intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ - Từ thực tiễn thành phố Hà Nội

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

53
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm 3 chương được trình bày như sau: Cơ sở pháp lý của tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ; Thực trạng tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội; Quan điểm, giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ - Từ thực tiễn thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ................./................ ...../..... HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA CAO HỢP THANH TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI, NĂM 2017
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học : TS. TRẦN HẬU THÀNH Phản biện 1: ……………………………………………….... ………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………..……. ………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia. Địa điểm: Phòng họp …......., Nhà………….... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:….. - Đường…………… - Quận……………… - TP……………. Thời gian: vào hồi …… giờ .…… tháng ….… năm 201..... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Dân quân tự vệ là một lực lượng chiến lược trong chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân, làm nòng cốt cho toàn dân đánh giặc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ địa phương. Đánh giá về vai trò Dân quân tự vệ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói "Dân quân tự vệ và du kích là lực lượng của toàn dân tộc, là lực lượng vô địch, là bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ thù nào dù hung bạo đến đâu hễ đụng vào lực lượng đó, bức tường đó thì địch nào cũng phải tan rã”. Trong tình hình hiện nay, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta thực hiện hai nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN. Chúng ta phải đối phó với chiến lược "diễn biến hoà bình”, BLLĐ và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược của kẻ thù. Do đó, lực lượng dân quân tự vệ là một trong những công cụ để bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân dân tại địa phương, cơ sở. Hà Nội là thủ đô của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với vị trí chiến lược, tầm quan trọng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội đối với cả nước, Theo đó, BTL Thủ đô Hà Nội là đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, đặt dưới sự quản lý, chỉ huy của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, chức năng tham mưu cho Đảng bộ, chính quyền thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân và công tác quân sự địa phương; giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quân sự, quốc phòng trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng, quản lý, chỉ huy các đơn vị thường trực và lực lượng dự bị động viên, dân quân, tự vệ (DQTV) thuộc quyền. Tuy nhiên, công tác dân quân tự vệ tại thủ đô Hà Nội vẫn còn những hạn chế, bất cập cả về nhận thức, tổ chức thực hiện. Trách 1
  4. nhiệm xây dựng, quản lý nhà nước về dân quân tự vệ của địa phương, cơ quan, tổ chức còn hạn chế. Công tác đăng ký, quản lý dân quân tự vệ chưa chặt chẽ, gặp nhiều khó khăn. Việc tổ chức xây dựng lực lượng dân quân tự vệ còn nhiều bất cập. Chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ có địa phương chưa bảo đảm. Khả năng huy động, phối hợp của lực lượng dân quân tự vệ với các lực lượng khác trong tuần tra, canh gác, bảo vệ mục tiêu, xử trí các tình huống phức tạp ở địa phương còn chậm, hiệu quả chưa cao, v.v. Sở dĩ có tình hình trên, trước hết là do tính pháp lý của các quy định hiện hành về tổ chức lực lượng tự vệ chưa cao; giữa các luật chưa đồng bộ, thống nhất, dẫn đến việc tổ chức còn lúng túng cả về phương pháp và biện pháp tiến hành. Từ việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện xây dựng lực lượng dân quân tự vệ những năm qua, đặt ra vấn đề cần thiết phải nghiên cứu đề tài “Tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ - Từ thực tiễn thành phố Hà Nội” 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Trong những năm gần đây, việc thực hiện luật dân quân tự vệ đã được các cấp quản lý từ Trung ương đến địa phương quan tâm, hiện đã có những bài báo, đề án viết về thực hiện luật dân quân tự vệ như sau: - Bài báo: “Thực hiện Luật Dân quân tự vệ ở Vĩnh Phúc”, tác giả Đại tá Nguyễn Xuân Thuyết, Chỉ huy trưởng BCHQS Tỉnh, đăng trên tạp chí quốc phòng toàn dân, bài báo đã viết Luật Dân quân tự vệ được Quốc hội khoá XII thông qua tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2010. Đây là sự phát triển về tư duy quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng ta; tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò chiến lược của lực lượng này đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc thời kỳ mới. Để sớm đưa Luật vào cuộc sống, tỉnh Vĩnh Phúc đã tích cực, chủ động triển khai thực hiện, được Bộ Quốc phòng và Quân khu 2 đánh giá là 2
  5. đơn vị đi đầu trong tổ chức thực hiện Luật kịp thời, đạt chất lượng, hiệu quả cao. - Đề án “xây dựng lực lượng dân quân tự vệ tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020”. Đề án là sự cụ thể hoá pháp luật về dân quân tự vệ, là cơ sở pháp lý để thanh tra, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện công tác dân quân tự vệ trên địa bàn tỉnh. Đề án được thực hiện sẽ bảo đảm sự đồng bộ, thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác dân quân tự vệ ở tất cả các cấp, các ngành trong tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng tổng hợp của lực lượng dân quân tự vệ. Thể hiện sự quan tâm, chăm lo của cấp uỷ, chính quyền, các cấp, các ngành và nhân dân đối với lực lượng dân quân tự vệ. Là cơ sở thực tiễn để nghiên cứu, đề nghị với Đảng, Nhà nước điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những vấn đề vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ. - Bài báo “Phát triển Dân quân tự vệ Việt Nam – Kết quả và bài học kinh nghiệm” trên báo quân đội nhân dân của Trung tướng Nguyễn Duy Nguyên - Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ (Bộ Tổng tham mưu), bài báo đã tổng kết DQTV có vị trí chiến lược quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng DQTV vững mạnh, rộng khắp để luôn có sự phát triển là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể xã hội. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, trực tiếp là của các cấp ủy Đảng, chính quyền cơ sở, để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của DQTV, phải nắm vững sự nghiệp đổi mới của đất nước để điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật về DQTV, nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, các chỉ thị, mệnh lệnh, các quy định cụ thể của cấp trên, đồng thời phải căn cứ vào thực tiễn của mỗi địa phương, cơ sở, cơ quan, tổ chức, đơn vị để tổ chức, xây dựng DQTV vững mạnh, thực sự là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, “bạo loạn lật đổ” của các 3
  6. thế lực thù địch ở cơ sở; sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi, bảo vệ vững chắc địa phương cơ sở, cơ quan, tổ chức, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. - “Thống nhất, đồng bộ trong triển khai các văn bản pháp luật về dân quân, tự vệ”, tác giả Nguyễn Duy Nguyên – Cục trưởng Cục Dân quân tự vệ trên báo Quân đội nhân dân, ngày 31/8/2016, bài báo đã viết những năm qua, Đảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm và có chủ trương, giải pháp xây dựng dân quân tự vệ (DQTV), giáo dục quốc phòng và an ninh (GDQPAN); từng bước bổ sung, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về DQTV, góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Tuy nhiên, luật dân quân tự vệ năm 2009 đã được ban hành thực hiện từ 2010 nhưng chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể việc tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ tại một địa phương nhất định. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ từ thực tiễn thành phố Hà Nội, qua các quan điểm của Đảng và Nhà nước đề ra các giải pháp nhằm đảm bảo việc tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ đáp ứng yêu cầu bảo vệ và xây dựng tổ quốc. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được những mục đích trên, đề tài đi vào giải quyết các nhiệm vụ sau: Một là: Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về dân quân tự vệ và quản lý nhà nước về dân quân tự vệ. Hai là: Đánh giá việc tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội thời gian qua. 4
  7. Ba là: Đề xuất quan điểm, giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ. Đồng thời, đánh giá kết quả tổ chức thực hiện luật dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đối tượng khảo sát chủ yếu là lực lượng dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội 4.2. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Về thời gian Đề tài tiến hành điều tra, nghiên cứu việc tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016. Đề xuất phương hướng và giải pháp giai đoạn 2017 - 2020 và định hướng đến năm 2030. Về không gian Nghiên cứu trên phạm vi thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài 5.1. Phương pháp luận - trong thời kỳ đổi mới và hội nhập. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp sau - Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp: Phương pháp sử dụng tài liệu, các bản báo cáo của các tác giả đã nghiên cứu, đã đánh giá. 5
  8. Phương pháp phân tích tài liệu được sử dụng từ việc chọn đối tượng, thu thập những thông tin cần thiết đến việc phân tích thông tin và dữ liệu thu thập được. Đề tài có sử dụng một số tài liệu như sách, báo, tài liệu tuyên truyền, tạp chí mạng, các trang web có liên quan đến lĩnh vực dân quân tự vệ. - Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp nghiên cứu, thu thập số liệu, xử lý số liệu, phương pháp quy nạp... làm căn cứ phân tích thực trạng quản lý nhà nước về dân quân tự vệ ở Hà Nội từ khi có đường lối xây dựng lực lượng dân quân tự vệ và các vấn đề mang tính thời sự đang được toàn xã hội quan tâm. Trên cơ sở đó nhằm chỉ rõ những vấn đề tồn tại đặt ra đối với quản lý nhà nước về dân quân tự vệ trong bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. 6. Những đóng góp về khoa học của đề tài 6.1. Về lý luận Nghiên cứu góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về Luật Dân quân tự vệ và việc thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ trong bảo vệ và xây dựng đất nước thời kỳ hội nhập quốc tế. 6.2. Về thực tiễn - Nghiên cứu chỉ ra những vấn đề cần được quan tâm giải quyết đối với vấn đề tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên và những nhà quản lý trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh và xây dựng lược lượng dân quân tự vệ. - Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trên đây, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu thực tiễn về tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ ở nước ta. 7. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 03 chương, 8 tiết 6
  9. Chương 1: Cơ sở pháp lý của tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ. Chương 2: Thực trạng tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 3: Quan điểm, giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội. 7
  10. Chương 1 CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ 1.1. Khái quát chung pháp luật về dân quân tự vệ 1.1.1.Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của dân quân tự vệ - Khái niệm Theo Luật Dân quân tự vệ năm 2010: Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là thành phần của lực lượng vũ trang nhân dân; là lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh. Lực lượng này được tổ chức ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) gọi là dân quân; được tổ chức ở cơ quan của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế (gọi chung là cơ quan, tổ chức) gọi là tự vệ. Nội dung xây dựng dân quân tự vệ - Phương châm xây dựng: Xây dựng dân quân tự vệ theo hướng “vững mạnh, rộng khắp, coi trọng chất lượng là chính”. + Vững mạnh + Rộng khắp + Coi trọng chất lượng là chính - Tổ chức, biên chế, trang bị của lực lượng dân quân tự vệ: + Về tổ chức: Lực lượng DQTV nòng cốt Lực lượng dân quân tự vệ rộng rãi: Gồm cán bộ, chiến sĩ dân quân tự vệ nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ dân quân tự vệ và công dân trong độ tuổi quy định (nam từ đủ 18 đến hết 45 nữ từ đủ 18 đến hết 40 tuổi). 8
  11. Về quy mô: Tổ chức từ cấp tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn (cấp đại đội ở xã, phường lớn; cấp cấp tiểu đoàn ở các doanh nghiệp nhà nước do quân khu trở lên quy định). + Biên chế : Biên chế dân quân tự vệ được thống nhất trong toàn quốc. Số lượng cán bộ cán bộ chiến sĩ từng đơn vị do Bộ Quốc phòng quy định + Về cơ cấu và chức năng của cán bộ quân sự cơ sở, phân đội: + Về vũ khí, trang bị của dân quân tự vệ: - Giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự đối với dân quân tự vệ + Giáo dục chính trị: Giáo dục chính trị cho lực lượng dân quân tự vệ là + Huấn luyện quân sự: Hằng năm, lực lượng dân quân tự vệ được huấn luyện theo nội dung, chương trình do Bộ Quốc phòng quy định. 1.1.2. Nội dung pháp luật dân quân tự vệ Luật DQTV được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Khóa XII) thông qua tại kỳ họp thứ 6 ngày 23/11/2009 và được Chủ tịch nước ký Lệnh số 20/2009/L-CTN ngày 04/12/2009 công bố Luật DQTV. Luật DQTV gồm 9 chương, 66 điều. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2010. a/ Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của dân quân tự vệ. Tổ chức và hoạt động của DQTV theo 3 nguyên tắc cơ bản b/ Nhiệm vụ của dân quân tự vệ Dân quân tự vệ có các nhiệm vụ: c/ Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia DQTV trong thời bình. Tiêu chuẩn và tuyển chọn vào DQTV nòng cốt d/ Những chế độ, chính sách chung đối với dân quân tự vệ DQTV được hưởng chế độ, chính sách trong trường hợp: - Khi được huy động làm nhiệm vụ; - Thực hiện quyết định điều động của cấp có thẩm quyền. Chế độ, chính sách đối với DQTV được quy định như sau: 9
  12. - Đối với dân quân (trừ dân quân biển và dân quân thường trực) được hưởng: - Tự vệ (trừ tự vệ biển) được trả nguyên lương, các khoản phúc lợi, phụ cấp đi đường và tiền tàu, xe theo chế độ hiện hành. - Cấp quyết định điều động DQTV làm nhiệm vụ thì bảo đảm chế độ, chính sách quy định của Luật DQTV. - Dân quân nòng cốt đã hoàn thành nghĩa vụ tham gia DQTV, e/ Chế độ, chính sách đối với DQTV biển, DQTV thường trực được quy định như sau g/ Chế độ, chính sách đối với DQTV bị ốm, bị tai nạn, bị chết, bị thương, hy sinh h/ Khen thưởng đối với DQTV được quy định như sau k/ Xử lý DQTV vi phạm được quy định như sau l/ Các hình thức kỷ luật đối với DQTV 1.2.Khái niệm, hình thức và nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ 1.2.1 Khái niệm tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ Chúng ta đều biết nhà nước đặt ra pháp luật là để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo chiều hướng mà nó mong muốn. Khái niệm: tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ là một quá trình hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật về dân quân tự vệ đi vào thực tiễn cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. 1.2.2. Các hình thức tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ - Tuân theo (tuân thủ) pháp luật về dân quân tự vệ - Thi hành (chấp hành) pháp luật về dân quân tự vệ - Sử dụng (vận dụng) pháp luật - Áp dụng pháp luật 1.2.3. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ 10
  13. Nội dung tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ được quy định ở Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ 1.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ Qua thực tiễn tình hình thực hiện pháp luật dân quân tự vệ ở nước ta cho thấy hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ ở nước ta hiện nay phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố, trong đó, chủ yếu là trình độ kiến thức, hiểu biết pháp luật của các chủ thể pháp luật; công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật (đối với đại bộ phận nhân dân, vai trò quan trọng nhất thuộc về các phương tiện truyền thông); vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ. Thứ nhất, ý thức pháp luật về dân quân tự vệ. Thứ hai, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ cho các tầng lớp nhân dân. Để nâng cao ý thức pháp luật cho các đối tượng, chủ thể khác nhau, trước hết cần phải đẩy mạnh công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho họ bằng nhiều hình thức khác nhau. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật là sự tác động chủ động, tích cực của chủ thể giáo dục lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích cung cấp, trang bị kiến thức pháp luật, hình thành tình cảm, thái độ tích cực đối với pháp luật, tạo lập thói quen tuân thủ, chấp hành và sử dụng pháp luật cho các đối tượng xã hội. Thứ ba, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ. Hoạt động thực hiện pháp luật là hoạt động của các cá nhân, các tổ chức và của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các tổ chức xã 11
  14. hội được nhà nước ủy quyền. Do đó, để nâng cao hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật, ngoài các biện pháp áp dụng đối với các tầng lớp nhân dân, còn rất cần thiết phải tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật. Tiểu kết chương 1 Luật Dân quân tự vệ được quốc hội thông qua năm 2009 và được ban hành và thực hiện từ năm 2010, việc tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ về vấn đề cơ bản đã được tổng kết trong chương 1 của Luận văn đó là các phần về khái niệm và nội dung pháp luật về dân quân tự vệ, các hình thức tổ chức Luật Dân quân tự vệ, nội dung tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ từ những nội dung và hình thức này luận văn có thể tiếp tục nghiên cứu thực trạng việc tổ chức Luật Dân quân tự vệ từ thực tiễn của Thành phố Hà Nội Tại chương 1 của luận văn cũng đã tổng kết được những nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ, qua việc xác định ý thức pháp luật về dân quân tự vệ của mọi người dân trong thực hiện Luật Dân quân tự vệ, vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng đối với công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về dân quân tự vệ cho các tầng lớp nhân dân và cuối cùng là trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong hoạt động thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ. Qua việc nghiên cứu các nhân tố tác động để làm cơ sở lý luận để luận văn có thể nghiên cứu các giải pháp đảm bảo tổ chức thực hiện Luật Dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội ở phần sau được tốt hơn. 12
  15. Chương 2 THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN LUẬT DÂN QUÂN TỰ VỆ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về tình hình dân quân tự vệ thủ đô Hà Nội 2.1.1. Tình hình lực lượng dân quân tự vệ thủ đô Hà Nội Thành phố Hà Nội hiện nay có 30 quận (huyện), theo cơ cấu tổ chức về dân quân tự vệ thì ở Thành phố là Bộ tư lệnh thủ đô Hà Nội, các quận (huyện) là các Ban chỉ huy quân sự quận (huyện), các phường (xã, thị trấn) là các Ban chỉ huy quân sự phường (xã, thị trấn). Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội được thành lập theo sắc lệnh số 16 của Chủ tịch nước Việt Nam ngày 16 tháng 7 năm 2008 về việc tổ chức lại Quân khu Thủ đô Hà Nội thành Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội. Tổ chức Ban CHQS và cán bộ dân quân tự vệ Số lượng cán bộ Ban CHQS cấp xã, phường, thị trấn Số lượng cán bộ Ban CHQS cơ quan, tổ chức ở cơ sở: Biên chế 4 người, gồm: 01 Chỉ huy trưởng, 01 Chính trị viên, 01 Chỉ huy phó, 01 Chính trị viên phó; Cán bộ quản lý, chỉ huy đơn vị dân quân tự vệ gồm: Tiểu đội trưởng, Khẩu đội trưởng; Trung đội trưởng; Thôn đội trưởng; (căn cứ tình hình cụ thể có thể bố trí Thôn đội trưởng ở thôn nơi đặt trụ sở hoặc gần trụ sở UBND cấp xã kiêm Trung đội trưởng dân quân cơ động xã, huyện. Đối với thôn tổ chức trung đội, hoặc tiểu đội, hoặc tổ dân quân tại chỗ chức danh Trung đội trưởng, hoặc Tiểu đội trưởng, hoặc Tổ trưởng dân quân tại chỗ do Thôn đội trưởng kiêm nhiệm). Trưởng thôn kiêm nhiệm thôn đội trưởng khi có yêu cầu (trừ Thôn đội trưởng kiêm Trung đội trưởng dân quân cơ động cấp huyện). 13
  16. Đại đội tự vệ có Ban chỉ huy đại đội, biên chế 04 đồng chí, gồm: Đại đội trưởng, Chính trị viên, Phó Đại đội trưởng quân sự, Chính trị viên phó đại đội. Số lượng các phường thuộc các quận nội thành Số TT Tên quận Số lượng các phường 1 Ba Đình 14 2 Bắc Từ Liêm 13 3 Cầu Giấy 8 4 Đống Đa 21 5 Hà Đông 17 6 Hai Bà Trưng 20 7 Hoàn Kiếm 18 8 Hoàng Mai 14 9 Long Biên 14 10 Nam Từ Liêm 10 11 Tây Hồ 8 12 Thanh Xuân 11 Tổng số 168 phường Số lượng các xã thuộc các huyện ngoại thành Số TT Tên huyện Số lượng các xã, phường, thị trấn 1 Ba vì 1 thị trấn + 30 xã = 31 2 Chương Mỹ 2 thị trấn + 30 xã = 32 3 Đan Phượng 1 thị trấn + 15 xã = 16 4 Đông Anh 1 thị trấn + 23 xã = 24 5 Gia Lâm 2 thị trấn + 20 xã = 22 6 Hoài Đức 1 thị trấn + 19 xã = 20 7 Mê Linh 2 thị trấn + 16 xã = 18 8 Mỹ Đức 1 thị trấn + 21 xã = 22 14
  17. 9 Phú Xuyên 2 thị trấn + 26 xã = 28 10 Phúc Thọ 1 thị trấn + 22 xã = 23 11 Quốc Oai 1 thị trấn + 20 xã = 21 12 Sóc Sơn 1 thị trấn + 25 xã = 26 13 Sơn Tây 9 phường + 6 xã = 15 14 Thạch Thất 1 thị trấn + 22 xã = 23 15 Thanh Oai 1 thị trấn + 20 xã = 21 16 Thanh Trì 1 thị trấn + 15 xã = 16 17 Thường Tín 1 thị trấn + 28 xã = 29 18 Ứng Hòa 1 thị trấn + 28 xã = 29 Tổng số 417 xã, phường, thị trấn Tổng số các phường, xã, thị trấn trên địa bàn thành phố Hà Nội là 585 Tổng số cán bộ, chiến sỹ làm công tác tại Ban chỉ huy quân sự phường, xã thị trấn là: 2.925 người. Tổ chức biên chế lực lượng dân quân tự vệ Tổng số DQTV toàn thành phố: 92.000 người đạt 1,18 % so với dân số Tổng số DQTV nòng cốt: 82.270 người, đạt 1,06 %; so với dân số - Lực lượng dân quân: 49.360 người = 60%; - Lực lượng tự vệ: 32.910 người = 40% - Nam DQTV: 65.820 người; - Nữ DQTV: 16.450 người; - Tỷ lệ Đoàn viên: 44.425 người = 54% ; - Tỷ lệ Đảng viên: 17.270 người = 21%; - Là bộ đội phục viên Xuất ngũ: 4.113 người = 5% - DQTV năm thứ nhất: 3.520 người; Tổ chức biên chế Tổng số đầu mối DQTV 2.670 đơn vị (dân quân 420 đầu mối, tự vệ 2.250 đầu mối), trong đó: 15
  18. - Cấp đại đội: 30; - Cấp trung đội: 1.830; - Cấp tiểu đội, khẩu đội: 5.970; - Cấp tổ: 11.550; - Lực lượng DQTV cơ động: 12.990 người - Lực lượng DQTV Phòng không, Pháo binh, Thông tin, Trinh sát, Y tế, Phòng hóa, Công binh: 12.750 người - Lực lượng DQTV tại chỗ: 56.160 người - Chất lượng cán bộ Ban CHQS phường, xã thị trấn + Số đã qua đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự: 1.110 đ/c + Số chưa qua đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự: 150 đ/c ( 90 đ/c đã làm hồ sơ thi ngành quân sự cơ sở năm 2016, 60 đ/c đang đề nghị miễm nhiệm) + Là Đảng viên: 1.197 đ/c = 95 % + Là thành viên UBND: 378 đ/c = 30 % + Là đại biểu HĐND: 328 đ/c = 26,19% - Chỉ huy trưởng Ban CHQS phường + Tổng số: 585 đồng chí + Số đã qua đào tạo Chỉ huy trưởng quân sự: 550 đ/c + Là Đảng ủy viên: 123 đ/c = 21,42 % + Là thành viên UBND: 550 đ/c = 94,85% + Là đại biểu HĐND: 415 đ/c = 71,42% Thực hiện luân phiên lực lượng DQTV nòng cốt - Từ tháng 01/2014 đến nay đã luân phiên cho ra, cấp giấy chứng nhận hoàn thành nhiệm vụ trong lực lượng DQTV: 34.230 người đạt tỷ lệ: 13,9% (khối dân quân đạt 20,18%) - Kết nạp mới 33.990 đ/c = 13, 8 % ( khối dân quân đạt 20,18%) Xây dựng lực lượng tự vệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh: - Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn: 1.710 đơn vị 16
  19. - Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức Đảng: 540 đơn vị - Tổng số doanh nghiệp ngoài quốc doanh có tổ chức Đảng đã xây dựng được lực lượng tự vệ: 390 đơn vị. 2.1.2. Đặc thù của lực lượng dân quân tự vệ tại Thành phố Hà Nội Là trung tâm chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học, kinh tế và giao dịch quốc tế, Thủ đô Hà Nội có vị trí đặc biệt quan trọng đối với cả nước. Lực lượng dân quân tự vệ tại Thành phố Hà Nội có những đặc thù riêng như sau: Thứ nhất, Lực lượng dân quân tự vệ Thành phố Hà Nội trực thuộc Bộ tư lệnh Thủ đô, không như các tỉnh, thành phố lực lượng dân quân tự vệ thuộc Ban chỉ huy quân sự Tỉnh, thành phố. Thứ hai, đây là một trong những lực lượng bảo vệ Thủ đô Hà Nội, trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế của cả nước. Thứ ba, Lực lượng dân quân tự vệ tại Thành phố Hà Nội hoạt động theo Luật Dân quân tự vệ năm 2009, tuy nhiên do đặc thù riêng còn chịu sự tác động của Luật Thủ đô. 2.2. Tình hình tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội 2.3.1. Tình hình tuyên truyền, phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ trên địa bàn thành phố Hà Nội Tình hình thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật về dân quân tự vệ 2.2.2. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến pháp luật về dân quân tự vệ 2.2.3. Tình hình tổ chức thực hiện các nội dung về pháp luật dân quân tự vệ trên địa bàn Hà Nội. 17
  20. Sau khi Luật DQTV được ban hành, Bộ CHQS thủ đô Hà Nội đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu cho Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện sát với đặc điểm tình hình của địa phương. 2.3 Đánh giá tổ chức thực hiện pháp luật về dân quân tự vệ trên địa bàn Hà Nội. 2.3.1. Kết quả đạt được Có thể khẳng định từ khi Luật DQTV có hiệu lực, cơ quan quân sự các cấp đã phát huy tốt vai trò nòng cốt, chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả. Nhờ đó công tác DQTV của thành phố tiếp tục được phát triển mạnh mẽ, có tính đột phá, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ công tác QS, QPĐP. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế Một số cơ quan quân sự địa phương còn thiếu chủ động, linh hoạt, chưa tạo sự phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ trong tham mưu giúp cấp ủy, uỷ ban nhân dân thực hiện Đề án này. Có địa phương còn “khoán trắng” cho cơ quan quân sự; chưa tích cực, chủ động trong triển khai nhân rộng mô hình điểm ở cấp xã. Hiệu quả tuyên truyền, phổ biến ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và các doanh nghiệp còn thấp. Một số cán bộ, đảng viên, nhất là khối doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về vị trí, vai trò của của công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về DQTV... 2.3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế Thứ nhất, Do nhận thức của các cấp, các ngành trên địa bàn thành phố Hà Nội về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác PBGDPL về dân quân tự vệ chưa đầy đủ, chưa có sự quan tâm đúng mức và phối hợp vào cuộc giữa các ban, ngành, các đoàn thể. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2