intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn "Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh" được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải pháp mang tính thực tiễn trong hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THANH HẬU THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH MÃ SỐ 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2024
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Nguyễn Huy Hoàng Phản biện 1: Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thị Diệu Oanh Phản biện 2: Tiến sĩ Lê Bí Bo Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 501, Nhà E - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số 10 Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh Thời gian: vào hồi 13 giờ 30, ngày 13 tháng 7 năm 2024 Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài luận văn Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm, nghĩa vụ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình, thể hiện thái độ của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước đối với Nhân dân - là những người là chủ và làm chủ đất nước. Tuy có vai trò quan trọng, nhưng sau hơn mười năm tổ chức thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011 cho đến nay, có thể thấy số lượng các văn bản, quy định pháp luật về khiếu nại vẫn còn hạn chế. Năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 124/2020/ NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Khiếu nại, thay thế cho Nghị định số 75/2012/NĐ-CP. Điểm mới nổi bật của Nghị định này có thể nói là đã bổ sung quy định về thừa kế quyền khiếu nại, những thay đổi còn lại nhìn chung chỉ tập trung vào các quy định về hình thức như hướng dẫn về các biểu mẫu, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại mà chưa thực sự giải quyết các vướng mắc, bất cập của thực tiễn mà các nhà nghiên cứu đã tổng hợp, đánh giá và đề xuất hoàn thiện pháp luật. Từ năm 2016 đến năm 2023, các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp nhận 2.369 đơn khiếu nại, trung bình mỗi năm nhận 296 đơn, nội dung khiếu nại tập trung trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; xử lý vi phạm hành chính, … Đây là địa phương có thực tiễn giải quyết khiếu nại phong phú, chưa được tác giả nào nghiên cứu, là một dữ liệu
  4. 2 thực tế có giá trị tin cậy cao để nghiên cứu, đánh giá và tiếp tục đóng góp những đề xuất hoàn thiện hệ thống pháp luật. Vì vậy, luận văn “Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” sẽ tiếp tục đánh giá, phân tích đầy đủ hơn từ lý luận đến thực tiễn để đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian tới. 2. Tình hình nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến pháp luật về khiếu nại trong thời gian vừa qua được nhiều tác giả, nhà nghiên cứu quan tâm, với nhiều nội dung, phương diện đa dạng, được nghiên cứu ở nhiều địa phương, đơn vị; qua đó đã có đề xuất nhiều giải pháp dưới góc độ quản lý nhà nước tại từng địa phương cụ thể. Đề tài “Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh” được thực hiện trên cơ sở tiếp thu, kế thừa những kết quả nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý về giải quyết khiếu nại và công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại, tham khảo những đề xuất về giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật. Ngoài ra, luận văn bổ sung một số kết quả nghiên cứu của bản thân từ thực tiễn tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp, phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, xác định nguyên nhân của thực trạng đó. Từ đó, đề xuất các giải pháp
  5. 3 hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải pháp mang tính thực tiễn trong hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Xác định và phân tích những vấn đề lý luận trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính; Phát hiện những vấn đề khó khăn, những vướng mắc, bất cập của đơn vị, địa phương trong thực tiễn công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính; Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quy định pháp luật trong thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính; Khuyến nghị một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh và những giải pháp bảo đảm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu từ năm 2016 đến năm 2023 về công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn bản, chủ trương của Đảng, pháp luật của nước ta hiện hành là cơ sở hoạch định cho việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề.
  6. 4 - Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp, thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích, kế thừa… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Luận văn giúp hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong phạm vi đơn vị hành chính huyện. - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Thứ nhất, đánh giá những thiếu sót, bất cập, lạc hậu của pháp luật hiện nay trong thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính để làm cơ sở đề xuất hoàn thiện các quy định pháp luật về hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Thứ hai, phát hiện những hạn chế, thiếu sót, bất cập trong thực tiễn hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, tác giả gợi mở một số biện pháp có thể nghiên cứu, thử nghiệm áp dụng tại địa phương để cải thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh. Ở những địa phương khác có những đặc điểm tương đồng cũng có thể vận dụng để nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại địa phương, đơn vị. Thứ tư, luận văn là nguồn tài liệu cung cấp cho việc nghiên cứu về hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian tới. 2. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được thiết kế thành 3 chương:
  7. 5 Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Chương 2: Thực trạng thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Quan điểm, giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  8. 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TẠI HUYỆN 1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính 1.1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính Thực hiện pháp luật là một trong những khái niệm cơ bản trong khoa học pháp lý, tuy được nhiều nhà nghiên cứu giải thích khác nhau nhưng tựu trung lại đều có bốn hình thức thực hiện pháp luật gồm tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật. Khiếu nại quy định trong Luật Khiếu nại năm 2011 được hiểu là khiếu nại hành chính, giới hạn đối với những khiếu nại phát sinh trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan hành chính nhà nước. Giải quyết khiếu nại theo quy định tại khoản 11 Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 là “việc thụ lý, xác minh, kết luận và ra quyết định giải quyết khiếu nại.”. Có thể khái quát về thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính như sau: Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính là quá trình hoạt động có mục đích để những quy định pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính đi vào cuộc sống, nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức dưới sự quản lý của cơ quan hành chính nhà nước, phát huy dân chủ và kiểm soát quyền lực nhà nước.
  9. 7 1.1.2. Đặc điểm thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính - Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính là hành vi, xử sự của các chủ thể dưới dạng hành động. - Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính chủ yếu được biểu hiện dưới hình thức sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. - Kết quả của việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính được biểu hiện thông qua việc ban hành quyết định giải quyết khiếu nại hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 1.1.3. Vai trò của thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính - Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khiếu nại và các quy định pháp luật khác vào đời sống thực tiễn. - Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính là một công cụ kiểm soát quyền lực nhà nước, chống sự lạm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. - Thông qua quá trình thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính, các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức được đảm bảo. - Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính góp phần hoàn thiện pháp luật về khiếu nại và các quy định pháp luật khác có liên quan.
  10. 8 1.2. Chủ thể, nội dung, phương thức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện 1.2.1. Trong công tác quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Ở cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại hành chính dưới sự tham mưu của Thanh tra cấp huyện, bao gồm việc ban hành các văn bản để thực hiện công tác giải quyết khiếu nại; tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật; hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ giải quyết khiếu nại; định kỳ theo quy định, tiến hành tổng hợp, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và tổng kết kinh nghiệm về công tác giải quyết khiếu nại tại địa phương. Ở cấp xã, Ủy ban nhân dân xã triển khai, thực hiện công tác giải quyết khiếu nại trong phạm vi địa lý của xã, tuyên truyền, phổ biến pháp luật và thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân huyện, Thanh tra huyện. 1.2.2. Trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện, chủ thể thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính gắn với chủ thể có quyền khiếu nại, chủ thể bị khiếu nại, chủ thể có thẩm quyền giải quyết và các chủ thể có quyền, nghĩa vụ liên quan. Trong quá trình tham gia vào hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính, mỗi chủ thể được pháp luật trao cho các quyền và nghĩa vụ được quy định tại Luật Khiếu nại năm 2011. Họ tham gia vào một phần hoặc toàn bộ quá trình giải quyết khiếu nại hành chính theo trình tự, thủ tục nhất định.
  11. 9 1.2.3. Trong công tác phối hợp giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Ở cấp xã có sự phối hợp giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, công chức tham mưu giải quyết khiếu, các bộ phận tham mưu ban hành, bộ phận tổ chức thực hiện quyết định hành chính bị khiếu nại,… Ở cấp huyện có sự phối hợp giữa Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, cơ quan được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại, các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan như Ủy ban nhân dân xã, thị trấn, các phòng, ban chuyên môn, cơ quan giám định,… để phối hợp xác minh, cung cấp thông tin. 1.2.4. Trong công tác tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật tại huyện Theo Điều 45 Luật Khiếu nại năm 2011, chủ thể có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật bao gồm: Người giải quyết khiếu nại, Người khiếu nại, Người bị khiếu nại, Người có quyền, nghĩa vụ liên quan, Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể được quy định cụ thể tại Chương V Nghị định số 124/2020/NĐ-CP. 1.2.5. Trong hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính Công tác giám sát đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước nói chung, giám sát đối với công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính được thực hiện bởi nhiều chủ thể khác nhau nhằm đảm bảo cho pháp luật được đảm bảo thực thi nghiêm minh bởi các chủ thể. Việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính được giám sát bởi nhiều chủ thể
  12. 10 như Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận. 1.2.6. Trong công tác xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Việc xác định chủ thể có thẩm quyền xử lý vi phạm trước hết dựa vào đối tượng có hành vi vi phạm. Đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước cấp huyện, cấp xã có hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật về khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp Huyện là người có thẩm quyền xử lý kỷ luật. Nếu người vi phạm là công dân, cơ quan, tổ chức thì người có thẩm quyền xử lý căn cứ theo Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020 hoặc nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định. 1.3. Những yếu tố tác động đến công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Một là, hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Hai là, nguồn lực vật chất đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Ba là, tổ chức bộ máy Bốn là, nhận thức của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Năm là, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tổ chức thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Sáu là, sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính.
  13. 11 Các yếu tố khác như tình hình kinh tế - xã hộicông cuộc cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước, văn hóa công vụ;… cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của các chủ thể có liên quan. Tiểu kết Chương 1 Thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính là quá trình sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật để giải quyết các yêu cầu khiếu nại của công dân, cơ quan, tổ chức đối với một quyết định hành chính, hành vi hành chính do các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Có rất nhiều chủ thể cùng tham gia vào hoạt động thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện. Trong quá trình thực hiện quyền, nhiệm vụ, công vụ của mình, họ có thể trở thành chủ thể thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính chịu ảnh hưởng bởi hệ thống pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính; nguồn lực vật chất; tổ chức bộ máy; nhận thức của các chủ thể; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan và các yếu tố khác như tình hình kinh tế - xã hội,; công cuộc cải cách tổng thể nền hành chính nhà nước, văn hóa công vụ;… Những vấn đề lý luận, pháp lý nêu trên đã được phân tích khái quát tại Chương 1, làm cơ sở quan trọng để khảo sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 2 và đề xuất các giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh trong Chương 3.
  14. 12 Chương 2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Khái quát về huyện Bình Chánh, tình hình khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Đặc trưng về điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Huyện Bình Chánh có vị trí địa lý thuộc phía Tây Nam của Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối với các tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là địa phương có dân cư đông đúc của Thành phố (dân số 800.498 người), bình quân mỗi năm dân số tăng khoảng 30.000 người. Bên cạnh những nhóm nhiệm vụ để thực hiện việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quản lý quy hoạch sử dụng đất, cải cách hành chính, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, hệ thống chính trị huyện Bình Chánh cũng xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhiệm vụ quan trọng, có tác động lớn đến công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước và việc thực hiện mục tiêu phát triển địa phương theo xu hướng mới. 2.1.2. Tình hình khiếu nại trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Từ năm 2016 đến năm 2023, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn đã tiếp nhận tổng cộng 2.369 đơn khiếu nại, trung bình mỗi năm
  15. 13 tiếp nhận 296 đơn. Lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xử lý vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng là những lĩnh vực phát sinh nhiều vấn đề, nội dung thường xuyên bị khiếu nại, chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng số đơn khiếu nại trong những năm qua. Nguyên nhân phát sinh khiếu nại - Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, huyện Bình Chánh đang thực hiện phát triển đô thị, gắn với việc triển khai công trình cũng như nâng cấp hạ tầng giao thông công cộng có thực hiện công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Người bị thu hồi đất không đồng ý với các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư nên thực hiện quyền khiếu nại Thứ hai, Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh và Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tập trung chấn chỉnh, xử lý các vi phạm hành chính về đất đai, xây dựng tại địa phương, dẫn đến một bộ phận người dân không đồng ý với các quyết định xử lý vi phạm hành chính nên đi khiếu nại. - Nguyên nhân chủ quan Một là, việc xử lý các công trình vi phạm đất đai, xây dựng của các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Bình Chánh còn chậm, các công trình vi phạm tồn tại qua nhiều năm khi bị xử lý thì vấp phải sự phản đối của người dân. Hai là, một số dự án chậm triển khai ảnh hưởng đến công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất gây nên bức xúc, phát sinh các đơn khiếu nại trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  16. 14 2.2. Kết quả thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1. Những kết quả đạt được - Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về giải quyết khiếu nại hành chính như bố trí địa điểm tiếp công dân theo quy định của pháp luật, quan tâm thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật, định kỳ hằng năm tổ chức thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. - Các cơ quan hành chính nhà nước huyện Bình Chánh đã nỗ lực giải quyết được số lượng lớn đơn khiếu nại đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, từng bước nâng cao chất lượng giải quyết. - Phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính. - Công tác tổ chức thực hiện Quyết định giải quyết khiếu nại hành chính có hiệu lực pháp luật được đảm bảo thực hiện. 2.2.2. Những hạn chế trong thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Thứ nhất, trong công tác giải quyết khiếu nại hành chính, nhiều trường hợp rút khiếu nại trước khi thụ lý giải quyết khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đình chỉ giải quyết khiếu nại nhưng chưa thống nhất được loại văn bản phải ban hành (Thông báo hoặc Quyết định). Ngoài ra, Pháp luật hiện nay chỉ quy định một trường hợp đình chỉ giải quyết khiếu nại đó là khi người khiếu nại rút đơn khiếu nại. Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh đình chỉ giải quyết
  17. 15 khiếu nại khi quyết định hành chính bị khiếu nại đã bị thu hồi, hủy bỏ (đối tượng khiếu nại không còn) là chưa có căn cứ pháp lý. Bên cạnh đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh chưa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về thẩm quyền tổ chức đối thoại giải quyết khiếu nại, chưa đảm bảo chấp hành thời hạn giải quyết khiếu nại. Thứ hai, trong hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính, các cơ quan được giao chức năng, nhiệm vụ giám sát chưa có nhiều sự quan tâm, chú trọng thực hiện giám sát hằng năm, định kỳ đối với việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính của Ủy ban nhân dân huyện, xã, thị trấn. Thứ ba, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Bình Chánh chưa nghiêm túc chấp hành quy định của pháp luật về trách nhiệm xử lý vi phạm trong thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại. 2.2.3. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khiếu nại tuy có quan tâm thực hiện nhưng chưa có nhiều đổi mới về nội dung và phương pháp, chưa có sự liên kết giữa quy định và thực tiễn, chưa phù hợp với các đối tượng người dân khác nhau. Thứ hai, sự phối hợp giữa các cơ quan đơn vị tham mưu còn bị động, thiếu chặt chẽ, còn đùn đẩy, né tránh trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại. Đội ngũ cán bộ, công chức tham gia các Đoàn giám sát, cơ quan giám sát cũng chưa thực sự có đủ
  18. 16 chuyên môn, kinh nghiệm, am hiểu về công tác thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Thứ ba, một số quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính còn bất cập, khó thực hiện, đặc biệt là quy định về thời hạn giải quyết khiếu nại, trường hợp đình chỉ giải quyết khiếu nại làm cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Bình Chánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn lúng túng, khó tránh khỏi việc vi phạm pháp luật. Thứ tư, chưa đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số vào hoạt động quản lý, cũng như kiểm tra, giám sát hoạt động giải quyết khiếu nại hành chính. 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Một là, điều kiện đặc trưng về địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện Bình Chánh. Hai là, hệ thống chính sách, pháp luật và hệ thống các văn bản chỉ đạo điều hành về giải quyết khiếu nại hành chính. Ba là, nhận thức của các chủ thể trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Bốn là, tổ chức bộ máy và chất lượng cán bộ, công chức. Năm là, công tác phối hợp thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính. Sáu là, nguồn lực vật chất, kỹ thuật đảm bảo cho việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính.
  19. 17 Tiểu kết Chương 2 Nội dung Chương 2 đã khảo sát, đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế trong việc thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nhận thấy một vài thiếu sót, vi phạm của các cơ quan, đơn vị có liên quan đến những bất cập, thiếu sót của pháp luật hiện nay. Bên cạnh đó cũng tồn tại những nguyên nhân từ trong nội tại các cơ quan hành chính nhà nước tại huyện Bình Chánh như trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tham mưu; trách nhiệm phối hợp của các cá nhân, cơ quan, đơn vị có liên quan; trách nhiệm cá nhân người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại hành chính. Những nội dung tại Chương 1 và Chương 2 sẽ là cơ sở quan trọng để khuyến nghị một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh tại Chương 3.
  20. 18 Chương 3 QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÌNH CHÁNH, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1. Quan điểm đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh Một là, công tác giải quyết khiếu nại là một nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên của cả hệ thống chính trị. Hai là, các cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể các cấp phải đặc biệt quan tâm đến việc tiếp dân, giải quyết đúng đắn, kịp thời khiếu nại. Ba là, phát huy trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, người đứng đầu tổ chức đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn. Bốn là, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các cá nhân, đơn vị, tổ chức trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và tổ chức, cá nhân lợi dụng dân chủ, quyền khiếu nại để cố ý vi phạm pháp luật. Năm là, kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tiếp công dân và tham mưu giải quyết khiếu nại. 3.2. Giải pháp đảm bảo thực hiện pháp luật về giải quyết khiếu nại hành chính trên địa bàn huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2