Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiền pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích, đánh giá thưc trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố biển, nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nhân của vấn đề. Đề xuất các giải pháp nhằm đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch du lịch biển tại Hải Phòng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật Hiền pháp và Luật Hành chính: Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển - từ thực tiễn thành phố Hải Phòng
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ --------/-------- -----/----- HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TRẦN TỐ NHƯ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH Mã số: 8 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH HÀ NỘI – 2018
- Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN THÚY VÂN Phản biện 1: TS. Bùi Thị Thanh Thúy Phản biện 2: TS. Nguyễn Đức Cường Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, Học viện Hành chính Quốc gia Địa điểm: Phòng họp 402 Nhà A Học viện Hành chính Quốc gia Số: 77, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội Thời gian: vào hồi 8h00 ngày 16 tháng 11 năm 2018 Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện Học viện Hành chính Quốc gia hoặc trên trang Web của Ban Quản lý Đào tạo Sau đại học, Học viện Hành chính Quốc gia
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hải Phòng là thành phố biển n m ở vị trí trung t m v ng Duyên hải B c bộ, sở hữu hải cảng quốc tế lớn nhất phía B c nước ta và nhiều danh th ng g n liền với biển nổi tiếng như đảo ngọc Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dấu, Bến tàu không số K15 c ng nhiều điểm di tích lịch sử, văn hóa, cảnh quan nổi tiếng. Đặc biệt Hải Phòng có 5 phương thức vận tải gồm đường bộ, đường s t, đường hàng không, đường biển, đường thủy đã g n kết Hải Phòng với các tỉnh, thành phố trong cả nước và quốc tế cũng như thuận lợi trong việc di chuyển của du khách trong nước và quốc tế đến với Hải Phòng. Với tiềm năng sẵn có đã tạo cho Hải Phòng lợi thế để phát triển nhiều loại du lịch biển như nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, du lịch mạo hiểm và phát triển kinh tế biển như hàng hải, dầu khí, đánh b t, nuôi trồng hải sản... đưa Hải Phòng dần xứng tầm của một đô thị xanh, hiện đại văn minh. Hải Phòng cần tập trung khai thác tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có về du lịch, góp phần đóng góp vào phát triển kinh tế, xã hội của thành phố. Muốn làm tốt việc này, ngoài việc cần tích lũy, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển du lịch, coi trọng việc x y dựng thương hiệu du lịch, cần trú trọng hoàn thiện cơ chế, thể chế pháp luật về du lịch, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển. Đặc biệt, cần x y dựng môi trường du lịch th n thiện, văn minh đối với du khách. Để thực hiện mục tiêu thu hút khách du lịch, Hải Phòng cần tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố, đặc biệt là m a cao điểm đã phát sinh những vấn đề về môi trường du lịch, đảm bảo vệ sinh, an ninh, an toàn cho khách du lịch, hiện tượng chèo kéo, ép giá khách du lịch, tăng đột biến về giá và phí đối với các dịch vụ tại một số cơ sở kinh doanh du lịch, hiện tượng đeo bám g y phiền hà cho khách du lịch. Nghiêm trọng hơn có thể g y ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, tài sản 3
- của khách du lịch hoặc trường hợp người nước ngoài lợi dụng du lịch nhập cảnh vào Việt Nam hoạt động trái pháp luật, lừa đảo, g y nhiều loạn thị trường du lịch, mất an ninh trật tự, làm ảnh hưởng đến môi trường du lịch của thành phố. Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch năm 2016 đã có công văn gửi Ủy ban nh n d n các tỉnh, thành phố về việc chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực du lịch tại các địa phương. Tổng cục nhận định, thời gian gần đ y, hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn khách du lịch tại một số địa phương có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật, đặc biệt là hiện tượng người nước ngoài trực tiếp tham gia vào các hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn khách du lịch trái pháp luật, thậm chí xuyên tạc văn hóa, lịch sử Việt Nam. Đ y không chỉ là những hành vi vi phạm pháp luật mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động du lịch, chất lượng dịch vụ và hình ảnh du lịch Việt Nam. Để xử lý dứt điểm tình trạng trên, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đề nghị Ủy ban nh n d n các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương trọng điểm đón khách du lịch quốc tế triển khai ngay các biện pháp gồm: Chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường, thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh du lịch, nhất là hoạt động lữ hành và hướng dẫn du lịch trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm để n ng cao ý thức chấp hành pháp luật trong lĩnh vực du lịch. Bộ Chính trị khóa XII ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16 tháng 01 năm 2017 về phát triển Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu nhiệm vụ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch “Tập trung đầu tư một số cảng biển và cảng thủy nội địa chuyên dùng tại các địa bàn có điều kiện thuận lợi phát triển du lịch đường biển và đường sông. Cải thiện hạ tầng và chất lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch”; Nhiệm vụ tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch “Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra chuyên ngành và liên ngành, kiểm soát chất lượng dịch vụ hệ thống khách sạn, các doanh nghiệp lữ hành, đội ngũ hướng dẫn viên và các cơ sở dịch vụ du lịch”, “Đề cao trách nhiệm của người đứng 4
- đầu cấp ủy và chính quyền địa phương các cấp trong tổ chức triển khai, quản lý hoạt động du lịch; xử lý dứt điểm các tệ nạn đeo bám, ép khách, cướp giật; bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm, xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, thân thiện”… đã tạo tiền đề, điều kiện thuận lợi hơn cho phát triển du lịch cũng như đòi hỏi cải thiện n ng cao chất lượng dịch vụ du lịch. Thành phố cảng sẵn có tiềm năng và lợi thế để phát triển ngành công nghiệp không khói - ngành du lịch, tuy nhiên trên thực tế thành phố vẫn chưa thực sự khai thác và phát huy tối đa lợi thế, điều này thể hiện trên một số mặt chủ yếu như: lượng du khách đến với Hải Phòng chưa nhiều, doanh thu dịch vụ du lịch chưa cao, công việc trong ngành du lịch biển chưa thu hút, cơ cấu của ngành du lịch nói riêng, ngành dịch vụ nói chung trong cơ cấu kinh tế của thành phố còn thấp, đặc biệt là tình hình vi phạm pháp luật du lịch vào m a cao điểm vẫn diễn ra, g y ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ du lịch và niềm tin của du khách. Do vậy, việc nghiên cứu một cách khoa học và có hệ thống để tìm ra những giải pháp ngăn chặn, chấn chỉnh, xử lí nghiêm những hành vi phạm pháp luật du lịch qua đó góp phần thúc đ y sự phát triển ngành du lịch biển Hải Phòng thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong tương lai như Nghị quyết số 15/NQ-HĐND ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nh n d n thành phố Hải Phòng đã xác định mục tiêu: “Xây dựng, phát triển du lịch Hải Phòng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chủ lực, bền vững, có tính chuyên nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, khác biệt, thân thiện với môi trường, có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong nước và quốc tế. Chú trọng phát triển du lịch biển, đảo theo chiều sâu, có chất lượng cao; mang đậm bản sắc về vùng đất, con người Hải Phòng”. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong l nh vực du lịch biển - t thực ti n thành phố Hải Phòng” là một đòi hỏi cấp bách hiện nay, có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn phục vụ trực tiếp cho việc n ng cao chất lượng dịch vụ du lịch, bảo vệ quyền lợi của du khách, đảm bảo môi 5
- trường du lịch biển an toàn, góp phần vào công cuộc phát triển ngành du lịch của thành phố cảng. 2. Tình hình nghiên cứu Các vấn đề liên quan đến du lịch nói chung từ trước đến nay đã và đang là đề tài được nhiều cơ quan, ban ngành, học giả quan t m nghiên cứu. Qua tìm hiểu một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực du lịch ở nhiều địa phương khác nhau trên cả nước, tác giả tham khảo một số bài báo, luận văn, sách chuyên khảo nh m làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng về du lịch làm cơ sở học hỏi nghiên cứu của mình trong hoạt động xử lý vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể: - Hoàng Anh Tuấn (2007), Du lịch Việt Nam - Thành tựu và phát triển, Tạp chí Quản lý nhà nước, Số 133. - Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc d n. - B i Thị Hải Yến, Phạm Hồng Long (2011), Tài nguyên du lịch, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam - Trần Đình Thiên - Viện Kinh tế Việt Nam (2015), Thế giới hiện đại và xu hướng phát triển của du lịch, những vấn đề đặt ra cho ngành du lịch Việt Nam, Hội thảo Phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Hà Nội. - Trần Thị Mai Phước (2015), Pháp luật Việt Nam trong toàn cầu hóa du lịch, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế về toàn cầu hóa và địa phương hóa du lịch, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Với việc nghiên cứu, tiếp cận vấn đề du lịch theo nhiều góc độ khác nhau, những công trình nghiên cứu trên của các tác giả đã phản ánh tổng thể nhiều nội dung liên quan đến quá trình hình thành và phát triển của ngành du lịch, những thành tựu đạt được của ngành du lịch ở nước ta trong thời gian qua, xu hướng phát triển của ngành du lịch trong tương lai; những vấn đề về kinh tế du lịch như lao động, chất lượng dịch vụ, hiệu quả kinh tế, mô hình tổ chức và quản lý ngành du lịch; việc quản lý, sử dụng, bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch; cơ hội 6
- và thách thức của Việt Nam trước vấn đề toàn cầu hóa du lịch, song hoàn toàn không đề cập đến việc xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch. PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh và PGS.TS Phạm Hồng Chương (2012), Giáo trình Quản trị kinh doanh lữ hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc d n. Ở góc độ chuyên biệt, tác giả đã ph n tích nghiệp vụ, kỹ năng quản trị kinh doanh lữ hành, các chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh lữ hành. Cuốn “Thành phố Cảng năng động” của Thành ủy - Hội đồng nh n d n - Ủy ban nh n d n thành phố Hải phòng và Tạp chí văn hóa doanh nh n (2016), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia sự thật, nhận định về sự phát triển của ngành du lịch Hải Phòng đã xác định mục tiêu thương mại, dịch vụ của Hải Phòng và nêu bật các giải pháp phát triển dịch vụ cảng, vận tải biển, du lịch: “Hình thành các trung t m du lịch ven biển lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế ở khu vực có nhiều điều kiện thu n lợi trên cơ sở phát triển đa dạng các tuyến du lịch và các loại hình du lịch - thể thao - giải trí cả ở trên bờ trên biển và trên các hải đảo…” - Đinh Thị Th y Liên (2016), Quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia. Tác giả đã tập trung vào ph n tích sự cần thiết, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về du lịch, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cũng như những hạn chế và nguyên nh n tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về du lịch, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Quảng Ninh. - Hoàng Thị Phương Ly (2016), Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong l nh vực du lịch, Luận văn thạc sỹ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội. Tác giả làm nổi bật vai trò pháp luật du lịch trong viêc tạo hành lang pháp lý cho hoạt động quản lý Nhà nước về du lịch, tạo cơ chế đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia vào các lĩnh vực du lịch, nêu thực trạng của quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch ở nước ta và đề xuất giải 7
- pháp hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam nói chung. - Lê Văn Đáng (2016), Phát triển sản phẩ du lịch biển đảo Phú Yên, Luận văn thạc sỹ du lịch, trường Đại học Khoa học xã hội và nh n văn. Tác giả đã ph n tích những yếu tố tạo nên sản ph m du lịch biển đảo, đánh giá thực trạng khó khăn cũng như thuận lợi trong việc phát triển sản ph m du lịch biển đảo từ đó đề ra giải pháp phát triển sản ph du lịch biển đảo cho tỉnh Phú Yên. Thực tế khá nhiều công trình khoa học có giá trị lý luận và thực tiễn cao góp phần ứng dụng vào việc tăng cường quản lý và phát triển ngành du lịch trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong l nh vực du lịch biển trên phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn Hải Phòng nói riêng chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến. Do đó, những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu để tác giả tham khảo. Nội dung nghiên cứu đề tài “Xử lý vi phạm hành chính trong l nh vực du lịch biển - t thực ti n thành phố Hải Phòng” tập trung vào nghiên cứu những quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, thực trạng việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại Hải Phòng đồng thời đề xuất những giải pháp nh m tăng cường hiệu quả thực hiện pháp luật du lịch, giảm thiểu vi phạm hành chính từ các chủ thể kinh doanh du lịch, n ng cao chất lượng dịch vụ du lịch là một đề tài mang tính đặc th riêng, không sao chép và tr ng lặp với bất kì công trình nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Trên cơ sở đánh giá thực trạng vấn đề xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại thành phố Hải Phòng để tìm ra các phương hướng, giải pháp nh m hoàn thiện pháp luật và n ng cao hơn nữa vai trò của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn thành phố. Qua đó góp phần thúc đ y ngành du lịch biển của thành phố phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, ph hợp với tình hình phát triển kinh tế của đất nước. 8
- 3.2. Nhiệm vụ Nghiên cứu những cơ sở lý luận về xử lý vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch. Ph n tích, đánh giá thưc trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố biển, nêu lên những kết quả đạt được và những tồn tại, nguyên nh n của vấn đề. Đề xuất các giải pháp nh m đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch du lịch biển tại Hải Phòng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian: Nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố biển Hải Phòng. - Thời gian: Nghiên cứu xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ năm 2013 đến năm 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Luận văn dựa trên phương pháp luận duy vật lịch sử và duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch nói chung. - Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Xuất phát từ mục đích và nội dung nghiên cứu, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp ph n tích được sử dụng ở chương 1 và chương 3 của luận văn nh m đưa ra những luận giải của các tác giả về vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch nói chung và du lịch biển Hải Phòng nói riêng cũng như ph n tích đánh 9
- giá quy định của pháp luật về xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch, từ đó làm tiền đề đề xuất giải pháp n ng cao hiệu quả xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch; Phương pháp thu thập, thống kê, tổng hợp được sử dụng ở chương 2 của luận văn phục vụ việc nghiên cứu thực trạng xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch biển, từ đó đánh giá thực trạng của vấn đề xử lý VPHC trong lĩnh vực du lịch biển. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn - Ý nghĩa lý luận Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật xử lý vi phạm hành chính và pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. Ph n tích đánh giá thực trạng xử phạt vi lý hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, chỉ ra được hạn chế, nguyên nh n của vấn đề. - Ý nghĩa thực tiễn Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong các cơ sở đào tạo, nghiên cứu phục vụ các cá nh n, cơ quan ban ngành trong việc nghiên cứu pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. Đánh giá được thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, chỉ ra những tồn tại, hạn chế, nguyên nh n, từ đó đề xuất những giải pháp mới nh m hoàn thiện chính sách pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Chương 2: Thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại Hải Phòng Chương 3: Quan điểm và giải pháp đảm bảo xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển – từ thực tiễn thành phố Hải Phòng. 10
- Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN 1.1. Những vấn đề chung về du lịch biển Hải Phòng 1.1.1. Khái niệm du lịch Theo luật du lịch Việt Nam 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. 1.1.2. Khái niệm du lịch biển Du lịch biển được thực hiện ở khu vực có biển nh m phục vụ nhu cầu của khách du lịch về nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, khám phá, mạo hiểm,... trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch biển bao gồm tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nh n văn. Du lịch biển là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người đến vùng biển nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch biển. Tài nguyên du lịch biển tự nhiên là các điều kiện về địa hình, mà cụ thể là cảnh quan thiên nhiên ven biển, quần thể sinh vật trên cạn, dưới dưới đáy biển, mặt nước biển, sóng biển, gió biển, cát biển và các hòn đảo tự nhiên, khí hậu biển, Hải Phòng tiêu biểu các v ng biển Cát Bà, Đồ Sơn. Tài nguyên du lịch biển nhân văn là tổng thể các giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch biển, gồm: Các di tích lịch sử văn hoá, các l hội truyền thống, các tài nguyên du lịch nhân văn khác: làng nghề thủ công truyền thống, nghệ thuật m thực, ca múa nhạc, chợ quê.... 11
- 1.1.3. ác loại h nh du lịch biển Với những đặc điểm địa hình tự nhiên và các lễ hội phong tục truyền thống khá đặc biệt, v ng biển Hải Phòng thích hợp cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch biển dưới đ y: - Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp (đảo Cát Bà, Đồ Sơn); - Du lịch vui chơi giải trí, t m biển, mua s m (Hải Phòng, Đồ Sơn, đảo Cát Bà); - Du lịch văn hóa - lịch sử - lễ hội - làng nghề (Đồ Sơn, đảo Cát Bà và Cát Hải); - Du lịch khoa học chuyên đề nghiên cứu rừng nguyên sinh, các hang động, các hệ sinh thái nhiệt đới tiêu biểu, địa chất (đảo Cát Bà, Rừng quốc gia Cát Bà); - Du lịch thám hiểm các hang động, lặn biển, leo núi, chèo thuyền kayak (đảo Cát Bà); - Tour du lịch liên hoàn Đồ Sơn - Cát Bà - Hạ Long; - Du lịch MICE (Meeting, Incentive, Conference, Exhibition - là loại hình du lịch kết hợp hội họp, khen thưởng, hội nghị, hội thảo, triển lãm được các công ty tổ chức cho nh n viên, đối tác, khách hàng); - Các dịch vụ du lịch mới, chất lượng cao: thủy phi cơ, kinh khí cầu, du thuyền, thủy cung, ... 1.2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển 1.2.1. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Vi phạm hành chính trong l nh vực du lịch biển là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về du lịch biển mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý vi phạm hành chính. 1.2.2. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Thứ nhất, VPHC trong lĩnh vực du lịch biển khá đa dạng và phức tạp. 12
- Thứ hai, các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển được quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau. Thứ ba, vi phạm hành chính trong du lịch biển ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nh n, tổ chức, nhà nước và của d n tộc. 1.3. Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển 1.3.1. Khái niệm, đặc điểm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Xử phạt VPHC trong l nh vực du lịch biển là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm các quy định quản lý hành chính nhà nước về du lịch biển, theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Đặc điểm về đối tượng xử phạt: Đối tượng xử phạt VPHC trong lĩnh vực du lịch biển là rất rộng. Đặc điểm về thẩm quyền xử phạt: Các chủ thể có th m quyền xử phạt trong lĩnh vực du lịch biển bao gồm: Thanh tra chuyên ngành, chủ tịch Ủy ban nh n d n các cấp, Công an nh n d n và các chủ thể khác. Đặc điểm về trình tự, thủ tục xử phạt: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch được tiến hành theo trình tự, thủ tục luật định. Đặc điểm về hình thức xử phạt 1.3.2. ác yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Thứ nhất, chất lượng của pháp luật Thứ hai, tổ chức thực hiện pháp luật Thứ ba, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm Thứ tư, ý thức pháp luật của cán bộ, công chức, cộng đồng d n cư và du khách 1.3.3. Cơ sở pháp lí về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển 13
- 1.3.3.1. ác hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển VPHC về du lịch được chia thành một số nhóm chủ yếu với hành vi vi phạm cụ thể: - Nhóm 1: Vi phạm quy định về kinh doanh lữ hành - Nhóm 2: Vi phạm quy định về hướng dẫn du lịch - Nhóm 3: Vi phạm quy định kinh doanh lưu trú du lịch - Nhóm 4: Vi phạm quy định về kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch - Nhóm 5: Vi phạm quy định về hoạt động xúc tiến du lịch - Nhóm 6: Vi phạm khác về hoạt động kinh doanh du lịch 1.3.3.2. Nguyên tắc, h nh thức, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển Về nguyên tắc xử phạt Nghị định 158/2013 về xử phạt VPHC trong lĩnh vực VHTTDL và Quảng cáo không quy định về nguyên t c xử phạt nên khi tiến hành xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển áp dụng theo nguyên t c xử lý VPHC của Luật xử lý VPHC hiện hành. H nh thức xử phạt Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch bao gồm - Hình thức xử phạt chính, gồm: cảnh cáo và phạt tiền; - Hình thức xử phạt chính hoặc bổ sung, gồm: Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính); Trục xuất. Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nh n, tổ chức vi phạm hành chính chỉ bị áp dụng một hình thức xử phạt chính đối với c ng một hành vi vi phạm, tuy nhiên có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Hình thức xử phạt bổ sung chỉ được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. 14
- Cảnh cáo: được áp dụng đối với cá nh n, tổ chức vi phạm hành chính nhỏ, lần đầu, có tình tiết giảm nhẹ hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định b ng văn bản. Việc áp dụng hình thức xử phạt này được tiến hành với thủ tục đơn giản, không phải lập biên bản vi phạm. Trong xử phạt VPHC về du lịch, đ y là trường hợp duy nhất pháp luật quy định áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với HDV du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề. Việc áp dụng cảnh cáo đối với hành vi này là tương đối hợp lý vì mức độ vi phạm nhẹ, hậu quả g y ra có thể không đáng kể đối với xã hội, tuy nhiên trên thực tế hình thức cảnh cáo ít có tính răn đe, ít tác dụng hơn nhiều so với hình thức phạt tiền. Phạt tiền: là hình thức xử phạt chính được áp dụng nhiều nhất đối với các hành vi vi phạm hành chính. Hình thức xử phạt này tác động trực tiếp đến quyền lợi vật chất, g y hậu quả bất lợi cho người vi phạm. Mức phạt tiền thể hiện mức cưỡng chế của Nhà nước đối với người vi phạm, thể hiện sự đánh giá của Nhà nước về tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm x m hại trật tự quản lý hành chính nhà nước. Do đó, đ y là hình thức xử phạt đem lại hiệu quả cao nhất trong phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về du lịch. Nhà nước quy định mức phạt tối thiểu và mức tối đa, để trên cơ sở đó, căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ, nh n th n người vi phạm, người có th m quyền xử phạt quyết định mức phạt cho ph hợp. Trong lĩnh vực du lịch, Nghị đinh 158/NĐ-CP cũng quy định mức phạt đối với từng loại hành vi từ mức tối thiểu cho đến mức tối đa dựa trên cơ sở xem xét tính chất, mức độ x m hại của hành vi phạm cụ thể. Thẩm quyền xử phạt Nhóm thứ nhất, thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp Nhóm thứ hai, thẩm quyền của cơ quan Thanh tra chuyên ngành Nhóm thứ ba, thẩm quyền của Công an nhân dân 15
- Nhóm thứ tư, thẩm quyền của ộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lí thị trường Tiểu kết chương 1 Trên cơ sở những quy định của pháp luật xử lý VPHC, kết hợp với những kiến thức trong lĩnh vực du lịch, chương 1 đã luận giải được những vấn đề lí luận cơ bản về cơ sở pháp lý của xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển tại Hải Phòng, cụ thể là đã ph n tích được các khái niệm liên quan đến đề tài và đặc điểm của nó; đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, đồng thời ph n tích được cơ sở pháp lý về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển, gồm các vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch biển và mức xử phạt, nguyên t c xử phạt, hình thức xử phạt và th m quyền xử phạt. 16
- Chương 2 THỰC TRẠNG XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH BIỂN TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1. Tình hình hoạt động du lịch biển tại thành phố Hải Phòng 2.1.1.Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội Hải Phòng Hải Phòng với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đ ng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Diện tích tự nhiên là 1.507,57km2 chiếm khoảng 0,45% diện tích tự nhiên của cả nước; d n số Hải Phòng là 2.307.705 người, trong đó d n cư thành thị chiếm khoảng 46,1% và d n cư nông thôn chiếm khoảng 53,9%. Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương- là đô thị loại 1 cấp quốc gia, gồm 7 quận: Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Ch n, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An; 6 huyện ngoại thành: Thuỷ Nguyên, An Dương, An Lão, Kiến Thuỵ, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo; 2 huyện đảo: Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Tổng cộng 223 đơn vị hành chính cấp xã, phường và thị trấn (70 phường, 143 xã, 10 thị trấn). Hải Phòng từ l u nổi tiếng là cảng biển quốc tế lớn nhất ở miền B c, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông đường thuỷ, bộ, đường s t, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các thành phố phía B c 2.1.2. Tiềm năng du lịch biển của thành phố Hải Phòng Tài nguyên du lịch của Hải Phòng giàu có và đa dạng cả về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nh n văn. Bờ biển Hải Phòng dài hơn 125 km, với 5 cửa sông lớn: Bạch Đ ng, Văn Úc, Cấm, Thái Bình, Lạch Tray. Địa hình bờ biển khúc khuỷu quanh co, nhiều đảo, hang động đẹp và rất nhiều những bãi t m tự nhiên kỳ thú thuận tiện để phát triển du lịch. Bán đảo Đồ Sơn, quần đảo Cát Bà, khu di tích lịch sử và danh th ng Tràng Kênh - Bạch Đ ng Giang n m phía Đông B c thành phố, khu di tích quốc gia đặc biệt Đền 17
- thờ Danh nh n văn hoá Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Vĩnh Bảo, cụm di tích Đền nghè Tượng nữ tướng Lê Ch n tại trung t m thành phố, kinh đô triều Mạc - quần thể các di tích lịch sử khảo cổ bên cạnh các công trình kiến trúc được x y mới tại huyện Kiến Thụy, cụm di tích tháp ch a Tường Long ở Đồ Sơn... Đó là những địa danh du lịch nổi tiếng không chỉ đối với người Hải Phòng, mà còn đối với khách du lịch thập phương. Đối với v ng du lịch B c Bộ, Hải Phòng cũng được xác định là một trong ba hạt nh n để tập trung phát triển mang tính động lực thúc đ y sự phát triển du lịch của cả v ng. 2.1.3. Hoạt động du lịch biển của thành phố Hải Phòng Thứ nhất, quy hoạch bản đồ du lịch của thành phố Từ l u nay, khách du lịch đến với Hải Phòng thường tập trung vào hai trọng điểm du lịch chính là quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn, trong đó Cát Bà đã bứt phá trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, các tuyến du lịch Hải Phòng - Vĩnh Bảo (đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Đình Nh n Mục - Miếu Cựu Điện - Làng nghề chạm kh c Bảo Hà), tuyến Hải Phòng - Tiên Lãng (suối nước khoáng nóng) đã góp phần không nhỏ trong việc định hình điểm đến du lịch của Hải Phòng. Như sự khẳng định tiềm lực của ngành kinh tế mũi nhọn, ngoài những tuyến du lịch “truyền thống” nổi tiếng trên, gần đ y UBND thành phố đã ra quyết định công nhận những tuyến du lịch chính, điều đó chứng minh r ng Hải Phòng giàu tiềm năng du lịch trên kh p địa bàn thành phố. Thứ hai, nâng cao chất lượng hoạt động lữ hành Trong 05 năm trở lại đ y, ngành Du lịch Hải Phòng đã có những bước phát triển mạnh mẽ thể hiện rõ qua tổng số khách du lịch đến với thành phố này và doanh thu du lịch tăng mạnh qua từng năm. Quy mô du lịch của Hải Phòng phát triển nhanh, luôn giữ mức tăng trưởng khá và ổn định, lượng khách du lịch bao gồm khách quốc tế và khách nội địa đến đến Hải Phòng tăng dần, trung bình mỗi năm tăng khoảng 200.000 – 500.000 khách. 18
- Biểu đồ 1. Thực tế lượng khách du lịch giai đoạn 2013-2017 (nghìn lượt) 8000 7000 6000 5000 4000 khách quố tế 3000 2000 Khách nội địa 1000 Tổng lượt khách 0 Nguồn số liệu: Sở Du lịch Hải Phòng giai đoạn 2013 -2017 Biểu đồ 2: T lệ khách du lịch quốc tế đến biển Hải Phòng năm 2 17 28.8, 29% Vùng biển 71.2, 71% Nguồn: áo cáo hoạt động của Sở Du lịch Hải Phòng năm 2017 19
- Biểu 3: T lệ khách du lịch nội địa đến biển Hải Phòng năm 2 17 10% V ng biển 90% Nguồn: áo cáo hoạt động của Sở Du lịch Hải Phòng năm 2017 Thứ ba, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên Tổng số hướng dẫn viên du lịch trên địa bàn Hải Phòng đã được cấp thẻ mới, đổi thẻ và cấp lại thẻ là 378, trong đó : 174 thẻ hướng dẫn viên quốc tế, 204 thẻ hướng dẫn viên nội địa. Năm 2017 Sở Du lịch Hải Phòng đã th m định và ra quyết định cấp mới 27 thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế ; 51 hướng dẫn viên nội địa; 60 giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch; đổi 21 thẻ hướng dẫn viên nội địa, 22 thẻ hướng dẫn viên quốc tế. Bên cạnh đó nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên du lịch được tổ chức để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình khóa học, từ đó làm cơ sở cấp đổi thẻ hướng dẫn viên đến hạn. Thứ tư, đầu tư cơ sở vật chất, cải thiện chất lượng dịch vụ lưu trú du lịch và các dịch vụ khác Bảng 4: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2 13 - 2017 Đơn vị : cơ sở Năm 2103 2014 2015 2016 2017 Tổng số cơ sở lưu trú 322 405 428 437 447 Số cơ sở lưu trú được xếp hạng 195 203 206 214 236 Nguồn : áo cáo hoạt động của Sở Du lịch Hải Phòng giai đoạn 2013 - 2017 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học xã hội và nhân văn: Ảnh hưởng của văn học dân gian đối với thơ Tản Đà, Trần Tuấn Khải
26 p | 791 | 100
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh: Hoạch định chiến lược kinh doanh dịch vụ khách sạn tại công ty cổ phần du lịch - dịch vụ Hội An
26 p | 423 | 83
-
Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ: Hoàn thiện công tác thẩm định giá bất động sản tại Công ty TNHH Thẩm định giá và Dịch vụ tài chính Đà Nẵng
26 p | 510 | 76
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu thành phần hóa học của lá cây sống đời ở Quãng Ngãi
12 p | 547 | 61
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
26 p | 533 | 47
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Cải cách thủ tục hành chính ở ủy ban nhân dân xã, thị trấn tại huyện Quảng Xương, Thanh Hóa
26 p | 348 | 41
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Dầu khí Toàn Cầu
26 p | 313 | 39
-
Tóm tắt luận văn thạc sĩ kỹ thuật: Nghiên cứu xây dựng chương trình tích hợp xử lý chữ viết tắt, gõ tắt
26 p | 334 | 35
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Xây dựng ý thức pháp luật của cán bộ, chiến sĩ lực lượng công an nhân dân Việt Nam
15 p | 353 | 27
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kỹ thuật: Khai phá dữ liệu từ các mạng xã hội để khảo sát ý kiến đánh giá các địa điểm du lịch tại Đà Nẵng
26 p | 203 | 15
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu ảnh hưởng của quản trị vốn luân chuyển đến tỷ suất lợi nhuận của các Công ty cổ phần ngành vận tải niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam
26 p | 290 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật Việt Nam về hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán trong mối quan hệ với vấn đề bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư
32 p | 250 | 14
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Lý thuyết độ đo và ứng dụng trong toán sơ cấp
21 p | 223 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Luật học: Tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra ở Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang
26 p | 233 | 9
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ luật học: Pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ODA và thực tiễn tại Thanh tra Chính phủ
13 p | 269 | 7
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học xã hội và nhân văn: Đặc điểm tín hiệu thẩm mĩ thiên nhiên trong ca từ Trịnh Công Sơn
26 p | 208 | 5
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Các cấu trúc đại số của tập thô và ngữ nghĩa của tập mờ trong lý thuyết tập thô
26 p | 237 | 3
-
Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính chất hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên vật liệu MCM-41
13 p | 205 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn