ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
<br />
HOÀNG TRÍ LÝ<br />
<br />
CHẾ ĐỊNH HỘI THẨM NHÂN DÂN TRONG<br />
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM<br />
(TRÊN CƠ SỞ SỐ LIỆU THỰC TIỄN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK)<br />
<br />
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự<br />
Mã số: 60 38 01 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI - 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS ĐỖ NGỌC QUANG<br />
<br />
Phản biện 1: ........................................................................<br />
Phản biện 2: ........................................................................<br />
<br />
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại<br />
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2015<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận văn tại<br />
Trung tâm tư liệu Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
Trung tâm Thông tin – Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỤC LỤC CỦA LUẬN VĂN<br />
<br />
Trang<br />
Trang phụ bìa<br />
Lời cam đoan<br />
Mục lục<br />
Danh mục các bảng<br />
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1<br />
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỘI THẨM<br />
NHÂN DÂN TRONG PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ<br />
VIỆT NAM .............................................................................................. 7<br />
1.1. Khái niệm hội thẩm nhân dân và vai trò của Hội thẩm nhân<br />
dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân .............................. 7<br />
1.1.1 Khái niệm hội thẩm nhân dân trong tố tụng hình sự................................ 7<br />
1.1.2. Vai trò của Hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Toà án<br />
nhân dân.................................................................................................. 12<br />
1.2. Quá trình hình thành và phát triển quy định về Hội thẩm nhân<br />
dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ........................... 17<br />
1.2.1. Giai đoạn 1945 đến 1975 ....................................................................... 17<br />
1.2.2. Giai đoạn 1976 đến 1988 ....................................................................... 21<br />
1.2.3. Giai đoạn 1989 đến nay .......................................................................... 23<br />
1.3. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về hội thẩm nhân dân........... 24<br />
1.3.1. Trách nhiệm, quyền hạn và tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm, miễn<br />
nhiệm Hội thẩm nhân dân ...................................................................... 24<br />
1.3.2. Những nguyên tắc tố tụng hình sự điều chỉnh hoạt động của hội<br />
thẩm nhân dân. ....................................................................................... 41<br />
Chương 2: THỰC TIỄN THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ HỘI THẨM<br />
NHÂN DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ<br />
TẠI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT ................. 55<br />
2.1. Thực tiễn thực thi pháp luật tố tụng hình sự về Hội thẩm nhân<br />
dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk............................................................ 55<br />
2.1.1. Một số nội dung về địa chính trị, kinh tế tỉnh Đắk Lắk ......................... 55<br />
2.1.2. Tình hình thành phần của Hội thẩm nhân dân trên địa bản tỉnh Đắk<br />
Lắk từ năm 2006 đến 2015 ..................................................................... 57<br />
1<br />
<br />
2.1.3. Kết quả đạt được và những tồn tại của Hội thẩm nhân dân trong<br />
hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp tỉnh Đắk Lắk ............... 65<br />
2.1.4. Những nguyên nhân làm phát sinh những tồn tại, hạn chế của Hội<br />
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân các cấp<br />
tỉnh Đắk Lắk ........................................................................................... 70<br />
2.2. Các kiến nghị, đề xuất nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội<br />
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân ........ 75<br />
2.2.1. Hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự về Hội thẩm nhân dân ................. 75<br />
2.2.2. Kiến nghị, đề xuất về lựa chọn bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội<br />
thẩm nhân dân ........................................................................................ 81<br />
2.2.3. Kiến nghị, đề xuất nâng cao trình độ, năng lực Hội thẩm nhân dân ............ 84<br />
2.2.4. Những kiến nghị, đề xuất khác............................................................... 85<br />
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 87<br />
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 90<br />
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 94<br />
<br />
2<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
1. Tính cấp thiết của đề tài<br />
Để quá trình xét xử vụ án được công bằng, đúng người, đúng tội, nhân dân<br />
được thể hiện ý kiến của mình trong quá trình xét xử, thì một trong những nguyên<br />
tắc là phiên tòa cấp sơ thẩm đều phải có sự tham gia của hội thẩm nhân dân. Tại<br />
các phiên tòa sơ thẩm, số lượng Hội thẩm nhân dân đều nhiều hơn số lượng Thẩm<br />
phán, khi quyết định bản án đều bỏ phiếu và quyết định theo đa số, Hội thẩm nhân<br />
dân ngang quyền với thẩm phán trong quá trình xét xử. Qua đó, chúng ta thấy<br />
được vai trò của hội thẩm nhân dân khi xét hỏi tại phiên tòa, cũng như quá trình<br />
nghị án là hết sức quan trọng. Vấn đề này đã được quy định rất chặt chẽ trong<br />
Hiến pháp và Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam.<br />
Qua quá trình đánh giá chất lượng xét xử của hội thẩm nhân dân hiện nay,<br />
bên cạnh những ưu điểm còn có một số tồn tại, khuyết điểm nhất định. Vì vậy để<br />
có một cái nhìn tổng quan về vai trò của hội thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử<br />
của Toà án, cũng như mong muốn tìm ra một số nguyên nhân, hạn chế trong hoạt<br />
động của hội thẩm nhân dân hiện nay, để đưa ra những giải pháp, kiến nghị đối<br />
với cấp trên nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội thẩm trong hoạt đồng xét<br />
xử của Toà án, học viên quyết định chọn đề tài: “Hội thẩm nhân dân trong pháp<br />
luật tố tụng hình sự Việt Nam và thực tiển trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk” làm<br />
luận văn thạc sĩ luật học.<br />
2. Tình hình nghiên cứu:<br />
"Chế định hội thẩm nhân dân” không còn là vấn đề mới, trong thời gian qua<br />
đã có rất nhiều những bài viết, những công trình nghiên cứu tìm hiểu về vấn đề có<br />
liên quan đến Hội thẩm nhân dân như: Khóa luận tốt nghiệp: "Khi xét xử thẩm<br />
phán, hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", của Hàn Mạnh Thắng, Trường<br />
Đại học Luật Hà Nội, 1997; Luận văn "Nguyên tắc khi xét xử Thẩm phán và hội<br />
thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự", của Trần Thị Nhung<br />
San, Trường Đại học Luật Hà Nội, 1995; "Bảo đảm nguyên tắc khi xét xử thẩm<br />
phán và hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật", của Trần Văn<br />
Kiểm, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 1(186), 2011; "Nguyên tắc Thẩm phán và<br />
Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và chức năng kiểm sát việc<br />
tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử của tòa án", của Đỗ Thị Phương, Đề tài<br />
nghiên cứu khoa học, Viện Khoa học xét xử - Tòa án nhân dân tối cao; cùng nhiều<br />
những bài viết được đăng trên các tạp chí chuyên ngành khác.<br />
Trên cơ sở tiếp thu, tổng hợp những đề tài, bài viết trước, cùng với sự tìm<br />
tòi, và quá trình nghiên cứu của mình, tác giả đi vào phân tích vai trò của Hội<br />
thẩm nhân dân trong hoạt động xét xử của tòa án đối với các vụ án hình sự, để<br />
thấy rằng, việc áp dụng chế định này thực tế vẫn còn nhiều bất cập và đưa ra<br />
những giải pháp thích hợp để được thực thi có hiệu quả hơn. Đề tài lựa chọn của<br />
tác giả cũng nhằm mục đích khẳng định đường lối chủ trương của Đảng trong cải<br />
cách tư pháp là đúng đắn, kịp thời và nên được thống nhất thực hiện.<br />
3. Đối tượng và mục đích của đề tài:<br />
<br />
3<br />
<br />