intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị, từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Chia sẻ: Tuhai999 Tuhai999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

ục đích nghiên cứu đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính của Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; Đề xuất, luận giải một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ở đô thị từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị, từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ ------------/------------ ----/---- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HOÀNG VĂN NGỌ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Ở ĐÔ THỊ TỪ THỰC TIỄN CÔNG AN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÕNG Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI - NĂM 2018
  2. Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN QUỐC SỬU Phản biện 1: …………………………………………………. ………………………………………………………………… Phản biện 2: …………………………………………………. ………………………………………………………………… Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp ……., Nhà ….. - Hội trường bảo vệ luận văn thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77 - Đường Nguyễn Chí Thanh - Quận Đống Đa – TP Hà Nội Thời gian: vào hồi …. giờ … ngày … tháng … năm 201… Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web Khoa Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
  3. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC) là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước (QLNN) nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong đời sống kinh tế - xã hội (KTXH). Đây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hàng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được Đảng, nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Với mục tiêu hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực XLVPHC, qua đó tăng cường hiệu lực và hiệu quả thực thi pháp luật, đồng thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân, ngày 20/6/2012 tại kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật XLVPHC, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013. Luật XLVPHC được ban hành, đánh dấu bước phát triển mới trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật XLVPHC nói riêng ở Việt Nam, đồng thời khẳng định một bước phát triển mới về bảo đảm nguyên tắc pháp chế và trật tự, kỉ cương trong QLNN. Theo thống kê từ năm 2012 đến tháng 6/2017, trên địa bàn cả nước có 520.617 vụ việc vi phạm pháp luật, trong đó các vụ việc vi phạm pháp luật liên quan tới hình sự, kinh tế, ma tuý chiếm 35,7%; trật tự công cộng là 91.055 vụ, chiếm 17,5%; vi phạm hành chính là 180.184 vụ, chiếm 34,6%. Trong tổng số 184.841 vụ việc vi phạm hành chính về trật tự an toàn xã hội thì số vụ việc liên quan đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn giao thông, trật tự công cộng chiếm số lượng lớn nhất là 97.780 vụ, chiếm 52,9%; tệ nạn xã hội là 34.935 vụ, chiếm 19% và trong các lĩnh vực khác là 52.126 vụ, chiếm 28,3%. Và tại đô thị, XLVPHC sẽ có những đặc điểm riêng liên quan đến đời sống đô thị. Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự nghiệp phát triển KTXH của cả nước, của cả một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện. Trong đô thị luôn tồn tại các 1
  4. nhu cầu ăn, ở, đi lại, làm việc, học tập, chữa bệnh, vui chơi giải trí… Các nhu cầu đó ngày càng đòi hỏi cao hơn và các nhu cầu mới thường xuyên phát sinh. Để đáp ứng các nhu cầu đó việc tổ chức xã hội đô thị một cách khoa học, QLNN là yêu cầu khách quan nhằm xác lập trật tự đô thị. Thực tiễn cho thấy, hoạt động XLVPHC ở đô thị của lực lượng Công an nhân dân bên cạnh việc thực hiện một cách nghiêm túc, đảm bảo đúng quy trình, thẩm quyền, đối tượng, thời hiệu và thủ tục theo quy định; vẫn còn tồn tại một số khó khăn vướng mắc, cụ thể như: việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế vẫn còn chậm, thiếu nh Và tại quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, lực lượng công an nhân dân cũng gặp phải những khó khăn, vướng mắc trên khi tiến hành XLVPHC trên địa bàn. Tình hình các đối tượng vi phạm pháp luật, chống người thi hành công vụ diễn biến phức tạp, trong khi công cụ hỗ trợ, phương tiện phục vụ công tác của các lực lượng tham gia còn thiếu và chưa đáp ứng yêu cầu. Việc rà soát đối tượng để áp dụng biện pháp xử lý VPHC giáo dục tại các phường trên địa bàn quận Hồng Bàng còn gặp nhiều khó khăn do thời gian quy định là 6 tháng quá ngắn. Hay như công tác XLVPHC của lực lượng công an quận Hồng Bàng có phạm vi rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực trong khi đó cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan chưa được xây dựng nên rất khó khăn trong việc đánh giá, tổng hợp đầy đủ công tác XLVPHC. Vì vậy, để góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, có những giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm XLVPHC ở đô thị nói chúng và quận 2
  5. Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị, từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” làm nội dung nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Hiện nay, các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu gồm: Cuốn sách: “Bình luận Luật xử lý vi phạm hành chính và trình tự, thủ tục, xem xét quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, do tác giả Nguyễn Ngọc Duy biên soạn, Nxb Hồng Đức, 2014. Với phương pháp bình luận mới, tác giả đã phân tích khá chi tiết và dễ hiểu đối với từng điều luật, xác định những nội dung cơ bản của Luật XLVPHC. Ngoài ra, cuốn sách còn khẳng định việc ban hành Luật XLVPHC lần này nhằm đáp ứng yêu cầu tăng cường pháp chế và nâng cao hiệu lực QLNN trong tình hình hiện nay, đồng thời thay thế những quy định không phù hợp của Pháp lệnh XLVPHC năm 2002 và bổ sung những quy định mới bảo đảm cho việc phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời đối với mọi hành vi vi phạm hành chính [11]. Đặng Thanh Sơn (2010), Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Hà Nội. Đề tài đã đề cập một cách toàn diện về hệ thống cơ chế bảo đảm cho việc thi hành Luật XLVPHC. Từ đó, đề tài làm nền tảng, xác định các yếu tố đảm bảo cho hoạt động xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có ở đô thị [22]. Nguyễn Thanh Hải (2014), Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự đô thị từ thực tiễn quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ Luật Hành Chính, Học viện Khoa học xã hội. Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và pháp lý về XLVPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực trật tự đô thị nói riêng từ thực tiễn quận Hà Đông; có những đánh giá về kết quả đạt được cũng như hạn chế của hoạt động này; từ đó đưa ra phương hướng và các giải pháp trong thời gian tới [12]. Bùi Thị Kim Cúc (2010), Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam, luận văn thạc sĩ luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về 3
  6. thẩm quyền của lực lượng cảnh sát biển trong XLVPHC trên các lĩnh vực thuộc thẩm quyền xử lý của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam; đánh giá đúng thực trạng về pháp luật, về XLVPHC của lực lượng cảnh sát biển trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả XLVPHC của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam [6]. Bùi Thị Đào (2014), Luật xử lý vi phạm hành chính – bước tiến mới của pháp luật xử lý vi phạm hành chính và một số vấn đề cần trao đổi, Tạp chí Luật học số 6/2014, tr11. Bài viết đã tập trung phân tích một số điểm mới trong luật XLVPHC: nguyên tắc XPVPHC, thời hiệu XPVPHC, hình thức xử phạt, thẩm quyền xử phạt, thủ tục xử phạt. Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng bên cạnh những thay đổi thể hiện sự tiến bộ của pháp luật về XPVPHC nói trên thì luật XLVPHC cũng còn một số quy định cần được tiếp tục nghiên cứu, khẳng định cơ sở lí luận và phải được kiểm nghiệm giá trị trên thực tế [9]. Nguyễn Hoàng Việt (2015), Điều kiện bảo đảm cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số 4/2015, tr27. Bài viết tập trung phân tích tình hình bảo đảm các điều kiện cho việc thi hành pháp luật về XLVPHC kể từ thời điểm luật XLVPHC có hiệu lực thi hành cho đến nay, đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn tồn tại, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế và trên cơ sở đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất cụ thể [30]. Trên đây là một số công trình nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính và các vấn đề liên quan. Các công trình có giá trị khoa học cao, là nguồn tài liệu tham khảo hữu hiệu cho đề tài luận văn. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về XPVPHC ở đô thị không có nhiều và đặc biệt từ thực tiễn công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng thì chưa có đề tài nào. Do vậy, luận văn “Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị, từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng” sẽ kế thừa một phần cơ sở lý luận của các nghiên cứu trên, đồng thời sẽ phản ánh thực trạng vi phạm hành chính trên địa bàn quận Hồng Bàng, thuộc thẩm quyền xử lý của công an quận là căn cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật XLVPHC, tăng cường bảo đảm XLVPHC ở đô thị. 4
  7. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về XLVPHC ở đô thị, trên cơ sở đánh giá thực trạng hoạt động XLVPHC ở đô thị từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng, đề xuất giải pháp tăng cường bảo đảm XLVPHC ở đó hiện nay. 3.2. Nhiệm vụ - Hệ thống hóa, làm rõ những vấn đề lý luận, pháp lý về XLVPHC ở đô thị; - Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động XLVPHC của Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng; - Đề xuất, luận giải một số giải pháp nhằm tăng cường bảo đảm XLVPHC ở đô thị từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động XLVPHC ở đô thị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi về nội dung: luận văn tập trung nghiên cứu hoạt động XLVPHC ở đô thị thuộc thẩm quyền của Công an quận Hồng Bàng trong một số lĩnh vực cụ thể như an ninh trật tự, vi phạm giao thông. - Phạm vi về thời gian: từ năm 2013 đến 2017. - Phạm vi về không gian: trên địa bàn quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng. - Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu truyền thống trong nghiên cứu khoa học xã hội là: phương pháp phân tích hệ thống; phương pháp tổng hợp so sánh; phương pháp thống kê, kết hợp quan sát thực tiễn (qua quá trình công tác) với khái quát hóa. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Về mặt lý luận: luận văn góp phần hoàn thiện lý luận về XLVPHC ở đô thị. 5
  8. - Về mặt thực tiễn: luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu của cán bộ giảng viên, sinh viên trong trường đại học chuyên ngành luật, hành chính hoặc sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người quan tâm, nghiên cứu về XLVPHC ở đô thị. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính ở đô thị. Chương 2: Thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính ở đô thị của Công an quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. Chương 3: Quan điểm và giải pháp tăng cường bảo đảm xử lý vi phạm hành chính ở đô thị từ thực tiễn Công an quận Hồng Bàng, Thành phố Hải Phòng. 6
  9. Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Ở ĐÔ THỊ 1.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính ở đô thị 1.1.1. Vi phạm hành chính Định nghĩa vi phạm hành chính lần đầu tiên được nêu ra trong Pháp lệnh XPVPHC ngày 30/11/1989. Điều 1 Pháp lệnh này quy định: “Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải b ịxử phạt hành chính”. Khoản 1 Điều 2 Luật XLVPHC năm 2012 đã trực tiếp đưa ra định nghĩa về vi phạm hành chính, theo đó: “Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. 1.1.2. Xử lý vi phạm hành chính * Xử phạt vi phạm hành chính XPVPHC là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính. * Xử lý vi phạm hành chính: Xử lý vi phạm hành chính là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành áp dụng hình thức xử phạt, các biện pháp xử lý hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính. 1.1.3. Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị * Khái niệm đô thị Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao chủ yếu là lao động phi nông nghiệp; có cơ sở hạ tầng thích hợp; là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy phát triển KTXH của một nước, một vùng lãnh thổ, một tỉnh, một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, huyện * Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị 7
  10. Từ khái niệm XLVPHC và đô thị đã tìm hiểu ở trên, có thể đưa ra định nghĩa về XLVPHC ở đô thị như sau: Xử lý vi phạm hành chính ở đô thị là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền nhân danh Nhà nước ở đô thị, căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành áp dụng hình thức xử phạt, các biện pháp xử lý hành chính đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính ở đô thị. 1.1.4. Đặc điểm xử lý vi phạm hành chính ở đô thị Thứ nhất, việc XLVPHC ở đô thị căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật do nhiều cơ quan ban hành. Thứ hai, hoạt động áp dụng pháp luật về XLVPHC do nhiều cơ quan, nhiều người có thẩm quyền thực hiện. Thứ ba, lối sống của dân cư đô thị mang tính chất cạnh tranh cao. Thứ tư, ở đô thị người có thẩm quyền XPVPHC chỉ được thực hiện quyền xử phạt vi phạm hành chính của mình trong phạm vi thẩm quyền đã được xác định. 1.2. Cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính ở đô thị 1.2.1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính Theo Điều 3 Luật XLVPHC năm 2012, nguyên tắc XPVPHC bao gồm: - Mọi VPHC phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do VPHC gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật; - Việc xử phạt VPHC được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật; - Việc xử phạt VPHC phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; - Chỉ xử phạt VPHC khi có hành vi VPHC do pháp luật quy định; - Một hành vi VPHC chỉ bị xử phạt một lần; - Nhiều người cùng thực hiện một hành vi VPHC thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi VPHC đó; - Một người thực hiện nhiều hành vi VPHC hoặc VPHC nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm; 8
  11. - Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh VPHC. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không VPHC; - Đối với cùng một hành vi VPHC thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 1.2.2. Hành vi vi phạm bị xử phạt ở đô thị Khoản 5 điều 2 Nghị định 81/2013/NĐ-CP ban hành ngày 19 tháng 7 năm 2013 về chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính đã quy định hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực QLNN tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực QLNN tương ứng. 1.2.3. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính ở đô thị - Hình thức xử phạt chính là hình thức xử phạt được áp dụng một cách độc lập. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính. - Hình thức xử phạt bổ sung là hình thức xử phạt thường được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, làm gia tăng sức mạnh, tính răn đe, tính nghiêm khắc của hình thức xử phạt chính. Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, hình thức xử phạt bổ sung vẫn được áp dụng cho dù không áp dụng hình thức xử phạt chính1. Đối với mỗi VPHC, cá nhân, tổ chức vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Theo Khoản 1 Điều 21 Luật XLVPHC năm 2012, các hình thức xử phạt VPHC bao gồm: - Cảnh cáo; 1 Trong các trường hợp được quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 65 Luật XLVPHC năm 2012 (VD: không xác định được đối tượng VPHC, hết thời hiệu xử phạt VPHC, cá nhân VPHC chết, mất tích, tổ chức VPHC đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt…), người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt VPHC nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật VPHC thuộc loại cấm lưu hành…(Xem Khoản 2 Điều 65 Luật XLVPHC năm 2012). T ịch thu tang vật, phương tiện VPHC là hình thức xử phạt bổ sung 9
  12. - Phạt tiền; - Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; - Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC (gọi chung là tang vật, phương tiện VPHC); - Trục xuất. Trong đó, cảnh cáo và phạt tiền chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính; các hình thức xử phạt còn lại có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính. 1.2.4. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính ở đô thị - Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng. - Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 3% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 1.500.000 đồng. - Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 5% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 2.500.000 đồng; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c và đ khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. - Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát đường thủy; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát trật tự, Trưởng phòng Cảnh sát phản ứng nhanh, Trưởng phòng Cảnh sát điều 10
  13. tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát bảo vệ và cơ động, Trưởng phòng Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn trên sông, Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng An ninh văn hóa, tư tưởng, Trưởng phòng An ninh thông tin; Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy các quận, huyện thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy; Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động từ cấp đại đội trở lên, có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 20% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật XLVPHC nhưng không quá 25.000.000 đồng; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ và k khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. - Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này; + Giám đốc Công an cấp tỉnh quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; 11
  14. + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. - Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, tư tưởng, Cục trưởng Cục An ninh thông tin, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát đường thủy, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ, Cục trưởng Cục Theo dõi thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao có quyền: + Phạt cảnh cáo; + Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật XLVPHC; + Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; + Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; + Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật XLVPHC. - Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. 1.3. Các yếu tố tác động đến xử lý vi phạm hành chính ở đô thị 1.3.1. Chất lượng của pháp luật Để thực hiện việc củng cố, tăng cường pháp luật XLVPHC ở đô thị, cần phải có cơ sở pháp luật. Nhà nước phải có một hệ thống pháp luật với đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội và để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình. Không có một hệ thống pháp luật toàn diện, đầy đủ, ổn định và có tính khả thi cao thì không thể có sự nghiêm minh của pháp luật. Nhưng nếu 12
  15. mặc dù đã có hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ mà chất lượng không cao, có nhiều mâu thuẫn chồng chéo hoặc đã lạc hậu, không còn phù hợp, thì pháp luật cũng không thể duy trì và bảo đảm với chất lượng cao do việc thi hành và tổ chức thi hành pháp luật sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp từ thực trạng hệ thống pháp luật như vậy. Để cho hệ thống pháp luật được xây dựng và hoàn thiện có chất lượng cao thì vấn đề đặt ra là phải xây dựng một cơ chế xây dựng pháp luật có hiệu quả cao. 1.3.2. Tổ chức thực hiện pháp luật Công tác tổ chức thực hiện pháp luật có vai trò và ý nghĩa to lớn, là khâu quan trọng bậc nhất để tăng cường và hoàn thiện pháp luật bởi đó chính là khâu đưa pháp luật vào trong đời sống xã hội, là một khâu biến các quy phạm pháp luật trở thành yếu tố vật chất tác động vào thực tế đời sống nhằm bảo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. Để việc tổ chức thực hiện pháp luật đạt hiệu quả cao thì hoạt động tuyên truyền và giáo dục pháp luật về XLVPHC nhằm nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân là hết sức quan trọng và cần thiết. Bên cạnh đó, các cơ quan nhà nước, các cấp, các ngành cần thường xuyên kiện toàn, củng cố các tổ chức pháp chế để tạo điều kiện nắm vững và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật. 1.3.3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm minh những vi phạm pháp luật Trước tiên, có thể nói kiểm tra, giám sát nhằm mục đích uốn nắn, chấn chỉnh hoạt động chấp hành và thực thi pháp luật, kịp thời có những biện pháp để bảo đảm cho pháp luật được thi hành nghiêm chỉnh, chính xác trong thực tế. Bên cạnh đó, kiểm tra, giám sát thực hiện pháp luật còn để kịp thời phát hiện những vi phạm pháp luật để xử lý nghiêm minh, bảo đảm nguyên tắc: mọi vi phạm pháp luật phải được phát hiện và xử lý kịp thời; thực hiện mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu công tác này không được chú trọng thường xuyên, không được tổ chức và tiến hành có hiệu quả thì vai trò của pháp luật XLVPHC sẽ bị suy giảm. 13
  16. 1.3.4. Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân Ý thức pháp luật của cán bộ, công chức và nhân dân cũng là một yếu tố có ý nghĩa rất lớn ảnh hưởng đến tình trạng tuân thủ pháp luật. Pháp luật chỉ có thể được chấp hành nghiêm chỉnh và chính xác nếu như mọi người dân, trong đó có cán bộ, công chức nắm vững và hiểu rõ về luật pháp. Hiểu biết về pháp luật chính là tiền đề cho việc tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Bên cạnh vấn đề hiểu biết về luật pháp thì ý thức chấp hành luật pháp, tôn trọng luật pháp, “sống và làm việc theo pháp luật” cũng là nhân tố quan trọng tạo nên ý thức pháp luật của quần chúng nhân dân, của cán bộ, công chức. Thực tế thời gian vừa qua, trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, nhiều tổ chức cá nhân, mặc dù hiểu biết về luật pháp nhưng lại cố tình vi phạm pháp luật hoặc tìm cách để “lách luật” vì mục đích, động cơ vụ lợi. TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Thông qua cơ sở lý luận và những nội dung cơ bản về XLVPHC nói chung và ở đô thị nói riêng, có thể thấy: VPHC ở đô thị là một hoạt động phức tạp với nhiều nhóm hành vi VPHC. Việc XLVPHC nói chung, XLVPHC ở đô thị nói riêng phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định; đúng thẩm quyền, tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm hoặc vượt quyền trong thực thi công vụ. Hoạt động XLVPHC ở đô thị là công tác còn gặp nhiều khó khăn, phức tạp; nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì kỉ cương, trật tự trong QLNN về đô thị, đảm bảo cho mọi hoạt động hành chính ở đô thị được diễn ra nghiêm minh, đúng quy định của pháp luật, xử lý những hành vi vi phạm, hạn chế những tác động tiêu cực đến môi trường sống; góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân ở đô thị. Muốn thực hiện tốt điều này, chúng ta cần phải có nhận thức đầy đủ cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về XLVPHC ở đô thị. Từ đó, phân tích thực trạng XLVPHC ở đô thị qua thực tiễn ở Công an quận Hồng Bàng và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường đảm bảo hoạt động XLVPHC ở đô thị. 14
  17. Chương 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH Ở ĐÔ THỊ CỦA CÔNG AN QUẬN HỒNG BÀNG, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình kinh tế - xã hội của quận Hồng Bàng thành phố Hải Phòng có ảnh hƣởng tới vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính 2.1.1. Tình hình kinh tế Quận Hồng Bàng nằm ở trung tâm thành phố, phía Bắc giáp sông Cấm, bên kia sông là huyện Thuỷ Nguyên; phía Đông giáp quận Ngô Quyền; phía Nam giáp quận Lê Chân; phía Tây và Tây Nam giáp huyện An Dương. Trên địa bàn quận tính đến tháng 5/2018 có 1.668 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đang hoạt động sản xuất- kinh doanh; 13 trung tâm thương mại; gần 5.000 hộ kinh doanh cá thể. Năm 2010 thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận Hồng Bàng đạt 244 tỷ; năm 2015 đạt 621 tỷ, năm 2016 đạt 1.000 tỷ, năm 2017 đạt 1.550 tỷ; chi ngân sách năm 2010: 154 tỷ, năm 2015: 356 tỷ. 2.1.2. Tình hình xã hội * Giáo dục và đào tạo Quận Hồng Bàng luôn xác định đầu tư cho Giáo dục- Đào tạo là đầu tư cho phát triển con người, phát triển nguồn nhân lực, nhân tài nhằm thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo quốc phòng-an ninh. Hiện trên địa bàn quận có 46 trường học, trong đó có 25 trường mẫu giáo, nhà trẻ (17/25 trường công lập); 9 trường hiểu học, 8 trường THCS, 3 trường THPT, 01 Trung tâm dạy nghề & Giáo dục thường xuyên Quận, 1 Trung tâm Bồi dưỡng chính trị tổ chức đào tạo bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị - Hành chính QLNN cho cán bộ, đảng viên thuộc đối tượng quản lý của cấp quận. 13/46 trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia (7 trường Mầm non, 3 trường Tiểu học, 3 trường Trung học cơ sở), 22 trường được kiểm định chất lượng đều đạt cấp độ 2 và 3 (9 trường Mầm non, 6 trường Tiểu học, 7 trường Trung học cơ sở). 15
  18. * Dân số, lao động và mức sống Dân số: theo nguồn số liệu của Cục Thống kê thành phố cung cấp ngày 31/3/2016, dân số của quận Hồng Bàng: năm 2006 toàn quận có 26.742 hộ với 107.609 người trong đó nữ là 53.817 người chiếm tỉ lệ 54,05 %. Năm 2010 toàn quận có 29.200 hộ với 100.481 người trong đó nữ là 50.163 người chiếm tỉ lệ 49,92%. Hồng Bàng là quận có mật độ dân số bình quân đông thứ 3 của Thành phố Hải Phòng, sau quận Ngô Quyền và quận Lê Chân. Đặc điểm về nguồn nhân lực: Năm 2015 người lao động trong độ tuổi là 49.449 người chiếm tỉ lệ 46,63% dân số.Trong đó lao động làm việc trong nhóm ngành công nghiệp - xây dựng với 19.261 người chiếm tỉ lệ 38,95% tổng số lao động, lao động làm việc trong nhóm ngành thương mại - dịch vụ với 29.346 người chiếm tỉ lệ 59,34 % tổng số lao động, lao động nhóm ngành nông, lâm, thủy sản tại quận chỉ còn 842 người chiếm tỉ lệ 1,71% tổng số lao động quận. Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo nghề ở quận tính đến năm 2015 đạt khoảng 45%. Đặc điểm về trình độ dân trí và mức sống của nhân dân cư trú trên địa bàn quận: Cư dân sinh sống tại các phường khu vực trung tâm quận có thu nhập và mức sống khá ổn định, trình độ dân trí văn hóa đô thị cao, năng động nhạy bén, đổi mới thích ứng nhanh với sự thay đổi về kinh tế văn hóa đô thị trong xu thế hội nhập. Cư dân sinh sống tại các phường mới được sáp nhập vào quận có thu nhập và mức sống trung bình, trình độ dân trí không đồng đều. Về văn hóa còn lưu giữ được nhiều nét đặc trưng của văn hóa thôn quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. 2.2. Tình hình xử lý vi phạm hành chính ở đô thị của Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng 2.2.1. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ Theo số liệu báo cáo hàng năm của Công an quận Hồng Bàng, từ năm 2013 - 2017, các cơ quan có thẩm quyền đã phát hiện, xử phạt hàng nghìn vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, cụ thể như sau: 16
  19. - Lập biên bản xử phạt 22.268 trường hợp. - Tước giấy phép lái xe có thời hạn 2.745 trường hợp. - Đánh dấu số lần vi phạm trên giấy phép lái xe 6.413 trường hợp. - Tạm giữ đình chỉ lưu hành có thời giạn 2.040 xe ô tô và 5.109 mô tô - xe máy. - Thu nộp kho bạc nhà nước 9.149.461.000 đồng. a. Xử phạt hành vi vi phạm về quy tắc giao thông đường bộ b. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về phương tiện giao thông đường bộ c. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ d. Xử phạt hành vi vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ e. Xử phạt vi phạm quy định vận tải đường bộ 2.2.2. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội a. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự công cộng b. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo đảm sự yên tĩnh chung c. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm d. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự e. Xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án hình sự 2.2.3. Tình hình xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội Với những giải pháp tổng thể, từ 01/01/2013 đến 30/6/2017, quận đã vận động 232 đối tượng đi cai nghiện tự nguyện tại trung tâm và đưa 33 đối tượng đi cai nghiện bắt buộc. Trong năm 2017: Đã đưa 38 đối tượng nghiện ma túy vào diện quản lý theo Nghị định 111/2013/NĐ-CP; Phối hợp với UBND các phường vận động được 21 đối tượng đi cai nghiện tự nguyện tại các trung tâm của thành phố; Phối hợp với UBND các phường quản lý 37 người sau cai nghiện ma túy. Trong công tác đấu tranh phòng 17
  20. chống tội phạm và vi phạm pháp luật về ma túy (từ 16/11/2013 đến 31/12/2017): Xử lý hành chính: 190 vụ với 228 đối tượng. 2.3. Đánh giá hoạt động xử lý vi phạm hành chính ở đô thị của Công an quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng thời gian qua 2.3.1. Những thành tựu, kết quả và nguyên nhân a. Những kết quả đã đạt được b. Nguyên nhân của những kết quả đã đạt được 2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân a. Những hạn chế, vướng mắc b. Nguyên nhân của hạn chế, vướng mắc: TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 Từ năm 2013 đến năm 2017, việc XLVPHC ở đô thị của Công an quận Hồng Bàng trong một số các lĩnh vực như: AN, TT và ATXH, giao thông đường bộ; phòng chống tệ nạn xã hội…đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, qua đó giúp ổn định trật tự ATXH, trật tự an toàn giao thông, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức và sinh hoạt của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên hoạt động XLVPHC trên địa bàn vẫn bộc lộ hạn chế, vướng mắc như chưa kiên quyết, mạnh mẽ trong XPVPHC đối với hành vi VPHC có thể gây nguy hiểm cho chính người vi phạm và những người khác khi tham gia giao thông. Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân chưa cao. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa thực sự phát huy hiệu quả cao nhất, chưa thấm sâu vào nhận thức của đông đảo cá nhân, cơ quan, tổ chức. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, vướng mắc trên bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan như: Các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành XLVPHC chưa được ban hành kịp thời, đồng bộ, làm cho các đơn vị thực hiện lúng túng trong áp dụng pháp luật vào thực tiễn. Kinh phí để thực hiện công tác theo dõi thi hành pháp luật về XLVPHC chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế trong việc triển khai thực hiện. Công tác XLVHC có phạm vi rộng liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, thẩm quyền được giao, trong khi đó cơ chế phối hợp giữa 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2