Sự độc lập và khách quan của Tòa án được quy định tại khoản 1 14
  17. Điều 12 BLTTDS: “ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật”. Ngoài ra, một nguyên tắc khác cũng được ghi nhận tại khoản 1 Điều 16 BLTTDS là nguyên tắc bảo đảm sự vô tư của những người tiến hành hoặc tham gia tố tụng dân sự. Theo đó, “Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình”. 1.4.2.2. Quy định về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát - Điều kiện cần thiết để quyền khởi kiện không bị xâm phạm Như đã phân tích ở Chương 1, quyền lực mà không bị giám sát, kiềm chế sẽ dẫn tới lạm quyền. Do vậy, việc ghi nhận quyền tham gia tố tụng của VKS ngay từ khi Tòa án thụ lý vụ án là điều kiện cần thiết để bảo đảm quyền của đương sự, trong đó có nguyên đơn không bị xâm phạm. Một mặt sự tham gia này sẽ hạn chế tối đa việc quyền của nguyên đơn không được thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng quy đinh của pháp luật. Ngoài ra, thông qua hoạt động kiểm sát của mình VKS có thể kịp thời kháng nghị để quyền của nguyên đơn được bảo đảm thực hiện. 1.4.3. Bảo đảm về đổi mới và cải cách tư pháp Đổi mới và cải cách tư pháp nhằm bảo vệ quyền con người là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta, quyền của đương sự khi tham gia tố tụng là một phần của quyền con người được pháp luật bảo vệ, trong đó quyền của nguyên đơn cũng không phải là ngoại lệ. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, cải cách 15
  18. tư pháp vẫn tiếp tục được duy trì và là một yêu cầu không thể thiếu trong công cuộc xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hoạt động xét xử của Tòa án được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao, cải cách tư pháp sẽ khắc phục những bất cập, hạn chế của công tác tư pháp, đảm bảo tốt hơn việc thực hiện tốt hơn quyền tố tụng của đương sự, đặc biệt là nguyên đơn. Tóm tắt chương 1 Trong một vụ việc dân sự không thể thiếu chủ thể quan trọng đó là nguyên đơn, việc xác định đâu là nguyên đơn, nguyên đơn được hưởng những quyền gì theo quy định của pháp luật thì trước tiên chúng ta cần phải nắm rõ thế nào là nguyên đơn, đặc điểm của nguyên đơn là gì, từ đó mới có thể xác định đúng tư cách tham gia tố tụng của những người tham gia tố tụng trong một vụ việc dân sự. Quyền của nguyên đơn trong vụ việc dân sự được cụ thể hóa trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nhằm bảo đảm có căn cứ để xác định nguyên đơn được pháp luật trao cho những quyền gì, được tự mình hoặc nhờ người khác thực hiện những hoạt động gì. Việc hiểu rõ những quy định về quyền của nguyên đơn giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiềm vụ của mình, từ đó cũng giúp cho nguyên đơn khi tham gia bất kì một hoạt động tố tụng nào trong một vụ việc dân sự cũng có pháp luật bảo vệ, bảo đảm cho những quyền mà nguyên đơn được hưởng luôn được thực hiện và tôn trọng. 16
  19. Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN QUYỀN CỦA NGUYÊN ĐƠN TRONG GIẢI QUYẾT CÁC VỤ VIỆC DÂN SỰ Ở HUYỆN TUYÊN HÓA, TỈNH QUẢNG BÌNH 2.1. Khái quát chung về huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình 2.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Tuyên Hóa là huyện miền núi phía Tây bắc tỉnh Quảng Bình có diện tích tự nhiên 115.059,4 ha, chiếm 1/7 diện tích tỉnh Quảng Bình, trong đó, đất nông nghiệp chỉ có 5.082.21 ha chiếm 4,42%; đất lâm nghiệp là 84.32,78 ha, chiếm 73,38%, đất chưa sử dụng và sông suối là 23.472,13 ha chiếm 20,44% còn lại là 580,17 ha đất ở và 1.478,72 ha đất chuyên dùng. Phía Bắc giáp huyện Hương Khê và huyện Kỳ Anh của tỉnh Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Minh Hoá và nước bạn Lào, phía Nam giáp huyện Bố Trạch, phía Đông giáp huyện Quảng Trạch của tỉnh Quảng Bình.Toàn huyện có 19 xã, 01 thị trấn, trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, 6 xã có thôn 135 (12 thôn). Dân số toàn huyện trên 79.000 nhân khẩu, có 180 hộ với 724 khẩu đồng bào dân tộc thiểu số sống tại hai xã Thanh Hóa và Lâm Hóa. Là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Bình có quốc lộ 12A, quốc lộ 15, đường Hồ Chí Minh, đường đi cảng Vũng Áng và đường sắt Bắc Nam chạy qua với 9 ga trung chuyển hàng hoá, ngoài ra huyện còn có sông Gianh, sông Rào Trổ là tuyến đường thuỷ quan trọng tạo thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và tỉnh bạn. Đặc biệt sau khi có hệ thống giao thông Xuyên Á, Tuyên Hoá có điều kiện thông thương với địa bàn kinh tế vùng duyên hải miền Trung, cơ hội để thúc đẩy sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện nói riêng và của cả tỉnh Quảng Bình nói chung. 17
  20. 2.1.2. Tình hình giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình. Các quy định của BLTTDS về giải quyết vụ việc dân sự là cơ sở pháp lý rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Theo số liệu Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình trong 05 năm gần nhất, tình hình thụ lý giải quyết vụ việc dân sự thể hiện như sau: 2.2. Thực hiện quyền của nguyên đơn trong giải quyết các vụ việc dân sự tại huyện Tuyên Hoá, tỉnh Quảng Bình 2.2.1. Thực hiện quyền tự định đoạt của nguyên đơn. Theo số liệu thống kê của Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình từ năm 2013 đến năm 2017 tình hình đảm bảo quyền thể hiện quyền tự định đoạt của nguyên đơn như sau: 2.2.2. Thực hiện quyền của nguyên đơn trong hoạt động cung cấp chứng cứ và chứng minh - Năm 2013: Tòa án thụ lý 92 vụ, việc dân sự. Giải quyết: 89 vụ, việc. Đạt tỷ lệ: 96,7%. Trong đó: 2.2.3. Thực hiện các quyền khác của nguyên đơn. Theo thống kê của Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình, Tòa án đã đảm bảo quyền của nguyên đơn về quyền nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Từ năm 2013 đến năm 2017 Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã tiến hành thụ lý giải quyết rất nhiều các vụ án, vụ việc dân sự. Chính vì vậy để đảm bảo quyền nhận thông báo hợp lệ của nguyên đơn là rất quan trọng, ý thức được điều này, Tòa án nhân dân huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình đã quán triệt phải chú trọng công tác chuyển giao các văn bản tố tụng cho người tham gia tố tụng nói chung và nguyên đơn nói riêng để họ kịp thời nắm bắt quá trình 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2