Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bản tỉnh Quảng Ninh
lượt xem 3
download
Mục đích của luận văn nhằm nghiên cứu tổng quan thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH; Trình bày được thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đưa ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bản tỉnh Quảng Ninh
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN NAM HẢI THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, NĂM 2019
- Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. Bùi Thị Hải Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Hà, Học viện Hành chính Quốc gia Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, Đại học Quốc gia Hà Nội Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 401, Nhà A - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 77 – Đường Nguyễn Chí Thanh – Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi 15 giờ 30 phút ngày 26 tháng 12 năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam được biết đến là một quốc gia có tính đa dạng sinh học (ĐDSH) cao với nhiều loài đặc hữu do trải dài trên nhiều vĩ độ, có nhiều kiểu hình hệ sinh thái và địa hình chia cắt. ĐDSH trên thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đang đứng trước nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng, các nguyên nhân chính là do khai thác quá mức, mất và suy thoái sinh cảnh sống, ảnh hưởng của loài ngoại lai, ô nhiễm môi trường và bệnh dịch. Gần đây, biến đổi khí hậu (BĐKH) được coi là một trong những nguyên nhân chính gây suy thoái ĐDSH. Luật ĐDSH, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã định hướng thực hiện quản lý và bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam hơn một thập kỷ. Từ đó, nhận thức về bảo tồn ĐDSH bước đầu có chuyển biến tại một số bộ phận nhân dân và cán bộ quản lý; đa dạng sinh tại các khu bảo tồn được tăng cường quản lý, bảo vệ; bước đầu được khai thác và sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân (như phát triển hoạt động du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, bảo tồn loài…); hệ thống tổ chức quản lý ĐDSH được hình thành tại cấp tỉnh (phòng Đa dạng sinh học thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường; phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)… Bên cạnh đó việc thực hiện Luật, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật và các quy định về ĐDSH đã có sự chuyển biến ban đầu trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH ở nước ta; đạt một số kết quả nêu trên, góp phần bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn đã được quan tâm giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường, phát huy giá trị ĐDSH. Tỉnh Quảng Ninh là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam. Quảng Ninh được ví như là “một nước Việt Nam thu nhỏ”, có đa dạng các loại địa hình từ đồng bằng, vùng núi, ven biển... là cơ sở tạo ra sự phong phú, độc đáo về đa dạng sinh học. ĐDSH ở tỉnh Quảng Ninh có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường của tỉnh: Cung cấp nguồn gen quý, các nguyên vật liệu cần thiết, các giá trị về văn hóa, xã hội, các dịch vụ về hệ sinh thái được khai thác phục vụ cho cuộc sống của con người. Đây là những tài nguyên quý giá, không thể thay thế cần được quan tâm bảo vệ và quản lý khai thác, phát triển hợp lý. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện pháp luật (THPL) về ĐDSH tại tỉnh Quảng Ninh còn một số hạn chế, do các quy định pháp luật liên quan còn chưa tập trung thống nhất. Nguồn lực quản lý bảo tồn ĐDSH còn mới và mỏng nên đôi lúc làm chậm chễ, chưa đáp ứng nhu cầu phối hợp quản lý thống nhất. Nguồn lực tài chính đầu tư còn hạn chế, chưa thường xuyên, đôi khi không kịp thời để triển khai các hoạt động bảo tồn ĐDSH như: điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về ĐDSH, bảo tồn loài, nguồn gen nguy, cấp, quý hiếm, ưu tiên bảo vệ,… Việc chưa xử lý triệt để được các nguồn gây ô nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường tại các vùng đầu nguồn, vùng đệm; hoạt động săn bắt, buôn bán, vận chuyển trái phép các loại động vật hoang dã, quý hiếm vẫn diễn ra phức tạp; công tác đánh bắt bằng phương pháp hủy diệt; người dân nghèo mưu sinh chủ yếu dựa vào tài nguyên thiên nhiên; nhận thức của nhân dân về Luật ĐDSH còn hạn chế; kinh phí đầu tư cho công tác bảo tồn còn hạn chế…nên việc thực hiện Luật bảo tồn ĐDSH và các văn bản pháp luật về ĐDSH còn gặp nhiều khó khăn. 1
- Trong bối cảnh áp lực lên ĐDSH do BĐKH ngày càng tăng, việc đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật trong bảo tồn ĐDSH trở lên rất cấp thiết. Vì vậy, Tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bản tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng. Trong khuôn khổ luận văn thặc sĩ, Tác giả xin chỉ đi sâu vào phân tích thực trạng thực hiện pháp luật về ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đối với khía cạnh quản lý nhà nước. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Bảo tồn ĐDSH nói chung và pháp luật về bảo tồn ĐDSH hiện nay là một trong những vấn đề rất được quan tâm tại Việt Nam. Vì vậy, đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH, tuy nhiên pháp luật về bảo tồn ĐDSH vẫn còn tương đối mới mẻ đối với nhiều người, các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn khá hạn chế. Để ứng phó với BĐKH, một số quốc gia trên thế giới đã có những chính sách và hành động cụ thể. Trên quy mô toàn cầu, IUCN đã đưa ra hướng dẫn về đánh giá mức độ nhạy cảm và bị tác động của các loài do ảnh hưởng của BĐKH (Foden và Young, 2016). Một trong những chiến lược quan trọng để bảo tồn đa dạng sinh học và các loài quý hiếm trong bối cảnh BĐKH là xây dựng các hành lang đa dạng sinh học (Hobbs và Hopkins, 1991). Trên thế giới, một số hệ thống hành lang đa dạng sinh học đã được đề xuất hoặc quy hoạch và vận hành để cho các loài tự thích ứng với BĐKH (Cuyckens et al., 2016). Cục Bảo tồn Đa dạng sinh học với sự hỗ trợ của Chương trình SEMLA, đã tiến hành xây dựng dự án Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH tới các khu bảo tồn của Việt Nam và đề xuất các giải pháp thích ứng. Có thể kể ra một số đề tài liên quan đến vấn đề bảo tồn ĐDSH đã được nghiên cứu như: - Phạm Anh Cường (2013) đã đề xuất bảy hệ thống hành lang đa dạng sinh học, chứa 23 hành lang thành phần trải dài khắp cả nước; - Vũ Tiến Thịnh et al. (2018) đã sử dụng phương pháp mô hình hóa để xác định các khu vực ưu tiên bảo tồn loài Vượn đen má vàng (Nomascus gabriellae) trong tương lai dưới ảnh hưởng của BĐKH; - Sách “Bảo tồn đa dạng sinh học” của tác giả Nguyễn Nghĩa Thìn xuất bản năm 1999; - Sách “Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên” xuất bản năm 2002 của tác giả Lê Trọng Cúc; - Đề tài cấp Bộ “Đa dạng sinh học và bảo tồn” của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2004; - Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải pháp bảo tồn ĐDSH ở hệ thống rừng đặc dụng vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam” do tác giả Trần Thế Liên thực hiện năm 2006; - Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn của bồi hoàn đa dạng sinh học nhằm đề xuất các quy định về chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học tại Việt Nam” của tác giả Lương Hoàng Tùng thực hiện từ năm 2014; 2
- Đề án Kiện toàn hệ thống tổ chức về đa dạng sinh học năm 2015 và Đề án điều tra, kiểm kê đa dạng sinh học và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đa dạng sinh học năm 2016 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đang chờ Chính phủ phê duyệt. Các đề tài nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH còn tương đối ít, có thể kể đến một số nghiên cứu như: - Luận văn Thạc sỹ “Pháp luật về đa dạng sinh học và thực tiễn áp dụng tại Vườn quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An” của Lương Thị Huyền Trang, năm 2014; - Báo cáo Chuyên đề “ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật đa dạng sinh học ở Việt Nam” của Bộ Tài nguyên Môi trường và Vụ Phổ biến giáo dục pháp luật, năm 2008; - “Báo cáo rà soát, đánh giá văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo tồn đa dạng sinh học” của Trương Hồng Quang, Viện khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, năm 2009. - Chuyên đề “Thành tựu và thách thức qua 5 năm thực hiện Luật Đa dạng sinh học” của GS.TS Đặng Huy Huỳnh, năm 2013; - Báo cáo tại Hội thảo “Việc thực hiện chính sách pháp luật về đa dạng sinh học ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” do Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức năm 2015; - Báo cáo quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam cho Công ước Liên hợp quốc về ĐDSH giai đoạn 2010 – 2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2014. Ngoài ra còn có một số bài viết đăng trên các báo, tạp chí như: - Bài viết “Sửa đổi, bổ sung Luật đa dạng sinh học cho phù hợp với thực tiễn” đăng trên Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, năm 2015 (http://dangcongsan.vn/day- manh-cai-cach-tu-phap-va-hoat-dong-tu-phap/tin-tuc/sua-doi-bo-sung-luat-da-dang- sinh-hoc-cho-phu-hop-voi-thuc-tien-348168.html) - Bài viết “Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, thực trạng và tồn tại trước khi có Luật Đa dạng sinh học”, của TS. Nguyễn Văn Tài đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133, năm 2008; - Bài viết “Pháp luật về đa dạng sinh học một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam”, của Thạc sĩ Huỳnh Thị Mai, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 133, 2008; Tuy nhiên những nghiên cứu về bảo tồn đa dạng sinh học chủ yếu là những nghiên cứu thuộc về lĩnh vực khoa học môi trường hơn là lĩnh vực pháp lý. Các nghiên cứu về pháp luật bảo tồn ĐDSH, trước thời điểm có Luật ĐDSH năm 2008 có một số đề tài, tuy nhiên sau khi ban hành Luật ĐDSH năm 2008 chưa có một đề tài nghiên cứu tổng thể đánh giá về pháp luật bảo tồn ĐDSH, nhất là chưa có bất kỳ một đề tài nào nghiên cứu về thực tiễn áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN). 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích: + Nghiên cứu tổng quan thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH; + Trình bày được thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đưa ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đưa ra giải pháp phù hợp. - Nhiệm vụ: 3
- + Tổng quan và cơ sở khoa học, thực tiễn chung về thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH ở Việt Nam. Trong đó, làm rõ các chỉ tiêu đánh giá thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và áp dụng các chỉ tiêu này để đánh giá; + Đánh giá về thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; + Trên cơ sở đó tác giả đưa ra giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tỉnh Quảng Ninh. + Thời gian: từ năm 2015 đến hết tháng 6 năm 2019. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận hệ thống của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. - Phương pháp nghiên cứu: + Phương pháp thu thập số liệu sẵn có; + Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp; + Phương pháp kế thừa; + Phương pháp nghiên cứu tài liệu khoa học. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần làm rõ vị trí, vai trò, thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH từ đó đề xuất giải pháp đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của Luận văn sẽ đóng góp tích cực vào quá trình hoàn thiện pháp luật về ĐDSH, đảm bảo hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh nói riêng và của cả nước nói chung trong thời gian tới. Qua đó góp phần bảo tồn, phát huy giá trị ĐDSH, đảm bảo cuộc sống sinh kế của người dân đặc biệt là đồng bào dân tộc. 7. Kết cấu Luận văn Ngoài lời mở đầu, kết luận và kiến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 03 chương: - Chương 1: Những vấn đề lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH; - Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; - Chương 3: Giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. 4
- CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC 1.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học 1.1.1. Khái niệm đa dạng sinh học ĐDSH là sự phong phú về gen, loài và hệ sinh thái trong tự nhiên. 1.1.2. Khái niệm bảo tồn đa dạng sinh học Theo Khoản 1, Điều 3, Luật Đa dạng sinh học 2018: “Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền”. 1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 1.2.1. Khái niệm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học Thực hiện pháp luật Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về THPL: cách thứ nhất và cũng là cách hiểu phổ biến nhất, có thể định nghĩa THPL là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Ngoài ra, THPL còn có thể hiểu là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. THPL có thể là việc thực hiện một thao tác nào đó nhưng đó cũng có thể là việc không thực hiện thao tác bị pháp luật cấm. Thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Từ những khái niệm trên, Tác giả định nghĩa Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về bảo tồn ĐDSH đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức nhằm bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền. 1.2.2. Đặc điểm THPL về bảo tồn đa dạng sinh học Một là, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là hành vi hợp pháp của các chủ thể pháp luật: Hai là, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH là hoạt động đưa các quy phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH được thực hiện trên thực tế: Ba là, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành với nhiều cách thức khác nhau. 5
- 1.2.3. Vai trò của THPL về bảo tồn đa dạng sinh học Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH góp phần tích cực đưa pháp luật về bảo tồn ĐDSH vào đời sống thực tiễn theo đúng quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Thứ hai, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời những vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ĐDSH. Thứ ba, thông qua thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen, ý thức của công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. 1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Thực hiện pháp luật về đa dạng sinh học bao gồm 4 nội dung cơ bản: 1.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Tuân thủ pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm về ĐDSH. 1.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Thi hành pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hình thức thực hiện pháp luật về ĐDSH, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực đối với ĐDSH. 1.3.3. Sử dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Sử dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hình thức thực hiện pháp luật về ĐDSH, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). 1.3.4. Áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học Áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH là một hình thức thực hiện pháp luật ĐDSH, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật về ĐDSH, hoặc tự mình căn cứ vào những quy định của pháp luật về ĐDSH để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. 1.4. Các yếu tố đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học 1.4.1. Yếu tố kinh tế Quá trình thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nước ta là một nước đang phát triển, trình độ kinh tế xã hội ở mỗi vùng miền là khác nhau, do đó nó cũng ảnh hưởng nhất định đến việc thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH ở nước ta. 1.4.2. Yếu tố chính trị Môi trường chính trị - xã hội của đất nước ta trong những năm qua luôn ổn định, phát triển bền vững chính là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH nói riêng, vì nó củng cố ý thức và niềm tin chính trị của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân đối với sự 6
- lãnh đạo của Đảng, gia tăng lập trường chính trị - tư tưởng của các cá nhân có thẩm quyền áp dụng pháp luật. 1.4.3. Yếu tố văn hóa - đời sống Các phong tục tập quán trong cộng đồng xã hội có ảnh hưởng nhất định tới hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH của các tầng lớp nhân dân, thể hiện đặc biệt rõ nét ở khu vực nông thôn. Lối sống đô thị và lối sống nông thôn có ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. 1.4.4. Yếu tố pháp luật Văn hóa pháp luật về bảo tồn ĐDSH được thể hiện ra trong đời sống pháp luật thông qua quá trình thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Giữa văn hóa pháp luật về bảo tồn ĐDSH và hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Văn hóa pháp luật về bảo tồn ĐDSH là cơ sở, nền tảng, khuôn mẫu tư duy và chuẩn mực hành vi của hoạt động thực hiện pháp luật, có định hướng đúng đắn về bảo tồn ĐDSH. Ngược lại, hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH có tác dụng bổ sung làm phong phú thêm cho các giá trị chuẩn mực của văn hóa pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Tiểu kết Chƣơng 1 Tại Chương 1, Tác giả đã giải thích các khái niệm cơ bản liên quan như ĐDSH, bảo tồn ĐDSH, thực hiện pháp luật, thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Trình bày 03 đặc điểm cơ bản của thực hiện pháp luật về ĐDSH: hành vi hợp pháp của chủ thể pháp luật, đưa các quy phạm pháp luật được thực hiện trên thực tế và do nhiều chủ thể khác nhau tiến hành. Vai trò chủ yếu của thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH: đưa pháp luật vào đời sống theo đúng quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần ngăn ngừa và hạn chế các vi phạm pháp luật, giải quyết kịp thời những vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực ĐDSH, góp phần phổ biến, giáo dục pháp luật, xây dựng thói quen, ý thức của công dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Các nội dung thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH: tuân thủ pháp luật về ĐDSH, thi hành pháp luật về ĐDSH, sử dụng pháp luật về ĐDSH và áp dụng pháp luật về ĐDSH. Và 04 yếu tố cơ bản đảm bảo thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH: sự phát triển kinh tế - xã hội, chính trị, văn hóa đời sống, pháp luật. Từ đó, là cơ sở để phân tích thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh tại Chương 2. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.1.1. Giới thiệu khái quát về tỉnh Quảng Ninh * Vị trí địa lý: Quảng Ninh có toạ độ địa lý khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 195km. Bề dọc từ bắc xuống nam khoảng 102km. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trên đất liền, phía bắc của tỉnh (có các huyện Bình Liêu, Hải Hà và Thành phố Móng Cái) giáp huyện Phòng Thành và thị trấn 7
- Đông Hưng, tỉnh Quảng Tây với 132,8km đường biên giới; phía đông là vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phòng. Bờ biển dài 250km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là tính đến ngày 1/10/1998 là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha. * Địa hình: Địa hình Quảng Ninh khá đa dạng, đồi núi chiếm 3/4 diện tích, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác tiềm năng đất đai với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, thường gây ra các thiên tai như lũ quét, sạt lở đất... Tuy nhiên với đặc điểm địa hình đa dạng, tiềm năng đất đai phong phú, có điều kiện phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đa dạng hóa cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh, trồng nguyên liệu, đây cũng là yếu tố quan trọng góp phân tăng tính đa dạng sinh học, đa dạng hệ sinh thái của tỉnh. * Khí hậu: Khí hậu của Quảng Ninh thuận lợi cho sản xuất, đa dạng các loại cây trồng nông - lâm nghiệp song hạn chế chính của khí hậu là: lượng mưa lớn lại tập trung theo mùa gây xói mòn và rửa trôi lớn ở những vùng núi cao dốc, các lưu vực sông suối do đó cần tạo ra những vùng phòng hộ đầu nguồn để giữ đất, giữ nước và phát triển sản xuất nông lâm nghiệp. * Sông ngòi và chế độ thuỷ văn: Quảng Ninh có đến 30 sông, suối dài trên 10km nhưng phần nhiều đều nhỏ. Tất cả các sông suối ở Quảng Ninh đều ngắn, nhỏ, độ dốc lớn. Lưu lượng và lưu tốc rất khác biệt giữa các mùa. Mùa đông, các sông cạn nước, có chỗ trơ ghềnh đá nhưng mùa hạ lại ào ào thác lũ, nước dâng cao rất nhanh. Lưu lượng mùa khô 1,45m3/s, mùa mưa lên tới 1500m3/s, chênh nhau 1.000 lần. * Đất đai: Tính đến 01/10/1998, diện tích tự nhiên toàn tỉnh Quảng Ninh là 611.081,3 ha. Trong đó đất nông nghiệp 243.833,2 ha, đất chuyên dùng 36.513 ha, đất ở 6.815,9 ha, đất chưa sử dụng 268.158,3 ha. Đến 31/12/2017, tổng diện tích đất tự nhiên tỉnh Quảng Ninh là 617.821 ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 61.084ha (chiếm 9,9%); đất lâm nghiệp 372.830 ha (chiếm 60,3%); đất chuyên dùng 44.782 ha (chiếm 7,2%); đất ở 8.185 ha (chiếm 1,3%). * Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số và lao động Tính đến năm 2016, dân số toàn tỉnh Quảng Ninh có 1.245.200 người, mật độ dân số đạt 202 người/km². Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 12,2‰. Quảng Ninh có 22 dân tộc, song chỉ có 6 dân tộc có hàng nghìn người trở lên, cư trú thành những cộng đồng và có ngôn ngữ, có bản sắc dân tộc rõ nét. - Tình hình phát triển kinh tế Quảng Ninh là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đồng thời là một trong bốn trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long đã hai lần được UNESCO công nhận về giá trị thẩm mĩ và địa chất, địa mạo. Quảng Ninh có nhiều Khu kinh tế, Trung tâm thương mại 8
- Móng Cái là đầu mối giao thương giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc và các nước trong khu vực. - Tình hình các cơ sở hạ tầng Hệ thống giao thông của tỉnh Quảng Ninh rất phong phú bao gồm giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, đường biển, và các cảng hàng không. Quảng Ninh có hệ thống cơ sở vật chất của ngành y tế, giáo dục được đầu tư đáp ứng yêu cầu khám chữa bệnh và học tập của nhân dân và các du khách trong và ngoài nước. Thông tin văn hóa trong tỉnh đạt kết quả tốt; 100% số xã, phường, thị trấn có điểm bưu điện văn hóa và đều thu được tín hiệu phát thanh và truyền hình. Mạng lưới bưu điện văn hóa xã được củng cố với các tài liệu thông tin, tuyên truyền và các tài liệu hướng dẫn sản xuất nông, lâm nghiệp... Quảng Ninh là một trong những tỉnh phát triển thông tin liên lạc vào loại nhanh và hiệu quả. Một thực tế hiển nhiên là đời sống của một bộ phận không nhỏ người dân trên địa bàn toàn tỉnh phải dựa vào tài nguyên thiên nhiên thông qua các hoạt động khai thác lâm sản làm nhà, chất đốt, thuốc chữa bệnh, thức ăn hằng ngày, khai phá đất đai làm nương rẫy sản xuất lương thực,... Tài nguyên thiên nhiên trong vùng đệm với nhiều loại có giá trị thương phẩm cao nên khi nhu cầu thị trường đòi hỏi đã thôi thúc nhiều người dân, các tổ chức trong và ngoài địa bàn khai thác dưới mọi hình thức, cả lén lút và công khai, cả hợp pháp và bất hợp pháp. Có thể khẳng định, tài nguyên thiên nhiên đang bị sức ép rất lớn từ nhiều phía, nhất là cộng đồng người dân địa phương. 73% số người được phỏng vấn trả lời hiện nay hộ gia đình mình có khai thác các nguồn lợi tự nhiên từ rừng, tại khu vực có tính đa dạng sinh học cao. Số lần vào rừng trung bình là 2-4 lần/tháng. Thời gian tập trung vào rừng đông nhất là các tháng thiếu đói trước thu hoạch. Đối tượng vào rừng nhiều nhất là các hộ nghèo đói, thiếu lương thực. Các sản phẩm khai thác gồm các loài cây, con lâm sản ngoài gỗ. Trong bối cảnh hiện nay, công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên càng đặt ra nhiều vấn đề bức thiết hơn và không chỉ gói gọn trong các hoạt động chuyên biệt mà còn đòi hỏi ở mức độ bảo tồn cao hơn như bảo tồn cấp độ vùng với nhiều bên cùng tham gia và lồng ghép nhiều lĩnh vực hoạt động như một sự điều phối giữa lợi ích bảo tồn và phát triển theo hướng bền vững. Cộng đồng địa phương được đánh giá có tính quyết định cao để bảo tồn và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn toàn tỉnh. 2.1.2. Khái quát về bảo tồn đa dạng sinh học ở Quảng Ninh Tại tỉnh Quảng Ninh, bảo tồn ĐDSH luôn được trú trọng. Tỉnh đã nỗ lực thực hiện các giải pháp bảo tồn ĐDSH qua các đề tài, dự án, phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể liên quan trong thực hiện giám sát, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái, khu bảo tồn thiên nhiên, các loài sinh vật,… Bên cạnh đó,nhờ những chính sách, giải pháp đúng đắn trong bảo tồn ĐDSH đã mang lại cho tỉnh Quảng Ninh nguồn tài nguyên sinh học phong phú như hiện nay. Cụ thể: về đa dạng các hệ sinh thái, loài sin vật, nguồn gen, … 9
- 2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.2.1. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam Nhận thức được tầm quan trọng của công tác bảo tồn ĐDSH, Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia tích cực các hiệp ước quốc tế về ĐDSH như: Công ước về các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (RAMSAR); Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)… Việt Nam cũng ban hành nhiều bộ luật quan trọng trong lĩnh vực quản lý tài nguyên thiên nhiên như: Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường; Luật Thủy sản... Đặc biệt, Luật Đa dạng sinh học năm 2018 đã mở ra một bước ngoặt đối với công tác bảo tồn ĐDSH; là văn bản pháp lý cao nhất, điều chỉnh toàn diện nhất về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật, các loài nguy cấp quý hiếm; đã xác định các nguyên tắc và ưu tiên bảo tồn ĐDSH của các cấp, từ bộ ngành đến địa phương; tạo cơ sở pháp lý để cộng đồng tham gia bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên thông qua các cơ chế mới về đồng quản lý và chia sẻ lợi ích. Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã tham gia hoặc ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến ĐDSH. 2.2.2. Thực trạng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bản tỉnh Quảng Ninh Thực hiện Luật ĐDSH 2018 và các văn bản quan trọng của Chính phủ như Chiến lược quốc gia về ĐDSH đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định 1250/QĐ- TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng chính phủ), Kế hoạch hành động quốc gia về ĐDSH đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện công ước ĐDSH và nghị định thư Cartagena về an toàn sinh học (Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31/5/2007)..., HĐND và UBND tỉnh Quảng Ninh, các Sở ban ngành liên quan và UBND các địa phương trong tỉnh đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện. 2.3. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.3.1. Tuân thủ pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Các cơ quan quan lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh luôn nỗ lực tuân thủ các quy định về bảo tồn ĐDSH , tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục cộng đồng nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật về bảo tồn ĐDSH qua các hoạt động cụ thể: Tổ chức quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại tỉnh Quảng Ninh ngày càng được kiện toàn, tinh gọn, chuyên sâu, hoàn thiện từ cấp tỉnh tới cấp huyện. Đến nay, 100% khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh đã thành lập Ban quản lý khu bảo tồn, trong đó có 01 Ban quản lý Vườn quốc gia Bái Tử Long là đơn vị trực thuộc UBND tỉnh, 01 Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử là đơn vị trực thuộc UBND thành phố Uông Bí, 01 Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng trực thuộc Chi cục Kiểm lâm (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn). 02/03 Ban quản lý khu bảo tồn (Vườn Quốc gia Bái Tử Long và Rừng Quốc gia Yên Tử) đã có các hạt kiểm lâm trực thuộc, riêng Ban Quản lý Khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng chưa thành lập được Hạt kiểm lâm, việc xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Hạt kiểm lâm huyện Hoành Bồ. 10
- 2.3.2. Thi hành pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Các chủ thể quản lý về bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, … và toàn thể các cá nhân, tổ chức tích cực trong thực hiện nghĩa vụ pháp lý quy định về bảo tồn ĐDSH. Về công tác bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên *Kết quả bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên - Quản lý bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên: Tỉnh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên, như thực hiện các đề tài, dự án về điều tra các nguồn tài nguyên thiên nhiên, giám sát, phục hồi, phát triển các hệ sinh thái tự nhiên; Thực hiện thẩm định, đánh giá, dự báo tác động của các dự án phát triển kinh tế xã hội đối với đa dạng sinh học và các hệ sinh thái; bảo vệ và phát triển rừng, thực hiện nâng dần độ che phủ rừng toàn tỉnh. - Quản lý, bảo tồn các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh: Toàn tỉnh hiện có 03 khu bảo tồn thiên nhiên và 01 Di sản thiên nhiên thế giới. Việc quản lý bảo tồn đa dạng sinh học tại các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh theo Luật Đa dạng sinh học, các văn bản hướng dẫn Luật và quy chế quản lý khu bảo tồn được quan tâm và đang từng bước đạt hiệu quả. - Kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học loài sinh vật: Tỉnh Quảng Ninh có đa dạng phong phú các loài sinh vật với các thứ bậc khác nhau, tỉnh đã thực hiện các giải pháp bao gồm cả bảo tồn tại chỗ và bảo tồn chuyển chỗ nhiều loài đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị đã được phát hiện. - Kết quả kiểm soát loài ngoại lai: Trên toàn tỉnh đã xác định được 15 loài ngoại lai xâm hại theo thông tư liên tịch số 27/2013/TTLT-BTNMT-BNNPTNT, ngày 26/9/2013 của liên Bộ: Tài nguyên và Môi trường và Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. *Kết quả thực hiện công tác bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền: - UBND Tỉnh đã phê duyệt Đề án khung các nhiệm vụ bảo tồn nguồn gen cấp tỉnh giai đoạn 2015-2020 tại Quyết định số 2415/QĐ-UBND ngày 12/9/2013. - Ngoài ra, từ năm 2011-2013, Trung tâm Khoa học và sản xuất Lâm nông nghiệp Quảng Ninh chủ trì thực hiện nhiệm vụ Thu thập, lưu giữ nguồn gen và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn và phát triển một số loài lan quý ở Quảng Ninh với kinh phí 1.868 triệu đồng trong đó kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học là 1.567 triệu đồng. - Về quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học: Toàn tỉnh chỉ có 1 mô hình thử nghiệm giống Ngô biến đổi gen NK4300 Bt/GT với quy mô thử nghiệm: 5kg giống/ 0,2ha, do UBND huyện Hải Hà, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp Trung tâm khuyến nông tỉnh quản lý rủi ro theo quy trình, quy định tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà. Về kết quả hoạt động quốc tế về bảo tồn đa dạng sinh học Hoạt động hợp tác quốc tế trong quản lý bảo tồn đa dạng sinh học là một trong những lĩnh vực được tỉnh quan tâm ưu tiên thúc đẩy và đạt được một số thành tựu như: đã phối hợp cùng Trung tâm Đa dạng sinh học ASEAN (ACB) trong lập, thẩm định, trình duyệt Hồ sơ đề cử Vườn quốc gia Bái Tử Long thành Vườn Di sản ASEAN; cử cán bộ tham dự Hội nghị công viên di sản ASEAN (2016) do ACB chủ trì; phối hợp Bộ 11
- Tài nguyên và Môi trường mời chuyên gia/ lãnh đạo các tổ chức quốc tế, trong đó có ACB tới tham dự các hoạt động quốc gia kỷ niệm ngày quốc tế đa dạng sinh học năm 2017 tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh… Ngoài ra, đã phối thực hiện dự án; phối hợp điều tra nghiên cứu loài sinh vật tại khu bảo tồn trong tỉnh; hỗ trợ nghiên cứu nhân nuôi các loài sinh vật quý, hiếm có giá trị của tỉnh; tham dự Hội thảo/ hội nghị quốc tế… với các Tổ chức quốc tế như: Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế, Tổ chức JICA (Nhật Bản); Viện Động vật Xanh Pê-téc-bua (Nga); Vườn thú Cologne (Cộng hòa liên bang Đức). Về công các tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bảo tồn ĐDSH Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH, sau khi Luật ĐDSH được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008, tỉnh Quảng Ninh đã quan tâm tổ chức quán triệt, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật từ cấp tỉnh tới cơ sở bằng nhiều hình thức: ban hành các văn bản thông báo, chỉ đạo thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn, thi hành Luật. In ấn, phát hành Luật ĐDSH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật phát cho các cơ quan quản lý của tỉnh và cơ sở. Tổ chức giới thiệu, phổ biến Luật ĐDSH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành trên các phương tiện thông tin đại chúng (Đài phát thanh và truyền hình Quảng Ninh; Báo Quảng Ninh, Loa phát thanh tại các thôn, bản, khu phố...). Tổ chức/ phối hợp tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tọa đàm trao đổi, thảo luận, các lớp tập huấn về Luật ĐDSH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành. Thực hiện lồng ghép nội dung Luật ĐDSH và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các hội nghề nghiệp. 2.3.3. Sử dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Có thể dẫn chứng qua việc nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học được tập trung triển khai tại các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh như: Vườn quốc gia Bái tử Long, Vịnh Hạ Long, Khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn - Kỳ Thượng. Ngoài ra, một số Sở, ngành, địa phương đã chủ động triển khai nhiều đề tài, dự án về bảo vệ các hệ sinh thái, loài, nguồn gen có đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm, có giá trị kinh tế và giá trị bảo tồn. Trong giai đoạn năm 2015-2018, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh triển khai 02 dự án Lập Quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; dự án Thành lập khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh..., Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu UBND tỉnh triển khai dự án Quy hoạch thành lập khu bảo tồn biển Cô Tô- đảo Trần... 2.3.4. Áp dụng pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh Về công tác thanh tra, kiểm tra Từ năm 2008 đến nay, Cục Hải quan tỉnh đã chủ trì, phối hợp bắt giữ 28 vụ/ 24 đối tượng; thu giữ 645 cá thể Tê Tê (tương đương 2.606 kg); 1232 kg thịt Tê Tê, 3.305 kg vẩy Tê Tê; 1.045 Kg vảy Tê Tê và mai Víc; 3816 cá thể rắn hổ mang, ráo tra, ráo thương, hổ mang chúa; 32 chiếc chân tay gấu; 3 cá thể gấu đen; 2.009 kg ngà voi; 1.181 kg trang sức ngà voi; 5.801 kg san hô đen; 127 cá thể rùa; 2.386 kg vỏ trai tai tượng; 250 kg gỗ sưa; 23.420 kg gỗ gốc hương. 12
- Ngoài ra, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với các ngành liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát và đã phát hiện, xử lý hàng nghìn vụ vi phạm pháp luật về bảo tồn ĐDSH. Ngoài ra, UBND cấp huyện, Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên trong tỉnh cũng đã chỉ đạo các trực thuộc thường xuyên rà soát, tổ chức các đợt kiểm tra phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học như: săn bắt, khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép gỗ, động vật hoang dã/ bộ phận cơ thể, nguy cấp, quý, hiếm; khai thác đánh bắt bằng phương tiện hủy diệt… Đồng thời, qua kiểm tra, giám sát các ngành, địa phương đã hướng dẫn các cá nhân, đơn vị chấp hành và thực hiện đúng quy định tại Luật Đa dạng sinh học và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Về bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực thực hiện các biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái tự nhiên, như (1) thực hiện điều tra, khảo sát hiện trạng các hệ sinh thái, tiến hành khoanh vùng bảo vệ và vùng bảo vệ có thời hạn; (2) ban hành văn bản chỉ đạo bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng; tăng cường quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, rừng đầu nguồn, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ngập mặn; bảo vệ nguồn lợi thủy sản...; (3) đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng…; (4) bố trí hệ thống trạm gác tại các cửa rừng, tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng…; (5) phổ biến, tuyên truyền cộng đồng khai thác bền vững, không sử dụng phương pháp, công cụ khai thác mang tính hủy diệt; (6) nâng cao chất lượng thẩm định tác động của các hoạt động phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu các hoạt động phát triển kinh tế xã hội triển khai đầy đủ các biện pháp bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học khi chuẩn bị, lập và đưa vào hoạt động...; (7) thực hiện lồng ghép nhiệm vụ bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch sử dụng đất (giai đoạn 2016 - 2020) và các quy hoạch chuyên ngành; (8) xây dựng, triển khai các dự án nghiên cứu giám sát, phục hồi nhằm bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên của tỉnh: Một số dự án như: “Nghiên cứu khả năng phục hồi hệ sinh thái san hô và triển khai mô hình quản lý cộng đồng tại quần đảo Cô Tô” do Sở Nông nghiệp và Nông thôn chủ trì thực hiện; “Nghiên cứu giá trị hệ sinh thái Tùng, Áng trong lòng núi đá vôi, núi đất xen kẽ núi đá vôi tại Vườn quốc gia Bái Tử Long” do Ban Quản lý Vườn quốc gia thực hiện từ năm 2018 - 2019 (Quyết định số 1297/QĐ-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh)... Về kiểm soát các hoạt động gây tác động xấu đến đa dạng sinh học UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương phúc đáp, hướng dẫn các cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm việc bảo tồn đa dạng sinh học theo Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Đa dạng sinh học 2018 và chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đa dạng sinh học 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, đặc biệt là trong quá trình lựa chọn địa điểm, thiết kế quy hoạch, thi công và quản lý hoạt động chuẩn bị, thi công và khi dự án đi vào hoạt động… Nâng cao chất lượng công tác dự báo, đánh giá tác động và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường/ kế hoạch bảo vệ môi trường/ cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án có sử dụng hoặc có thể tác động tới diện 13
- tích, chất lượng các hệ sinh thái rừng (như rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ), hệ sinh thái bãi triều, vùng đệm và khu bảo tồn; tăng cường rà soát, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước và pháp luật quy định về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và các văn bản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (, đảm bảo quản lý, giám sát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng rừng tại các địa phương và theo các dự án; và kiên quyết nói “không” với các dự án ảnh hưởng đến môi trường... thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, nâng dần độ che phủ rừng toàn tỉnh… đảm bảo các mục tiêu phát triển rừng tỉnh đã đề ra. Tăng cường tuần tra, phối hợp liên ngành, có sự tham gia của cộng đồng (Ban quản lý các khu bảo tồn tổ chức ký quy chế phối hợp bảo vệ rừng với chính quyền cấp xã tại khu vực vùng đệm; quy chế phối hợp với cơ quan kiểm lâm cấp huyện, công an, ban chỉ huy quân sự… để quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, bảo tồn thiên nhiên…), nhằm kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại đến đa dạng sinh học. Về kiểm soát dịch bệnh, loài ngoại lai xâm hại, có nguy cơ xâm hại: Trong những năm qua không xảy ra dịch bệnh, không xuất hiện loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trong ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên. Tại các địa phương, vẫn còn xảy ra dịch bệnh tại các khu vực nuôi trồng nhân tạo, tập trung (dịch bệnh tại các đầm nuôi tôm..), đã phát hiện được 15 loài ngoại lai xâm hại và có nguy cơ xâm hại trên địa bàn tỉnh. Về quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học: Tới nay, toàn tỉnh chỉ có 1 mô hình thử nghiệm giống Ngô biến đổi gen NK4300 Bt/GT với quy mô thử nghiệm: 5kg giống/ 0,2ha, do UBND huyện Hải Hà, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam phối hợp Trung tâm khuyến nông tỉnh quản lý rủi ro theo quy trình, quy định tại xã Quảng Thịnh, huyện Hải Hà. Về bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu Tỉnh đã chỉ đạo và các cơ quan đơn vị đã thực hiện lồng ghép các nhiệm vụ về biến đổi khí hậu trong quá trình lập các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành trong đó có quy hoạch về bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học của tỉnh Quảng Ninh, của Vườn Quốc gia Bái Tử Long… Đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung nhiều giải pháp ứng phó, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu như: tăng cường năng lực về ứng phó biến đổi khí hậu cho cán bộ quản lý, cộng đồng; tăng cường năng lực bảo vệ và phát triển các hệ sinh thái nhạy cảm như: rừng tự nhiên (đầu tư hệ thống phòng cháy, chữa cháy rừng…), rừng ngập mặn, chương bãi (đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, trồng và bảo vệ rừng ngập mặn…); thực hiện quy hoạch hoàn thiện ranh giới khu bảo tồn, tăng cường giám sát đa dạng sinh học, đánh giá mức độ biến đổi đa dạng sinh học… làm cơ sở để xác định thiệt hại và đề xuất biện pháp bảo tồn đa dạng sinh học trong bối cảnh biến đổi khí hậu. 2.4. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 2.4.1. Ưu điểm và nguyên nhân *Ưu điểm và nguyên nhân của pháp luật về bảo tồn ĐDSH 14
- Pháp luật về bảo tồn ĐDSH tại Quảng Ninh được áp dụng thực hiện theo những quy định chung về bảo tồn ĐDSH của cả nước như: Luật ĐDSH năm 2018, các Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật đã có nhiều quy định phù hợp với thực tiễn ĐDSH từ đó góp phần bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh nói riêng. Các văn bản pháp lý do Tỉnh ban hành đã được thực hiện nghiêm chỉnh và mang lại nhiều thành quả như đã trình bày tại mục 2.2.2. Các cơ quan có thẩm quyền đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết tạo hành lang pháp lý tương đối đầy đủ, phù hợp với tình hình thực tế của Tỉnh từ đó bảo vệ hành lang da dạng sinh học của tỉnh và sinh kế của nhân dân. Các quy định về hành vi bị nghiêm cấm và chế tài xử phạt tương đối khả thi trong thực tế nên đã mang lại những hiệu quả đáng kể về bảo tồn ĐDSH. Những ưu điểm trên xuất phát từ sự quan tâm của các cấp chính quyền đối với bảo tồn ĐDSH, ý chí thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH với đầy đủ các nội dung: tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Bên cạnh đó không thể không kể đến sự đóng góp của các công dân và tổ chức góp phần không nhỏ trong hoàn thiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH. *Ưu điểm và nguyên nhân của thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH Thứ nhất, nhận thức về bảo tồn ĐDSH bước đầu có chuyển biến tại một số bộ phận nhân dân và cán bộ quản lý; đa dạng sinh tại các khu bảo tồn được tăng cường quản lý, bảo vệ; bước đầu được khai thác và sử dụng cho phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân (như phát triển hoạt động du lịch cảnh quan, du lịch sinh thái, bảo tồn loài…); hệ thống tổ chức quản lý ĐDSH được hình thành tại cấp tỉnh (phòng Đa dạng sinh học thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường (với 03 người trong đó 02 biên chế); phòng quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên thuộc Chi cục Kiểm lâm - Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn)… Việc thực hiện Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã có sự chuyển biến ban đầu trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH của tỉnh; đạt một số kết quả nêu trên, góp phần bảo tồn ĐDSH tại các khu bảo tồn tại tỉnh Quảng Ninh (ĐDSH tại vịnh Hạ Long, Bái Tử Long..đã được quan tâm giữ gìn và tôn tạo cảnh quan môi trường, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới – Vườn Quốc gia Bái tử Long - Vườn Di sản Asean…). Thứ hai, công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong đó có lĩnh vực công nghệ sinh học đã được tỉnh đặc biệt quan tâm, Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết số 04- NQ/TU ngày 5/5/2012 về việc phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2011 - 2015, định hướng đến năm 2020, Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác khoa học công nghệ với các đơn vị nghiên cứu ở Trung ương trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái như: Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam… Thứ ba, quan tâm đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản đối với đa dạng sinh học loài, hệ sinh thái; hàng năm thực hiện kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp rừng, triển khai điều tra hiện trạng sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, đảo trên địa bàn tỉnh,… 15
- Thứ tư, tập trung xây dựng các mô hình để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phương thức canh tác, ứng dụng công nghệ sinh học, quy trình sản xuất tiên tiến theo hướng an toàn thực phẩm (Quy trình Vietgap) nhằm tạo ra vùng sản xuất hàng hóa: Vùng chuyên canh cây lúa, vùng rau an toàn, vùng trồng hoa thương mại, vùng trồng cây dược liệu, vùng trồng cây nguyên liệu, vùng chăn nuôi tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản… Thứ năm, chú trọng xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bộ máy cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học. Nhằm tạo bước chuyển biến mới về chất lượng và hiệu quả trong công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; khuyến khích đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học tự học, nghiên cứu kỹ năng quản lý nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, do đó công tác tham mưu và thực thi công vụ từng bước được nâng lên, cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Thứ sáu, tỉnh Quảng Ninh đã tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản (như trụ sở làm việc, hệ thống vườn ươm, phòng thí nghiệm, trung tâm cứu hộ, bảo tàng, cơ sở hạ tầng cho phòng cháy chữa cháy rừng, đê và các hạng mục bảo vệ bảo vệ đê điều...), trang sắm trang thiết bị (phương tiện: như ô tô, tàu công tác...; quân phục, máy móc và thiết bị đo, phân tích hiện trường; máy móc và trang thiết bị thí nghiệm trong phòng...) phục vụ cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy, hải sản; bảo tồn đa dạng sinh học. Thứ bảy, toàn tỉnh đã và đang triển khai các nhiệm vụ chi cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học từ các nguồn kinh phí sau: ngân sách nhà nước (như: vốn đầu tư và xây dựng cơ bản; sự nghiệp môi trường; sự nghiệp kinh tế; sự nghiệp khoa học; nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng...), nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức trong nước và quốc tế. Thứ tám, về nguồn nhân lực: Trong thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chú trọng kiện toàn, phát triển đội ngũ cán bộ làm côn tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học của tỉnh. Theo đó, thực hiện Thông tư liên tịch số 50/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nội vụ “Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND tỉnh thành phố trung ương, Phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh”, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 2055/2015/QĐ- UBND ngày 20/7/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh; Quyết định số 3295/2015/QĐ-UBND ngày 28/10/2015 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Chi cục Bảo vệ môi trường Quảng Ninh, trong đó, về cơ cấu tổ chức thành lập phòng chuyên môn về Quản lý đa dạng sinh học. Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của phòng Quản lý đa dạng sinh học thực hiện theo Quyết định số 428/QĐ-TNMT ngày 13/11/2015 của Sở Tài nguyên và Môi trường. Đến nay, phòng Quản lý đa dạng sinh học có 03 biên chế. Tiếp tục thực hiện Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25), các lực lượng là 16
- công tác quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản như: ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên, lực lượng kiểm lâm, kiểm ngư,... đang dần được kiện toàn, củng cố để nâng cao chất thực hiện nhiệm vụ. Để đạt được những thành tựu đáng kể trên do các nguyên nhân sau: Một là, nhờ vào sự lãnh đạo kịp thời, đúng đắn của Trung ương Đảng, Quốc Hội, Chính phủ; sự quan tâm của cấp ủy đảng và chính quyền ở địa phương đã đề ra được nhiều chủ trương, biện pháp cụ thể, thiết thực đối với việc thực hiện pháp luật về ÐDSH. Trong thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền đã có sự quan tâm nhất định về bảo tồn ÐDSH như: xây dựng, củng cố, kiện toàn tổ chức và hoạt động về bảo tồn ÐDSH, cấp kinh phí cho các hoạt động thực hiện pháp luật về bảo tồn ÐDSH, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đầu tư về cơ sở vật chất,… Hai là, sự nỗ lực, quyết tâm thực hiện pháp luật về ÐDSH của cơ quan quản lý cụ thể là Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Qảng Ninh, Phòng Tài nguyên và môi trường, Chi cục Kiểm lâm, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và sự phối hợp của các sở, ban ngành khác trong tỉnh. Ba là, sự ủng hộ, tinh thần, trách nhiệm thực hiện pháp luật của người dân về bảo tồn ÐDSH. Nhân dân đã không tiếc tiền của, công sức góp phần thực hiện các quy định theo yêu cầu của chính quyền và pháp luật. 2.4.2. Bất cập, hạn chế và nguyên nhân *Pháp luật về bảo tồn ĐDSH Bên cạnh những ưu điểm, pháp luật về bảo tồn ĐDSH còn tồn tại một số hạn chế như: Một số quy định chưa hợp lý, thiếu tính đồng bộ (ở các quy định không đề cập đến quyền tác giả đối với giống vật nuôi nhưng lại có quy định về giải quyết chanh chấp quyền tác giả giống vật nuôi); một số thuật nhữ như: bảo tồn tại chỗ, bảo tồn ngoại vi chưa được sử dụng thống nhấ gây khó khăn cho áp dụng pháp luật về bảo tồn ĐDSH; thiếu một số quy định quan trọng về tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích, quyền đối với giống vật nuôi, cơ chế kiểm soát các loài sinh vật lạ xâm hại,..; tính kịp thời của pháp luật về bảo tồn ĐDSH còn chưa cao. Còn tồn tại một số hạn chế của pháp luật về bảo tồn ĐDSH do việc nghiên cứu định hướng chính sách pháp luật về bảo tồn ĐDSH còn một số hạn chế, các quy định ban hành có tuổi thọ ngắn gây thiếu ổn định, nhất quán,… *Thực hiện pháp luật về bảo tồn ĐDSH Thứ nhất, có sự chồng chéo các quy định quản lý đa dạng sinh học trong các hệ thống pháp luật gây khó khăn cho việc thực hiện pháp luật. Các chính sách, quy định pháp luật chưa đồng bộ, công tác bảo tồn ÐDSH chưa được quan tâm đúng mức; vấn đề bảo vệ các loài hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm còn có sự chồng chéo về phân quyền, trách nhiệm quản lý giữa hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng văn bản triển khai Luật ÐDSH chưa đạt được sự thống nhất dẫn đến sự chậm ban hành các văn bản hướng dẫn, quản lý, bảo tồn các loài. Các hướng dẫn thực hiện các Luật nhằm bảo tồn ĐDSH còn thiếu và một số quy định đã bộc lộ những hạn chế trong thực tiễn. Các văn bản hướng dẫn cụ thể và thưc 17
- các yêu cầu của Luật Đa dạng sinh học vẫn đang trong quá trình xây dựng như Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính về ĐDSH, quy hoạch ĐDSH, quy chế quản lý khu bảo tồn, các hướng dẫn về tiếp cận nguồn gen, chia sẻ lợi ích, xây dựng và thống nhất quản lý cơ sở dữ liệu về ĐDSH và quản lý đầm ngập nước. Thứ hai, nguồn lực cho công tác bảo tồn còn một số hạn chế. Về nguồn nhân lực. Hệ thống tổ chức quản lý về ĐDSH được hình thành ở Trung ương và địa phương. Ở Trung ương là Cục bảo tồn ĐDSH thuộc Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Vụ Bảo tồn thiên nhiên thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ở địa phương có bộ phận tương ứng là Chi cục Bảo vệ môi trường, Chi cục Kiểm lâm làm nhiệm vụ bảo tồn ĐDSH, bảo tồn thiên nhiên. Về nguồn tài chính cho công tác bảo tồn ĐDSH còn nhiều hạn hẹp. Trong thời gian qua, đầu tư trực tiếp cho các hoạt động bảo tồn ĐDSH là rất thấp. Tại các Bộ ngành, địa phương tình trạng cũng tương tự. Các chương trình, dự án lớn có liên quan đến bảo tồn ĐDSH như Chương trình trồng mới năm triệu hecta rừng mặc dù có vốn đầu tư lớn nhưng tỷ trọng dành cho bảo tồn đa dạng sinh học quá thấp và gần như chưa quan tâm đến ĐDSH trong quá trình phủ xanh đất trống, đồi núi trọc. Trong thời gian qua, nhiều Chiến lược, Kế hoạch, chương trình về bảo tồn các thành phần ĐDSH được phê duyệt nhưng chưa thực sự có sự đầu tư phù hợp. Việc thực hiện các chính sách này còn thiếu tính chiến lược, thiếu sự phối hợp, đồng bộ dẫn tới tính hiệu quả thực thi thấp. Thứ ba, phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về đa dạng sinh học. Phân định trách nhiệm giữa Bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ quản lý nhà nước về ĐDSH và Bộ quản lý chuyên ngành còn chưa rõ ràng nên có sự chồng chéo trong quản lý với một số đối tượng; chưa có sự phối hợp, chia sẻ thông tin, nguồn lực nên hiệu quả quản lý bảo tồn ĐDSH chưa cao, nguồn lực bị phân tán. Quy định trên của Luật ĐDSH 2018 cũng đáp ứng tiêu chí phù hợp với tính đặc thù ĐDSH, đó là bao quát tất cả các hệ sinh thái tự nhiên, các loài và nguồn gen sinh vật mà không phân chia và phụ thuộc vào tính chất, loại hình của từng hệ sinh thái. Ngoài ra, cơ chế phối hợp đa ngành, liên ngành cũng thể hiện rất rõ trong các quy định của Luật ĐDSH 2018. Đây cũng là cách tiếp cận của Công ước ĐDSH đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Tuy nhiên, sự phân công trách nhiệm quản lý nhà nước đối với ĐDSH theo Luật ĐDSH 2018 lại chưa được rõ ràng, cụ thể và khả thi trên thực tế. Bởi vì tại khoản 3, điều 6 của Luật ĐDSH lại quy định “Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về đa dạng sinh học theo phân công của Chính phủ”, nên trách nhiệm của các bộ, ngành khác dù đang trong “chế độ chờ” sự phân công của Chính phủ nhưng vẫn thực hiện các hoạt động có liên quan đến bảo tồn ĐDSH theo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ đó. Thứ tư, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về đa dạng sinh học còn bộc lộ bất cập. Trong thời gian qua, các hành vi vi phạm về bảo tồn ĐDSH trong các lĩnh vực cụ thể được xử lý theo các luật và văn bản chuyên ngành. Ví dụ, xử lý vi phạm về an toàn 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 788 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 421 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 542 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 342 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 305 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 330 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 246 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 286 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án đầu tư ở Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex
1 p | 114 | 10
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 228 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển thương hiệu Trần của Công ty TNHH MTV Ẩm thực Trần
26 p | 99 | 8
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 264 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 199 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn