BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ NỘI VỤ<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
<br />
HOÀNG THỊ HƢƠNG<br />
<br />
THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN<br />
SỬ DỤNG ĐẤT Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính<br />
Mã số: 60380102<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ<br />
LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH<br />
<br />
HÀ NỘI - 2017<br />
<br />
Công trình đƣợc hoàn thành tại:<br />
<br />
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA<br />
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN THỊ CÚC<br />
<br />
Phản biện 1: ...…………..........................................…………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
Phản biện 2: .............................................……………………………….<br />
………………………………………………………………..<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính<br />
Quốc gia<br />
Địa điểm: Phòng họp......... Nhà ....... Hội trƣờng bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học<br />
viện Hành chính Quốc gia<br />
Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội<br />
Thời gian: vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 2017<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại Thƣ viện Học viện Hành chính Quốc gia<br />
hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài luận văn<br />
Ở mọi nơi, đất đai luôn là tài nguyên vô cùng quý giá. Đất đai không những là tư liệu<br />
sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân<br />
bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phòng mà đất đai<br />
còn là yếu tố không thể thiếu được trong tiến trình phát triển của đất nước, có vai trò cực kỳ<br />
quan trọng đối với đời sống xã hội.<br />
Việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả đất đai không chỉ có ý nghĩa kinh tế mà còn là sự<br />
đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Vì vậy, Nhà nước phải quản lý<br />
chặt chẽ để tạo nên môi trường pháp lý đảm bảo việc điều tiết quan hệ thị trường lành mạnh<br />
trong việc sử dụng đất.<br />
Luật Đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai, trong<br />
đó có đăng ký đất đai, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn<br />
liền với đất. Đây thực chất là thủ tục hành chính nhằm thiết lập một hệ thống hồ sơ địa<br />
chính đầy đủ, chặt chẽ giữa Nhà nước và đối tượng sử dụng đất, là cơ sở để Nhà nước quản<br />
lý, nắm chặt toàn bộ diện tích đất đai và người sử dụng, quản lý đất theo pháp luật.<br />
Trong điều kiện địa hình đất đai khá phức tạp như vậy, công với sự phát triển không<br />
ngừng về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, tốc độ đô thị hóa của Hà Nội ngày càng tăng<br />
cao không những, kéo theo những vấn đề về quản lý và sử dụng đất. Người dân ngày càng<br />
có nhiều nhu cầu thực hiện quyền của người sử dụng đất như mua bán, chuyển nhượng, thừa<br />
kế. Trong khi đó, việc san lấp, lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, vi<br />
phạm trong lĩnh vực đất đai, để hoang hóa dẫn đến những khó khăn, phức tạp trong việc<br />
quản lý đất đai. Các chế tài trong việc xử lý các vi phạm trong quản lý đất đai chưa rõ ràng,<br />
cụ thể hóa càng làm cho quản lý khó khăn thêm. Do vậy, để làm tốt tác quản lý đất đai và<br />
tạo điều kiện cho người dân được thực hiện các quyền hợp pháp của mình, nhà nước phải<br />
thực hiện tốt việc cấp GCN quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, lập hồ sơ địa<br />
chính.<br />
Trên tinh thần đó, cấp uỷ, chính quyền thành phố Hà Nội đã quan tâm chỉ đạo sát<br />
sao, tuy nhiên cấp GCN quyền sử dụng đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn chưa đạt yêu<br />
cầu so với tiến độ đề ra. Nguyên nhân do thủ tục cấp GCN quyền sử dụng đất còn rườm rà,<br />
phức tạp. Từ những thực tế đó,học viên đã chọn đề tài "Thủ tục cấp GCN quyền sử dụng<br />
đất ở thành phố Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Luật<br />
Hành chính và Hiến Pháp.<br />
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn<br />
Pháp luật về cấp GCN quyền sử dụng đất là một trong những vấn đề pháp lý cơ bản<br />
không thể thiếu trong Giáo trình Luật Đất đai của các trường đại học về ngành luật. Đối với<br />
giới nghiên cứu khoa học pháp lý, vấn đề này giành được khá nhiều sự quan tâm, nghiên<br />
cứu dưới nhiều khía cạnh khác nhau. Điển hình là hàng loạt các công trình, các bài viết, các<br />
sách chuyên khảo đã và đang là tài liệu nghiên cứu phổ biến như: Nguyễn Minh Tuấn<br />
(2011), “Đăng ký bất động sản – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị quốc<br />
gia, Hà Nội; Ths. Phạm Thu Thủy (2005), “Một số vấn đề về cấp GCN quyền sử dụng đất<br />
theo Luật Đất đai 2003”, Cao Ngọc Tú (2007) “Thống nhất pháp luật về đăng ký bất động<br />
1<br />
<br />
sản”, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Chuyên đề “Cấp GCN quyền sử dụng đất<br />
tại Việt Nam – thực trạng và một số vấn đề đặt ra”, Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư Pháp (Số<br />
1 và số 2 năm 2010)...<br />
Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu khoa học đã công bố đều đem lại những giá<br />
trị nhất định, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, vẫn còn những<br />
vấn đề chưa được giải quyết thấu đáo hoặc cần phải tiếp tục nghiên cứu. Bởi những nghiên<br />
cứu này vẫn mang tính lý thuyết, lý luận và chủ yếu là xem xét những thiếu sót, bất cập<br />
trong quy định Luật Đất đai năm 2003. Đặt trong bối cảnh Luật Đất đai năm 2013 mới được<br />
thông qua đã khắc phục cơ bản những tồn tại của Luật Đất đai năm 2003 và hiện được đưa<br />
vào áp dụng, cần thiết có một công trình nghiên cứu xem xét các vấn đề pháp lý dưới góc độ<br />
thực tiễn thực hiện pháp luật của một địa phương cụ thể về cấp GCN quyền sử dụng đất<br />
diễn biến trên thực tế, để qua đó cung cấp những thông tin và xu hướng thay đổi trong tương<br />
lai đối với vấn đề này.<br />
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu<br />
Thứ nhất, cần làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về cấp giấy chứng nhận quyền<br />
sử dụng đất ở Việt Nam. Đồng thời, nghiên cứu, nắm vững chính sách pháp Luật Đất<br />
đai, các quy định hiện hành về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.<br />
Thứ hai, tìm hiểu thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở thành phố Hà<br />
Nội. Đánh giá thực trạng thực hiện và chấp hành thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử<br />
dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Từ đó thấy được những hạn chế, bất cập và đề<br />
xuất một số giải pháp để đẩy nhanh tiến độ, tiến tới hoàn thành cấp giấy chứng nhận<br />
quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn thành phố Hà Nội và cả nước.<br />
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu<br />
Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể<br />
sau:<br />
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thông<br />
qua việc: i) Làm rõ khái niệm về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; ii)<br />
Làm rõ nguyên tắc, vai trò của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; iii) Đề cập đến trình<br />
tự thủ tục của cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …<br />
- Phân tích thực tiễn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên<br />
địa bàn Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây.<br />
- Luận chứng khoa học một số giải pháp cơ bản về cải cách thủ tục cấp giấy chứng<br />
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.<br />
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu<br />
4.1. Đối tượng nghiên cứu<br />
- Các quy định pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và những<br />
quan hệ pháp luật liên quan.<br />
- Thực tiễn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn<br />
thành phố Hà Nội.<br />
4.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
- Về không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thực hiện thủ tục cấp giấy chứng<br />
2<br />
<br />
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.<br />
- Về thời gian: Trong khuôn khổ có hạn của một bản luận văn thạc sĩ, tác giả giới hạn<br />
phạm vi về thời gian nghiên cứu ở việc đánh giá thực trạng thực hiện thủ tục cấp giấy chứng<br />
nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội trong 03 năm trở lại đây (2013 2015).<br />
5. Cơ sở chính trị, lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên cứu<br />
- Luận văn sử dụng phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng<br />
và chủ nghĩa duy vật lịch sử.<br />
- Ngoài ra, tác giả sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống<br />
kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá, được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn thực<br />
hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội<br />
(Chương 2);<br />
Phương pháp so sánh luật, phương pháp tổng hợp, phương pháp diễn giải, phương<br />
pháp quy nạp…được sử dụng để nghiên cứu trong việc đưa ra các giải pháp hoàn thiện<br />
pháp luật về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đồng thời, đề xuất các kiến<br />
nghị nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhằm khắc phục<br />
những bất cập của quy định hiện hành (Chương 3).<br />
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn<br />
Luận văn có những đóng góp cơ bản sau đây:<br />
- Làm rõ khái niệm, đặc điểm, bản chất pháp lý của pháp luật về cấp giấy chứng<br />
nhận quyền sử dụng đất và thực hiện pháp luật về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử<br />
dụng đất ở Việt Nam;<br />
- Làm rõ thực trạng pháp luật về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt<br />
Nam, Làm rõ thực tiễn thực hiện pháp luật theo thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử<br />
dụng đất trên địa bàn thành phố Hà Nội;<br />
- Trên cơ sở đó chỉ ra những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp<br />
luật hiện hành (Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn). Đồng thời, chỉ ra<br />
những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật theo thủ tục cấp giấy chứng<br />
nhận quyền sử dụng đất diễn ra trong thực tế;<br />
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp<br />
luật theo thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Chú trọng một số giải pháp<br />
mới như: thực hiện liên thông giữa đăng ký, công chứng và thuế, tách hệ thống đăng ký<br />
khỏi hệ thống cơ quan hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa bản<br />
đồ để xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai theo hướng hiện đại.<br />
7. Kết cấu của luận văn<br />
Ngoài phần, mục lục, danh mục các từ viết tắt, mở đầu, kết luận và danh mục tài<br />
liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 03 chương:<br />
- Chương 1. Những vấn đề lý luận về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng<br />
đất<br />
- Chương 2. Thực tiễn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở<br />
Thành phố Hà Nội<br />
3<br />
<br />