ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
KHOA LUẬT<br />
---------***---------<br />
<br />
TRẦN ANH TÚ<br />
<br />
ĐỘC QUYỀN HÀNH CHÍNH TRONG KINH DOANH<br />
NHÌN DƢỚI GÓC ĐỘ PHÁP LUẬT CẠNH TRANH<br />
VÀ KIỂM SOÁT ĐỘC QUYỀN<br />
<br />
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ<br />
MS: 60 38 50<br />
<br />
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC<br />
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:<br />
PGS.TS. NGUYỄN NHƢ PHÁT<br />
<br />
HÀ NỘI - 2006<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do lựa chọn đề tài:<br />
Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng và Nhà nước ta khởi<br />
xướng và lãnh đạo trong hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra một bước ngoặt vĩ<br />
đại trong lịch sử nước ta. Đây thực sự là một cuộc cách mạng sâu sắc đưa<br />
nền kinh tế nước ta từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp chuyển sang<br />
nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng chủ<br />
nghĩa xã hội chủ nghĩa. Cùng với việc xây dựng một nền kinh tế thị trường<br />
rộng mở, dường như người Việt Nam đã biết thừa nhận và bắt đầu yêu quý<br />
những quy luật phát triển nội tại của nó mà một trong những quy luật ấy đó<br />
là cạnh tranh.<br />
Tuy nhiên, do vừa thoát thai từ một kinh tế tập trung bao cấp, trong<br />
bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, ở Việt Nam cũng như ở một số<br />
quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi khác, dấu ấn của cơ chế quản lý<br />
kinh tế cũ nên nền kinh tế mới dường như còn quá nặng nề. Biểu hiện dễ<br />
thấy nhất đó là sự can thiệp quá lớn của các cơ quan quản lý Nhà nước, của<br />
quyền lực công tới hoạt động sản xuất, kinh doanh. Chính sự can thiệp một<br />
cách thái quá này đã và đang làm biến dạng đáng kể hoạt động cạnh tranh<br />
trên thị trường.<br />
Thực tiễn cho thấy, trong những năm qua đã xuất hiện ngày càng<br />
nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các hành vi hạn chế cạnh<br />
tranh diễn ra trong nền kinh tế nước ta. Trong đó đặc biệt phải kể đến các<br />
hành vi độc quyền đã gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng và cho nền<br />
kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường cạnh tranh lành mạnh.<br />
Theo thông tấn xã Xinhua, Hu Agang, một nhà kinh tế nổi tiếng và là<br />
chuyên gia về các vấn nạn quốc gia Trung Quốc, đã cho rằng độc quyền<br />
cần được phân ra làm 2 nhóm. Nhóm thứ nhất là độc quyền thị trường và<br />
nhóm thứ 2 là độc quyền hành chính Nhà nước.<br />
<br />
2<br />
<br />
Độc quyền thị trường có thể được định nghĩa là việc sử dụng sức<br />
mạnh kinh tế, quyền lực thị trường và công nghệ mới để điều khiển thị<br />
trường. Loại độc quyền này không thể tạo ra tham nhũng vì nó được điều<br />
chỉnh bởi luật chống độc quyền. Tuy nhiên, hầu hết sự độc quyền ở Trung<br />
Quốc. Việt Nam và một số các quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi<br />
khác lại rơi vào nhóm thứ 2. Độc quyền hành chính Nhà nước có thể được<br />
hiểu là việc sử dụng quyền lực Nhà nước để điều khiển thị trường, làm tổn<br />
hại đến mô hình phân phối lợi ích. Loại độc quyền này là vô cùng nguy<br />
hiểm bởi nó thủ tiêu cân bằng thị trường và làm cản trở cạnh tranh công<br />
bằng. Ở Trung Quốc, người ta ước tính mức thiệt hại do hành vi này gây ra<br />
khoảng từ 50 đến 100 tỷ nhân tệ. Ở Việt Nam, chưa có một con số thống kê<br />
chính thức nào cho thấy những tổn hại thực tế mà độc quyền hành chính<br />
ra, tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể dễ dàng nhận thấy những ảnh hưởng vô<br />
cùng to lớn mà độc quyền hành chính đã rây ra cho nền kinh tế. Chính vì<br />
vậy, chống độc quyền hành chính trong kinh doanh đã và đang là một cuộc<br />
cách mạng sâu sắc, trở thành yếu tố quan trọng nhất trong quá trình đổi<br />
mới ở Việt Nam hiện nay. Độc quyền hành chính khác biệt so với độc<br />
quyền hành kinh tế không từ những chủ đề, phương thức và mục đích độc<br />
quyền, mà còn khác nhau về điều kiện phát sinh ra độc quyền. Do đó, việc<br />
sử dụng các công cụ kiểm soát độc quyền kinh tế để kiểm soát độc quyền<br />
hành chính trong trường hợp này tỏ ra không hiệu quả. Để có thể tìm ra<br />
một phương thuốc đặc trị cho độc quyền hành chính cần thiết phải có sự<br />
nghiên cứu một chách thấu đáo về bản chất và đặc điểm của loại độc<br />
quyền này. Chính vì vậy tác giả mạnh dạn chọn đề tài “độc quyền hành<br />
chính trong kinh doanh nhìn dƣới góc độ pháp luật cạnh tranh và<br />
kiểm soát độc quyền” làm đề tài khoá luân tốt nghiệp của mình với mong<br />
muốn góp một vài thiển ý cho việc tìm kiếm một công cụ có khả năng tiết<br />
hữu hiệu độc quyền hành chính ở Việt Nam.<br />
<br />
3<br />
<br />
2. Tình hình nghiên cứu:<br />
Độc quyền hành chính trong kinh doanh là một hiện tượng tuy không<br />
mới nhưng lạ trong tư duy pháp lý truyền thống về chống độc quyền.<br />
Chính vì vậy, nghiên cứu vấn đề này, ở Việt Nam không nhiều tác giả.<br />
Ngoài những nghiên cứu có tính chất khai khá, gợi mở của PGS – TS Phạm<br />
Duy Nghĩa trong Chuyên khảo Luật kinh tế và một số những nhận diện của<br />
PGS – TS Nguyễn Như Phát trong một số bài báo thì có thể kết luận rằng<br />
tính đến thời điểm hiện nay chưa hề có một công trình khoa học nào nghiên<br />
cứu một cách chuyên biệt và thấu đáo về độc quyền hành chính dưới<br />
phương diện pháp lý.<br />
Trên thế giới, chúng ta có thể bắt gặp những nghiên cứu về vấn đề<br />
này trong một số bài viết của một vài tác giả người Trung Quốc trong quá<br />
trình quốc gia này ban hành luật chống độc quyền như Dahuan Tong,<br />
Xiaoye Wang…<br />
-Dahuan Tong,<br />
<br />
Administrative Mônpoly is Corruption, Beijung<br />
<br />
Youth Daily 24/09/2001, reprinted in Prople’ s Daily 9/1/2002<br />
-Xiaoye Wang, (2002) The Prospect of Antimonopoly Legislation in<br />
China, Washington Iniversity Clobal Studies Law Review, 2002 Vol.<br />
1:2001<br />
3. Mục đích và vi phạm nghiên cứu của đề tài:<br />
3.1. Mục đích nghiên cứu:<br />
Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ bản chất, nội dung của độc<br />
quyền hành chính trong kinh doanh từ giác độ pháp lý, qua đó, đề xuất<br />
được những kiến giải có giá trị về mặt chính sách và pháp luật cho việc tiết<br />
chế một cách có hiệu quả hiện tượng độc quyền hành chính.<br />
<br />
4<br />
<br />
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra nhứng nhiệm vụ nghiên<br />
cứu cụ thể như sau:<br />
- Thứ nhất: Nhận diện từ nhiều giác độ hiện tượng độc quyền hành<br />
chính trong kinh doanh, đưa ra khái niệm độc quyền hành chính, đánh giá<br />
bản chất, làm rõ những đặc điểm của hiện tượng độc quyền hành chính<br />
trong mối tương quan so sánh với độc quyền kinh tế.<br />
- Thứ hai: Phân tích, đánh giá thực trạng độc quyền hành chính trong<br />
kinh doanh ở Việt Nam và thực trạng điều chỉnh của pháp luật Việt Nam<br />
hiện nay đối với hiện tượng này. Tham khảo kinh nghiệm của một số quốc<br />
gia đi trước trong việc xử lý những vấn đề liên quan tới độc quyền hành<br />
chính.<br />
-Thứ ba: Trên cở sở phân tích những nguyên nhân, điều kiện của độc<br />
quyền hành chính để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện chính sách,<br />
pháp luật tiết chế hiện tượng độc quyền hành chính trong kinh doanh.<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
Độc quyền hành chính là một hiện tượng phức tạp<br />
4. Phƣơng pháp nghiên cứu<br />
Trong luận văn này tác giả đã sử dụng kết hợp nhiều phương pháp<br />
nghiên cứu từ phương pháp phân tích, tổng hợp khái quát hoá tới so sánh<br />
luật học trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-LêNin về Nhà nước và pháp<br />
luật. Trong đó, phương pháp phân tích và tổng hợp được đặc biệt quan tâm,<br />
vì đây là một đề tài hoàn toàn mới mẻ, nghiên cứu về một vấn đề không<br />
phổ biến trên thế giới, tác giả phải tự tìm hiểu, phân tích từng hiện<br />
tượng,vụ việc cụ thể để từ đó khái quát hoá nên thành những khái niệm<br />
pháp lý. Ngoài ra, phương pháp so sánh cũng được tác giả sử dụng nhiều<br />
để đối chiếu tham khảo những kinh nghiệm của những quốc gia trên thế<br />
giới đã và đang phải đối phó với độc quyền hành chính.<br />
5. Kết cấu của luận văn:<br />
<br />
5<br />
<br />