intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh Bình

Chia sẻ: Hinh Duyệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:21

52
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được chia làm 2 chương được trình bày như sau: Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện; Thực trạng và giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án huyện nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt Luận văn thạc sĩ Luật học: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh Bình

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/…… HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA BÙI THỊ NGỌC MAI TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN – QUA THỰC TIỄN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính Mã số: 60 38 01 02 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Cúc HÀ NỘI - NĂM 2016
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lần đầu tiên, Hiến pháp năm 2013 ghi nhận Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp. Đây chính là cơ sở pháp lý quan trọng để mở rộng thẩm quyền xét xử các loại án, trong đó có xét xử các khiếu kiện hành chính. Với tính chất phức tạp của khiếu kiện hành chính và thực tiễn xét xử các khiếu kiện hành chính liên quan đến đất đai cho thấy việc tăng thẩm quyền cho Tòa án trong xét xử các vụ án hành chính rất cần thiết trong đời sống xã hội Nghị quyết số 49, NQ/TW của Bộ Chính trị, ngày 2/6/2005 đã xác định chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, theo đó nêu rõ quan điểm mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính; đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại tòa án, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và các cơ quan công quyền trước tòa án, đồng thời xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án đều được thi hành nghiêm chỉnh, ai vi phạm sẽ bị xử lý. Sau khi hệ thống tòa án hành chính được thành lập (năm 1994) , UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính. Lần đầu tiên trong lịch sử hình thành và pháp triển của pháp luật tố tụng hành chính, quyền khởi kiện của người dân đối với các quyết định hành chính và hành vi hành chính được xác lập. Qua 14 năm thực hiện Pháp lệnh, một số qui định bộc lộ sự mâu thuẫn với các qui định pháp luật liên quan, ví dụ Luật khiếu nại, tố cáo, luật đất đai, một số qui định chưa phù hợp với thực tế, hoặc có những qui định chung chung chưa rõ ràng dẫn đến cách hiểu khác nhau. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho các vụ việc khiếu kiện hành chính liên quan đến đất đai thường giải quyết không dứt điểm. Để khắc phục tình trạng trên, Luật tố tụng hành chính năm 2010 đã ban hành và thi hành đến ngày 30/6/2016. Với chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, Quốc hội đã ban hành luật tố tụng hành chính năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2016. Thực tiễn xét xử các khiếu kiện liên quan đến đất đai trong phạm vi cả nước nói chung và của Tòa án nhân dân huyện Nho quan nói riêng còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như xác định đối tượng khiếu kiện, xác định thời hiệu khởi kiện, xác định người tham gia tố tụng trong các vụ án hành chính, căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính, cơ chế đảm bảo thi hành bản án có hiệu lực pháp luật còn nhiều rào cản, bất cập. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện – qua thực tiễn huyện Nho Quan, Ninh Bình làm luận văn thạc sĩ của mình. 1
  3. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Giải quyết khiếu nại về đất đai nói chung và giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng là vấn đề nhận được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học. Với nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau, dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính, đánh giá các quy định trên phương diện lý luận; đồng thời dựa trên các giáo trình về tố tụng hành chính cũng là một cách nhìn nhận khá đầy đủ và logic; dựa trên các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết khiếu kiện hành chính… do đó tôi xin chỉ điểm những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài như sau: + Bài “ Các giải pháp nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh khi thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa hiện nay” của tác giả Lê Đức Thịnh tại hội thảo “ Tình trạng tranh chấp và khiếu kiện đất đai kéo dài: thực trạng và giải pháp”, ngày 08-09 tháng 10 năm 2008 tại Buôn Mê Thuột – Đắc Lắc.[12] + Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thanh Bình (2003) với đề tài: “ Thẩm quyền của tòa án nhân dân trong giải quyết các khiếu kiện hành chính”[20]; Luận văn thạc sĩ của tác giả Lê Thị Ngọc Tú với đề tài: “ Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân – qua thực tiễn huyện Hằng Hóa, Thanh Hóa”[13]; Luận văn thạc sỹ luật học của Châu Huế (2003), khoa Luật, đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài: “Tranh chấp đất đai và thầm quyền giải quyết của Tòa án”[2]; Luận văn thạc sỹ luật học của Lý Thị Ngọc Hiệp (2009), trường đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh với đề tài: “ Giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất bằng Tòa án tại Việt Nam”[14]. + Ngoài ra còn có nhiều bài báo được đăng trên tạp chí thanh tra và tạp chí chuyên ngành khác như: “Tòa hành chính ngại giải quyết khiếu nại hành chính” của Luật sư Trần Vũ hải trên trang Luatsuhanoi.com[45]; Bài viết “ Những vướng mắc khi áp dụng luật tố tụng hành chính và luật khiếu nại” của tác giả Vũ Thắng – Tòa phúc thẩm Đà Nẵng trên báo điện tử Tòa án nhân dân tối cao[48]; Bài viết “Luật tố tụng hành chính đã có vướng mắc” của tác giả Quang Nhuần trên trang thông tin điện tử đài PT – TH tỉnh Sóc Trăng[25]; Bài viết “ Một số vấn đề về trình tự, thủ tục và kỹ năng xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm” của tác giả Phạm Công Hùng - Thẩm phán TANDTC đăng trên tạp chí Tòa án nhân dân số 02 tháng 01/2013[21]. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình, bởi vậy đề tài của tác giả không trùng lặp với bất cứ đề tài nghiên cứu nào trước đó. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Mục đích nghiên cứu: Dựa vào cơ sở lý luận về quyền khiếu kiện, phân tích qui định pháp luật thể hiện trong các văn bản qui phạm pháp luật liên quan, qua thực tiễn xét xử giải quyết khiếu kiện hành chính ( vụ án hành chính) của Tòa án nhân dân huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, tác giả đưa ra một cách khái quát về những hạn chế của 2
  4. hoạt động xét xử hành chính, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu kiện hành chính, phần nào góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động giải quyết tranh chấp hành chính nói chung, tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ: + Làm rõ nội hàm các khái niệm “ khiếu nại”, “khiếu kiện”, “tố cáo”, “khiếu kiện hành chính”, “ vụ án hành chính” và “ vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai” + Phân tích thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến ngày 31/12/2015, chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm, hạn chế và nguyên nhân. + Đưa ra cơ sở khoa học cho việc đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện, qua thực tiễn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình từ năm 2007 đến ngày 31/12/2015. - Phạm vi nghiên cứu: + Phạm vi về thời gian: Từ năm 2007 cho ngày 31/12/2015. + Phạm vi về không gian: huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn - Phương pháp luận: Phương pháp luận nghiên cứu đề tài là những luận điểm khoa học của học thuyết Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh về đường lối đổi mới, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng, cải cách tư pháp…về bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. - Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp thống kê, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp tổng hợp và khái quát hóa các tri thức khoa học luật tố tụng hành chính để áp dụng nghiên cứu đề tài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Với mục đích và nhiệm vụ nêu trên, những nội dung sau đây là những đóng góp mới của luận văn: 3
  5. - Hệ thống, phân tích những vấn đề có tính lý luận về khiếu kiện, khiếu kiện hành chính về đất đai, về vụ án hành chính - Đánh giá toàn diện về hoạt động giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan từ năm 2007 đến ngày 31/12/2015, đồng thời đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết các khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân. Bởi vậy, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy, những người làm công tác thực tế và sinh viên, học viên và tất cả những ai quan tâm đến việc giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 2 chương: Chương 1- Cơ sở lý luận về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện Chương 2- Thực trạng và giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai tại Tòa án huyện nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN 1.1. Các khái niệm liên quan 1.1.1. Khái niệm khiếu kiện và khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai  khái niệm khiếu kiện Về ý nghĩa: Đây là một cơ chế để công dân, cơ quan, tổ chức có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bằng con đường tố tụng Tòa án, từ đó tạo điều kiện cho tổ chức hoặc người có quyết định, hành vi sai trái có thể kiểm tra lại hành vi của mình và nếu thấy quyết định, hành vi hành chính này trái pháp luật người ra quyết định hành chính có thể tự thu hồi hoặc hủy bỏ quyết định, rút lại hành vi hành chính trái pháp luật. Về tính chất: Khiếu kiện hành chính, có những tính chất như: tính khách quan; tính lệ thuộc vào hệ thống chính trị, tính hệ thống, tính thứ bậc, tính đảm bảo bằng pháp luật. Việc sử dụng thuật ngữ “ khiếu kiện hành chính”, tại Pháp lệnh giải quyết các thủ tục hành chính năm 1996 và việc sử dụng của các luật gia, các nhà khoa học thì khiếu kiện hành chính được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa hẹp, khiếu kiện hành chính được hiểu là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức làm đơn khởi kiện yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị quyết định hành chính, hành vi hành chính 4
  6. xâm phạm tới. Với ý nghĩa này thì khái niệm khiếu kiện hành chính đồng nhất với khởi kiện hành chính. Khi khởi kiện vụ việc ra Tòa, nếu Tòa án thụ lý đơn khởi kiện và đưa vụ việc ra xét xử gọi là vụ án hành chính. Theo nghĩa rộng, khiếu kiện hành chính là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức khiếu nại đến cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của minh khi bị quyết định hành chính và hành vi hành chính xâm phạm. Như vậy, khiếu kiện hành chính là những vụ kiện yêu cầu Tòa án giải quyết đối với những quyết định, hành vi trái pháp luật của các cơ quan hoặc cán bộ, công chức nhà nước xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân và những quyết định kỷ luật thôi việc đối với cán bộ công chức theo quy định của pháp luật.  Khái niệm khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo còn chưa kịp thời, thiếu hiệu quả. Những yếu kém trong công tác quản lý và sử dụng đất nói chung cũng như những yếu kém trong giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai nói riêng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rất quan trọng từ sự hạn chế, bất cập của chính sách, pháp luật đất đai và việc áp dụng pháp luật trong giải quyết khiếu nại về đất đai của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tại Luật Tố tụng hành chính cũng quy định “Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích của mình theo quy định của luật này” [20, Điều 5]. Khi các các cá nhân, cơ quan, tổ chức nhận thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai của cơ quan quản lý nhà nước, họ có quyền chọn một trong những con đường giải quyết là đưa ra khiếu kiện tại Tòa án cấp có thẩm quyền. Đó là sự kiện pháp lý đầu tiên phát sinh vụ án hành chính liên quan đến quản lý đất đai được giải quyết tại Tòa án theo thủ tục sơ thẩm. Trên thực tế chưa có khái niệm mang tính pháp lý nào về khiếu kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, tuy nhiên trên cơ sở khái niệm khởi kiện vụ án hành chính có thể đưa ra được khái niệm như sau: Khiếu kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức làm đơn yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính thực hiện trong quá trình quản lý đất đai của cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước theo thủ tục do pháp luật quy định. 1.1.2. Khái niệm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện Để làm rõ khái niệm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện cần làm rõ nội hàm một số khái niệm liên quan như vụ án hành chính, vụ án hành chính đất đai. - Khái niệm vụ án hành chính: 5
  7. Có quan điểm cho rằng: Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Từ điển Luật học năm 2006 cũng đưa ra định nghĩa tương tự như vậy: vụ án hành chính là vụ án phát sinh tại Tòa hành chính do cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện ra Tòa án yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên các quan niệm trên là chưa đầy đủ và đúng với bản chất của tố tụng hành chính. Bởi nếu chỉ có hành vi khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành chính thì chưa đủ để phát sinh vụ án hành chính mà cần phải có sự thụ lý đơn khởi kiện của Tòa án. Toà án chỉ thụ lý đơn khởi kiện khi đáp ứng một số điều kiện nhất định theo quy định của điều 103 Luật tố tụng hành chính năm 2010, cụ thể: Thứ nhất, có việc khởi kiện của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Thứ hai, đơn khởi kiện phải được Tòa án thụ lý giải quyết. Đặc điểm của vụ án hành chính: Thứ nhất, đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính. Thứ hai, người bị kiện trong vụ án hành chính luôn là cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Thứ ba, người khởi kiện luôn là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị tác động bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính. Như vậy, Vụ án hành chính là vụ việc tranh chấp hành chính phát sinh do cá nhân, tổ chức, cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc do Viện kiểm sát khởi tố theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính [11]. - Khái niệm vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai: khái niệm vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là vụ việc tranh chấp phát sinh trong quá trình nhà nước thực hiện hoạt động quản lý nhà nước liên quan đến đất đai giữa một bên là cơ quan quản lý nhà nước có quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai với một bên là cá nhân, tổ chức, cơ quan cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi quyết định hành chính và hành vi hành chính về quản lý đất đai đó. 6
  8. 1.2. Khái quát về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện 1.2.1. Thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện Điều 12 khoản 1, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 qui định: Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh ( gọi chung là Tòa án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện hành chính đối với quyết định hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hành chính của cán bộ, viên chức của cơ quan nhà nước đó. Mặc dù đã được sữa đổi, bổ sung hai lần nhưng Pháp lệnh cũng còn bộc lộ một số hạn chế và xuất phát từ yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đời sống cũng như yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng Luật tố tụng hành chính. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam khóa XII, đã thông qua Luật tố tụng hành chính, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011 (luật số 64/2010/QH 12). Theo quy định của Luật tố tụng hành chính năm 2010, Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: "Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó; " ( khoản 1 điều 29). Hiện nay, theo quy định của khoản 1 điều 31 Luật tố tụng hành chính mới năm 2015, Tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: "Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước đó, trừ quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện”. Điều 32 Luật tố tụng hành chính năm 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh, quy định Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây: "Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án (khoản 4 điều 32). Như vậy, theo quy định mới Tòa án cấp huyện không có thẩm quyền giải quyết các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp huyện, của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện khi bị khiếu nại mà thẩm quyền này thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Quy định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016. Như vậy, thẩm quyền giải quyết khiếu kiện đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện nằm trong thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính của Tòa án nhân dân. Đó chính là những quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai trong trường hợp giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, trưng dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, tái định cư; cấp hoặc thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; gia hạn thời hạn quyền sử dụng đất… liên quan đến đất đai trên cùng một phạm vi địa giới hành chính với Tòa án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó. 7
  9. 1.2.2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện - Đối với người khởi kiện cần làm các công việc sau: Thứ nhất, Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính còn trong thời hiệu khởi kiện được quyền gửi đơn khởi kiện đến Toà án để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính, theo đó người khởi kiện gửi đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo đến Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án. Người khởi kiện là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thì đơn khởi kiện do người đại diện theo pháp luật của những người này ký tên hoặc điểm chỉ. Kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh, yêu cầu của người khởi kiện phải có căn cứ pháp luật. Thứ hai, sau khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo, nếu Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện xét thấy vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết thì thông báo cho người khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí. Toà án thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí. ( điều 111 Luật Tố tụng hành chính năm 2010) Thẩm phán được phân công lập hồ sơ vụ án, thông báo cho đương sự về việc thụ lý vụ án; yêu cầu đương sự nộp tài liệu, chứng cứ cho Toà án, đồng thời thẩm phán đi xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Luật tố tụng hành chính. - Đối với Tòa án, trình tự thủ tục giải quyết như sau: Bước 1, chuẩn bị xét xử: Chuẩn bị xét xử được hiểu là công việc của toà án trong việc xem xét vụ án đưa ra xét xử. Ở giai đoạn này, tòa án xác minh, xem xét vụ việc trong khoảng thời gian trước khi vụ việc được giải quyết tại Tòa án. Những hoạt động này được thực hiện để tòa án có cơ sở để quyết định có đưa vụ án ra xét xử tại phiên tòa hay không. Theo pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam, tòa án sẽ ban hành quyết định mở phiên tòa, quyết định tạm đỉnh chỉ hoặc quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án hành chính. Điều 117 Luật tố tụng hành chính năm 2010 qui định về thời hạn chuẩn bị xét xử được quy định như sau: 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính; đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng, thì thời hạn mở phiên tòa có thể kéo dài, nhưng không quá 30 ngày [26]. 8
  10. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định. Bước hai, xét xử sơ thẩm vụ án hành chính nói chung và vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai nói riêng. Xét xử sơ thẩm vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai có những đặc điểm sau: Thứ nhất, đối tượng xét xử trong vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là các tranh chấp trong lĩnh vực hành chính do cá nhân, tổ chức khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai hoặc đối với quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính đó. Thứ hai, hoạt động xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được tiến hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ do Luật tố tụng hành chính quy định. Thứ ba, xét xử sơ thẩm vụ án hành chính là loại hoạt động nhà nước đặc biệt do Tòa án thực hiện. Đương sự hoặc người đại diện của đương sự có quyền làm đơn kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày Toà án tuyên án; trường hợp đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở, trong trường hợp đương sự là cơ quan, tổ chức. 1.2.3. Vai trò của giải quyết khiếu kiện về đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện Thuật ngữ “vai trò” theo Đại từ điển tiếng Việt có nghĩa là “chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm tập thể nói chung” [40, tr904 -1788]. Hoặc theo Từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin thì “ vai trò có hai nghĩa: nghĩa thứ nhất là cách hành động, ăn ở cư xử trong cuộc sống bình thường hay trong một hoàn cảnh nào đó của một người. Nghĩa thứ hai là nói về mặt tác dụng, ảnh hưởng của một phần việc, một hành động của một người, cơ quan, tổ chức… [18, tr 901] Thứ nhất, thông qua việc giải quyết khiếu kiện về đất đai của Tòa án nhân dân cấp huyện góp phần đảm bảo pháp chế, kỷ luật trong quản lý nhà nước Thứ hai, giải quyết tốt khiếu kiện về đất đai góp phần phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội và quốc phòng, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước, tăng cường niềm tin của nhân dân vào đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước . Thứ ba, giải quyết khiếu kiện về đất đai của cơ quan hành chính có góp phần nâng cao năng lực của đội ngũ công chức nhà nước trong cơ quan hành chính nhà nước và hiệu lực hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước. 9
  11. Thứ tư, giải quyết khiếu kiện về đất đai chính là hình thức bảo đảm quyền dân chủ của nhân dân; là phương thức giúp người khiếu kiện bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ, giải quyết khiếu kiện đúng đắn, kịp thời góp phần củng cố niềm tin của người dân vào Đảng và Nhà nước nói chung và bộ máy cơ quan hành chính nói riêng. 1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết khiếu kiện hành chính 1.3.1. Yếu tố pháp luật Thứ nhất, về đảm bảo tranh tụng trong Luật tố tụng hành chính năm 2010 chưa được cụ thể hóa, nội hàm của “tranh tụng” chưa được làm rõ; quyền, nghĩa vụ của người tham gia tranh tụng còn chưa đầy đủ; phạm vi tranh tụng, trách nhiệm của Tòa án, Thẩm phán và Hội thẩm trong việc bảo đảm quyền tranh tụng chưa được quy định cụ thể, đặc biệt là trong việc thu thập, cung cấp và tiếp cận chứng cứ. “tranh tụng” mới chỉ được hiểu là việc tranh luận tại phiên tòa. Thứ hai, thẩm quyền xét xử của từng cấp Tòa án chưa thực sự hợp lý vì sẽ rất khó cho TAND cấp huyện khi giải quyết khiếu kiện đối với quyết định của UBND cấp huyện hay Chủ tịch UBND cấp huyện và nhất là trong khiếu kiện về đất đai. Đây là loại việc khó, phức tạp nên chất lượng giải quyết các khiếu kiện này của TAND cấp huyện còn hạn chế, số vụ án bị hủy, sửa còn cao. Thứ ba, cơ chế về đối thoại chưa rõ ràng, chưa có quy định việc ai có quyền yêu cầu đối thoại, trình tự, thủ tục và phương thức đối thoại. Thứ tư, thi hành án hành chính chưa đề cao vai trò của Tòa án trong thi hành án hành chính và việc giao cho cơ quant hi hành án dân sự đôn đốc trong thi hành án hành chính chưa thực sự hiệu quả, dẫn đến nhiều bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính không được thi hành hoặc thi hành không đúng thời hạn. Thứ năm, công tác xây dựng pháp luật và hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật: + Công tác xây dựng pháp luật + Công tác đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật Nay Luật Khiếu nại và Luật tố cáo đã có hiệu lực nhưng quy định của pháp luật đất đai thì “vẫn còn nguyên” chưa có hướng dẫn cụ thể về quyền khởi kiện. Pháp luật Hành chính trước ngày 01.07.2016 không có qui định về ủy quyền khởi kiện. Đây là một thiếu sót của Luật tố tụng hành chính so với các bộ luật khác, ví dụ trong Bộ luật dân sự năm 2005 và năm 2015. 1.3.2. Yếu tố chính sách cán bộ Chính sách về tiền lương: Bên cạnh bảng thang lương chung, cán bộ, công chức và Thẩm phán của Tòa án nhân dân phải được hưởng một số loại phụ cấp đặc thù như: Phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp luân chuyển, chế độ nhà ở, nhà công vụ và các chế độ đặc thù khác. 10
  12. Các cơ chế chính sách về bổ nhiệm thẩm phán còn nhiều phức tạp, khiến cho thẩm phán khó độc lập trong công tác xét xử, hơn nữa trong công tác cán bộ nói chung và cán bộ thẩm phán nói riêng chưa khuyến khích trọng dụng người tài giỏi, làm được nhiều việc mà vẫn áp dụng chính sách cán bộ theo cơ chế “bình quân chủ nghĩa”. 1.3.3. Yêu tố tâm lý, tập quán Ngoài những yếu tố pháp luật, chính sách cán bộ thì yếu tố tâm lý, tập quán cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc giải quyết khiếu kiện hành chính. Việc dân kiện chính quyền, lâu nay người ta vẫn ví von việc này giống như “trứng chọi với đá”. Về mặt lý thuyết, tòa án xét xử độc lập, nhưng trên thực tế do công tác cán bộ, nên Tòa khó xét xử độc lập. Trong quan hệ tranh tụng hành chính có đặc thù là tranh tụng giữa người dân với chính quyền nên cơ quan Tòa án (nhất là tòa án cấp huyện) thường ngại thụ lý, giải quyết và khi thụ lý, giải quyết thì thường bị tác động của các cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính đang bị khởi kiện. Người khởi kiện đa phần được xem là những người dân yếu thế, "thấp cổ bé họng". Xét về mặt chủ quan, hiện vẫn tồn tại tình trạng Thẩm phán nể nang, ngại va chạm với chính quyền, tâm lý lo sợ không được tái bổ nhiệm khiến nhiều Tòa án, Thẩm phán “ngại” ngay từ khâu thụ lý vụ án hành chính, hoặc buộc phải thụ lý thì “kiểu gì cũng phải xử bác đơn” để được “an toàn”. Dường như với cơ chế như hiện nay, bổ nhiệm thẩm phán có một quy trình bắt buộc là phải xin ý kiến cấp ủy, mà cấp ủy thì bao giờ cũng có ông phó bí thư là Chủ tịch UBND- người có quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính bị kiện - không ít thẩm phán “khó xử” là vì lẽ đó. Tâm lý của người dân, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn chịu sự quản lý của cơ quan công quyền thường ngại kiện “ quan”, hơn nữa sự hiểu biết về pháp luật của người dân còn hạn chế, tâm lý lo ngại, sợ việc kiện tụng, sợ bị trù úm, sợ các quyết định không đúng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Nên đối với họ, khi “cùng đường” “ cực chẳng đã” họ mới nhờ đến việc giải quyết của Tòa án. Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM GIẢI QUYẾT KHIẾU KIỆN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN NHO QUAN, TỈNH NINH BÌNH 2.1. Thực trạng về giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 2.1.1. Khái quát về điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế, xã hội tại huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình - Điều kiện tự nhiên của huyện Nho Quan Nho Quan là một huyện miền núi phía tây bắc của tỉnh Ninh Bình, dân số 148.514 người trên diện tích rộng trong đó người Kinh chiếm gần 90% và người Mường trên 10%. Người Mường ở Nho Quan lại có các nhóm khác nhau: Mường Vang ở các xã Thạch Bình, Yên Quang, Xích Thổ; Mường Rậm chủ yếu ở Cúc 11
  13. Phương và một phần Văn Phương, thích ở những vùng sâu trong rừng; Mường Bo ở Quảng Lạc, Mường Kỳ Lão ở Phú Long và Kỳ Phú. - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội Chính sách mở cửa của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi để Nho Quan phát huy mọi lợi thế của một huyện ven đô thị. Từ một vùng đất thuần nông, Nho Quan ngày nay đang chuyển mình với tốc độ đô thị hóa nhanh, nơi tụ hội các đầu mối giao thông quan trọng nối liền vùng Tây Bắc với vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ như: 12B, quốc lộ 45, quốc lộ 38B, đại lộ Tràng An và các tỉnh lộ 438, 477, 492 chạy qua là những tuyến đường giao thông huyết mạch của quốc gia đã và đang hoàn thành đi vào sử dụng mở ra nhiều hướng phát triển mới cho huyện, tạo thành hệ thống giao thông liên vùng giúp cho việc phát triển kinh tế - xã hội trở nên thuận tiện. 2.1.2.Tình hình giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân các huyện trong Tỉnh Ninh Bình Theo tài liệu Hội Nghị tổng kết công tác năm 2015 của Tòa án nhân dân tỉnh Ninh Bình, số lượng vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai do Tòa án cấp huyện ở tỉnh Ninh Bình thụ lý giải quyết trong những năm qua còn ít. Trong vài năm gần đây, do điều kiện dân trí đời sống nâng cao, nhận thức pháp luật cũng được nâng lên rõ rệt cùng với sự phát triển lớn mạnh của đội ngũ tư vấn luật qua các văn phòng luật sư, tư vấn nên số vụ việc tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai được giải quyết bằng con đường Tòa án có phần tăng hơn. Cụ thể trong năm 2015 Tòa án nhân dân cấp huyện trong Tỉnh Ninh Bình đã thụ lý 8 vụ, giải quyết 8 vụ, đạt tỷ lệ 100%, cụ thể: - Xét xử sơ thẩm: Tòa án cấp huyện thụ lý, giải quyết 4/4 vụ; - Xét xử phúc thẩm: thụ lý và giải quyết 4/4 vụ, kết quả giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm: 3 vụ; sửa án sơ thẩm do có tình tiết mới: 1 vụ. Khi giải quyết những vụ án này, do tính chất đặc thù của quan hệ hành chính là quan hệ giữa cơ quan nhà nước và công dân nên Tòa án đã hết sức thận trọng, khách quan, tăng cường đối thoại tạo điều kiện cho các đương sự đối thoại với nhau để giải quyết vụ án. Do đó, các vụ án đều được giải quyết trong thời hạn pháp luật quy định, chất lượng giải quyết được đảm bảo, bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân. 2.1.3. Thực trạng giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình Tòa án nhân dân huyện Nho Quan đã thụ lý và giải quyết vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai đầu tiên vào 06/07/2007. Từ đó đến nay đã giải quyết được tổng số 14 vụ án hành chính về đất đai, Trong số 14 vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai, Tòa án Nho Quan đã đưa ra xét xử 05 vụ, đình chỉ 09 vụ; số vụ án bị kháng cáo là 04 vụ, kết quả kháng cáo lên Tòa án cấp trên: đình chỉ 01 vụ, y án như bản án của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan là 03 vụ. Năm 2008, thụ lý và xét xử được 01 vụ và không bị kháng cáo, kháng nghị; năm 2009, 2010, 2011 không thụ lý và giải quyết vụ nào. Năm 2012 Tòa án đã thụ lý giải quyết 02 vụ án sơ thẩm, năm 2013: 02 vụ; năm 2014: 01 vụ; năm 2015 không thụ lý vụ án hành chính nào; 6 tháng đầu năm 2016 thụ lý 07 vụ án hành chính về đất đai. Con số vụ 12
  14. án gia tăng mạnh vào sáu tháng đầu năm 2016, các vụ án đó đều là khởi kiện quyết định hành chính cơ quan hành chính nhà nước, đều là khởi kiện yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Về trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, các thẩm phán tiến hành như sau: Thứ nhất, Thụ lý hồ sơ vụ án hành chính Thụ lý vụ án là việc tòa án chấp nhận đơn khởi kiện hoặc quyết định khởi tố vụ án của chủ thể khởi kiện, khởi tố vụ án hành chính vào sổ thụ lý vụ án. Năm 2007 Tòa án nhân dân huyện Nho Quan đã thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai đầu tiên. Đó là vụ án của ông Nguyễn Đức Cường khởi kiện Quyết định thu hồi đất của Ủy ban nhân dân huyện Nho Quan. Thụ lý vụ án hành chính là giai đoạn đầu tiên tạo cơ sở pháp lý cho các giai đoạn tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hành chính. Mặt khác, thụ lý vụ án hành chính còn góp phần giảm bớt những mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu nại kéo dài, tạo niềm tin cho các cơ quan pháp luật nói chung và Toà án nói riêng. Điểm quan trọng nhất của thụ lý vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án sau khi nhận được đơn kiện trong thời gian nhất định phải đưa ra được một trong các quyết định sau: Quyết định thụ lý vụ án hoặc quyết định trả lại đơn kiện cho người khởi kiện khi không có những căn cứ pháp lý. Thứ hai, Tòa án quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử, nếu không trả lại đơn khởi kiện Quyết định đưa vụ án ra xét xử được gửi cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định. Phiên toà sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên toà trong trường hợp phải hoãn phiên toà. Thứ ba, mở phiên tòa sơ thẩm Phiên tòa sơ thẩm là một khâu quan trọng của quá trình tiến hành tố tụng vụ án hành chính. Mở đầu phiên tòa, Tòa phải kiểm tra sự có mặt của các đương sự, kiểm tra các chứng cứ của vụ án và tổ chức đối chất và tranh tụng tại phiên tòa, làm cơ sở cho việc ra bản án hoặc các quyết định của Tòa án được chính xác, đúng pháp luật. Ngoài những thủ tục xem xét kiểm tra trên Tòa án cần phải xem xét và đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai bị kiện: + Đánh giá xem xét tính hợp pháp của quyết định hành chính về quản lý đất đai ở trình tự, thủ tục, thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền ban hành quyết định hành chính đó; xem xét về nội dung của quyết định hành chính về quản lý đất đai bị khiếu kiện như các căn cứ pháp luật để ban hành quyết định hành chính. 13
  15. + Xem xét tính hợp pháp của hành vi hành chính về quản lý đất đai bị khiếu kiện, mà hành vi hành chính được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động, cần xác định hành vi đó đã đúng pháp luật chưa. Thứ tư, Hội đồng xét xử nghị án và ban hành Bản án giải quyết vụ án hành chính Giai đoạn xét xử sơ thẩm có 5 vụ, trong đó có 4 vụ bị kháng cáo. Kết quả kháng cáo: xử y án sơ thẩm có 3 vụ và 1 vụ đình chỉ do người kháng cáo rút lại đơn kháng cáo. Áp dụng pháp luật nội dung trong quá trình giải quyết vụ án hành chính là một quá trình phức tạp của Tòa án nhân dân (mà cụ thể là của Hội đồng xét xử). Thứ năm, Thi hành bản án có hiệu lực pháp luật Giai đoạn thi hành án: cơ quan thi hành án huyện Nho Quan đã thi hành được 5 vụ nói trên vướng mắc khó khăn không nhiều, chỉ là yếu tố khách quan làm việc thi hành án bị chậm hay phải gửi giấy triệu tập như vụ của bà Phạm Thị Lịch: do bà đi bế con thuê ở Hà Nội không có mặt tại địa phương nên việc thi hành án bị chậm. Khó khăn còn về phía tâm lý của người thi hành án khi phải thi hành Quyết định của UBND huyện như vụ của cụ Hoàng Thị Thọ: căn cứ vào Điều 49 luật Đất Đai năm 2003; các điều 697,698 Bộ Luật Dân sự 2005; Điều 163, 104 Luật TTHC 2010; Điều 48, 135, 146 Nghị Định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ; Điều 34 pháp lệnh về án phi, lệ phí tòa án. Xử hủy GCNQSD đất số BA876503 do UBND huyện cấp ngày 26/03/2010 cho ông Bùi Văn Hải sinh năm 1969 trú tại thôn Ngải, xã Văn Phong, Huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Án phí: UBND huyện Nho Quan phải nộp án phí hành chính sơ thẩm. 2.1.4. Đánh giá chung về tình hình giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của Tòa án nhân dân huyện huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 2.1.4.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân  kết quả đạt được Khi giải quyết tổng 7 vụ án hành chính được giải quyết tại Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình đều được giải quyết đúng thời gian theo qui định của Luật tố tụng hành chính, không vụ việc nào phải gia hạn . Trong quá trình giải quyết các vụ án hành chính, đặc biệt là các vụ án hành chính phức tạp về quản lý đất đai, công tác tổ chức đối thoại đã được Tòa án chú trọng, đồng thời Tòa án đã làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng hồ sơ vụ án, thu thập đầy đủ chứng cứ cần thiết nhằm đảm bảo việc giải quyết vụ án được giải quyết nhanh chóng, kịp thời. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Trong quá trình xét xử vụ án hành chính về đất đai, Tòa án nhân dân huyện Nho Quan xác định đúng đối tượng khởi kiện vụ án, xác định đúng thẩm quyền giải quyết vụ án nên không xảy ra trường hợp trả lại đơn khởi kiện. 14
  16. Khi nghị án và tuyên án không vượt quá thẩm quyền, không bỏ sót yêu cầu khởi kiện, đánh giá chứng cứ, tài liệu chứng minh đúng qui định pháp luật. Tòa án tạo điều kiện và hướng dẫn chi tiết cho người có quyền kháng cáo bản án lên Tòa án trên một cấp.  Nguyên nhân của kết quả đạt được Thứ nhất, về công tác tổ chức cán bộ và công tác Hội thẩm Tòa án nhân dân được các cơ quan có thẩm quyền kiện toàn từng bước theo các năm. Thứ hai, Thẩm phán và thư ký luôn được học các lớp đào tạo nghiệp vụ xét xử, Thẩm phán còn được tham gia lớp đào tạo thẩm phán chuyên biệt, các cán bộ công chức được tham gia các lớp học bồi dưỡng về lý luận chính trị, tạo điều kiện cho nhiều công chức được đào tạo cử nhân, thạc sỹ, tiến sỹ ở trong nước. Thứ ba, là án hành chính nói chung và án hành chính về quản lý đất đai ở Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình thụ lý và giải quyết không nhiều. 2.1.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế  Hạn chế Thứ nhất, hạn chế về trình độ chuyên môn quản lý nhà nước: Các Thẩm phán của Tòa án nhân dân huyện Nho Quan đều được đào tạo chuyên sâu về ngành luật, mà không được đào tạo chuyên về quản lý nhà nước, họ thiếu hụt mảng kiến thức về quản lý nhà nước, bởi vậy trong quá trình giải quyết đôi khi chưa sát với thực tế quản lý. Thứ hai, hạn chế về kinh nghiệm xét xử: do án hành chính về đất đai không nhiều nên đây được coi là loại án còn rất mới và khó. Thứ ba, tâm lý “e ngại” của Thẩm phán: Các tranh chấp hành chính này đều phức tạp, có tính “nhạy cảm” liên quan đến các cán bộ “ đầu ngành” trong huyện. Thẩm phản thường có tâm lý “dè dặt”, khó độc lập trong giải quyết. Thứ tư, hạn chế trong việc áp dụng pháp luật đất đai: Việc áp dụng pháp luật đất đai trong nội dung các bản án giải quyết các khiếu kiện hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân huyện còn hạn chế liên quan đến việc phân tích đánh giá các tình tiết khách quan của vụ án, về lựa chọn quy phạm pháp luật phù hợp, vì luật đất đai thường xuyên thay đổi. Đây cũng là khó chung của Thẩm phán các Tòa án nhân dân cấp huyện. Thứ năm, hạn chế khi tuyên án: Khi tuyên án, một số Hội đồng xét xử đã không nắm vững quy định tại điều 163 Luật tố tụng hành chính năm 2010, quy định thẩm quyền của Hội đồng xét xử để quyết định cho phù hợp với từng đối tượng bị khởi kiện và đúng với thẩm quyền.  Nguyên nhân của hạn chế Những tồn tại, hạn chế nêu trên trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình do những nguyên nhân sau: Thứ nhất, hệ thống pháp luật nước ta chưa thực sự thống nhất, đồng bộ giữa các luật như Luật đất đai, luật hành chính, luật tố tụng hành chính. 15
  17. Thứ hai, hệ thống pháp luật về quản lý đất đai như qui định về kê khai, lập sổ đăng ký đất, lập sổ mục kê, sổ địa chính, hệ thống bản đồ địa chính, qui hoạch sử dụng đất còn nhiều bất cập, vì vậy trong quá trình xác minh để cấp Giấy CNQSD gặp khó khăn. Thứ ba, mô hình tổ chức Tòa án theo lãnh thổ hành chính đã tạo ra việc xét xử của Tòa án chưa thực sự đảm bảo theo nguyên tắc xét xử độc lập và tuân theo pháp luật vì Tòa án phụ thuộc vào tổ chức chính quyền địa phương về mặt cơ sở vật chất, bị chi phối bởi tổ chức Đảng về công tác nhân sự. Thứ tư, pháp luật qui định về trình tự, thủ tục,biện pháp đảm bảo thi hành án hành chính, nhất là bản án hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai chưa cụ thể, không mang tính bắt buộc đối với người có Quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính trái pháp luật, bởi vậy một bản án dù đã có hiệu lực pháp luật nhưng vẫn khó thi hành. Thứ năm, công tác tổng kết thực tiễn xét xử hàng năm của Tòa án cấp trên đối với loại án hành chính về đất đai, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật giải quyết vụ án hành chính chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công tác xét xử. 2.2. Quan điểm và giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện 2.2.1. Quan điểm bảo đảm giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án nhân dân cấp huyện 2.2.1.1. Giải quyết khiếu kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai của tòa án trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất - Tòa án nhân dân có thẩm quyền phải giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai phải trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, nhất là lợi ích kinh tế, khuyến khích hòa giải. - Tòa án là cơ quan xét xử phải công bằng, áp dụng đúng luật nội dung và luật hình thức để tránh xảy ra sai sót trong quá trình xét xử. - Tòa án nhân dân cấp huyện khi giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai phải tạo điều kiện thuận tiện cho công dân trong quá trình đề nghị các cơ quan nhà nước khôi phục lại quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, đồng thời tạo thuận lợi cho công dân tham gia vào hoạt động tố tụng hành chính, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan hành chính trước Tòa án. 2.2.1.2. Giải quyết khiếu kiện vụ án hành chính trong lĩnh vực đất đai phải đảm bảo tính dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác xét xử của Tòa án nhân dân Trong công tác giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai, thực hiện quy chế dân chủ thể hiện ở việc để các bên đương sự được tham gia ý kiến của mình bằng cách đối thoại trước khi xét xử sơ thẩm. Tòa án nhân dân phải xét xử một cách công khai, minh bạch, không xét xử kín.... Pháp luật tố tụng hành chính phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân tham gia tố tụng thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm trình tự và thủ tục tố tụng hành chính dân chủ, công khai, đơn giản; không quy định những thủ tục rườm rà, không cần thiết, cần đề cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong hoạt động tố tụng hành chính, đảm bảo sự “cân bằng” giữa bên khởi kiện và bên bị kiện. 16
  18. 2.2.2. Giải pháp bảo đảm giải quyết khiếu kiện hành chính về đất đai tại Tòa án nhân dân huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình 2.2.2.1. Giải pháp nâng cao nhận thức của nhân dân và đội ngũ cán bộ trong Tòa án nhân dân cấp huyện - Với nhân dân, trước hết, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cụ thể Luật Đất đai sửa đổi năm 2014, Luật Khiếu nại 2011, Luật Tiếp công dân 2013... và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức của người dân đối với pháp luật về đất đai, pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện. - Với đội ngũ cán bộ, công chức: Cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết khiếu kiện của công dân, phải là người hiểu biết pháp luật có liên quan, vừa phải “thấu hiểu” cả tâm tư, nguyện vọng của họ và nhiều khi phải tự đặt mình ở cương vị của người dân đi khiếu kiện hành chính về đất đai mới thực sự thấu hiểu, để từ đó giải quyết khiếu kiện thấu lý và đạt chất lượng, hiệu quả. Cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, củng cố, lại công tác quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương; tập trung đào tạo bồi dưỡng chuyên sâu về kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp đồng thời chú trọng hơn đến công tác rèn luyện phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai và giải quyết tranh chấp, khiếu kiện về đất đai. Về kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm: cần tăng cường công tác kiểm tra thanh tra về quản lý, sử dụng đất đai, phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những yếu kém, sai phạm, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm. 2.2.2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật giải quyết khiếu kiện hành chính trong lĩnh vực đất đai Gốc của việc khiếu kiện đất đai, nằm chính trong các qui định của pháp luật đất đai. Đất đai là vấn đề phức tạp, các chính sách đất đai liên tục thay đổi từ thời chiến sang thời bình, từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Để giải quyết cần có một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu, làm việc chuyên trách, có trách nhiệm cao, biết làm một công bộc của dân. Tranh chấp, khiếu kiện đất đai phức tạp, kéo dài không chỉ bắt nguồn từ những xung đột gay gắt về lợi ích kinh tế, từ hệ quả của sự quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan công quyền, sự bất hợp lý và thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật đất đai. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về đất đai liên quan đến thẩm quyền của nhiều cơ quan khác nhau. Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý đất đai, Bộ Tài chính quản lý chính sách tài chính về đất đai, Bộ Xây dựng quản lý về nhà ở, đất đai, Luật qui hoạch xây dựng, mà còn do những nguyên nhân có tính lịch sử trong quản lý và sử dụng đất đai qua các thời kỳ. Giải quyết một vụ khiếu kiện đòi hỏi phải có các bước điều tra, nghiên cứu, kết luận và thi hành kết luận, do đó cần một đội ngũ những người am hiểu pháp luật, có nghiệp vụ chuyên sâu và làm việc chuyên trách. 2.2.2.3. Giải pháp triển khai nhanh xây dựng mô hình tòa án sơ thẩm khu vực, trong đó có tòa chuyên trách xét xử những vụ án hành chính theo Luật tổ chức Tòa án năm 2014 17
  19. Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực được coi là Tòa án cấp thứ nhất trong hệ thống Tòa án, có nhiệm vụ và thẩm quyền chung là xét xử, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các vụ án, trong đó có vụ án hành chính theo quy định của pháp luật tố tụng. Bên cạnh thẩm quyền chung như nêu trên, thẩm quyền cụ thể của từng Tòa án nhân dân sơ thẩm khu vực sẽ được xác định theo quản hạt tư pháp và theo tính chất của những vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. 2.2.2.4. Giải pháp đơn giản hóa thủ tục giải quyết vụ án hành chính Giải quyết vụ án hành chính đơn giản, chứng cứ đã rõ ràng theo thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật cần được áp dụng phổ biến nhằm phục vụ mục tiêu cải cách thủ tục hành chính của Nhà nước ta. Việc đơn giản hóa cần áp dụng công nghệ thông tin trong một số thủ tục, ví dụ giử đơn điện tử, cung cấp hồ sơ qua hộp thư điện tử và các thông tin khác về vụ án hành chính. 2.2.2.5.Giải pháp về tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến giải quyết vụ án hành chính Việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa giữa các cơ quan hành chính như UBND các cấp, các cơ quan chuyên ngành như Tài nguyên và Môi trường, Quản lý thị trường, Xây dựng, địa chính, tài chính với Tòa án, Viện kiểm sát phải thông qua một Qui chế rõ ràng, có tính chất rang buộc các bên. Với mục đích để nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách, các văn bản pháp luật chuyên ngành của trung ương và đặc biệt là của địa phương, tăng cường công tác phối hợp đề ra các giải pháp phòng ngừa, khắc phục những lỗ hổng, thiếu sót trong công tác quản lý hành chính để hạn chế thấp nhất tình trạng khiếu kiện, nhất là khiếu kiện kéo dài, vượt cấp, khiếu kiện đông người. Tuy nhiên việc tăng cường quan hệ này không đồng nghĩa với việc các cơ quan này bao che cho nhau, mà phải phân định rạch ròi khi các cơ quan này thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình để bảo vệ pháp luật, bảo vệ lợi ích chung, sự công bằng. 2.2.2.6. Giải pháp về công tác cán bộ Cán bộ thẩm phán hành chính phải chuyên nghiệp, có kiến thức sâu về lĩnh vực pháp luật mình đảm nhận xét xử (ví dụ pháp luật đất đai), có kiến thức sâu về Quản lý nhà nước đồng thời có kỹ năng xét xử. Đội ngũ thẩm phán phải định kỳ được bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng, được cung cấp tài liệu hướng dẫn xét xử của Tòa án cấp trên để có thể tự nghiên cứu và thảo luận với đồng nghiệp của mình. 2.2.7. Giải pháp về đổi mới về mô hình tổ chức bộ máy giải quyết tranh chấp hành chính trong lĩnh vực đất đai Về đổi mới mô hình tổ chức bộ máy giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực hành chính về đất đai cần tăng cường trách nhiệm giải quyết khiếu nại của cơ quan hành chính nhà nước bằng các biện pháp như xác định rõ chế độ trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát trách nhiệm của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại; chấn chỉnh những tồn tại, yếu kém, xử lý nghiêm những người vi phạm, thiếu trách nhiệm trong công tác giải quyết khiếu nại. Kiện toàn tổ chức và hoạt động của Ban tiếp công dân của UBND huyện, tổ chức chỉ đạo kiện toàn một cách thống nhất trên toàn huyện và thành phố bộ phận tiếp công dân của các đơn vị Sở, ngành, UBND quận, huyện, và tổ chức thành một hệ thống. Trong đó Ban tiếp công dân của UBND Thành phố có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc kết quả tiếp công dân, xử lý đơn, cũng như hướng dẫn về chuyên môn 18
  20. nghiệp vụ cho Tổ tiếp dân. Giữa Ban Tiếp công dân của UBND quận, huyện với bộ phận tiếp công dân của các Sở, ngành có mối quan hệ ngang, có trách nhiệm phối hợp thông tin trong công tác tiếp dân liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2