Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức – Từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
lượt xem 3
download
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, mục đích của luận văn là đề xuất và kiến nghị một số giải pháp đảm bảo công tác thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta nói chung và huyện Quốc Oai nói riêng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật hiến pháp và Luật hành chính: Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức – Từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA PHÙNG HUY GIÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ CÔNG CHỨC – TỪ THỰC TIỄN ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 2: TS. PHAN VĂN HÙNG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ... tầng ... nhà ... Hội trường bảo vệ Luận văn Thạc sĩ Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi ...h... ngày ... tháng ... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta đang bước vào giai đoạn quan trọng của công cuộc xây dựng vàhoàn thiện nhà nước pháp quyền, hiện đại, có hiệu lực, hiệu quả nhằm phục vụ nhân dân ngày càng được tốt hơn. Để có thể đạt được mục tiêu, phụ thuộc vào nhiều vấn đề, trong đó việc tuyển chọn vàbổ nhiệm đội ngũ cán bộ, công chức luôn làvấn đề trụ cột, cốt yếu, làmục tiêu quan trọng hàng đầu trong toàn bộ quátrình phát triển đất nước. Hiện nay, trên địa bàn huyện Quốc Oai, việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức được tổ chức triển khai tương đối chí nh xác; việc bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện đúng quy trình, căn cứ trên các văn bản luật và các văn bản hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền. Đối tượng được bổ nhiệm được lựa chọn kỹ càng, đáp ứng đầy đủ các điều kiện bổ nhiệm theo quy định, cóphẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp vìlýdo khách quan và chủ quan, việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức tại một số cơ quan, đơn vị vi phạm quy định của việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. Do đó, việc nghiên cứu thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Quốc Oai làvôcùng cần thiết để khắc phục những sai sót trong quá trì nh thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. Góp phần xây đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo quản lýgiỏi về chuyên môn, mạnh về quản lý. Vìvậy, đề tài: “Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức – Từ thực tiễn huyện Quốc Oai, Thành phố HàNội” được chọn làm luận văn thạc sĩ Luật. 2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Nhóm thứ nhất gồm các công trì nh nghiên cứu về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ, công chức quản lý nói chung, trong đó đề cập đến đội ngũ cán bộ, công chức dưới góc độ một bộ phận cấu thành của bộ máy hành chí nh nhà nước vàquy trình thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật hiện hành. Nhóm thứ hai bao gồm những bài viết, công trình nghiên cứu về pháp luật, về thực hiện pháp luật. Những bài viết, công trì nh này đề cập tới những vấn đề 1
- lý luận về pháp luật vàthực hiện pháp luật mà chưa đi sâu vào thực hiện pháp luật trong lĩnh vực bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý của chí nh quyền cấp Huyện. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu cơ sở lý luận vàphân tích làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản về thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay, mục đích của luận văn là đề xuất vàkiến nghị một số giải pháp đảm bảo công tác thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta nói chung vàhuyện Quốc Oai nói riêng, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. 3.2. Nhiệm vụ: - Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức; - Thứ hai: Phân tích, đánh giá, làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trên địa bàn huyện Quốc Oai; - Thứ ba: Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, góp phần cho công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức của các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện Quốc Oai vàchủ yếu đi sâu vào quy trình và điều kiện để bổ nhiệm cán bộ, công chức thuộc diện Ban Thường vụ huyện ủy Quốc Oai quản lý. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài - Nội dung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước thuộc UBND huyện Quốc Oai. - Không gian: Khối các cơ quan hành chính thuộc UBND huyện Quốc Oai (13 phòng chuyên môn). - Thời gian: Các số liệu, thông tin làm cơ sở được thu thập trong thời gian 5 năm (giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2017). 5. Phương pháp luận và Phương pháp nghiên cứu của luận văn 2
- 5.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về pháp luật về cán bộ, công chức vàbổ nhiệm cán bộ, công chức; bám sát nh hình thực tế và điều kiện kinh tế - xãhội tại huyện Quốc Oai. tì 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cơ bản là: phương pháp tra cứu tài liệu, phân tí ch vàtổng hợp, thống kê, so sánh. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Luận văn góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận vàthực tiễn của việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Quốc Oai. - Luận văn góp phần khẳng định yêu cầu thực tiễn phải thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức một cách hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch để tuyển chọn được nguồn nhân lực chất lượng cao vào làm việc tại các cơ quan nhà nước thuộc huyện Quốc Oai. - Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham cho những cán bộ, công chức huyện Quốc Oai trong việc tìm hiểu cũng như áp dụng đúng đắn các quy định của pháp luật trong hoạt động bổ nhiệm cán bộ, công chức. 7. Kết cấu của Luận Văn Ngoài phần mở đầu, kết luận vàdanh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lýluận về thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai. Chương 3: Quan điểm và giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức từ thực tiễn huyện Quốc Oai. 3
- CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 1.1. Những vấn đề chung về bổ nhiệm cán bộ, công chức và pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức vàbổ nhiệm cán bộ, công chức 1.1.1.1. Khái niệm cán bộ Hiện nay, về mặt chí nh thức, Cán bộ được ghi nhận trong khoản 1, điều 4, Luật Cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đó, “Cán bộ làcông dân Việt Nam, được bầu cử, phêchuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chí nh trị - xãhội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung làcấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung làcấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.” [28] 1.1.1.2. Khái niệm công chức Công chức được ghi nhận tại khoản 2, điều 4, Luật Cán bộ, công chức ban hành ngày 13/11/2008, có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đó, “Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chí nh trị - xãhội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân màkhông phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân màkhông phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp vàtrong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chí nh trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lýcủa đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” [27]. 1.1.1.3. Khái niệm bổ nhiệm cán bộ, công chức Ở đây, nếu hiểu một cách đơn giản thìbổ nhiệm làlựa chọn người để giữ chức vụ lãnh đạo cóthời hạn trong cơ quan, đơn vị. 4
- Theo Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo. Tại khoản 1 điều 2 quy định: “Bổ nhiệm làviệc người đứng đầu cơ quan cóthẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ lãnh đạo cóthời hạn trong cơ quan, đơn vị.”[33] Trong khi đó, Luật Cán bộ, công chức năm 2008 lại quy định:“Bổ nhiệm là việc cán bộ, công chức được quyết định giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc một ngạch theo quy định của pháp luật". [28] 1.1.2. Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.1.2.1. Khái niệm pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức là: hệ thống các quy tắc xử sự cótính chất bắt buộc chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ýchí của nhà nước nhằm đảm bảo việc lựa chọn nhân lực giữ một chức vụ lãnh đạo, quản lýmột cách hiệu quả, phùhợp, minh bạch, khách quan vàtrung thực; cán bộ, công chức được tạo điều kiện ứng tuyển chức danh lãnh đạo quản lý, thể hiện và chứng tỏ năng lực, trình độ của mình phù hợp với vị tríviệc làm một cách công bằng, bình đẳng. 1.1.2.2. Nội dung pháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức Pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức bao gồm những nội dung chí nh sau đây: Thứ nhất, Căn cứ bổ nhiệm cán bộ, công chức Thứ hai, nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, công chức Thứ ba, điều kiện bổ nhiệm cán bộ, công chức Thứ tư, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức Thứ năm, nguồn bổ nhiệm cán bộ, công chức Thứ sáu, quy trình tổ chức thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.2. Khái niệm, đặc điểm, hình thức, vai trò và nội dung của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức 1.2.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức Khái niệm “thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức” được hiểu như sau: “Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức làquátrì nh 5
- hoạt động cómục đích làm cho những quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức qua đó lựa chọn được đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, chất lượng cao, phù hợp, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị.” 1.2.1.2. Đặc điểm của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức - Về chủ thể: Chủ thể thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức mang tính đa dạng vàphong phú, bao gồm các cơ quan, tổ chức, cánhân khác nhau. Cụ thể bao gồm: Các cơ quan nhà nước; Các tổ chức chí nh trị, tổ chức chí nh trị xãhội (Đảng cộng sản Việt Nam vàcác cấp ủy tại các cơ quan, đơn vị, địa phương, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các Hội đặc thù.); Các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị; Các cán bộ, công chức vàcác cánhân cóquyền hạn khác trong việc thi hành pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức; Các cán bộ, công chức, cán bộ, công chức tham gia ứng tuyển. - Về phạm vi: Phạm vi thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức là môi trường và những giới hạn không gian, địa lý để các chủ thể tiến hành các hoạt động thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. - Về nội dung: Những nội dung không thể thiếu trong thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức bao gồm các biện pháp tổ chức triển khai thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức trong thực tiễn (các vấn đề cụ thể gồm điều kiện ứng tuyển, thẩm quyền bổ nhiệm, nội dung vànguồn bổ nhiệm, quy trình tiến hành bổ nhiệm....); tuyên truyền, phổ biến chí nh sách pháp luật về cán bộ, công chức nói chung và các quy định pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức nói riêng; hoạt động, chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức - những người liên quan đến việc thực thi pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. 1.2.2. Hình thức thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức Những hình thức thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức bao gồm bốn hì nh thức. Đó là: thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật vàáp dụng pháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức. 1.2.2.1. Thi hành pháp luật 6
- Thi hành pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức làhình thức thực hiện pháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức, trong đó các cơ quan, tổ chức, cánhân phải thực hiện nghĩa vụ của mình trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức bằng hành vi tích cực 1.2.2.2. Tuân thủ pháp luật Tuân thủ pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức làhình thức thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, trong đó các cơ quan, tổ chức, cánhân không tiến hành những hoạt động màpháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức cấm. 1.2.2.3. Sử dụng pháp luật Sử dụng pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức làhì nh thức thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức, trong đó các cơ quan, tổ chức, cánhân được thực hiện những hành vi màpháp luật về bổ nhiệm cho phép 1.2.2.4. Áp dụng pháp luật Áp dụng pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức làhì nh thức thực hiện pháp luật, trong đó, nhà nước , thông qua các cơ quan, tổ chức, cánhân có thẩm quyền tổ chức cho các cánhân, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật liên quan đến bổ nhiệm cán bộ, công chức. 1.2.3. Vai tròcủa thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức - Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức là phương thức để đường lối, chính sách, pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức đi vào thực tiễn đời sống xãhội. - Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức đảm bảo mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức phục vụ cho hoạt động các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị - Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức là cơ sở hoàn thiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. - Thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức làbiện pháp phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức và tăng cường pháp chế xãhội chủ nghĩa. 7
- 1.2.4 Nội dung của thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức - Thứ nhất, căn cứ bổ nhiệm: Khoản 1 điều 51 luật cán bộ công chức năm 2008; - Thứ hai, nguyên tắc bổ nhiệm: quy định tại Điều 3 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chí nh phủ về việc ban hành quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo; - Thứ ba, điều kiện bổ nhiệm cán bộ, công chức: Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND Thành phố HàNội về việc Ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện vàthị xã trên địa bàn thành phố HàNội; - Thứ tư, thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức: quy định tại điều 7, Quyết định số 43/2010/QĐ-UBND ngày 06/9/2010 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, luân chuyển chức danh Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và tương đương ở các Sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện vàthị xã trên địa bàn thành phố HàNội; - Thứ năm, nguồn bổ nhiệm cán bộ, công chức: việc bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện thông qua 02 nguồn (nguồn nhân sự tại nơi công tác vànguồn từ nơi khác). Mỗi nguồn bổ nhiệm đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Việc lựa chọn nguồn bổ nhiệm làdo người đứng đầu cơ quan, đơn vị căn cứ vào tình hình cụ thể để quyết định vàchịu trách nhiệm về quyết định của mình; - Thứ sáu, quy trình tổ chức thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức: quy định tại Điều 7, Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003; 1.3. Những yếu tố bảo đảm thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. 1.3.1. Sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức Hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức phụ thuộc rất lớn vào chất lượng, sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật hiện hành 8
- mang tí nh chuyên biệt về bổ nhiệm cán bộ, công chức, được thể hiện qua bốn tiêu chuẩn cơ bản là: tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp và trình độ kỹ thuật lập pháp của hệ thống pháp luật đó. 1.3.2. Phương thức và cơ chế thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức Phương thức và cơ chế thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức biểu hiện thông qua những vấn đề cơ bản như việc ban hành các văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành pháp luật; công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong xã hội; công tác tổ chức và chất lượng hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật; hoạt động, hành vi và năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp tham gia áp dụng pháp luật; chất lượng của các văn bản áp dụng pháp luật; các điều kiện vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác này... 1.3.3. Trình độ, năng lực, ýthức pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức vànhững cánhân khác tham gia công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức Việc thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức sẽ đạt được hiệu quả vàmục đích như mong muốn nếu ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của các cơ quan, tổ chức, các nhân được thể hiện đầy đủ, tự giác. Tiểu kết Chương 1 9
- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỔ NHIỆM CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TẠI HUYỆN QUỐC OAI 2.1. Tình hình thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai 2.1.1. Thực hiện quy định pháp luật về căn cứ bổ nhiệm cán bộ, công chức UBND huyện Quốc oai căn cứ vào các căn cứ sau đây để bổ nhiệm cán bộ, công chức: - Quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị: việc bổ nhiệm cán bộ, công chức phải căn cứ vào số lượng vị trí lãnh đạo, quản lýcủa từng cơ quan, đơn vị, không được bổ nhiệm vượt quásố lượng đã được quy định tại các Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; Bảng 2.1: Số lượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản lý theo quy định Cấp STT Tên phòng Cấp Phó Ghi chú Trưởng 1 Văn phòng HĐND&UBND 1 Không quá3 2 Phòng Nội vụ 1 Không quá3 3 nh – kế hoạch Phòng Tài chí 1 Không quá3 4 Phòng kinh tế 1 Không quá3 5 Phòng Quản lý đô thị 1 Không quá3 6 Phòng Tư pháp 1 Không quá3 7 Phòng tài nguyên và môi trường 1 Không quá2 8 Phòng Lao động – Thương binh 1 Không quá3 vàxãhội 9 Thanh tra huyện 1 Không quá2 10 Phòng giáo dục và đào tạo 1 Không quá3 11 Phòng Văn hóa – Thông tin 1 Không quá3 12 Phòng Y tế 1 Không quá2 - Cân đối nhân sự trong toàn huyện: Bên cạnh việc xác định đúng, đủ số lượng vị trícác chức vụ cán bộ, công chức lãnh đạo còn trống, cóthể bổ nhiệm, 10
- còn cần căn cứ vào sự cân đối nhân sự trong toàn huyện, công tác tinh giản biên chế, điều động, luân chuyển, nghỉ hưu đều ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức nói chung vàthực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức nói riêng. Bảng 2.2: Số lượng cán bộ, công chức nghỉ hưu giai đoạn 2012-2017 Số lượng nghỉ hưu Ghi chú STT Năm Trưởng phòng Phó trưởng phòng Chuyên viên 1 2012 1 1 3 2 2013 1 1 3 2014 4 4 2015 1 1 2 5 2016 1 6 2017 1 2 Tổng 3 5 10 Bảng 2.3 Số lượng cán bộ, công chức luân chuyển xuống xã giai đoạn 2012-2017 Số lượng luân chuyển xuống xã Ghi chú STT Năm Bí Thư Chủ tịch PhóChủ tích 1 2012 1 2 2013 3 2014 1 4 2015 5 2016 1 6 2017 7 7 Tổng 9 1 7 - Đề án vị tríviệc làm: Mục đích của đề án nhằm làm rõ từng công việc, nhóm công việc, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động các yếu tố ảnh hưởng đến vị tríviệc làm. Từ đó, xác định danh mục các vị tríviệc làm cần thiết trong đơn vị, số lượng người làm việc vàbiên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cần thiết; xây dựng bảng mô tả công việc cũng như khung năng lực của từng vị tríviệc làm và xác định chức danh nghề nghiệp tương 11
- ứng làm căn cứ cho tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động một cách khoa học, thống nhất vàhiệu quả. - Biên chế giao theo từng năm: tùy thuộc vào số biên chế của từng phòng ban màsố lượng cán bộ, công chức được bổ nhiệm. Dù không có quy định cụ thể nào về việc tổng số lượng cán bộ công chức lãnh đạo quản lýtrong một đơn vị không được nhiều hơn số chuyên viên, tuy nhiên việc số lượng lãnh đạo nhiều hơn chuyên viên cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bổ nhiệm. Bảng 2.4: Số lượng cán bộ, công chức lãnh đạo quản lýcác phòng ban Lãnh đạo Chuyên Ghi STT Phòng Trưởng Phó trưởng viên chú phòng phòng 1 Phòng Nội vụ 1 3 3 2 Phòng Y tế 1 1 1 3 Phòng Tư pháp 1 2 2 4 Phòng Lao động – 1 3 4 thương binh và xã hội 5 Thanh tra huyện 1 3 3 6 Phòng Văn Hóa - 1 3 3 Thông tin 2.1.2 Thực hiện quy định của pháp luật về nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, công chức Huyện Quốc Oai thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, công chức, cụ thể: - Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy Quốc Oai trực tiếp lãnh đạo công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm và luân chuyển đối với cán bộ, công chức theo phân cấp quản lý của Trung ương, Thành phố và đúng quy trình, quy định. Công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức do Thường trực Huyện ủy hội ý, thống nhất trước khi tổ chức họp Ban Thường vụ Huyện ủy để lấy ý kiến và tiến hành bỏ phiếu kín quyết định. - Công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức thực hiện theo nguyên tắc tập 12
- trung dân chủ, quyết định cuối cùng do tập thể Ban Thường vụ Huyện ủy biểu quyết bằng phiếu kín. Các đối tượng được bổ nhiệm đều có đủ điều kiện theo quy định, qua 02 bước kiểm soát hồ sơ của Phòng Nội vụ huyện và Ban Tổ chức Huyện ủy trước khi trình Thường trực Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy xem xét, quyết định. - Các vị trí được bổ nhiệm đều xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và điều kiện, tiêu chuẩn của công chức theo quy định của pháp luật. - Đảm bảo tính ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ công chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của huyện. 2.1.3. Thực hiện quy định pháp luật về điều kiện bổ nhiệm Trong các điều kiện, tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức cần có để thực hiện bổ nhiệm có thể được chia ra thành 02 nhóm điều kiện: nhóm điều kiện định lượng và nhóm điều kiện không thể định lượng, cụ thể: - Nhóm điều kiện định lượng bao gồm: + Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. + Không trong thời gian bị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đang thụ lýkiểm tra, thanh tra hoặc đề nghị xem xét, truy cứu trách nhiệm. + Có đầy đủ hồ sơ cá nhân được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác minh rõ ràng, trong đó có kê khai tài sản, nhà, đất theo quy định. + Có trình độ Tốt nghiệp Đại học trở lên (phù hợp với ngành, lĩnh vực được phân công. + Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ vàchức trách được giao. + Tuổi đời bổ nhiệm lần đầu không quá45 tuổi đối với chức danh Phó Trưởng phòng và tương đương; không quá 50 tuổi đối với chức danh Trưởng phòng và tương đương (đối với cả nam vànữ. - Nhóm điều kiện không thể định lượng bao gồm: + Phẩm chất chí nh trị + Đạo đức, lối sống + Phong cách làm việc 2.1.4. Thực hiện quy định pháp luật về thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức - Đối với nguồn nhân sự tại đơn vị: Ban Thường vụ huyện ủy họp ban chấp hành, xem xét, quyết định bỏ phiếu kín đối với nhân sự được Chủ tịch 13
- UBND huyện dự kiến bổ nhiệm. Nhân sự được bổ nhiệm phải được đa số các thành viên trong Ban Thường vụ huyện ủy nhất tríbằng phiếu kí n; Sau khi họp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ huyện ủy ban hành Thông báo Chủ trương của Ban Thường vụ huyện ủy về việc bổ nhiệm cán bộ, công chức. Sau khi có nghị quyết hoặc thông báo của Ban Thường vụ huyện ủy về công tác cán bộ; Phòng Nội vụ dự thảo quyết định bổ nhiệm trình Chủ tịch UBND huyện quyết định vàtổ chức triển khai quyết định. - Đối với nguồn nhân sự ngoài đơn vị: Sau khi có Nghị quyết hoặc Thông báo của Ban Thường vụ huyện ủy, Phòng Nội vụ dự thảo quyết định tiếp nhận vàbổ nhiệm cán bộ trì nh Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định vàtổ chức tiến hành triển khai quyết định. Như vậy, người kýquyết định tiếp nhận vàbổ nhiệm cán bộ, công chức làChủ tịch UBND huyện, nhưng việc Quyết định nhân sự có được tiếp nhận và bổ nhiệm hay không được bổ nhiệm do tập thể Ban Thường vụ huyện ủy xem xét, quyết định. Cơ chế bổ nhiệm cán bộ, công chức như vậy đảm bảo khách quan, công bằng vàminh bạch, tránh tì nh trạng chủ quan, duy ý chícủa riêng Chủ tịch UBND huyện. 2.2.5 Thực hiện pháp luật về nguồn bổ nhiệm cán bộ, công chức Huyện Quốc Oai thực hiện đúng các quy định của pháp luật về nguồn bổ nhiệm cán bộ, công chức từ 02 nguồn: nguồn nhân sự tại đơn vị và nguồn nhân sự từ nơi khác. Bảng 2.6. Danh sách nguồn nhân sự bổ nhiệm Ngày tháng TT Họ và tên Chức vụ Đơn vị công tác năm sinh Nguồn nhân sự tại đơn vị 1 Hoàng Minh Tưởng 06/10/1974 Trưởng phòng Y tế 2 Đào Thị Quỳnh 16/04/1987 Phó trưởng Y tế phòng 3 Nguyễn Khắc Thắng 20/04/1969 Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo 4 Nguyễn Thị Thanh 13/04/1975 Phó trưởng Giáo dục và Đào Hải phòng tạo 14
- 5 Dương Văn Túc 09/01/1982 Phó trưởng Quản lý đô thị phòng 7 Phùng Huy Diễn 15/9/1987 Phó trưởng Tài chính kế phòng hoạch Nguồn nhân sự từ ngoài đơn vị 1 Nguyễn Đạt Tuấn 21/09/1980 PhóChánh Văn phòng Văn phòng HĐND&UBND 2.2.6. Thực hiện quy định pháp luật về quy trình bổ nhiệm cán bộ, công chức - Đối với nguồn nhân sự tại nơi công tác: + Xây dựng đề án nhân sự về nguồn, số lượng, vị tríbổ nhiệm + Chủ tịch UBND cấp huyện lập Tờ trì nh nhân sự để trình Thường trực huyện ủy phêduyệt về chủ trương, số lượng vànguồn cán bộ dự kiến bổ nhiệm: + Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự + Chủ tịch UBND huyện trình Ban Thường vụ huyện ủy kết quả giới thiệu cán bộ, công chức bổ nhiệm. + Ban hành Quyết định bổ nhiệm - Đối với nguồn nhân sự tại nơi khác: + Xây dựng đề án nhân sự dự kiến tiếp nhận vàbổ nhiệm + Chủ tịch UBND cấp huyện lập Tờ trì nh nhân sự để trình Thường trực huyện ủy phêduyệt về chủ trương, số lượng vànguồn cán bộ dự kiến tiếp nhận vàbổ nhiệm. + Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự + Chủ tịch UBND huyện trình Ban Thường vụ huyện ủy kết quả giới thiệu cán bộ, công chức tiếp nhận vàbổ nhiệm. + Ban hành Quyết định tiếp nhận vàbổ nhiệm 2.3. Đánh giá kết quả thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức tại huyện Quốc Oai 2.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân * Ưu điểm - Không có vụ việc khiếu nại, tố cáo liên quan đến công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức. - 100% công chức, viên chức sau khi được bổ nhiệm được đánh giá hoàn 15
- thành tốt vàhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. - Việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ, công chức được thực hiện theo đúng quy trình, quy định, đúng thẩm quyền và điều kiện đối với công chức, viên chức được bổ nhiệm. - 100% đội ngũ công chức, viên chức nắm bắt được các quy định của pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức vàsử dụng để ứng tuyển cũng như học tập, trao dồi kinh nghiệm, kiến thức để đủ điều kiện tham gia ứng tuyển bổ nhiệm các vị trí lãnh đạo quản lý. - Phòng Nội vụ (cơ quan thường trực của UBND huyện trong công tác tham mưu về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại) thường xuyên phối hợp với Sở Nội vụ và UBND Thành phố trong việc cập nhật các văn bản quy phạm, các văn bản hướng dẫn mới của cơ quan cấp trên về công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kịp thời tuyên truyền, phổ biến đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động để biết vàsử dụng. - Phối hợp chặt chẽ với Ban tổ chức huyện ủy (cơ quan thường trực của Huyện ủy trong bổ nhiệm cán bộ, công chức) trong việc sử dụng pháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức, đảm bảo đúng quy định của pháp luật. * Nguyên nhân Có được những kết quả trên, làdo những nguyên nhân dưới đây: - Sự quan tâm, chỉ đạo của UBND Thành phố HàNội, Sở Nội vụ Thành Phố HàNội trong công tác thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. - Sự chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện trong công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức. - Sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các cơ quan, đơn vị (đặc biệt làBan Tổ chức Huyện ủy vàPhòng Nội vụ huyện) trong công tác cập nhật, ràsoát, bổ sung, tuyên truyền pháp luật bổ nhiệm cán bộ, công chức. - Sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện và các Tổ chức chí nh trị xãhội đối với hoạt động bổ nhiệm, bổ nhiệm lại. - Ý thức thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức trong toàn thể đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, đơn vị đã dần được nâng cao. - Các cán bộ quản lý, lãnh đạo cơ quan, đơn vị đã từng bước nhận thức được tầm quan trọng của bổ nhiệm đối với sự tồn tại, hiệu quả hoạt động của 16
- đơn vị mình để rồi quan tâm, chútrọng hơn đến công tác bổ nhiệm, gia tăng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý. - Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung và đội ngũ những người làm công tác tổ chức nói riêng tại huyện Quốc Oai được nâng cao trình độ, kiến thức vàkỹ năng qua từng năm, đóng góp nhiều vào thành công của việc bổ nhiệm cán bộ, công chức các cơ quan, đơn vị. 2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân * Hạn chế - Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển công chức lãnh đạo hiện nay chưa cóquy định về quy hoạch, luân chuyển công chức lãnh đạo vàcác chế độ, chí nh sách đối với công chức được điều động, luân chuyển. Điều này cũng chưa thực sự phùhợp vìviệc bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo cần phối hợp tốt với kế hoạch luân chuyển, điều động công chức. - Các tiêu chíbổ nhiệm còn chung chung, chưa thực sự gắn chặt với từng vị trícông việc mà chủ yếu theo chức danh. Trên thực tế, cùng chức danh là trưởng phòng nhưng trưởng phòng Nội vụ phải có tiêu chuẩn khác với trưởng phòng Tư pháp.... Do đó, một số công chức sau khi được bổ nhiệm khóthể hiện hết sở trường của mình hoặc gặp trở ngại trong quátrì nh quản lý. - Các tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm vẫn chủ yếu dựa vào trì nh độ được đào tạo vàthâm niên công tác chứ chưa thực sự chúýđến năng lực công tác, đặc biệt lànăng lực lãnh đạo do Việt Nam vẫn áp dụng mô hình công vụ thiên về chức nghiệp. Vìvậy, tại nhiều cơ quan hành chí nh nhànước, cán bộ trẻ, cónăng lực chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong bổ nhiệm. - Quy định bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo theo quy định hiện hành mất nhiều thời gian, phải xin ýkiến của nhiều cấp, nhiều nơi. Đặc biệt đối với các trường hợp phải xin ýkiến thường vụ huyện ủy, của đảng ủy địa phương nơi cư trú. Với những trường hợp công chức sống ở một nơi nhưng hộ khẩu thường trú lại ở nơi khác gặp nhiều khó khăn khi lấy xác nhận. Việc quy định lấy ýkiến của cấp ủy đảng tại địa bàn khi bổ nhiệm đối với công chức lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó làm cho công tác bổ nhiệm nhiều thời gian và công sức. Điều này càng thêm khókhăn khi thực hiện luân chuyển công chức lãnh đạo từ địa phương này sang địa phương khác hoặc từ cơ quan, đơn vị của huyện về các xã, thị trấn. 17
- n nhiệm đã thể hiện tí - Trong quy trình bổ nhiệm, việc lấy phiếu tí nh tích cực, dân chủ, phát huy trítuệ và sức mạnh tập thể nhằm hạn chế những biểu hiện độc đoán, chuyên quyền của lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều khi kết quả của việc thăm dò tín nhiệm chưa phản ánh đúng sự tí n nhiệm về năng lực vàphẩm chất đạo đức của người được lấy phiếu do chịu sự chi phối bởi các mối quan hệ cánhân. Ngoài ra, quy định này cũng có thể hạn chế tí nh chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của người điều hành. - Trong quy định về lấy phiếu tí n nhiệm của tập thể cán bộ chủ chốt không xác định rõ thành phần cán bộ chủ chốt. Do đó, mỗi cơ quan có thể xác định phạm vi cán bộ chủ chốt khác nhau. * Nguyên nhân Nguyên nhân đầu tiên và đặc biệt quan trọng dẫn tới những hạn chế làhệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về bổ nhiệm cán bộ, công chức bộc lộ nhiều bất cập trong áp dụng vào thực tiễn, tạo nhiều kẽ hở cho tiêu cực nảy sinh. Cùng với đó là hệ thống văn bản hướng dẫn các đơn vị thực hiện của huyện Quốc Oai chưa được thay thế, bổ sung trong giai đoạn mới để phù hợp với sự thay đổi liên tục của tình hình gây ra sự chồng chéo giữa các quy định của Trung ương và địa phương, gây ra sự lúng túng, khó khăn khi thực hiện pháp luật về bổ nhiệm cán bộ, công chức. Bên cạnh đó là trình độ vàý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công tác bổ nhiệm cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế dù đã có sự tiến bộ qua từng năm. Công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi pháp luật về cán bộ, công chức, về bổ nhiệm cán bộ, công chức ít được quan tâm. Việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác nhân sự chưa được Sở Nội vụ vàcác cơ quan quản lýtiến hành thường xuyên. Công tác chỉ đạo của UBND huyện, công tác tham mưu, hướng dẫn, kiểm tra của Sở Nội vụ vàthực hiện của các cơ quan đơn vị còn chậm chạp, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hì nh thực tiễn. Chất lượng của việc bổ nhiệm cán bộ, công chức ở Quốc Oai còn chưa đảm bảo hoàn toàn các nguyên tắc vàquy trình bổ nhiệm do tổ chức phân tán nhưng lại thiếu công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quátrình thực hiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ,công chức còn khálỏng lẻo, tạo cơ hội cho việc phát sinh những quyết định, 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 789 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 422 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 504 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 544 | 61
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Bài toán tìm đường ngắn nhất và ứng dụng
24 p | 344 | 55
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 527 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 343 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 308 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 331 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 350 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 287 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 247 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 229 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 220 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 265 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 233 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Kiểm tra thuế của Cục thuế tỉnh Điện Biên đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản
9 p | 16 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 202 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn