intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

Chia sẻ: Vica999 Vica999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

8
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là đánh giá tổng quát các yếu tố tác động đến việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. Đề xuất giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính: Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ XUÂN ANH XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH THỪA THIÊN HUẾ - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. LƢƠNG THANH CƢỜNG Phản biện 1: ....................................................................... ...................................................................... Phản biện 2: ....................................................................... ...................................................................... Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp …....., Nhà...... - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số:… - Đường…… - Quận………… - TP………… Thời gian: vào hồi … giờ … tháng …… năm 201... Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Luật Xử lý vi phạm hành chính được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/6/2012, có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, là cơ sở pháp lý quan trọng góp phần bảo đảm trật tự kỷ cương quản lý hành chính, an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức. Đối với đối tượng người chưa thành niên vi phạm, Luật XLVPHC đã dành một phần riêng để quy định về chính sách xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính. Ðây là một nội dung mới, tiến bộ, thể hiện chính sách nhất quán của Ðảng và Nhà nước ta thường xuyên quan tâm đến đối tượng người chưa thành niên nói chung, người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói riêng, nâng cao một bước phát triển về thể chế pháp lý bảo vệ quyền con người trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Tuy vậy đối tượng áp dụng là người chưa thành niên do đặc thù về thể chất và trí tuệ nên việc xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm hành chính nói riêng là vấn đề hết sức phức tạp và khó khăn. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến qui định của pháp luật về người chưa thành niên, về xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị đề xuất để tiếp tục hoàn thiện pháp luật hiện hành và giải quyết những vướng mắc của thực tiễn áp dụng là việc làm cần thiết. Với những lý do trên tác giả đã lựa chọn đề tài “Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận văn thạc sỹ, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật hành chính (mã số 60 38 01 02). 2. Tình hình nghiên cứu Nhìn chung các công trình, nghiên cứu chủ yếu đề cập đến pháp luật về xử lý vi phạm hành chính nói chung, tổng quan. Trong đó có thể tìm hiểu một số công trình khoa học sau: Luận án tiến sỹ luật, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính về “Biện pháp xử lý người chưa thành niên vi phạm pháp 1
  4. luật” của tác giả Hoàng Minh Khôi, Đại học luật TP HCM (2014) có phạm vi nghiên cứu rộng. Luận văn thạc sỹ luật học về “Pháp luật hành chính về quyền của người chưa thành niên” của tác giả Lê Thị Ngọc Thanh (2010) nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý hành chính về quyền của người chưa thành niên. Luận văn thạc sỹ luật học về “Hoàn thiện pháp luật về xử lý hành chính với người chưa thành niên” của tác giả Nguyễn Ngọc Bích, Đại học Luật Hà Nội (2003); Luận văn thạc sỹ luật học về “Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính: Lý luận và thực tiễn” của tác giả Bùi Tiến Đạt, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2008); Luận văn “Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên - Lý luận và thực tiễn”, tác giả Đồng Thúy An (2011)… Tuy nhiên đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào về thực trạng vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), phân tích đánh giá nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. Vì vậy có thể nói đề tài thạc sỹ nghiên cứu về “Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế” tại thời điểm này là mới, và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu có liên quan. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích của luận văn Mục đích nghiên cứu của luận văn là đưa ra những giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. 3.2. Nhiệm vụ của luận văn Để thực hiện mục đích trên, nhiệm vụ luận văn được xác định là: - Nghiên cứu làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận tổng quan và thực trạng quy định pháp luật hiện hành về người chưa thành niên, về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trong thực tiễn hiện nay. - Phân tích, đánh giá từ các số liệu, vụ việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, để từ đó: 2
  5. + Chỉ ra thực trạng vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế và nguyên nhân của thực trạng đó; + Đánh giá tổng quát các yếu tố tác động đến việc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. - Đề xuất giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài được xác định là những vấn đề lý luận và thực tiễn của xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt không gian: thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. - Về mặt thời gian: trong giai đoạn 2014 - 2017. - Về nội dung: pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. 5. Phƣơng pháp luận và nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Duy vật biện chứng và chủ nghĩa Duy vật lịch sử. 5.2. Phương pháp cụ thể Luận văn sử dụng các phương pháp: Phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp phân tích thực trạng, nguyên nhân vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên; Thu thập và so sánh số liệu để đánh giá và đề xuất các giải pháp đảm bảo xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Đóng góp về mặt lý luận: Góp phần bổ sung thêm, hệ thống hóa, làm rõ thêm lý luận về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. - Những kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu có giá trị tham khảo cho các cơ quan Nhà nước trong quá trình hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên; tham khảo trong học tập, nghiên cứu về luật Hành chính. 3
  6. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn bao gồm: Phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Phần nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Phương hướng, giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 1: LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN 1.1. Khái niệm ngƣời chƣa thành niên Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ về nhân cách (thể chất và tinh thần), chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân. Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên. 1.2. Xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, căn cứ và hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 1.2.1.1. Khái niệm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên - Khái niệm vi phạm hành chính: Khoản 1 Điều 2 của Luật XLVPHC 2012 đã chỉ rõ: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. - Khái niệm xử lý vi phạm hành chính Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính. Theo pháp luật hiện hành, hoạt động 4
  7. xử lý vi phạm hành chính bao gồm cả hoạt động xử phạt vi phạm hành chính và xử lý hành chính. - Khái niệm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Xử lý vi phạm hành chính với người chưa thành niên là hoạt động cưỡng chế, áp dụng các biện pháp hạn chế những quyền và lợi ích nhất định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc người có thẩm quyền với người chưa thành niên là chủ thể thực hiện hành vi vi phạm hành chính. 1.2.1.2. Đặc điểm người chưa thành niên Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân. Chình vì vậy mà họ có những đặc điểm riêng về tâm, sinh lý (về trạng thái cảm xúc, về nhận thức pháp luật, về nhu cầu độc lập, về nhu cầu khám phá cái mới). 1.2.1.3. Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên vi phạm trong Luật XLVPHC gồm các nguyên tắc chung được quy định tại Điều 3 và các nguyên tắc xử lý riêng đối với người chưa thành niên được quy định tại Điều 134. 1.2.1.4. Hình thức xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên - Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên: + Thứ nhất, cảnh cáo. + Thứ hai, phạt tiền. - Biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên + Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn: được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau: + Biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng: được áp dụng đối với người chưa thành niên trong các trường hợp sau: - Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên + Biện pháp nhắc nhở. + Biện pháp quản lý tại gia đình. 5
  8. 1.2.2. Thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 1.2.2.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 1.2.2.2. Trình tự, thủ tục xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên 1.3. Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên 1.3.1. Tình hình vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện Do đặc điểm tâm, sinh lý của người chưa thành niên nên khi thực thi xử lý vi phạm hành chính cần đặc biệt quan tâm để có những áp dụng phù hợp vào thực tiễn nhằm làm tốt công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phát huy hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và ngăn ngừa, phòng, chống và giáo dục họ khi có hành vi vi phạm, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. 1.3.2. Năng lực thực thi công vụ của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Một yếu tố quan trọng khác trực tiếp tác động đến hiệu quả công tác xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên là năng lực thực thi của người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính. 1.3.3. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Về điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ việc thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên cũng là một yếu tố tác động đến tính hiệu quả thực thi pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Tiểu kết chương 1: Người chưa thành niên có đặc điểm tâm, sinh lý đặc trưng như sự phát triển chưa hoàn thiện về thể chất, nhận thức về các vấn đề xã hội cũng như pháp luật còn kém, kinh nghiệm sống còn ít ỏi nên dễ thực hiện các hành vi đi ngược với các chuẩn mực đạo đức trong xã hội và vi phạm pháp luật. Luật XLVPHC đã thể hiện rõ chủ trương, quan điểm nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong vấn đề thực thi pháp luật đối với người chưa thành niên, thực hiện tốt việc bảo đảm những quyền lợi cơ bản cho con người nói chung và cho người chưa 6
  9. thành niên nói riêng thông qua một hệ thống các nguyên tắc, biện pháp xử phạt, biện pháp xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm, các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Chương 2: THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ 2.1. Tình hình vi phạm hành chính do ngƣời chƣa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế và nguyên nhân 2.1.1. Khái quát về tình hình vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Huế trong thời gian vừa qua Trong giai đoạn 2014 – 2017, trên địa bàn thành phố Huế xảy ra 78,229 vụ việc vi phạm hành chính, với số lượng năm sau tăng hơn năm trước. Phân tích từ số liệu vụ việc vi phạm hành chính được thống kê trong giai đoạn này có thể nhận thấy hành vi vi phạm hành chính phổ biến tập trung trên 2 lĩnh vực là trật tự an toàn xã hội với 9,704 vụ việc, chiếm 12% và đặc biệt là lĩnh vực trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt chiếm đa số với 69,980 vụ việc, tương đương đến 87%. Về hình thức xử phạt vi phạm hành chính, trong số 78,229 vụ việc vi phạm hành chính trên địa bàn Thành phố thì hình thức phạt tiền chiếm đến 99% (với 79,754 trường hợp), hình thức cảnh cáo, nhắc nhở chỉ chiếm 1% (với 614 trường hợp). Bên cạnh đó, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính với 3,653 trường hợp. 2.1.2. Tình hình vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế Trong các năm từ 2014 đến 2017 trên địa bàn thành phố Huế có 586 vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, với tổng số 586 đối tượng vi phạm. 7
  10. Biểu đồ 2.3: Thống kê số vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (từ 2014 đến 2017). 2.1.2.1. Phân loại hành vi theo độ tuổi Biểu đồ 2.4: Thống kê số vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (từ 2014 đến 2017), phân loại theo độ tuổi. Độ tuổi người chưa thành niên vi phạm hành chính thực hiện phổ biến đều ở độ tuổi từ 12 đến dưới 18 tuổi, trong đó độ tuổi từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi chiếm đa số (chiếm đến 66%), độ tuổi từ 12 đến dưới 16 tuổi chiếm 34%. 8
  11. Biểu đồ 2.5: Thống kê số vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (từ 2014 đến 2017), phân loại theo độ tuổi. Số vụ việc vi phạm người chưa thành niên thực hiện ở độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi có chiều hướng gia tăng, năm sau cao hơn năm trước với mức tăng trung bình khoảng 12%/năm (thể hiện đường màu xanh trong đồ thị). Riêng ở độ tuổi từ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi số vụ việc tương đối ổn định hơn giữa các năm (đường màu đỏ trong đồ thị). Trong độ tuổi này đa số hiện đang là học sinh các cấp học PTTH (cấp 2, cấp 3) trên địa bàn Thành phố, một số ít là người chưa thành niên thuộc nhóm trẻ lang thang, thiếu sự quan tâm giao dục của gia đình và nhà trường. Biểu đồ 2.6: Thống kê số vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (2014 đến 2017), phân loại theo độ tuổi. 9
  12. 2.1.2.2. Phân loại hành vi theo giới tính Biểu đồ 2.7: Thống kê số vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (2014 đến 2017), phân loại theo giới tính. 2.1.2.3. Phân loại hành vi theo lĩnh vực vi phạm Biểu đồ 2.8: Thống kê số vụ việc vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (từ 2014 đến 2017), phân loại theo lĩnh vực vi phạm. 10
  13. 2.2. Phân tích thực trạng xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn thành phố Huế 2.2.1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính Trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2017, trong nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế, Công an thành phố đã tiến hành xử lý 586 vụ việc vi phạm hành chính với 633 đối tượng là người chưa thành niên có hành vi vi phạm hành chính, phạt tiền 124 trường hợp với tổng số tiền phạt là 37.200.000 đồng; Tiến hành cảnh cáo, nhắc nhở 504 trường hợp. Về thực hiện biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính đã tạm giữ 79 lượt phương tiện do người chưa thành niên điều khiển để bảo đảm xử phạt hành chính. Biểu đồ 2.11: Số liệu so sánh giữa các hình thức xử phạt vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn thành phố Huế (từ 2014 đến 2017). 2.2.2 Các biện pháp xử lý hành chính 2.2.2.1. Giáo dục tại xã, phường, thị trấn Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đã góp phần quan trọng trong công tác phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính, bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, giữ vững ổn 11
  14. định trật tự an toàn xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố. Tuy vậy trong quá trình triển khai biện pháp xử lý hành chính trên thực tế, các cơ quan thực thi pháp luật cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc. Việc rà soát đối tượng để áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính giáo dục tại địa bàn (Thành phố, các phường) còn gặp nhiều khó khăn do quy định số lần vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính trong 6 tháng là quá ngắn (trong 6 tháng ít nhất phải có 2 lần vi phạm bị xử phạt), rất khó có đối tượng để áp dụng biện pháp này, nhiều trường hợp đối tượng vi phạm nhiều lần trên nhiều địa bàn khác nhau nên khó có thể áp dụng biện pháp giáo dục tại phường. Việc tổ chức kiểm điểm tại cộng đồng dân cư hiệu quả chưa cao. Việc tổ chức xã hội, đoàn thể được phân công quản lý có trách nhiệm đề xuất đề xuất Chủ tịch UBND cấp xã tạo cơ hội việc làm cho người chưa thành niên trong điều kiện chung là việc tìm kiếm công ăn việc làm rất khó khăn, rõ ràng là không khả thi trên thực tế. 2.2.2.2. Đưa vào trường giáo dưỡng Tính đến năm 2017, các cơ quan liên quan chỉ mới lập hồ sơ đề nghị TAND thành phố ra quyết định đưa vào Trường giáo dưỡng 04 trường hợp; và chưa có trường hợp nào phải lập hồ sơ đưa đối tượng vào diện đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.. Nguyên nhân chủ yếu có thể nhận định được, là thành phố Huế có môi trường về văn hóa, giáo dục, an ninh rất tốt, đặc điểm tâm lý con người miền đất này nhìn chung là hiền hòa, dân số tương đối và tình hình người nhập cư không phức tạp, tình trạng ma túy, nghiện ngập không phổ biến như các thành phố lớn khác trên cả nước. 2.3. Đánh giá xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn thành phố Huế 2.3.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân Công tác xử lý vi phạm hành chính và thi hành quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, tạo chuyển biến tích cực, là kết quả của sự phối hợp tích cực, hiệu quả của các tổ chức Đảng, UBND các cấp, các ngành, các đơn vị và quần chúng nhân dân Thành phố: 12
  15. Thứ nhất, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên đã được thực hiện rất tốt. Thứ hai, công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được triển khai đồng bộ, hiệu quả. Thứ ba, công tác áp dụng các quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính được kịp thời, chính xác. Thứ tư, công tác kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật được tăng cường củng cố. 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân Tuy vậy bên cạnh các kết quả đã đạt được, trên địa bàn thành phố Huế, tình hình vi phạm hành chính ở lứa tuổi học đường, người chưa thành niên vẫn còn diễn biến phức tạp, gây lo lắng trong xã hội, đặc biệt trong môi trường văn hóa, xã hội, giáo dục, an ninh trật tự được đánh giá là tốt. Nguyên nhân của tình hình trên trước hết vẫn là do đặc điểm tâm sinh lý bồng bột, dễ kích động, bị lôi kéo của độ tuổi, khả năng nhận thức còn hạn chế, trình độ hiểu biết về pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của một bộ phận giới trẻ, nhất là người chưa thành niên chưa cao; tình trạng thiếu việc làm, trình độ thấp, ít hiểu biết pháp luật, tác động của các loại phim ảnh, trò chơi trực tuyến bạo lực, có nội dung đồi trụy. Tiểu kết chương 2: Nội dung chương 2 cũng đã nghiên cứu, phân tích về pháp luật và thực trạng xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên thực tiễn địa bàn thành phố Huế trong giai đoạn 2014 – 2017. Các cơ quan thực thi pháp luật xử lý vi phạm hành chính Thành phố trong quá trình triển khai đã tuân thủ thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với vấn đề người chưa thành niên vi phạm pháp luật hành chính, một mặt vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, một mặt đảm bảo mục đích quản lý, giáo dục, răn đe, phòng ngừa và các quyền lợi cơ bản khác cho người chưa thành niên. Tuy vậy từ các phân tích trên về quy định pháp luật và thực trạng thực thi quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, có thể nhận thấy trên thực tế vẫn còn một số điểm bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng, thực thi luật. 13
  16. Chương 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI NGƢỜI CHƢA THÀNH NIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 3.1. Phƣơng hƣớng bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn thành phố Huế 3.1.1. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn vi phạm pháp luật hành chính đối với người chưa thành niên nói riêng. Đây là trách nhiệm chung của Đảng, UBND các cấp, của cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Huế. Tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể liên quan tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền UBND các cấp tổ chức triển khai, thực hiện có hiệu quả Nghị định 111/2013/NĐ-CP. Cấp ủy, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể ở từng địa phương cần thường xuyên quan tâm lãnh, chỉ đạo thực hiện biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, không xem đó là nhiệm vụ của cơ quan công an, mà phải xem đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn dân, nếu làm tốt vấn đề này sẽ hạn chế rất tốt tình trạng vi phạm pháp luật. 3.1.2. Chú trọng kết hợp giữa xử lý vi phạm hành chính với sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội Một trong những định hướng quan trọng trong giáo dục, nuôi dưỡng nhân cách cho trẻ em trở thành những công dân tốt, đó là gia đình phải phối hợp chặt chẽ với nhà trường, xã hội và có sự quan tâm đúng mức đến các em, dành cho các em một môi trường phát triển lành mạnh và an toàn. Từ định hướng đó, để bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế phải đặc biệt chú trọng kết hợp giữa xử lý vi phạm hành chính với sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội. 3.1.3. Lựa chọn hình thức xử lý vi phạm hành chính phù hợp với từng trường hợp cụ thể Do người chưa thành niên đang trong giai đoạn phát triển, trong quá trình xử lý người chưa thành niên vi phạm hành chính cần nhận định khả năng nhận thức của người chưa thành niên về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm, nguyên nhân và hoàn cảnh vi phạm để quyết định việc xử phạt hoặc áp dụng biện pháp xử lý hành chính phù hợp. Việc áp dụng hình thức xử 14
  17. phạt, quyết định mức xử phạt đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính phải nhẹ hơn so với người thành niên có cùng hành vi vi phạm hành chính. 3.1.4. Bảo đảm, bảo vệ quyền của người chưa thành niên trong quá trình xử lý vi phạm hành chính Do đặc điểm về phát triển thể chất và tinh thần của người chưa thành niên nên các quy định trong pháp luật nước ta đề cao việc giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên vi phạm pháp luật sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh trở thành công dân có ích cho xã hội là mục đích chủ yếu. Mọi biện pháp áp dụng đối với người chưa thành niên vi phạm pháp luật được quy định đảm bảo phù hợp với hoàn cảnh và tương xứng với tính chất và mức độ vi phạm của người chưa thành niên. Việc buộc người chưa thành niên phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình là nhằm mục đích để đối tượng nhận thức sâu sắc rằng hành vi vi phạm pháp luật của mình đã vi phạm các chuẩn mực và quy tắc của nhà nước, của xã hội. 3.2. Giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên trên địa bàn thành phố Huế Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, từ thực trạng công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố Huế đối với người chưa thành niên như đã phân tích trên, kiến nghị một đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện các quy định pháp luật xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên, và các giải pháp bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. 3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thể chế xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Từ góc độ nghiên cứu thực trạng vi phạm pháp luật hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn Thành phố và thực tế công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan chức năng, luận văn có một số các đề xuất, kiến nghị về việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật, thể chế xử lý VPHC đối với người chưa thành niên. 3.2.2. Xác định cụ thể trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên Thứ nhất, tiếp tục thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp quản lý nhà nước công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, 15
  18. trong đó có đặc biệt quan tâm đến vấn đề xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. Thứ hai, xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đoàn thể, cá nhân có liên quan trong xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên. 3.2.3. Phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho cán bộ, đảng viên và nhân dân Thành phố Huế về công tác phòng, chống tội phạm, đặc biệt là phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, pháp luật hành chính đối với lứa tuổi thanh thiếu niên. Phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội trong phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh với tội phạm, vi phạm pháp luật. Thứ hai, để nâng cao hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố Huế cần tăng cường hơn nữa công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; Đặc biệt, lực lượng Công an Thành phố cần tăng cường phối hợp trong công tác xử lý vi phạm hành chính để kịp thời xử lý các hành vi vi phạm; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm hành chính bảo đảm đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo luật định. Thứ ba, với đặc thù Thành phố có số lượng trường học các cấp nhiều, các cơ quan chức năng, mà nòng cốt vẫn là lực lượng Công an Thành phố Huế cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các quy định của luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản pháp luật có liên quan bằng các hình thức, biện pháp thích hợp, phù hợp với lứa tuổi trực tiếp tại các trường học để các em tiếp thu, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật. Thứ tư, các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố cần tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lĩnh vực nhạy cảm như văn hóa, công nghệ thông tin (Internet) nhằm đảm bảo môi trường tốt cho người chưa thành niên phát triển. Thứ năm, cần quan tâm đến các đối tượng người chưa thành niên có hoàn cảnh đặc biệt, có nguy cơ vi phạm pháp luật hành chính. UBND, Công an thành phố, các ngành cần quan tâm, có chính sách ưu tiên dạy nghề, tạo công ăn việc làm cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, như người chưa thành niên lang thang, không gia đình 16
  19. để họ có một nghề nghiệp ổn định, có thể tự nuôi sống bản thân nhằm hạn chế một cách căn cơ những nguy cơ vi phạm hành chính ở nhóm đối tượng này. 3.2.4. Tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội trong giáo dục người chưa thành niên Môi trường gia đình, nhà trường, xã hội có ảnh hưởng rất lớn và góp phần quan trọng trong việc giáo dục, hình thành nhân cách, lối sống đối với người chưa thành niên. Vì vậy, gia đình, nhà trường, xã hội thường xuyên có sự phối hợp quản lý, giáo dục chặt chẽ chính là phương pháp tốt nhất để giáo dục, ngăn ngừa không để xảy ra vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên. 3.2.5. Các giải pháp khác Thứ nhất, kiện toàn, củng cố tổ chức, nhân sự làm công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính. Cần tăng cường nhân sự làm công tác quản lý, xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố. Thường xuyên quan tâm và củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác xử lý vi phạm hành chính tại các đơn vị địa phương, nhất là về biên chế (bố trí biên chế chuyên trách). Thứ hai, tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác xử lý vi phạm hành chính. Đề nghị Sở, phòng Tư pháp chủ trì thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, hội nghị chuyên đề về xử lý vi phạm hành chính nhằm nâng cao trình độ, cập nhật kiến thức, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ làm công tác xử lý vi phạm hành chính; Định kỳ thành lập các đoàn để thanh tra, kiểm tra, sơ kết, tổng kết để đánh giá chấp hành pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính của các cấp, các ngành, kịp thời hướng dẫn và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Thứ ba, tăng cường đầu tư các trang, thiết bị phục vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý người vi phạm cũng như công tác quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý xử lý vi phạm hành chính cần thiết phải tăng cường đầu tư các trang, thiết bị phục 17
  20. vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt là đầu tư công nghệ thông tin (phần cứng, phần mềm, kết nối mạng), tích hợp cơ sở dữ liệu trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý người vi phạm cũng như công tác quản lý nhà nước trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Vì vậy kiến nghị Bộ Công an, Bộ Tư pháp cần sớm có hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính, tổ chức tập huấn để triển khai áp dụng cho các sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác này. Thứ tư, bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật hỗ trợ cho công tác xử lý vi phạm hành chính. Hiện nay các phương tiện kỹ thuật, công cụ hỗ trợ cho việc xác định hành vi vi phạm trong một số lĩnh vực như môi trường, giao thông, vệ sinh an toàn thực phẩm… chưa được đầu tư, trang bị đầy đủ, đặc biệt là ở cấp phường, cấp xã trên địa bàn thành phố Huế nên các lực lượng xử phạt gặp khó khăn trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm hành chính. Vì vậy đề nghị UBND Tỉnh, Công an Tỉnh ưu tiên bố trí nguồn kinh phí và trang bị các thiết bị, phương tiện kỹ thuật đảm bảo phục vụ tốt cho công tác xử lý vi phạm hành chính để các đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Tiểu kết chương 3: Chương 3 tập trung phân tích phương hướng bảo đảm xử lý vi phạm hành chính đối với người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. Trong đó nhấn mạnh đến tính phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và xã hội, chú trọng kết hợp giữa xử lý vi phạm hành chính với trọng tâm là sự giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội. Từ đó có các kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện các quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính, đề xuất các giải pháp phù hợp, đồng bộ về phía trách nhiệm các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong xử lý vi phạm hành chính, với tăng cường trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội nhằm làm tốt hơn nữa công tác phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn có hiệu quả tình hình vi phạm pháp luật hành chính của người chưa thành niên trên địa bàn thành phố Huế. 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2